TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : * BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản.. - Kĩ năng : Bư
Trang 1- Kiến thức : HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Kĩ năng : Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị man mác của Thanh Tịnh
- Thái độ : Giáo dục ý thức học tập cho HS
II CHUẨN BỊ :- Giáo viên : Soạn bài + Tìm hiểu thêm về văn phong của Thanh Tịnh.
- Học sinh : Trả lời những câu hỏi đọc – hiểu văn bản trang 9 SGK Hồi tưởng những cảm giác trong ngày đi học đầu tiên của mình
III KIỂM TRA : - KT vở sách + bài soạn.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới : Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ Đặc
biệt, càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên Truyện ngắn “Tôi đi học” diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật
“tôi”, ta hãy cùng nhau tìm hiểu
I Đọc và tìm hiểu chú thích
Xem chú thích (SGK) tr 8
II Tìm hiểu văn bản :
1 Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của
nhân vật “tôi” :
Đó là những tâm trạng, cảm giác của nhân vật khi
trên con đường cùng mẹ tới trường; khi nhìn ngôi
* Hoạt động 1:
- Nêu vài nét về tác giả
Bổ sung : Tác giả đổi tên là Trần Thanh Tịnh lúc 6 tuổi; sáng tác trên nhiều lĩnh vực
(truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học …) Tôi đi học là một trường hợp
tiêu biểu cho văn phong của tác giả
- Gọi HS đọc văn bản:
(3 HS lần lượt đọc 3 đoạn : Từ đầu “ngọn núi”, “Trước sân trường … cả ngày nữa”,Phần còn lại.)
Nêu nghĩa các chú thích 2,3,4?
* Họat động 2:
- Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? - Kể theo ngôi kể nào?
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
Trang 2trường, nhìn mọi người vào ngày khai giảng; lúc nghe
gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp; lúc ngồi
vào chỗ của mình đón nhận giờ học đầu tiên
(Hết tiết 1)
2 Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” :
- Cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình
- Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn
- Vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định
mình
- Cảm thấy mình bé nhỏ và lo sợ vẩn vơ vừa hồi hộp
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách
xa mẹ hơn bao giờ hết
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật
3 Nghệ thuật :
- Bố cục sắp xếp theo dòng hồi tưởng
- Các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm
- Tự sự kết hợp với biểu cảm-cảm xuc tâm trạng của
nhân vật
- Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm
trạng, cảm xúc
III Tổng kết :
Ghi nhớ tr.9
IV Luyện tập :
- Trình tự ấy có thống nhất với chủ đề của văn bản không? Và giúp ta hiểu được những
kỉ niệm mà tác giả muốn nhắc đến là những kỉ niệm như thế nào?
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhânvật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
- So sánh phạm vi nghĩa của các từ : tâm trạng, hồi hộp, ngỡ ngàng, lúng túng, vui vẻ, phấn chấn, sảng khoái, hoài nghi, chán nản.
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ?
( + Các phụ huynh chuẩn bị chu đáo cho con em đến trường Ơng đốc là hình ảnh ngườithầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn và bao dung.)
- Qua các chi tiết trên, em thấy họ là những người như thế nào đối với thế hệ trẻ vàongày tựu trường?
* Hoạt động 3:
- Nhận xét về cách sắp xếp ý của văn bản
- Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.Các hình ảnh so sánh ấy đã dem lại điều gì?
- Phương thức biểu đạt của văn bản có phải chỉ thuần tuý tự sự không? Vì sao?
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này Sức cuốn hút của tác phẩm,theo em, được tạo nên từ đâu?
* Trắc nghiệm : Nhân vật “tôi” được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
I Lời nói III Ngoại hình
II Tâm trạng d Cử chỉ
Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : - Học thuộc đoạn “Hằng năm … hôm nay tôi đi học” + ghi nhớ - Nắm vững những nội dung đã phân tích
- Viết đoạn văn ghi ấn tượng trong buổi đến trường đầu tiên của em
2 Bài sắp học : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ” - Trả lời các câu hỏi a,b,c tr.10 SGK
VI Bổ sung:
Ngày soạn : 15/ 08/ 2010 Ngày dạy : 18/08/ 2010
Trang 3Tiết 3 –Tiếng Việt CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Kĩ năng : Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
- Thái độ : HS yêu thích việc tìm hiểu nghĩa của từ
II.
CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu a, b, c tr.10 SGK
III KIỂM TRA : KT bài soạn.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Ở lớp 6, các em đã được học về nghĩa của từ Các em hãy nhắc lại : Nghĩa của từ là gì? (là nội dung mà từ biểu đạt).
Phạm vi nghĩa của từ có thể rộng hay hẹp tuỳ theo cấp độ của nó Hôm nay, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này
I Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp :
1/ Từ ngữ nghĩa rộng: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao
hàm phạm vi của một số từ ngữ khác
Ví dụ: “Động vật” có nghĩa bao hàm cả: cá, chim, thú,…
2/ Từ ngữ có nghĩa hẹp: khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm
- PP: Trực quan, phát vấn, quy nạp
- GV treo bảng phụ kẽ sẵn sơ đồ (như SGK tr 10)
- GV ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá
Vì sao?
- GV ? Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của
từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
- GV ? Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp
hơn nghĩa của từ nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV giảng theo mơ hình
- GV ? Từ mơ hình trên, em hiểu thế nào là một từ cĩ nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
- ? Một từ ngữ cĩ thể vừa cĩ nghĩa rộng, vừa cĩ nghĩa hẹp được khơng? Tại sao?(vì t/c
rộng-hẹp của nghĩa từ chỉ là tương đối)
- GV chỉ định HS trả lời
Trang 4bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ: hươu, nai,voi,… được bao hàm trong nghĩa của từ “Thú”
* Ghi nhớ: SGK trang 10
a Chất đốt b Nghệ thuật c Thức ăn
3 BT 3(SGK) Từ ngữ cĩ nghĩa được bao hàm:
a Xe cộ : xe đạp, xe máy, xe hơi …
b Kim loại : sắt, đồng, nhôm …
4 BT4 (SGK) Từ ngữ khơng thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhĩm:
a Thuốc lào b Thủ quỹ c Bút điện d Hoa tai
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : - Nắm vững các kiến thức vừa tìm hiểu - Ôn lại các bài tập đã làm - Làm BT5 SGK tr11
2 Bài sắp học : “ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản” - Đọc lại văn bản “ Tơi đi học - Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.12 SGK.
VI Bổ sung :
Ngày soạn :17/08/2010 Ngày dạy: 21/08/2010
Tiết 4 – Tập làm văn: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Y phục
Vũ khí
Trang 5I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Kĩ năng : Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các
phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
- Thái độ : Chú ý xác định chủ đề khi viết văn
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.12 SGK
III KIỂM TRA : KT bài soạn.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* BÀI MỚI:
Giới thiệu bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản Chúng ta hãy cùng nhau
tìm hiểu để có thể viết một văn bản tốt
I Chủ đề của văn bản :
Chủ đề văn bản là đối tượng và vấn đề chính
mà văn bản biểu đạt
II Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản khi
chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, khơng xa rời
hay lạc sang chủ đề khác
Tính thống nhất thể hiện ở hai phương diện:
+ Hình thức: Nhan đề, đề mục
+ Nội dung: Mạch lạc, từ ngữ, chi ti
* Họat động 1: Tìm hiểu k/n chủ đề của vb
PP vấn đáp, quy nạp
Qua văn bản Tôi đi học, cho biết :
- GV ? Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên
những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
- Chủ đề của văn bản này là gì?
Chủ đề của văn bản là gì?
- GV chốt ý, ghi bảng
* Họat động 2: Tìm hiểu tính thống nhất
- GV ? Tìm những căn cứ cho biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu
trường đầu tiên
- GV ? Tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời.
- GV ? Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng
mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp
- GV chỉ định HS trả lời
- GV nhận xét, giảng
- Câu hỏi thảo luận ?
Trang 6III Luyện tập :
Bài tập 1, 2, 3 SGK
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
( Tính thống nhất về chủ đềcủa văn bnả là sự nhất quán về ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả được thểhiện trong văn bản.)
- GV ? Tính thống nhất này được thể hiện ở những phương diện nào?
- GV ? Làm thế nào để có thể viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
- PP thảo luận, thực hành
BT1 (SGK tr 13) phân tích tính thống nhất của văn bản “ Rừng cọ quê tơi”
- Hình thức GV cùng lớp xây dựng, thảo luận theo câu hỏi sau văn bản
- GV tổng hợp bình điểm
- BT củng cố
* Trắc nghiệm : Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào ?
