1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội QUẬN HOÀNG MAI

197 2,1K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Để giúp các địa phơng có thể điều hành một cách hiệu quả công tác quản lý vĩ mô kinh tế xãhội KTXH trên địa bàn quận, phát huy mọi nguồn lực để đón trớc những cơhội đã và đang xuất hiện,

Trang 1

quy hoạch tổng thể

phát triển Kinh tế - xã hội

quận hoàng mai giai đoạn 2006 - 2015 và định hớng đến năm 2020

Hà nội - 2005

Trang 2

CCKT Cơ cấu kinh tế KHKT Khoa học kỹ thuật

CNKT Công nhân kỹ thuật LTTP Lơng thực thực phẩmCN-XD Công nghiệp – xây dựng SXCN Sản xuất công nghiệpCSHT Cơ sở hạ tầng TCVN Tiêu chuẩn Việt NamCSVC Cơ sở vật chất TDTT Thể dục thể thao

DNNN Doanh nghiệp nhà nớc THCN Trung học chuyên nghiệpDNTN Doanh nghiệp t nhân THCS Trung học cơ sở

GDĐT Giáo dục đào tạo TNHH Trách nhiệm hữu hạnGTSX Giá trị sản xuất TPKT Thành phần kinh tế

HĐND Hội đồng nhân dân UBND ủy ban nhân dân

Trang 3

I Tính cấp thiết của dự án

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô HàNội nói chung, các quận, huyện của thành phố cũng đang bớc vào một quá trìnhcông nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá (ĐTH) hết sức nhanh chóng Để giúp các

địa phơng có thể điều hành một cách hiệu quả công tác quản lý vĩ mô kinh tế xãhội (KTXH) trên địa bàn quận, phát huy mọi nguồn lực để đón trớc những cơhội đã và đang xuất hiện, tránh đợc những sai lầm không đáng có do quá trìnhphát triển tự phát gây ra, quận cần phải xây dựng cho mình một hệ thống kếhoạch định hớng phát triển KTXH Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH trên

địa bàn quận chính là một bộ phận không thể thiếu đợc trong hệ thống kế hoạch

đó Nó sẽ giúp cho các cấp, các ngành phối hợp hoạt động theo định hớngchung đã vạch ra

Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH là một mắt xích quan trọng, thểhiện ý đồ nhất quán về phát triển KTXH của quận trong dài hạn, và đó là mộttrong những căn cứ để xây dựng kế hoạch hàng năm của địa phơng

Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH cũng là căn cứ để phối hợp hoạt

động giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế (TPKT) trên từng địabàn, mà sự phối hợp đó giúp loại trừ những chồng chéo, phát huy sức mạnh tổnghợp của các ngành, các lĩnh vực trên từng địa phơng Nhờ đó, những nguồn lựcsẵn có trên địa bàn quận sẽ đợc khai thác triệt để và hiệu quả nhất vào phục vụcông cuộc phát triển KTXH

Nh vậy, Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH quận Hoàng Mai là khâucơ sở quan trọng của toàn bộ quá trình kế hoạch hoá (KHH) phát triển KTXHtrên địa bàn quận

II Mục tiêu của dự án

- Đánh giá chính xác và khách quan các cơ hội và yếu tố tiềm năng, nguồn

lực phát triển KTXH của quận, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, vớngmắc và những tồn tại trong phát triển KTXH của quận trong những nămqua

- Phân tích, đánh giá thực trạng các ngành, các lĩnh vực của Hoàng Mai

trong thời gian từ năm 1996 đến 2004, trong đó tập trung vào giai đoạn từnăm 2000 đến nay

- Xây dựng các quan điểm, phơng hớng phát triển các ngành, các lĩnh vực

trên địa bàn quận

Trang 4

- Xây dựng Quy hoạch Phát triển đến năm 2015 cho các ngành kinh tế, xã

hội, các lĩnh vực chủ yếu của Hoàng Mai

- Trong quá trình làm quy hoạch, các ngành, các cấp sẽ có cơ hội để nắm

lại thực trạng của ngành và cấp mình, từ đó để có đợc những phơng hớngphù hợp trong công tác quản lý trong thời gian tới

III Yêu cầu của dự án

- Dự án đảm bảo tính khoa học, tức là phù hợp với chiến lợc phát triển

chung của cả nớc, chiến lợc và quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội

đến năm 2010, và định hớng đến năm 2015, đồng thời phù hợp với điềukiện cụ thể của Hoàng Mai

- Dự án Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH quận Hoàng Mai đợc xây

dựng đến năm 2015, nhng có đặt trong tầm nhìn đến năm 2020

- Dự án đợc xây dựng trong mối quan hệ tổng thể giữa các ngành, các lĩnh

vực, các cấp trong khoảng thời gian tơng đối dài, đến năm 2015 và đặttrong tầm nhìn đến năm 2020

IV Những căn cứ xây dựng dự án

Việc hoạch định quy hoạch phát triển KTXH quận Hoàng Mai trong thờigian tới dựa vào các căn cứ chủ yếu sau đây:

- Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về “Phơng hớng,

nhiệm vụ phát triển thủ đô trong thời kỳ 2001-2010”

- Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII

(12/2000)

- Định hớng phát triển KTXH của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010 và

nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001 – 2005

- Quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực của Hà Nội giai đoạn 2001 –

2010

- Quyết định 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về

việc thành lập quận Hoàng Mai

- Quyết định 90/2004/QĐUB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về phê

duyệt Quy hoạch cửa ô phía Nam thủ đô

Trang 5

- Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 1998 của Thủ tớng

Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đếnnăm 2020

- Những nguồn lực và lợi thế của quận, trong đó nổi bật là vị trí cửa ngõ thủ

đô, đầu mối giao lu kinh tế, đội ngũ lao động dồi dào, tiềm năng đất đaicòn lớn

- Những thành tựu đạt đợc bớc đầu rất đáng khích lệ, và sự hỗ trợ tích cực của

lãnh đạo thành phố đối với quận mới thành lập

- Các dự báo KTXH thời kỳ 2005 –2015 và đến 2020

- Phạm vi không gian: Trong địa giới hành chính của quận Hoàng Mai

- Phạm vi thời gian: Quy hoạch đợc xây dựng trong khoảng thời gian từ

năm 2006 đến năm 2015, đặt trong tầm nhìn đến năm 2020

- Phạm vi các ngành, các lĩnh vực: tất cả các ngành, lĩnh vực KTXH chủ

yếu trên địa bàn quận Hoàng Mai, không phân biệt do cấp nào quản lý

VI Phơng pháp thực hiện dự án

- Điều tra thống kê chọn mẫu tại các phờng của quận Hoàng Mai

- Nghe báo cáo, trao đổi và tổ chức hội thảo về tình hình phát triển KTXH

tại các phờng

- Thu thập thông tin KTXH từ Cục Thống kê Hà Nội

- Thu thập thông tin KTXH từ Phòng Thống kê và các phòng ban khác có

liên quan của quận Hoàng Mai

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề tại quận

- Thu thập thông tin KTXH từ các nguồn khác để đối chiếu, so sánh xử lý

và tìm ra những tài liệu đáng tin cậy nhất phục vụ cho công tác quyhoạch

- Xử lý số liệu điều tra thống kê bằng các phần mềm máy tính để đảm bảo

độ chính xác và tin cậy cao

- Cơ quan t vấn tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành và liên ngành giữa

các cấp để tranh thủ ý kiến các chuyên gia về phát triển các ngành, cáclĩnh vực trên địa bàn quận

- Cơ quan t vấn sẽ nghiên cứu, khai thác các dự án, các báo cáo chuyên đề

đã đợc thực hiện trên địa bàn quận để xây dựng quy hoạch tổng thể

Trang 6

- Ngoài ra, quận và cơ quan t vấn sẽ áp dụng một số phơng pháp cần thiết

khác để thực hiện tốt nhất Dự án Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXHquận Hoàng Mai

VII Kết cấu của dự án

Phần thứ nhất Các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển KTXH của

quận Hoàng MaiPhần thứ hai Thực trạng phát triển KTXH trên địa bàn quận Hoàng Mai

trong thời gian quaPhần thứ ba Nội dung Quy hoạch Tổng thể Phát triển KTXH quận Hoàng