I Nhan đề của văn bản
II Quan hệ giữa các phần trong văn bản
III Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản
d Cả ba yếu tố trên
- GV chỉ định HS trả lời
- GV nhận xét
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :
- Nắm vững nội dung kiến thức vừa tìm hiểu
- Làm BT 2 & 3 SGK tr 14; BT3 SBT tr 7&8
2 Bài sắp học : “ Trong lòng mẹ”
- Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, vị trí đoạn trích
-Trả lời các câu hỏi tr 20 SGK ( chú ý hình ảnh bà cơ trong cuộc đối thoại với bé Hồng )
Trang 7I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Hiểu được khái niệm thể loại Hồi kí; Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” ; Ngôn ngữ truyện thể
hiện sự khao khát tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vậtï
- Kĩ năng : Bước đầu biết đọc-hiểu được văn bản hồi kí; Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự
để phân tích tác phẩm truyện
- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của Nguyên Hồng - Học sinh : Trả lời các câu hỏi đọc – hiểu văn bản tr.20 SGK
III Kiểm tra :
- Đọc thuộc đoạn : “Hằng năm … hôm nay tôi đi học”
- Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi khai trường đầu tiên
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Tình mẫu tử, một tình cảm thiêng liêng của con người Đoạn trích Trong lòng mẹ được học hôm nay sẽ giúp các em hiểu
rõ hơn điều đó và giúp các em biết thông cảm, yêu thương những người có hoàn cảnh bất hạnh
I Đọc và tìm hiểu chú thích, bố cục :
1 Đọc
2 Tác giả: Nguyên Hồng
3 Tìm hiểu chú thích ( xem sgk)
4 Bố cục:
- Từ đầu … người ta hỏi đến chứ: Cuộc đối thoại giữa người cô cay
độc và chú bé Hồng; ý nghĩ, cảm xúc của chú về người mẹ bất hạnh
- Phần còn lại: cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng
cực điểm của chú bé Hồng
II Tìm hiểu văn bản :
1.Nhân vật người cô :
Đó là người đàn bà độc ác, lạnh lùng, thâm hiểm Hình ảnh này
* Hoạt động 1: PP đọc phân vai, phát vấn
- Nêu vài nét về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “ Những ngày thơ ấu”
Bổ sung : Văn của Nguyên Hồng là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổnthương, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị củacon người
Gọi HS đọc văn bản và chú thích một số từ khó
- Đây những từ dùng ở miền Bắc Ở đây có sự chuyển loại của từ
- GV? Văn bản thuộc phương thức biểu đạt nào? Sử dụng ngôi kể nào?
- GV? Văn bản có thể chia bố cục làm mấy phần? Nêu ý chính mỗi phần.
* Hoạt động 2: PP gợi tìm, thảo luận
- GV? Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống như thế nào?
- GV? Trong cuộc trò chuyện với chú bé người cô có những biểu hiện bề ngoài
như thế nào? Có dụng ý gì?
Trang 8mang ý nghĩa tố cáo những hạng người tàn nhẫn đến khô héo cả tình
cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ
2 Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng :
I Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé trong cuộc đối thoại với người cô :
Trước những lời lẽ mang ý nghĩa cay độc, thái độ giả dối của người
cô, chú bé rất đau đớn, phẩn uất căm tức đến cực điểm (giá những cổ
tục … kì nát vụn mới thôi), nhưng chú đã có những phản ứng thông
minh, biết kìm nén đau xót để không bị những rắp tâm tanh bẩn xâm
phạm đến tình yêu thương và lòng kính mến mẹ của mình.
II Cảm giác sung sướng cực điểm khi được ở trong lòng mẹ :
Chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng rạo rực,
không còn mảy may nghĩ ngợi gì đến những lời cay độc của ngưòi cô,
những tủi cực mà chú đã phải chịu đựng Tất cả đều bị chìm đi trong
dòng cảm xúc tuyệt vời bên mẹ
III Tổng kết :
Ghi nhớ tr.21 SGK
- GV? Em hãy nêu nhận xét của mình về người cô.
Trong cuộc đối thoại với người cô, chú bé có những phản ứng và trạng thái tìnhcảm như thế nào?
- GV? Nêu cảm nhận của em về thái độ của chú bé.
- GV? Khi thấy mẹ trên xe kéo, chú bé có cử chỉ và ý nghĩ gì? Cách so sánh ở đây
có ý nghĩa gì?
- GV? Tại sao chú bé lại khóc nức nở khi được ngồi trong lòng mẹ?
- GV? Những cảm giác của chú bé khi được ở trong lòng mẹ? Chú mong ước gì?
Và nghĩ ngợi gì?
* Hoạt động 3:
- Những điều nào trong đoạn trích giúp ta thấy văn Nguyên Hồng giàu chất trữtình?
- Em hiểu thế nào là hồi kí?
- Những gì giúp ta khẳng định được Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhiđồng?
- Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : ? Vì sao xếp “Tơi đi học” và “Trong lịng mẹ” là hồi kí tự truyện? - Gợi ý: tác giả kể lại thời thơ ấu của mình một cách chân thật
nhất; ? Nêu ý nghĩa của đoạn trích Trong lịng mẹ?
2 Bài sắp học : “ Trường từ vựng”: - Tìm hiểu bài theo hướng dẫn ở phần I tr.21 SGK “ Trường từ vựng là gì”?
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn: 20/ 08/ 2010 Ngày dạy: 24/08/2010
Tiết 7 – Tiếng Việt TRƯỜNG TỪ VỰNG
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng gần gũi
- Kĩ năng : Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt; Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc-hiểu và
tạo lập văn bản
Trang 9- Thái độ : Chú ý cách dùng từ khi nói và viết.
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài , bảng phụ
- Học sinh : Tìm nét chung về nghĩa của một số từ trong một đoạn văn
III Kiểm tra :
- Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? Cho ví dụ
- KT bài tập 6 tr.5 SBT
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống Một tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn Mỗi
tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong một tiểu hệ thống đều làm thành một trường từ vựng Thế nào là trường từ vựng? Hôm nay, ta cùng nhau
tìm hiểu vấn đề này
I Thế nào là trường từ vựng?
1 Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ cĩ ít nhất
a Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng
* Hoạt động 1: PP vấn đáp, quy nạp
Gọi HS đọc đoạn văn SGK / 21
- GV? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người hay sự vật? Tại sao em biết được
điều đó?
- GV? Tìm nét chung về nghĩa của các từ : mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay,
miệng trong đoạn trích “ Mẹ tôi …thơm tho lạ thường” (Những ngày thơ ấu – Nguyên
Hồng)
- GV? Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng Vậy theo em trường từ vựng là gì?
- GV chỉ định, chốt ghi bảng - Gọi HS cho VD
* Bài tập nhanh:
Cho các từ: cao, thấp, lùn, lòng khòng, lêu nghêu, gày, béo, xác ve, bị thịt,… Nếu dùng
nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì? (chỉ hình dáng
co người)
* Hoạt động 2: Các lưu ý
GV cho HS lưu ý những điều có trong SGK
Gv lấy VD minh hoạ
Trang 10nhỏ hơn.
b Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt
nhau về từ loại
c Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
d Người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng
thêm tính nghệ thuật của ngôn từ
II Luyện tập :
1 Người ruột thịt : thầy, mẹ, cậu, mợ, cô, anh, em
2 a Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
b Dụng cụ để đựng
c Hoạt động của chân
d Trạng thái tâm lí
e Tính cách
g Dụng cụ để viết
3 Trường từ vựng thái độ
4 – Khứu giác : mũi, thơm, điếc, thính
- Thính giác : tai, nghe, điếc, rõ, thính
- Phân biệt trường từ vựng với cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
* Hoạt động 3:
Cho HS giải các bài tập 2 – 4 SGK / 23
GV lần lược nhận xét
GV sửa và cho HS ghi đáp án
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1 Bài vừa học :
- Học ghi nhớ
- Hoàn thành các BT cịn lại SGK tr23,24
2 Bài sắp học : “ Bố cục của văn bản”
- Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.25 SGK
- Kiến thức : HS nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài
- Kĩ năng : Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc Sắp xếp ý cho văn bản theo một bố cục nhất định
Trang 11II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài - Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.25 SGK
III.KIỂM TRA :
- Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó? - Làm BT1 tr.13 SGK
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Việc sắp xếp ý trong văn bản có ảnh hưởng đến việc tiếp thu của người đọc, người nghe Cần sắp xếp sao cho việc trình
bày rõ ràng nhất thì người đọc, người nghe mới dễ tiếp thu Hôm nay, qua bài Bố cục của văn bản sẽ giúp ta nắm được cách sắp xếp ý trong
văn bản
I Bố cục của văn bản :
Ý 1 & 2 ghi nhớ tr.25SGK
II Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần
thân bài :
Ý 3 ghi nhớ tr.25 SGK
III Luyện tập :
1 I.Trình bày theo thứ tự không gian : nhìn
xa đến gần đến tận nơi đi xa dần
II.Trình bày theo thứ tự thời gian từ
chiều cho đến tối
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu văn bản : “ Người thầy đạo cao đức trọng”
1 Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó
2 Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên
3 Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên
(- 3 phần : 1 : “ Ông Chu Văn An … danh lợi”; 2 : “ Học trò … vào thăm”; 3 : còn lại
Nhiệm vụ:- Đoạn 1 : Giới thiệu về Chu Văn An; Đoạn 2 : Kể về tài năng và đạo đức của ông
Đoạn 3 : Tình cảm của mọi người
- Thể hiện được nội dung chủ đề : Ca ngợi thầy giáo Chu Văn An.)