Mai giai đoạn 2006-2015 và định hớng đến 2020

Phần thứ t Các giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể quận Hoàng Mai

và các kiến nghị

Trang 7

các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển

Kinh tế xã hội của quận hoàng mai

Quận Hoàng Mai là một quận mới của thành phố Hà Nội, đợc thành lậptheo Nghị định số 132/2003/NĐ - CP ban hành ngày 6/11/2003 của Chính phủ

và chính thức hoạt động từ ngày 1/1/2004 Quận có 14 đơn vị hành chính cấpphờng hình thành trên cơ sở sáp nhập 5 phờng thuộc quận Hai Bà Trng (HoàngVăn Thụ, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Tơng Mai) với 9 xã thuộc huyện ThanhTrì (Thanh Trì, Trần Phú, Thịnh Liệt, Đại Kim, Lĩnh Nam, Hoàng Liệt, Yên Sở,Vĩnh Hng, Định Công) Tuy mới đợc thành lập nhng Hoàng Mai có những yếu

tố tiềm năng và nguồn lực đặc thù, đảm bảo thuận lợi cho phát triển KTXH củaquận nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung

1 Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp quận Hai

Bà Trng, phía nam và phía tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, phía

Đông giáp sông Hồng với bờ bên kia là huyện Gia Lâm Địa bàn quận rộng từBắc xuống Nam khoảng 5 km, từ Đông tới Tây khoảng 12 km Với lợi thế cửangõ phía nam thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận theo hớng Bắc – Nam có đ-ờng quốc lộ 1A, đờng Tam Trinh, đờng Lĩnh Nam, nối giữa Đông – Tây và đ-ờng vành đai 3 có cầu Thanh Trì chạy qua ở đây có các tuyến giao thông đờng

bộ, đờng sắt nối thủ đô với các địa phơng khác trong cả nớc Thêm vào đó, sôngHồng ở phía Đông cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông

đờng thủy với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núiphía Bắc Vị trí địa lý thuận lợi này của quận chính là điều kiện để mở rộng giao

lu, lu thông hàng hóa và dịch vụ, tạo tiền đề để phát triển kinh tế, văn hóa và xãhội của quận trong tơng lai

Là một quận đợc hình thành từ một phần của quận Hai Bà Trng với đặc

tr-ng là sản xuất côtr-ng tr-nghiệp (SXCN) đặc biệt là côtr-ng tr-nghiệp nhẹ và huyện tr-ngoạithành Thanh Trì sản xuất thực phẩm và đang trong quá trình ĐTH nhanh, quận

có điều kiện phát triển các khu dân c mói và phát triển SXCN, nông nghiệp vàhoạt động dịch vụ để hình thành cơ cấu kinh tế (CCKT) đa ngành, tạo điều kiệncho phát triển KTXH của quận

Trang 8

2 Thời tiết, khí hậu

Hoàng Mai có cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, đó làkhí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm -

ớt, ma nhiều Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khôlạnh, nhng cuối mùa lại ma phùn ẩm ớt Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạocho Hoàng Mai cũng nh Hà Nội có 4 mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông

Biểu 1.1: Số giờ nắng, lợng ma, độ ẩm, nhiệt độ trung bình của Hà Nội,

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2003

Nhiệt độ trung bình trong năm của Hà Nội cũng nh của Hoàng Mai là

25oC, nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 với nhiệt độ cao nhất thờng xảy ra vàotháng 7 là 37 - 38 oC Tháng lạnh nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 với nhiệt độthấp nhất thờng xảy ra vào tháng Giêng, khoảng 9-13 oC Giữa các tháng trongnăm nhiệt độ trung bình không dao động lớn (< 14 oC)

Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 80% và độ ẩm này cũng rất ít thay

đổi theo các tháng trong năm, thờng dao động ở mức 70 – 80%

Số ngày ma trong năm khoảng 144 ngày với tổng lợng ma trung bìnhhàng năm khoảng 1.600 – 1.800 mm Mùa ma (từ tháng 5 đến tháng 10) tậptrung tới 85% lợng ma toàn năm Ma lớn nhất vào tháng 8 với lợng ma trungbình từ 300 – 350 mm Những tháng đầu đông có rất ít ma (<10 mm) nhng nửacuối mùa đông lại có ma phùn ẩm ớt Vào mùa đông, Hà Nội cũng nh HoàngMai còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc gây ra rét đậm và rét hại Tổng sốgiờ nắng trong năm khoảng 1.600 giờ với 220 ngày có nắng

Nhìn chung, thời tiết và khí hậu thuận lợi cho hoạt động sản xuất củaHoàng Mai, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp của các phờng trớc đâythuộc huyện Thanh Trì Song các đợt giông bão vào mùa hè và gió mùa đôngbắc vào mùa đông cũng gây trở ngại ít nhiều cho đời sống dân c và hoạt độngsản xuất

Trang 9

sa bồi tụ thờng xuyên nên có độ cao trung bình thờng cao hơn vùng đất trong đê.Giữa vùng bãi và đê có nhiều đầm hồ trũng chạy ven chân đê là nơi giữ nớc vàomùa khô Đất đai vùng bãi thuộc loại đất bồi tụ hàng năm, thờng bị ngập nớcvào mùa lũ nên vùng này rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau màu thựcphẩm, nhất là các loại rau an toàn.

Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi cáctrục giao thông Pháp Vân – Yên Sở, đờng 70A và các sông tiêu nớc thải củathành phố nh sông Kim Ngu, sông Sét, sông Lừ nên đã hình thành các tiểu vùngnhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng Địa hình này một mặt gây những khó khăn dotình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi

ma to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi thủysản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nớc Ngoài ra, các vùng đất ngập nớcthờng xuyên có lớp đất đá với tính cơ lý yếu, không thuận lợi cho việc xây dựngcác công trình lớn

4 Tài nguyên và môi trờng

Trên địa bàn quận Hoàng Mai cho đến nay không xác định đợc có loại tàinguyên, khoáng sản gì quý, ngoại trừ cát ven sông và than bùn rải rác ở vùng

đầm hồ trong quận Dọc theo ven sông Hồng thuộc địa phận các xã Thanh Trì,Lĩnh Nam có các bãi cát tự nhiên bồi tụ, mỗi năm có thể khai thác hàng vạn m3cát phục vụ xây dựng trong vùng Than bùn có rải rác ở các hồ vùng Yên Sở vớitrữ lợng không nhiều, tầng dày lớp than có thể khai thác rất mỏng, thêm vào đócác mẫu than bùn qua thí nghiệm cho thấy năng suất tỏa nhiệt không cao (từ3.800 –5.300 calo/kg) Do vậy, việc khai thác than bùn ở vùng này là không cóhiệu quả kinh tế Trong quá trình khoan thăm dò địa tầng đã phát hiện trên địabàn phờng Định Công có mỏ nớc khoáng hiện đã đa vào khai thác, song hàm l-ợng các nguyên tố vi lợng không cao và trữ lợng cũng không lớn

Về môi trờng, do trên địa bàn quận Hoàng Mai có các khu công nghiệp(KCN) Vĩnh Tuy – Minh Khai và Trơng Định - Đuôi Cá (Hoàng Liệt) và cáccông trờng xây dựng các khu đô thị mới nh Đại Kim, Định Công, Đền Lừ nêntình trạng ô nhiễm là rất lớn và phổ biến Ngoài ra, các nguồn nớc thải của thànhphố chảy qua ba con sông Kim Ngu, sông Lừ và sông Sét đổ về hệ thống hồ điềuhòa Yên Sở thuộc địa bàn quận trớc khi chảy ra sông Hồng Nguồn nớc thải này

Trang 10

cũng đang là nguồn gây ô nhiễm tới hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bànquận, nhất là sản xuất thực phẩm tơi sống, có nguy cơ gây nhiều bệnh tật chocon ngời Nớc thải còn gây ô nhiễm không khí, ảnh hởng đến sinh hoạt của dân

c Nh vậy, giải quyết ô nhiễm môi trờng ở Hoàng Mai là một vấn đề lớn cần đợcquan tâm Nớc thải công nghiệp và nớc thải sinh hoạt cần có hệ thống xử lý trớckhi đổ ra sông tiêu, đồng thời cần tăng cờng đầu t hệ thống cơ sở hạ tầng(CSHT) cung cấp nớc sạch cho sinh hoạt dân c và bố trí cơ cấu sản xuất phùhợp

5 Cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử văn hóa

Hoàng Mai có địa hình trũng, diện tích sông hồ và đầm tự nhiên lớn vớicảnh quan thiên nhiên đẹp nh: khu vực Đầm Sen ở Định Công, Công viên Yên

Sở cùng hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, đất ngoài bãi sông Hồng… là những

địa điểm thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí.Bên cạnh đó, Hoàng Mai còn có lợi thế là một quận có nhiều phờng hình thành

từ các xã thuộc huyện Thanh Trì, hàng năm đều tổ chức các hoạt động lễ hộilàng từ 1 đến 2 ngày Một số lễ hội lớn, tiêu biểu trên địa bàn quận nh lễ hội cấpthủy tại Lĩnh Nam, Trần Phú là lễ hội lấy nớc sông Hồng; lễ hội thủ thần ChuVăn An ở Đại Kim Đây chính là những điểm thu hút khách tham quan trongnhững mùa lễ hội Ngoài cảnh quan thiên nhiên và lễ hội truyền thống, trên địabàn quận còn có một số nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời, là một nét vănhóa đẹp đang đợc gìn giữ và phát huy nh bánh kẹo Đại Kim, kim hoàn ĐịnhCông, bún Tứ Kỳ Những địa chỉ làng nghề này có khả năng đóng góp đáng kểvào phát triển kinh tế địa phơng đồng thời cũng là điểm thu hút khách du lịchtham quan tìm hiểu nghề truyền thống

Tóm lại, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện của quận Hoàng Mai đã tạo ranhững điều kiện thuận lợi để phát triển KTXH, cải thiện đời sống vật chất, tinhthần cho dân c Vấn đề quan trọng đặt ra là phải khai thác có hiệu quả các lợithế đó, biến chúng từ tiềm năng trở thành hiện thực

1 Một số đặc điểm chủ yếu về kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai

1.1 Về kinh tế

Trong giai đoạn 2000 – 2004 vừa qua, tốc độ tăng trởng kinh tế mỗi nămcủa quận đạt từ 14% đến 14,5%, trong đó tăng trởng bình quân công nghiệp(CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN), xây dựng cơ bản (XDCB) đạt 16%, tăng tr-ởng bình quân thơng mại dịch vụ (TMDV) đạt 16%, tăng trởng bình quân nôngnghiệp đạt 2,5% Là một quận đợc hình thành trên cơ sở 9 xã thuộc huyệnThanh Trì với chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và 5 phờng thuộc quận Hai BàTrng SXCN là chủ yếu, nên hoạt động sản xuất của quận Hoàng Mai là sự kếthợp cả sản xuất nông nghiệp, công nghiệp bên cạnh đó là TMDV CCKT theo

Trang 11

giá trị sản xuất (GTSX) của quận là công nghiệp, TTCN, xây dựng – TMDV –Nông nghiệp Năm 2005, tổng GTSX do quận quản lý ớc đạt 1.392,2 tỷ đồng,tăng 17,5% so với năm 2004 Trong đó, GTSX các ngành CN-TTCN-XD đạt778,9 tỉ đồng (chiếm tỉ trọng 55,9%), tăng 18,4% so với năm 2004; GTSXngành TMDV đạt 617,9 tỉ đồng (chiếm 37,8%) và GTSX nông nghiệp – thủysản đạt 87,5 tỉ đồng (chiếm 6,3%)

Công nghiệp, TTCN, xây dựng Hiện tại trên địa bàn theo sổ đăng ký có

675 doanh nghiệp, thực tế hoạt động là 421 doanh nghiệp Trong đó, số doanhnghiệp công nghiệp là 125; số doanh nghiệp hoạt động xây dựng là 32; hợp tácxã (HTX) CN-TTCN là 24 Còn lại là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vựckhác Các doanh nghiệp có vốn cố định từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng và cao nhất làCông ty cổ phần thiết bị và xây dựng Tràng An với số vốn đăng ký là 30 tỷ đồng.Các doanh nghiệp không bố trí tập trung mà dàn trải trên toàn địa bàn Nhiều cơ

sở và hộ sản xuất đã mạnh dạn đầu t đổi mới trang thiết bị máy móc, đa côngnghệ mới vào sản xuất, nhờ đó bớc đầu đã có sự phát triển trong nền kinh tế thịtrờng

Thơng mại, dịch vụ Năm 2003, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực TMDV của quận Hoàng Mai là 296 trong đó 288 là doanh nghiệp ngoài nhànớc, 5 doanh nghiệp nhà nớc (DNNN) và 3 doanh nghiệp có vốn đầu t (VĐT) n-

ớc ngoài; có 4 HTX TMDV và 3.800 hộ kinh doanh cá thể Trong số các doanhnghiệp TMDV, lĩnh vực hoạt động chủ yếu vẫn là thơng mại với 237 doanhnghiệp chiếm tỷ trọng 80% trong tổng số doanh nghiệp, còn lại là hoạt độngtrong lĩnh vực dịch vụ – 55 doanh nghiệp - và khách sạn nhà hàng (KSNH) –