4 Cho biết một cách khái quát : Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Cácphần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
- Nêu ý 1 & 2 của ghi nhớ
* Hoạt động 2:
1 Phần thân bài văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp
xếp theo thứ tự nào? (Những sự kiện trong buổi tựu trường đầu tiên Những sự kiện ấy được sắp xếp theothứ tự thời gian : trên đường đi, ở sân trường, khi vào lớp + liên tưởng đối lập giữa trước buổi tựu trườngvà trong buổi tựu trường.)
2 Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.
Hãy chỉ ra những diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần thân bài.( Diễn biến tâm trạng của cậu béHồng: Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục khi trò chuyện với người cô; Niềm vuisướng cực độ khi ở trong lòng mẹ.)
Trang 12III Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm
quan trọng của chúng đối với luận điểm cần
chứng minh
2 Các ý được sắp xếp theo thứ tự :
o Căm tức những cổ tụIII
o Vui sướng khi được ở trong lòng mẹ
3 Nên sắp xếp theo thứ tự :
I Giải thích : Nghĩa đen của câu tục
4 Phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “Người
thầy đạo cao đức trọng” Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.( Được sắp xếp theo thứ tự: (Các sựviệc nói về tài Các sự việc nói về đạo đưc.)
5 Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình , hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thânbài của văn bản
(- Nêu ý 3 ghi nhớ tr.25 SGK
* Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm bài tập
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : - Học ghi nhớ.- Làm BT3 tr 13,14 SBT
2 Bài sắp học : “Tức nước vỡ bờ” Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 tr.32,33 SGK
VI BỔ SUNG:
TUẦN :03
Ngày soạn : 27/08 /2010 Ngày dạy: 31/ 08/ 2010
Tiết 9 – Văn bản: TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
I MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Kiến thức : Hiểu được cốt truyện, sự kiện, nhân vật trong đoạn trích “Tức nước võ bờ”; Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích
trong tác phẩm “Tắt đèn”; Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật
Trang 13- Kĩ năng : Tóm tắt văn bản truyện; Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác
phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực
- Thái độ : Giáo dục tinh thần căm ghét kẻ tàn ác, vô lương tâm chà đạp, hành hạ con người; đồng thời giáo dục tình cảm yêu mến, kính
trọng những người dám đứng lên chống áp bức, bất công
II CHUẨN BỊ: - Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ - Học sinh : Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 tr.32,33 SGK.
III Kiểm tra : Tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng được thể hiện như thế nào?
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong thời kì thực dân nửa phong kiến, cuộc sống của những người nông dân cùng khổ bị đoạ đày đến tận cùng và họ có những phản kháng
bột phát theo kiểu Tức nước vỡ bờ Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu một kiểu phản ứng ấy qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
I Đọc và tìm hiểu chung :
1 Tác giả: Ngô tất Tố (1893-1954)
Nhà văn hiện thực trước CM
2 Tác phẩm: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu
của nhà văn
II Tìm hiểu văn bản :
1 Nhân vật cai lệ :
Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp, tính
cách hung bạo dã thú Hắn là hiện thân sinh
động của trật tự thực dân phong kiến đương
thời
2.Nhân vật chị Dậu :
Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, sống khiêm
nhường, biết nhẫn nhịn chịu đựng, nhưng hoàn
toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi, mà trái
lại, vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh
thần phản kháng tiềm tàng; khi bị đẩy tới
đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết
* Hoạt động 1:
Gọi HS đọc Các em chú ý khi đọc phải chính xác có sắc thái biểu cảm, nhất là khi đọc ngôn ngữ đốithoại
- Nêu những ý chính HS cần nhớ về tác giả,tác phẩm
- Tóm tắt tác phẩm
- Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?( Anh Dậu đang ốm nặng, chị Dậucần bảo vệ (tình thế thật nguy ngập))
- Chị Dậu đã đối phó như thế nào? Sự thay đổi thái độ của chị có được miêu tả chân thực, hợp lí không?
(+ Ban đầu, cố khơi gợi sự từ tâm của “ông cai”, chị van xin tha thiết, chị gọi hắn là ông và xưng là cháu + Khi bị đánh, tức quá chị liều mạng cự lại : Thoạt đầu chị cự bằng lí lẽ và xưng là tôi và gọi hắn là ông Không đấu lí được, chị ra tay đấu lực, đồng thời xưng là bà và gọi hắn là mày.)
- Em có nhận xét gì về tính cách của chị?( - Sức chịu đựng của con người có hạn Khi quá giận, người takhông còn chịu nhịn nhục được nữa Nội dung đoạn trích đã làm toát lên hiện thực có áp bức có đấu
Trang 14liệt, thể hiện một thái độ không khuất phục.
- Các chi tiết chứng minh :
+ Cách đối phó của chị Dậu hợp lí
+ Hình ảnh nhân vật được miêu tả rõ nét :
tên cai lệ tàn ác, đểu giả, đê tiện; chị Dậu
vừa chan chứa tình yêu thương vừa ngùn ngụt
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động
- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả
và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đặc sắc
III Tổng kết : Ghi nhớ tr.33 SGK.
IV Luyện tập :
tranh, làm toát lên chân lí : Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranhđể tự giải phóng, không có con đường nào khác)
- Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Đặt tên như vậy có thoả đáng không?
Vì sao?
GV: Nguyễn Tuân đã nói rằng : Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”
Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan : “Cái đoạn chị Dậu đánhvới tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
* Hoạt động 3:
- Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
* Trắc nghiệm : Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?
a Giới thiệu nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật
b Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ
c Để cho nhân vật này nói về nhân vật kiI
d Không dùng cả ba cách trên
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :- Học ghi nhớ.- Nắm rõ về tác giả, tác phẩm.- Phân tích được hình ảnh các nhân vật : cai lệ, chị Dậu
2 Bài vừa học : “ Xây dựng đoạn văn trong văn bản”- Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.34,35 SGK.
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn : 28/ 08/ 2010 Ngày dạy: 31 /08 /2010
Tiết 10 – Tập làm văn XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn
văn
- Kĩ năng : Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho; Hình thành chủ đề viết từ ngữ , viết
các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ hất định; Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp
II CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ - Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.34,35 SGK.
Trang 15III Kiểm tra : - Bố cục của văn bản là gì? Gồm những phần nào? Nêu nhiệm vụ của từng phần?.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Thông thường mỗi văn bản bao gồm nhiều đoạn văn Vì vậy để có một bài văn diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc thì trước hết
cần lưu ý đến việc xây dựng đoạn văn trong văn bản
I Thế nào là đoạn văn?
K/n: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản,
gồm nhiều câu, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và
thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh
II Từ ngữ và câu trong đoạn văn :
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn :
-Từ ngữ chủ đề:
- Câu chủ đề: mang nội dung khái quát cả đoạn, có
cấu tạo hoàn chỉnh, dứng ở đầu hoặc cuối đoạn
2 Cách trình bày nội dung đoạn văn :
- Cách song hành:
(1) (2) (3) …
- Cách diễn dịch:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu văn bản : Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn.
- Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
( Văn bản gồm 2 ý – Mỗi ý 1 đoạn văn Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản)
- Em thường dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn? Nội dung được chứa đựng trong đoạnvăn như thế nào? Số câu trong đoạn văn?
( Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạtmột ý tương đối hoàn chỉnh Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành)
- Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn?
- Đoạn văn có thể được tạo bởi một câu hoặc một từ không?
( Một câu hoặc một từ cũng có thể tạo thành đoạn văn.Vd : Một số đoạn trong văn bản Tôi đi học).
-Tìm câu then chốt của đoạn 2 Tại sao em biết đó là câu chủ đề?
[ Đó là câu ở đầu đoạn vì nó mang nội dung khái quát nhất]
- Em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
- Đoạn 1 có câu chủ đề không? Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung cảđoạn văn được triển khai theo trình tự nào?
[Không, các câu đều bình đẳng về ý nghĩa]
- Ý của đoạn 2 được triển khai theo trình tự nào?
[Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn]
Trang 16(1) câu chủ đề
(2) (3) (4) …
- Cách qui nạp:
(1) (2) (3) …
(n) câu chủ đề
III Luyện tập :
1.Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt bằng 1
đoạn văn
2 a Diễn dịch; b.Quy nạp; c Song hành
3,4 HS tập viết đoạn
* Tìm hiểu đoạn “Các tế bào … thành phần tế bào” :
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nó ở vị trí nào? Nội dung của đoạn văn được trìnhbày theo trình tự nào?
[Câu chủ đề nằm cuối đoạn văn]
*Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm các BT tr.36,37 SGK
Đối với bài tập viết đoạn: hai tổ viết một bài tập
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : - Học ghi nhớ - Làm bài tập 2,3 tr.17,18 SBT
2 Bài sắp học : Viết bài TLV số 1 - Chuẩn bị các đề 1,2,3 tr.37 SGK
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn :28/08/2010 Ngày dạy: 07/ 09 /2010
Tiết 11+12 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Củng cố kiến thức về văn bản tự sự
- Kĩ năng : Luyện viết văn tự sự
- Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong xử sự với người chung quanh
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Ra đề + soạn đáp án
Trang 17- Học sinh : Ôn cách viết văn tự sự.
III LUYỆN VIẾT :
Đề :
Em hãy kể lại việc mình đã trưởng thành như thế nào
Đáp án :
1 Mở bài : (1,5 điểm)
Tự nhận xét về những chuyển biến của mình
2 Thân bài : (6 điểm)
Kể lại những sự việc thể hiện mình đã có ý thức trong công việc được giao, trong quan hệ đối với mọi người chung quanh, …
3 Kết bài : (1,5 điểm)
- Khẳng định sự lớn khôn của mình
- Hứa sẽ cố rèn luyện cho sự trưởng thành của mình
(Sạch đẹp : 1 điểm)
IV Hướng dẫn tự học :
1 Bài vừa học :
Tự xem xét, đánh giá bài làm của mình
2 Bài sắp học : “ Lão Hạc”
Trả lời các câu hỏi tr.48 SGK
V Bổ sung :
TUẦN 4
Ngày soạn :28/09/2010 Ngày dạy: 31/ 09/ 2010
Tiết 13 , 14: VĂN BẢN LÃO HẠC ( NAM CAO )
I MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
1./ Kiến thức : Hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực; Sự thể hiện tinh thần nhân
đạo của nhà văn và tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhânvật
2./ Kĩ năng : Đọc diễn cảm, hiểu, tĩm tắt tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực; Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương
thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực
II CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Soạn bài + Tìm hiểu thêm về văn phong của Nam Cao - Học sinh : Trả lời các câu hỏi tr.48 SGK.
Trang 18III.Kiểm tra : - Nêu vài nét sơ lược về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn - Phân tích nhân vật cai lệ - Phân tích nhân vặt chị Dậu.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới : Giới thiệu bài : Hình ảnh chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ đã giúp ta hiểu được phần nào nỗi khổ của người nông dân trong
xã hội phong kiến và cũng thấy được vẻ đẹp đáng trân trọng của họ Hôm nay, truyện ngắn Lão Hạc lần nữa giúp ta hiểu thêm
những vấn đề trên qua nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.
I Đọc và tìm hiểu chú thích :
1 Đọc, tìm hiểu chú thích: SGK
2 Tác giả, tác phẩm:
II Tìm hiểu văn bản :
A Nhân vật lão Hạc :
1 Tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng” :
Trước khi bán chó, lão Hạc đã suy tính, đắn đo nhiều
lắm Nhưng khi đã bán, lão vẫn đau thương, xót xa, ân hận
vì “cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật duy nhất của
người con trai để lại mà lão lại nỡ tâm lừa nó Đó là nỗi đau
thương của một con người nhân hậu, sống tình nghĩa, thuỷ
chung, trung thựIII
2 Cái đáng thương của lão Hạc :
Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ
lòng tự trọng đáng kính cùng với tình cảnh túng quẫn, lão
Hạc đã thu xếp, chuẩn bị và chọn cái chết đau đớn, vật vã
B Nhân vật ông giáo :
1 Tình cảm đối với lão Hạc :
Ôâng giáo tỏ ra thông cảm, đau xót cho hoàn cảnh của
lão Hạc, tìm nhiều cách an ủi, giúp đỡ lão
2 Suy nghĩ về cuộc đời :
Ôâng giáo thấy cuộc đời thật đáng buồn Buồn vì con
người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được
sống lại phải chịu cái chết đau đớn dữ dội
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn cách đọc : chú ý đến giọng điệu biến hoá đa dạng của tác phẩm
GV gọi HS tóm tắt truyện
- Nêu vài nét về tác phẩm và tác giả
GV khắc sâu những nét chính về tác giả, tác phẩm
* Hoạt động 2:
- Lão Hạc có những suy tính gì trước khi bán chó? (Sau nhiều lần suy tính, đắn đo, lãothấy hoàn cảnh lão không thể tiếp tục nuôi con chó nữa)
- Sau khi bán chó, tâm trạng lão Hạc như thế nào? (Lão Hạc hết sức đau khổ và thấy
mình hết sức xấu xa( cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, “Mặt lão đột nhiên … hu hu khóc …”, tôi nỡ tâm lừa nó, …)
- Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào? (Lão Hạc là người sống tình nghĩa, thuỷchung, trung thực)
+ Có ý kiến cho rằng: Lão Hạc là kẻ gàn dở nhưng cũng có ý kiến cho rằng lão làm nhưthế là đúng Vậy ý kiến của em như thế nào?
- Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão thu xếpnhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cáchcủa lão? (Lão Hạc tìm đến cái chết đau đớn, vật vã vì không muốn bán mảnh vườn củacon để chi tiêu cho mình, không muốn làm phiền hàng xóm và muốn trừng phạt mình vềviệc đã lừa con chó)
- Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào? (Ông giáorất thông cảm với hoàn cảnh của lão Hạc)
- Em hiểu các ý nghĩ : “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”, “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, …
Trang 19Ôâng cũng khẳng định một thái độ sống : cần nhìn nhận
những con người sống quanh mình bằng lòng đồng cảm,
bằng đôi mắt của tình thương
C Nghệ thuật :
- Với ngôi kể thứ nhất, nhân vật “tôi” giúp câu chuyện
trở nên gần gũi, chân thực, tự nhiên, linh hoạt và có nhiều
giọng điệu (vừa tự sự vừa trữ tình hoà lẫn triết lí sâu sắc)
- Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức
gợi cảm
III Tổng kết :
Ghi nhớ tr.48 SGK
che lấp mất.” của nhân vật “tôi” như thế nào? (Ông giáo xót xa cho số phận của lão Hạc
và cũng khẳng định một thái độ sống đúng đắn)
* Hoạt động 3:
- Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? (Cái hay của truyệnđược thể hiện ở việc tạo dựng tình huống bất ngờ, cách xây dựng nhân vật, cách sử dụngngôn ngữ và cách chọn ngôi kể)
- Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời
và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? (Người nông dân trong xã hội cũ có số phậnthật đáng thương nhưng có những phẩm chất đáng trân trọng)
- Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản
Ý nghĩa cái chết của lão Hạc: Nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lãoHạc, cuing là số phận và tính cách của nhiều người nông dân nghèo trong XH VN trước
CM / 8: nghèo khổ, bế tắc cùng đường, giàu lòng yêu thương và giàu lòng tự trọng Mặtkhác, cái chết của lão lại có có ý nghĩa tố cáo hiện thực XH thực dân nửa phong kiến tốităm buộc những người nghèo, đưa họ đến đường cùng Cái chết cỉa lão cũng góp phầnlàm cho những người xung quanh hiểu rõ hơn, quí trọng và thương tiếc lão hơn
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1 Bài vừa học : - Học ghi nhớ; - Phân tích các nhân vật
2 Bài sắp học: - “ Từ tượng hình, từ tượng thanh”; - Trả lời các câu hỏi phần I trang 49 SGK
VI BỔ SUNG
Ngày soạn :08/ 09/ 2010 Ngày dạy: 11/ 09/ 2010
Tiết 15 – Tiếng việt TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : HS hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh
- Kĩ năng : Rèn luyện việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh
- Thái độ : Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong ngôn ngữ giao tiếp
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I tr.49 SGK
III Kiểm tra :
- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ
Trang 20- Đặt tên cho các trường từ vựng sau : lúa, ngô, khoai, sắn
thịt, cá, rau, nước mắm
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, có những từ do đặc tính về âm và nghĩa đã làm cho cảnh vật, con người hiện ra sống động với nhiều
dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau Người ta gọi đó là từ tượng hình, từ tượng thanh Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về
lớp từ này
I Đặc điểm, công dụng :
1 Từ tượng hình:
Nêu định nghĩa ở phần ghi nhớ
2 Từ tượng thanh:
Nêu định nghĩa ở phần ghi nhớ
II Luyện tập :
1 soàn soạt, rón rén, bịch, bốp, lẻo khẻo,
chỏng quèo
2 lò dò, khật khưỡng, ngất ngưởng, lom
khom, liêu xiêu
3 Cười ha hả : cười to, tỏ ra rất khoái chí
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu các đoạn trích tr.49 SGK
Gọi HS đọc các đoạn trích SGK / 49
- Trong các từ in đậm, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào môphỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? (Những từ gợi tả hình ảnh : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũrượi,xộc xệch, sòng sọc
- Những từ mô phỏng âm thanh : hu hu, ư ử)
- Những từ miêu tả dáng vẻ, âm thanh như trên, ta gọi là từ tượng hình, tường thanh Vậy thế nào là từtượng hình? Thế nào là từ tượng thanh?
- Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trongvăn miêu tả và tự sự? (Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động: có giá trị biểu cảm cao)
Bài tập nhanh:
Tìm những từ ngữ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau:
“ Anh Dâu uốn vai ngáp dài một tiếng Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào vớinhững roi song, tay thước và dây thừng (Xác định từ tượng hình, tượng thanh)
* Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS làm các BT: 1,2,3 tr.49,59 SGK
BT 4: ( HS thảo luận thi đua giữa các tổ)
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng
- Đêm tối, trên con đường khúc khủyu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe
Trang 21Cười hì hì : cười vừa phải, biểu lộ sự
thích thú, có vẻ hiền lành
Cười hô hố : cười to và thô lỗ, gây cảm
giác khó chịu cho người kháIII
Cười hơ hớ : cười to, thoải mái, vui vẻ
4 Ví dụ : Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
5 Ví dụ : Lượm (Tố Hữu), Qua Đèo Ngang
(Bà Huyện Thanh Quan)
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :
2 Bài sắp học : “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản”
- Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.50,51,52,53 SGK
VI BỔ SUNG: - Học ghi nhớ -Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
Ngày soạn : 10/09/2010 Ngày dạy: 13/ 09/ 2010
Tiết 16 – Tập làm văn LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I MỤC TIÊU :
- Kiến thức : Sự liên kết giữa các đoạn văn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối); Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản
- Kĩ năng : Nhận biếtõ, sử dụng được các câu, các từ cĩ chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản
II CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Soạn bài; - Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.50,51,52,53 SGK
III * Kiểm tra : - Thế nào là đoạn văn? - Từ ngữ chủ đề là gì? Câu chủ đề là gì?
- Kể một số cách trình bày nội dung đoạn văn Đọc một đoạn văn đã làm ở bài tập 4
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Trang 22Giới thiệu bài : Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, mạch lạc, dễ hiểu.
Điều này các em đã được biết ở lớp 7 Hôm nay, ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
I Tác dụng của việc liên kết
các đoạn văn trong văn bản :
Ý1 ghi nhớ tr.53 SGK
II Cách liên kết các đoạn văn
trong văn bản :
1.Dùng từ ngữ để liên kết các
đoạn văn
2 Dùng câu nối để liên kết các
* Hoạt động 1:
Gọi HS đọc đoạn văn SGK / 50
- Hai đoạn văn sau đây có mối liên hệ gì đặc biệt không? Tại sao?
Đoạn: “Trước sân trường Mĩ Lí … sáng sủa” và đoạn “Lúc đi ngang qua … các nhà trong làng”
(Hai đoạn văn không có liên hệ gì vì: Đoạn 1 : Tả cảnh sân trường Mĩ Lí ngày khai trường trong hiện tại; Đoạn 2 :Cảm giác trong một lần ghé thăm trường khi đi bẫy chim lại thuộc về quá khứ thời gian ở đây bị đánh đồng nêngay ra cảm giác hụt hẫng)
- Nếu đầu đoạn 2 có thêm cụm từ trước đó mấy hôm thì hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? Cụm từ này
có ý nghĩa như thế nào? (Cụm từ này nói rõ về thời gian : từ hiện tại nhớ về quá khứ tạo sự liên tưởng từ đoạn 2với đoạn 1 Khi thêm cụm từ ấy tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất , đo đó hai đoạnvăn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau hơn)
- Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn
bản? (HS thảo luận: Có dấu hiệu về ý nghĩa xác định về thời quá khứ của sự việc và cảm nghĩ, nhò đó hai đạn văntrở nên liền mạch; Là phương tiện ngôn ngữ tường minh liên kết hai đoạn văn về mặt hình thức, góp phần làm nêntính hoàn chỉnh cho văn bản)
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu các đoạn văn tr.51,52 SGK
- Hai đoạn văn ở Bài tập liệt kê những khâu nào? Những từ ngữ nào liên kết hai đoạn văn? (- khâu tìm hiểu và khâucảm thụ
Từ ngữ liên kết : bắt đầu, sau)
- Hãy kể các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê.( Từ ngữ liên kết có tác dụng liệt kê : trước hết, đầu tiên, cuốicùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra …)
- Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn ở BTII Từ ngữ nào liên kết hai đoạn văn này? (Quan hệ đối lập; Từ ngữliên kết : nhưng)
- Tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập? (Từ ngữ liên kết mang ý nghĩa đối lập : nhưng, trái lại,tuy vậy, ngược lại, song, thế mà …)
- Từ đó trong đoạn : “Trước đó mấy hôm … các nhà trong làng.” thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào? (đó chỉ từ; trước đó trước ngày khai giảng).
Trang 23đoạn văn.
* Ghi nhớ 2: SGK / 53
III Luyện tập :
- Hãy kể tiếp các chỉ từ, đại từ có tác dụng làm phương tiện liên kết? (Chỉ từ : này, nọ, ấy, đó …; Đại từ : thế, vậy …;Quan hệ từ : nhưng, nếu, tuy, vì …
- Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn ở BTd Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn?( nói tóm lại)
- Kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát? (Từ ngữ liên kết mang ý nghĩa tổng kết, kháiquát : tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung)
- Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn trong BT2 Tại sao câu đó có tác dụng liên kết? (Câu : Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! nhắc lại ý đi học ở đoạn trước để phát triển ý cho đoạn sau)
- Nêu các cách liên kết đoạn văn trong văn bản
HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3:
Các BT tr.53,54,55 SGK
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : - Học ghi nhớ - Làm BT3,4 tr.25,26 SBT
2 Bài sắp học : “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”
- Trả lời các câu hỏi ở các phần I, II, III tr.56,57,58 SGK
VI BỔSUNG:
TUẦN: 05
Ngày soạn : 10/09/2010 Ngày dạy: 14/ 09/2010
Tiết 17 – Tiếng Việt TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
- Giáo viên : Soạn bài + tìm hiểu từ ngữ địa phương nơi đang ở + ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời những câu hỏi tìm hiểu bài + sưu tầm từ ngữ của địa phương mình
III KIỂM TRA :
- Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
- Đọc một đoạn thơ hay đoạn văn có từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích cái hay trong việc sử dụng những từ này
Trang 24IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản, tiếng nói mỗi địa phương cũng
có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách sử dụng từ ở các tầng lớp xã hội cũng có chỗ khác nhau Đó là vấn đề chúng ta sẽ
tìm hiểu trong bài “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” hôm nay
I Từ ngữ địa phương :
Từ ngữ được dùng ở một hoặc một số địa
phương nhất định
II Biệt ngữ xã hội :
Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội
nhất định
III Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ
xã hội :
Sử dụng phải phù hợp với tình huống giao tiếp:
- Được sử dụng trong khẩu ngữ trong giao tiếp
với người cungd địa phương hoặc cùng tầng lớp
xã hội
- Trong thơ văn tác giả cĩ thể sử dụng hai lớp
từ này để thể hiện nét riêng về ngơn ngữ, tính
cách của nhân vật
IV Luyện tập :
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu VD ở phần I
- Bắp và bẹ đều có nghĩa là “ ngô” Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?( - bắp (miền Nam), bẹ(Pác bó) từ ngữ địa phương
- ngô từ toàn dân)
- Thế nào là từ ngữ địa phương?( HS đọc ghi nhớ)
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu các VD phần II
- Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước CM/8, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu? (Từ mẹ được sử dụng trong lời kể của tác giả, từ mợ được dùng trong lời đối thoại của nhân vật.
- Trước CM/8, tầng lớp trung lưu, thượng lưu thường sử dụng như vậy)
- Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này? (ngỗng điểm
2, trúng tủ đúng cái phần đã được chuẩn bị tốt; HS, SV hay dùng)
- Thế nào là biệt ngữ xã hội?
* Hoạt động 3:
- Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng?(Khi sử dụng lớp từ này cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp đểđạt hiệu quả giao tiếp cao
- Để tô đậm sắc thái địa phươngặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật)
- Tại sao trong văn thơ, tác giả vẫn dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Có nên sử dụng lớp từ này này một cách tùy tiện không? Tại sao?(Không nên lạm dụng lớp từ ngữnày một cách tùy tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu)
* Hoạt động 4:
1 VD
Trang 25Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân trái mận quả roi
trái thơm quả dứa cá trầu cá quả
2 học gạo học thuộc lòng một cách máy móc gậy điểm 1
trẩu chết
3 Nên dùng ở trường hợp a Không nên dùng ở các trường hợp b,c,d,e,g
4 HS trình bày các bài sưu tầm đượIII
5 HS họp nhóm đọc và sửa bài cho nhau
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :- Học ghi nhớ - Tiếp tục sưu tầm văn thơ có dùng từ ngữ địa phương - Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.60,61 SGK.
2 Bài sắp học : “Tóm tắt văn bản tự sự”
IV B Ổ SUNG :
Ngày soạn : 12/09/2010 Ngày dạy: 14/ 09/2010
Tiết 18 – Tập làm văn TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
- Giáo viên : Soạn bài + ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài tr.60,61 SGK
III Kiểm tra :
- Việc liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì?