4 doanh nghiệp

Trên địa bàn quận có tổng số 12 chợ trong đó có 3 chợ có ban quản lý,còn lại các chợ là do phờng quản lý Các chợ hầu hết cha đợc cải tạo, cha đảmbảo cảnh quan, môi trờng, an toàn thực phẩm và văn minh thơng nghiệp

Nông nghiệp Hiện toàn quận có 13 HTX nông nghiệp hoạt động theo

Luật HTX, 4 HTX thủy sản Năm 2003, diện tích trồng lúa của toàn quận là 445

ha, trong đó chủ yếu tập trung ở các phờng Yên Sở (177 ha), Hoàng Liệt (133ha), Đại Kim (77 ha), Trần Phú (55 ha) và một diện tích rất nhỏ thuộc phờngThanh Trì (1 ha) Diện tích trồng lúa trong mấy năm gần đây trên địa bàn quận

đang có xu hớng giảm dần để thay thế bằng các loại cây trồng khác, có giá trịkinh tế cao hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội nh các loại hoa, cây cảnh.Diện tích trồng rau màu của quận hiện nay là 412 ha, trồng hoa là 91 ha

Diện tích nuôi trồng thủy sản của quận năm 2003 là 510,7 ha, trong đódiện tích nuôi cá là 504,9 ha, diện tích nuôi tôm là 5,8 ha rải rác trên địa bàn 9phờng trong quận Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất là phờng Yên

Sở với diện tích là 169,5 ha, trong đó chủ yếu là nuôi cá Diện tích nuôi trồngthủy sản có khả năng tăng lên trong thời gian tới, do chủ trơng của quận sẽchuyển một số diện tích trồng lúa hai vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Trang 12

Chăn nuôi trên địa bàn quận cũng đợc phát triển theo hớng sản xuất hàng hóa.Năm 2003, đàn lợn có 12.779 con, đàn trâu 74 con và đàn bò 325 con.

1.2 Về văn hoá xã hội

Trên toàn quận có 57 trờng học, trong đó có 48 trờng công lập, 4 nhà trẻ tthục, 5 nhà trẻ thuộc khối cơ quan xí nghiệp Tổng số học sinh toàn quận có27.500 học sinh với 1.365 thày cô giáo và cán bộ công nhân viên trong ngànhgiáo dục Ngành giáo dục quận đã duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt100% Học sinh tốt nghiệp cấp 1 vào lớp 6 đạt 100% Tỉ lệ học sinh tiểu học đợchọc 2 ca/ngày năm 2005 ớc đạt 99,05%, còn tỉ lệ này ở khối học sinh trung họccơ sở (THCS) là 60,88%

Bộ máy cán bộ y tế của quận đợc kiện toàn từ trung tâm y tế đến các trạmxá phờng 100% số phờng có bác sỹ, công tác khám chữa bệnh ban đầu chonhân dân từng bớc đợc nâng cao Năm 2005, quận có 7 trạm y tế đạt chuẩn quốcgia Tỉ lệ suy dinh dỡng ở trẻ em ớc chỉ còn 11,3%

Là địa bàn có nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống, Hoàng Mai đã

có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn lực của toàn xã hội vào tôn tạo.trùng tu các di tích và khôi phục lễ hội truyền thống Công tác xây dựng gia đìnhvăn hoá và nếp sống mới có nhiều tiến bộ Năm 2005, toàn quận đã có 80% số

hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá mới” Hoạt động thể dục thể thao(TDTT) cũng đợc phát triển mạnh Hiện nay, 100% số trờng học trên địa bànquận đã có giờ TDTT nội khoá Số ngời tham gia luyện tập TDTT thờng xuyên ởmọi lứa tuổi tăng nhanh, năm 2005 đạt tỉ lệ 28%

Trong công tác xã hội, các chơng trình xoá đói giảm nghèo và chính sáchxã hội đã đợc thực hiện tốt Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn cũ) năm 2004 chỉ còn0,9% và đến năm 2005 dự kiến chỉ còn 0,3% Quận cũng đã có thành tích nổibật trong vấn đề giải quyết việc làm Bằng cách tranh thủ nguồn vốn tf nhiềunguồn khác nhau để hỗ trợ giải quyết việc làm, năm 2005, quận đã tạo đợc4.100 chỗ làm mới, trong đó riêng khu vực ngoài quốc doanh đã tạo thêm đợctrên 80% tổng số việc làm mới đã tạo thêm đợc