- Nêu các cách liên kết các đoạn văn trong văn bản Cho ví dụ
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Trang 26Giới thiệu bài : Tóm tắt là một kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, trong học tập và nghiên cứu Tóm tắt giúp ta dễ nhớ và nhớ lâu về nội
dung của văn bản Tóm tắt giúp ta có thể giúp người khác biết về nội dung một tác phẩm, một sự việc nhanh chóng hơn Vì vậy, ta cần phải
biết cách tóm tắt để có thể ứng dụng tốt cho cuộc sống
I Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung
thành với nội dung chính của tác phẩm đĩ( bao gồm các sự
việc tiêu biểu, chi tiết quan trọng) nhằm phục vụ cho học
tạp và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học
II Cách tóm tắt văn bản tự sự :
1 Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt :
Phản ánh trung thành nội dung văn bản được tĩm tắt
2 Các bước tóm tắt văn bản :
- Hướng dẫn HS thảo luận phân tích các đáp án của BT2 tr.60,tìm ra đáp án đúng nhất.(Đáp án b)
* Hoạt động 2:
Tìm hiểu đoạn tóm tắt tr.60 SGK
- Văn bản tóm tắt nội dung của văn bản nào? - Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó?(Văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu được nêutrong văn bản tóm tắt)
- Văn bản này có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? (Văn bản tóm tắt này đãnêu được nội dung chính của truyện)
- Văn bản tóm tắt này có gì khác so với văn bản ấy (về độ dài, về lời văn, về số lượngnhân vật, sự việc, …) [Văn bản tóm tắt có độ dài ngắn hơn, số lượng nhân vật và sự việc íthơn so với truyện và có lời văn là lời của người viết tóm tắt]
- Tại sao văn bản tóm tắt lại có số lượng nhân vật và sự việc ít hơn trong truyện? (Chỉ lựachọn nhân vất chính và sự việc tiêu biểu)
- Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt (Khách quan,hoàn chỉnh, cân đối, ngắn gọn)
- Những việc phải làm khi tóm tắt văn bản tự sự là gì?
(Đọc kĩ xác định nội dung chính sắp xếp nội dung chính theo thứ tự hợp lí viết vănbản tóm tắt)
V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :
Trang 27- Học ghi nhớ.
- Làm BT2,3 tr.29,30 SBT
2 Bài sắp học : “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
- Tìm hiểu các BT tr.61,62 SGK
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn : 15/09/2010 Ngày dạy: 16/09/2010
Tiết 19 – Tập làm văn LUYỆN TẬP TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
- Giáo viên : Soạn bài + ghi bảng phụ
- Học sinh : Đọc kĩ các văn bản đã họIII
III Kiểm tra :
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Nêu yêu cầu và cách tóm tắt văn bản tự sự
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Trang 28Giới thiệu bài : Tiết học trước ta đã biết mục đích và các thao tác tóm tắt văn bản tự sự Tiết này ta sẽ rèn luyện các thao tác này.
BT1 : Tóm tắt truyện Lão Hạc.
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và con chó vàng
Con trai lão đi phu đồn điền cao su, bỏ lão ở lại với “Cậu Vàng” Sau
một trận ốm nặng, cuộc sống của lão mỗi ngày một khó khăn Vì
muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù
lão hết sức buồn bã và đau xót Lão mang hết cả tiền dành dụm được
gửi ông giáo và nhờ ông trông nom mảnh vườn Kể từ đó, lão kiếm
được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông giáo giúp Một hôm, lão
xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và
sẽ rủ Binh Tư cùng uống rượu Nghe chuyện, ông giáo rất buồn
Nhưng rồi bỗng nhiên lão chết – cái chết thật dữ dội Cả làng không ai
hiểu vì sao, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu
BT2 : Về đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
+ Nhân vật quan trọng : Chị Dậu
+ Sự việc tiêu biểu :
- Chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh lại
- Cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào quát tháo đòi sưu rồi
định trói anh Dậu
- Chị Dậu tha thiết van xin nhưng chúng càng hung hăng đánh,
tát chị và tiếp tục xông đến trói anh Dậu
- Tức quá, chị Dậu ra tay đánh ngã cả hai tên tay sai
BT3 : Về hai văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ : Đây là hai tác
phẩm tự sự nhưng giàu chất thơ, ít sự việc, các tác giả chủ yếu tập
trung miêu tả tâm trạng, cảm giác của nhân vật nên khó tóm tắt
* Hoạt động 1:
GV hướng dẫn cho HS thảo luận để đi đến thống nhất một trình tự chung
HS họp nhóm thảo luận để sửa chữa và sắp xếp các ý
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- Cả lớp cùng thống nhất một trình tự
- Một số em tóm tắt miệng
- Cả lớp viết tóm tắt
* Hoạt động 2:
- Chủ đề của đoạn trích là gì? (Có áp bức thì có đấu tranh)
- Nhân vật thể hiện được chủ đề ấy là ai? (Chị Dậu)
- Những sự việc mà nhân vật chính thể hiện? (Chị Dậu cần bảo vệ người chồngđang đau ốm nên phải chống tên cai lệ và tên người nhà lí trưởng Vì rất ít sựviệc mà chủ yếu miêu tả tâm trạng cảm giác của nhân vật.)
Yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng
- Vì sao các văn bản này khó tóm tắt?
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :
- Nắm vững các thao tác tóm tắt văn bản tự sự
- Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Trang 292 Bài sắp học : “Trả bài TLV số 1”
Dựa theo hướng dẫn của SGK tự đánh giá bài làm của mình
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn : 16/09/2010 Ngày dạy:18/09/2010
Tiết 20 – Tập làm văn
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức :
- HS nhận ra được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình
2 Kĩ năng :
- Sửa chữa được những lỗi sai của mình
II TRẢ BÀI :
+ Nhận xét : (GV gợi ý để học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của bài làm)
- Ưu điểm :
Nội dung của bài viết thể hiện được chủ đề đã yêu cầu
Bố cục rõ ràng
Văn viết có cảm xúIII
Mỗi đoạn đã thể hiện được một ý tương đối hoàn chỉnh
- Hạn chế :
Một số chưa hiểu đề, chưa nắm vững yêu cầu của đề nên viết nghiêng về biểu cảm hơn là tự sự.Một số kể chuyện không phù hợp với lứa tuổi (kể về chuyện lúc còn bé)
Trang 30Một số còn viết lan man đi quá xa chủ đề hoặc quá cường điệu ( kể chuyện bắt cướp, chuyện tranh cãi với những người lớn, chuyện góp ý cho những rắc rối của gia đình người khác …)
Còn mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, sai chính tả
+ Kết quả :
III HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1 Bài vừa học :
- đọc lại bài để thấy rõ những ưu khuyết mà rút kinh nghiệm cho bài làm sau
2 Bài sắp học : “ Cô bé bán diêm”
- Trả lời những câu hỏi tr.68 SGK
- Tìm đọc một số truyện của An-đéc-xen
TUẦN: 06
Ngày soạn :17/09/2010 Ngày dạy: 20-21/09/2010
Tiết 21,22 – Văn CƠ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen)
II.CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Soạn bài + ghi bảng phụ, giới thiệu tập truyện An-đéc-xen
- Học sinh : Trả lời những câu hỏi tìm hiểu bài + tìm đọc thêm một số truyện của An-đéc-xen
III.Kiểm tra : - Phân tích nhân vật lão Hạc - Phân tích nhân vật ông giáo - Cái hay của truyện ngắn Lão Hạc thể hiện rõ nhất ở những điểm
nào?
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới: Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết Han Cri-xti-an An-đéc-xen, người viết truyện trẻ em nổi tiếng
thế giới Truyện của ông nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lên lòng thương yêu con người – nhất là người nghèo khổ – và niềm tin, khát vọng những
điều tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người Điều đó, câu chuyện Cô bé bán diêm sẽ chứng minh được
I Đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục : * Hoạt động 1:
- Nêu vài nét về tác giả An-đéc-xen GV bổ sung thêm về tác giả : gia đình An-đéc-xen nghèo,
Trang 31II Tìm hiểu văn bản :
* Bố cục gồm 3 phần :
- Phần 1 : Từ đầu “đờ ra”
Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Phần 2 : “Chà! …Thượng đế”
Các lần quẹt diêm và những mộng
tưởng
- Phần 3 : Phần còn lại
Cái chết thương tâm
1 Em bé đêm giao thừa :
Với những hình ảnh tương phản (trời
đông giá rét – cô bé đầu trần, chân đất,
ngoài đường lạnh buốt, tối đen – cửa sổ mọi
nhà đều sáng rực ánh đèn, cô bé bụng đói –
trong phố sực nức mùi ngỗng quay, cái xó
tối tăm – ngôi nhà xinh xắn có dây tường
xuân bao quanh), nhà văn giúp người đọc
hình dung được hoàn cảnh đáng thương của
cô bé ngay từ đầu câu chuyện
2 Thực tế và mộng tưởng :
Năm lần quẹt diêm, năm mộng tưởng
hiện ra đan xen với cái thực tế nghiệt ngã
mà em bé phải chịu đựng Những mộng
tưởng này giúp ta hiểu được những ước mơ
thiết thực của em bé: em lạnh mong có lò
sưởi, em đói mong có thức ăn, em cô đơn
giữa đêm giao thừa mong có cây thông
Nô-en và được gặp bà, mong được sống cùng bà
trong cảnh huy hoàng
bố là thợ giày, ông ham thích thơ văn từ nhỏ nhưng được học hành ít Nhờ sự giúp đỡ của mộtgiám đốc nhà hát ông được đi học thêm
- HD đọc : đọc giọng trầm lắng tạo không khí cổ tích
GV hướng dẫn HS giải thích một số từ (Đây là những sự vật ở phương Tây)
- Em hãy tóm tắt văn bản: “ Em bé côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt Emchẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép mình vào góc tường, liên tục quẹt diêm đểsưởi Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời Sáng hôm sau– mồng một Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm
- Nhận xét về cách sắp xếp giữa thực tế và mộng tưởng Mộng tưởng nào gắn với thực tế?Mộng tưởng nào chỉ là mộng tưởng? (Thực tế và mộng tưởng được sắp xếp đan xen nhau, trong
đó chi tiết “ hai bà cháu bay lên trời” thuần tuý là mộng tưởng)
- Tại sao nhà văn miêu tả thi thể em bé với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”? ( Vì lòng
Trang 323 Một cảnh thương tâm :
Với tất cả niềm thông cảm và thương
yêu, nhà văn đã vẽ nên một cảnh tượng đầy
thương tâm : thi thể em bé được tìm thấy vào
sáng mồng một đầu năm cùng với thái độ
lạnh lùng của những người chứng kiến
III Tổng kết : Ghi nhớ tr.68 SGK.
IV Luyện tập :
thương yêu, niềm thông cảm với số phận bất hạnh của cô bé và cũng muốn giảm bớt cảm giác
bi thương đối với người đọc)
- Cảm nhận của em về câu nói : “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!” của những người chứng kiến.
(Họ có thái độ thật lạnh lùng)
* Hoạt động 3:
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm.
- Hình ảnh, chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
- Từ Truyện Cô bé bán diêm, chúng ta thấy trách nhiệm của những người lớn đối với trẻ emnhư thế nào?
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1 Bài vừa học : - Học ghi nhớ + tác giả, tác phẩm - Tóm tắt truyện.
2 Bài sắp học: “ Trợ từ, thán từ” - Trả lời các câuhỏi phần I, II trang 69, 70 SGK.
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn : 18/9/2010 Ngày dạy: 21/9/2010
Tiết 23 – Tiếng Việt
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.69,70 SGK
III KIỂM TRA :
Trang 33Thế nào là từ ngữ địa phương? Cho ví dụ.
Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong Tiếng Việt, có một số từ không làm thành phần câu nhưng biểu thị được thái độ, cảm xúc của người nói đối với
điều được nói đến Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại từ này
I Trợ từ :
Ghi nhớ tr.69 SGK
II Thán từ :
Ghi nhớ tr.70 SGK
III Luyện tập :
1 Các câu có trợ từ
* Hoạt động 1:
- Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
+ Nó ăn hai bát cơm Thái độ khách quan.
+ Nó ăn những hai bát cơm Đánh giá nó ăn nhiều.
+ Nó ăn có hai bát cơm Đánh giá nó ăn ít.
- Các từ những và có này đi kèm với những từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? (Từ những và từ có dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá
của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu)
- Đặt câu có trợ từ: chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng ba trợ từ đó
(VD +Nói dối là tự hại cho chính mình;+Tôi đã gọi đích danh nó ra;+ Bạn không tin ngay cả
tôi nữa)
* Tôi sẽ không quên những kỉ niệm đẹp này.
- Từ những trong câu trên có phải là trợ từ không? Vì sao? (Từ những này không phải là trợ từ
vì không dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ mà để chỉ lượng)
* Hoạt động 2:
- Các từ này, a và vâng trong những đoạn trích a,b tr.69 biểu thị điều gì? (này: tiếng thốt ra để gây sự chú ý; a: tiếng thốt ra để biểu thị tức giận; vâng: tiếng dùng để đáp lại lời người
khác một cách lễ phép)
- Nhận xét cách dùng các từ này (Có thể làm thành một câu độc lập hoặc cùng những từ kháclàm thành một câu và thường đứng ở đầu câu)
Thán từ là gì? Có thể phân loại như thế nào? (Nêu ghi nhớ)
* Hoạt động 3:
Trang 342.a lấy
b nguyên, đến
c cả: nhấn mạnh đối tượng so sánh
d cứ : nhấn mạnh sự thường xuyên
3 Các thán từ
4 Các thán từ biểu thị:
- a,c,g,i.
- nhấn mạnh mức độ tối thiểu không cần hơn
- nguyên: nhấn mạnh điều chỉ riêng một thứ; đến: nhấn mạnh mức độ nặng nề
- nhấn mạnh sự thường xuyên
- : a: này, b: à, ấy, c:vâng, d:chao ôi, e: hỡi ơi
- ha ha: biểu thị sự thích chí; ái ái: biểu thị sự sợ hãi; than ôi : tỏ ý nuối tiếc
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1 Bài vừa học : - Học ghi nhơ; Xem lại các bài tập.
2 Bài sắp học : “ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”; Tìm hiểu đoạn văn trang 72,73 ( trả lời 3 câu hỏi
trang73)
VI BỔ SUNG:
Ngày soạn:22/9/2010 Ngày dạy: 25/9/2010
Tiết 24 – Tập làm văn MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức : HS nhận biết:
Vai trò của các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự; Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tựsự
2 Kĩ năng :
Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự; Sử dụng kết hợp các yếu tố đó khi làm văn
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi 1,2,3 tr.73 SGK
III Kiểm tra :
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Trình bày các bước tóm tắt văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc.
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới : Trong văn bản tự sự thường xuất hiện các yếu tố miêu tả, biểu cảm Sự kết hợp đó có vai trò, tác dụng gì? Ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
I Sự kết hợp các yếu tố * Hoạt động 1:
Trang 35kể, tả và biểu lộ tình
cảm trong văn bản tự
sự :
Ghi nhớ tr.74 SGK
II Luyện tập :
Tìm hiểu đoạn trích : “Xe chạy … những câu gì.” Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích.
(Gợi ý: Kể : nêu sự việc, hành động nhân vật
Tả : chỉ ra tính chất, màu sắc của sự việc, nhân vật, hành động
Biểu cảm: bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết
- Yếu tố miêu tả : tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại; mẹ tôi không còm cõi; gương mặt … gò má
- Yếu tố biểu cảm : Hay tại sự sung sướng … sung túc; Tôi thấy những cảm giác ấm áp … lạ thường; Phải bé lại …êm dịu vô cùng)
- Trong đoạn trích trên, tác giả kể lại những việc gì?
(Kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động của nhân vật “tôi” với người mẹ lâu ngày xa cách)
- Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự? (Các yếu tố đan xen với nhau)
- Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm này thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng nhưthế nào? (Việc kể chuyện trở nên khô khan, thiếu cảm xúc)
- Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc
thành một đoạn kể như: “ Mẹ tôi vẫy tôi Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ Mẹ kéo tôi lên xe Tôi òa lên khóIII Mẹ tôi khóc theo Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.” em hãy so sánh với đoạn văn
của Nguyên Hồng rồi rút ra nhận xét về vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn))
- Nếu bỏ yếu tố kể chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ảnh hưởng như thế nào? Rút ranhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự
(Nếu vậy thì không có chuyện Bởi cốt truyện là do sự vệc và nhân vật cùng với những hành động chính tạonên Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được)
* Hoạt động 2:
BT1/74 Hướng dẫn HS chọn một đoạn và phân tích
BT2/74 Gợi ý:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào?
- Từ xa thấy người thân như thế nào?( Tả hình dáng, mái tóc)
- Lại gần thấy ra sao?(Kể hành động của mình với người thân,tả chi tiết về khuôn mặt, quần áo …)
- Những biểu hiện tình cảm của hai người khi gặp nhau như thế nào?(Nêu những chi tiết thể hiện được sự vuimừng, xúc động.)
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Làm BT5,6 tr.33,34,35 SBT
1 Bài vừa học :
Trang 36- Học ghi nhớ
2 Bài sắp học: “ Đánh nhau với cối xay gió”
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 79 SGK
VI BỔ SUNG:
TUẦN: 07
Ngày soạn : 24/9/2010 Ngày dạy: 27-28 /09/ 2010
Tiết 25,26 – Văn: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIĨ (Trích tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê - Xéc-van-tét)
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức : HS hiểu:
Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm “Đôn-ki-hô-tê”; Ý nghĩa của cặp nhân vật bất hủ mà
Xec-van-tét Đã góp vào cho văn học nhân loại: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
III Kiểm tra:
- Nêu những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng trong truyện Cô bé bán diêm để làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương của cô bé.
- Chứng minh những mộng tưởng của cô bé diễn ra theo trình tự hợp lí
- Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của truyện
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Trang 37* Bài mới: Trong cuộc sống, có những người có những hành động thiếu tỉnh táo gây trò cười cho mọi người Dạng người đó được nhà văn Xéc-van-tét đưa vào tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê Hôm nay, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm này để từ đó rút được những kinh nghiệm cho bản thân.