2 Đặc điểm về nguồn lực phát triển

2.1 Nguồn lực đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hoàng Mai là 4.042 ha, đây có thểnói là quận đứng đầu các quận nội thành của Hà Nội về diện tích đất tự nhiên.Trong đó, có 1.353,28 ha đất ở (chiếm 34,21% diện tích đất tự nhiên; 1.296,46

ha đất nông nghiệp (chiếm 32,78% diện tích đất tự nhiên) còn lại là đất chuyên

Trang 13

dùng và đất cha sử dụng Cơ cấu đất đai này của quận Hoàng Mai có thể nhìnthấy rõ hơn qua Hình 1.1 trang bên.

Đất nông nghiệp Với diện tích đất nông nghiệp là 1.296,46 ha, quận

Hoàng Mai có 445 ha đất trồng lúa, trồng rau màu 412 ha, trồng hoa 91 ha và510,7 ha mặt nớc nuôi trồng thủy sản Nh vậy có thể thấy rằng, ngoài phần diệntích đất nông nghiệp chuyên dụng, mấy năm gần đây do giá trị kinh tế của cácloại rau sạch và hoa cây cảnh ngày càng tăng lên nên một số hộ gia đình trên địabàn quận đã chuyển phần vờn tạp trong diện tích đất ở sang đất làm kinh tế, chủyếu trồng hoa, cây cảnh xen lẫn các khu dân c Chính điều này đã làm choHoàng Mai có dáng dấp "phố vờn"- một nét đẹp độc đáo của quận và diện tích

đất sử dụng cho hoạt động nông nghiệp của Hoàng Mai lớn hơn diện tích đấtnông nghiệp chuyên dụng của quận

Hình 1.1: Cơ cấu các loại đất của quận Hoàng Mai

Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếcủa quận Đây là quỹ đất có thể dành cho phát triển nông nghiệp đô thị vớinhững nét đặc trng của nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, là tiềm năngcho phát triển "phố vờn", "nhà vờn", phục vụ cho du lịch, dịch vụ, kết hợp giữakinh tế nông nghiệp và kinh tế du lịch, tạo nên nét độc đáo, tinh tế mà các quậnkhác trong nội thành cũ không có đợc Đồng thời, đây cũng là quỹ đất dự trữ choquá trình ĐTH

Tuy nhiên, thực tế hiện nay mặc dù đất nông nghiệp đã có quyết định traoquyền sử dụng cho ngời nông dân nhng công việc này vẫn tiến hành rất chậmchạp Thêm vào đó, quận là một trong những địa bàn đang trong quá trình ĐTHnhanh, song vẫn cha có quy hoạch chi tiết đồng bộ, do đó việc sử dụng đất cha

đạt hiệu quả cao, ngời nông dân không yên tâm đầu t sản xuất

Đất chuyên dùng và đất cha sử dụng Có thể thấy rằng quỹ đất này của

Hoàng Mai là tơng đối lớn, chiếm tới 33,01% diện tích đất tự nhiên của toànquận Với quỹ đất tơng đối lớn nhng hiện nay, diện tích đất sử dụng cho cáccông trình hạ tầng văn hóa xã hội (VHXH) và công trình phát triển kinh tế củatoàn quận vẫn còn chiếm một phần rất nhỏ (chỉ khoảng 2% quỹ đất)

Trang 14

Trong một vài năm tới, quận có dự tính quy hoạch mở rộng phần diện tích

sử dụng cho các công trình hạ tầng VHXH và công trình phát triển kinh tế lênkhoảng 1.275.178 m2, và thu hồi một phần đất khoảng 610 ha (465 ha đất nôngnghiệp, 80 ha đất thổ c và 65 ha đất chuyên dùng) để sử dụng cho một số dự ánxây dựng CSHT Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với phần diệntích đất của quận hiện có Phần quỹ đất còn lại chính là tiềm năng cần đợc khaithác trong những năm tới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) manglại giá trị kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực

du lịch, thơng mại và khai thác vật liệu xây dựng (VLXD) Đây cũng chính làquỹ đất để quận có thể sử dụng trong quy hoạch xây dựng CSHT theo đúng yêucầu về quy mô của đô thị hiện đại Đất đai là lợi thế của quận Hoàng Mai, mặc

dù vậy đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên cố định và có giới hạn nêncần phải sử dụng lợi thế này một cách có hiệu quả