I Đọc và tìm hiểu bố cục :
Sự việc chủ yếu trong truyện :
1 Nhìn thấy và nhận định về những chiếc
cối xay gió
2 Đôn Ki-hô-tê đánh “kẻ thù” và thất bại
3 Xan-chô Pan-xa cứu chủ
4 Cách xử sự của mỗi người khi bị nạn
5 Quan niệm của mỗi người về chuyện ăn,
ngủ
II Tìm hiểu văn bản:
1 Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê :
Là một người luôn muốn ra tay tiễu trừ “cái
giống xấu xa”, chẳng biết sợ là gì, dũng cảm
chịu đựng đau đớn, không quan tâm đến những
nhu cầu cá nhân nhưng đầu óc mê muội, hảo
huyền do “ngốn” quá nhiều loại truyện xấu nên
trở thành nhân vật nực cười, đáng thương mà
cũng đáng trách
2 Giám mã Xan-chô Pan-xa :
Làmột người vừa có mặt tốt lại vừa có mặt
xấu: đầu óc tỉnh táo, tận tụy với chủ nhưng nhút
nhát và quá quan tâm đến những nhu cầu vật
chất hằng ngày nên trở nên tầm thường
3 Cặp nhân vật tương phản :
Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa
- dòng dõi quý tộc - gốc nông dân
* Họat động1:
- GV hướng dẫn HS đọc 3 phần của văn bản
- Lưu ý các từ ngữ trong truyện là những từ thường dùng trong truyện hiệp sĩ
- GV gới thiệu vài nét về tác giả và đất nước Tây Ban Nha
- Xác định ba phần của đoạn truyện theo trật tự diễn biến trước, trong và sau khi Đôn hô-tê đánh nhau với cối xay gió (Nêu bố cục : Đoạn 1 : “Chợt … không cân sức” Đoạn 2:
Ki-“Nói rồi …nửa vai” Đoạn 3 : Đoạn còn lại)
* Hoạt động 2:
- Liệt kê năm sự việc chủ yếu thể hiện được tính cách của hai nhân vật
- Qua phần chú thích (*) SGK, em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Đôn Ki- hô- tê
- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê có nhận định như thế nào và đã làmgì? Chứng tỏ nhân vật này có đầu óc như thế nào? (Cho đó là những tên khổng lồ ghê gớmvà xông đến đánh đầu óc mê muội)
- Hành động của nhân vật nhằm mục đích gì? (Mục đích tiễu trừ “cái giống xấu xa”)
- Ngoài ra, nhân vật còn có những phẩm chất nào? (Gan dạ, không lo cho riêng mình)
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật này (Vừa có nét hay vừa có nét dở ( do ngốn quánhiều loại truyện xấu nên hắn trở thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cuing rất đángthương.))
- Dựa vào phần chú thích (*), em nêu vài nét về giám mã Xan-chô Pan-xa có nhận định vềnhững chiếc cối xay gió giống chủ không? Bác đã làm gì trước những ý định của chủ? Báccó những cách xử sự như thế nào trong việc chăm sóc chủ, việc ăn ngủ của cá nhân? (Cónhận định đúng nên can ngăn chủ Hết lòng phục vụ, chăm sóc chủ nhưng lại quá ham ăn,ham ngủ nên trở thành một con người tầm thường Hắn cũng là một bác nông dân thíchdanh vọng hão huyền Xét về một mặt nào đó, trong tính cách của báccũng có điểm điênđiên, rồ rồ, hoang tưởng như Đôn Ki- hô- tê)
- Nhìn chung, bác giám mã là người như thế nào? (Vừa có mặt tốt lại vừa có mặt xấu)
- Đối chiếu hai nhân vật về các mặt : dáng vẻ bề ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ,
Trang 38- cao gầy - béo lùn
- khát vọng cao cả - ước muốn tầm
thường
- mê muội - tỉnh táo
- hảo huyền - thiết thực
- dũng cảm - hèn nhát
Chính sự đối lập rõ nét này đã làm cho hình
ảnh mỗi nhân vật càng nổi bật
III Tổng kết :
Ghi nhớ tr.80 SGK
IV Luyện tập :
hành động… để thấy nhà văn đã xây dựng một cặp nhân vật vừa tương phản vừa song song.Nghệ thuật xây dựng nhân vật kiểu ấy có tác dụng gì? (Làm nổi bật cả hai nhân vật: Bêncạnh Xan- chô, Đôn Ki- hô- tê càng mơ mộng, càng hoang đường, càng cao thượng, càngđiên rồ Bên cạnh Đôn Ki- hô- tê, Xan- chô càng khỏe mạnh, thực tế, hồn nhiên và cũng cóphần điên điên, rồ rồ theo cách riêng của mình)
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học :- Học ghi nhớ + tác giả, tác phẩm - Viết đoạn phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê
2 Bài sắp học : “ Tình thái từ”: Trả lời các câu hỏi phần I & II tr.80,81 SGK
Ngày soạn : 25/9/2010 Ngày dạy: 28/9/2010
Tiết 27 – Tiếng Việt TÌNH THÁI TỪ
- Giáo viên : Soạn bài + Ghi bảng phụ
- Học sinh : Trả lời các câu hỏi tr.80,81 SGK
III Kiểm tra :
- Trợ từ là gì? Những từ mà trong các câu sau đây, từ nào là trợ từ?
I Tôi mà có nói dối ai Thì trời đánh chết cây khoai giữa đồng
II Tôi nói thật mà.
- Thán từ là gì? Đặt một câu có sử dụng thán từ
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐÔÏNG DẠY VÀ HỌC :
Trang 39* Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong các VD ở phần kiểm tra trên, ta có từ mà của VDa là trợ từ, còn từ mà của VDb là từ thuộc từ loại tình thái từ ta sẽ
được tìm hiểu hôm nay
I Chức năng của tình thái từ :
Tình thái tư øthêm vào trong câu để :
- Cấu tạo câu nghi vấn
VD : à, ư, hử, chứ, chăng, …
- Cấu tạo câu cầu khiến
VD : đi, nào, với, …
- Cấu tạo câu cảm thán
VD : thay, sao, …
- Biểu thị sắc thái tình cảm
VD : ạ, nhé, cơ, mà, …
Tìm hiểu các VD a,b,c,d ở tr.80 SGK
- Xét theo mục đích nói câu a thuộc kiểu câu gì? (Câu nghi vấn.)
- Nếu bỏ từ à ở câu này đi thì ý nghĩa câu có gì thay đổi?
(Nếu lược bỏ thì thông tin không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp thay đổi Đây là câu trần thuậtđơn)
- Tìm thêm một số tình thái từ có thể dùng để tạo câu nghi vấn (à, ư, hử, chứ, chăng, …) Ở các VDb,c tiến hành tương tự như VDI
- Giữa câu “Em chào cô ạ!” với câu “Em chào cô.”, câu chào nào thể hiện mức độ lễ phép cao hơn?
(Câu có từ ạ thể hiện sự lễ phép rõ hơn)
- Tìm thêm một số tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm
- Tình thái từ có chức năng như thế nào? Được phân loại như thế nào?
Đặt câu có sử dụng tình thái từ.( BT3,4/83 SGK)
* Hoạt động 2:
- So sánh sắc thái tình cảm của hai câu : “Bạn đi đi!” xua đuổi, “Bạn đi nhé!” chào thân mật
- Các tình thái từ trong các câu sau được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào?
- Bạn chưa về à? ngang vai nhau thân mật hỏi
- Thầy chưa về ạ? người dưới lễ phép hỏi người trên
- Bạn giúp tôi một tay nhé! ngang vai nhau thân mật nhờ.
- Bác giúp cháu một tay ạ! người dưới lễ phép nhờ người trên.
- Vậy khi sử dụng tình thái từ cần chú ý điều gì?
Nêu ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3:
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1 Bài vừa học : -
2 Bài sắp học :
VI.BỔ SUNG:
Trang 40Ngày soạn : 29/9/2010 Ngày dạy: 02/10/2010.
Tiết 28 – Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I MỤC TIÊU :
1 Kiến thức : Kêết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
2 Kĩ năng : Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi làm văn tự sự.
II CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Soạn bài + chọn đoạn mẫu - Học sinh : Chuẩn bị các đoạn văn theo hướng dẫn của SGK
III Kiểm tra :
- Các yếu tố kể, tả và biểu cảm được kết hợp như thế nào trong văn bản tự sự?
- Miêu tả và biểu cảm có vai trò, tác dụng như thế nào trong văn bản tự sự?
- Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn “Hằng năm, cứ vào cuối thu … hôm nay tôi đi học” (Tôi đi học –Thanh Tịnh)
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
* Bài mới : Giới thiệu bài : Các em đã thấy được vai trò và tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Hôm nay, chúng ta đi vào luyện tập viết đoạn văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để từ đó có thể xây dựng một văn bản tự sự tốt nhất.