2.2 Dân số và nguồn nhân lực

Dân số Tính đến ngày 31/12/2004, dân số trung bình của Hoàng Mai là

224.389 ngời trong đó dân số nữ là 112.160 ngời chiếm 49,98% Mật độ dân sốtrung bình là 5.467 ngời/km2

Biểu 1.2: Tình hình dân số quận Hoàng Mai đến ngày 31/12 hàng năm

Đơn vị tính: ngời

Dân số 156.600 165.908 169.350 176.503 204.894 224.389 Trong đó: + Nam 74.767 83.939 85.685 88.963 106.701 112.229 + Nữ 81.833 81.969 83.665 87.540 98.193 112.160 Trong đó: + Thành thị 71.565 81.039 82.394 83.912 90.759 224.389 + Nông thôn 85.035 84.869 86.956 92.591 114.135 -

do di c đến địa bàn Chính vì vậy trong thời gian tới, quận Hoàng Mai cần quantâm để có những biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát đợc vấn đề này

Nguồn lao động Quy mô, tốc độ tăng của nguồn lao động phụ thuộc vào

quy mô và tốc độ tăng dân số Tình hình lao động của quận Hoàng Mai qua cácnăm đợc thể hiện qua Biểu 1.3 sau đây:

Trang 15

Biểu 1.3: Tình hình lao động quận Hoàng Mai qua các năm

Đơn vị: ngời

1- Tổng số nhân khẩu 156.600 165.908 169.350 176.503 204.894 224.389 2- Số ngời trong độ tuổi lao động 101.643 107.686 109.919 114.561 132.989 145.628 3- Trình độ chuyên môn kỹ thuật

- Cao đẳng, đại học, trên đại học 23.845 25.261 25.780 26.866 31.166 34.127

- Trung học chuyên nghiệp 8.896 9.424 9.620 10.026 11.638 12.744

- Công nhân kỹ thuật có bằng 7.573 8.022 8.190 8.537 9.909 10.850

- Lao động phổ thông 61.171 64.815 66.159 68.954 80.045 87.652

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy, nguồn lao động của quận rất dồi dào.Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 64,9% tổng số nhân khẩu của toànquận Trong một vài năm gần đây, mặc dù dân số khu vực nông thôn tăng lên doluồng di dân cơ học đổ vào các phờng trớc đây thuộc huyện Thanh Trì, songcùng với sự chuyển dịch tích cực trong CCKT, giảm dần tỷ trọng của khu vựcnông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ Lao động trong khu vựcnông nghiệp cũng từng bớc giảm dần (năm 1999 là 14.905 ngời thì đến năm

2003 còn 10.312 ngời), đồng thời lao động hoạt động trong lĩnh vực TMDVcũng tăng lên đáng kể (3.252 ngời năm 2000 lên đến 6.885 ngời năm 2003)

Xét về mặt chất lợng lao động, năm 2004, quận có 34.127 ngời trong độtuổi lao động có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học, chiếm 0,17%; 12.744ngời trong độ tuổi lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp (THCN), chiếm8,75%; 10.850 lao động công nhân kỹ thuật (CNKT), chiếm 7,45% và 87.652lao động phổ thông, chiếm 60,19% Cơ cấu lao động của quận là 1 đại học -0,37 THCN - 0,32 CNKT Nếu so sánh với tính toán của các chuyên gia, cơ cấulao động hợp lý cho Việt Nam giai đoạn này là 1 đại học - 5 THCN - 10 CNKThoặc 1 đại học - 4 THCN - 14 CNKT1 thì cơ cấu lao động của quận Hoàng Maicòn rất mất cân đối Mặc dù lao động có trình độ chuyên môn cao chính là một

động lực cho quá trình phát triển kinh tế, song nếu vẫn duy trì cơ cấu nh hiệnnay, trên địa bàn quận sẽ xuất hiện nguy cơ “thừa thầy thiếu thợ” Chính vì vậy,trong thời gian tới cần phải thay đổi theo hớng tăng nhanh số lợng CNKT và lao

động có trình độ THCN

Hình 1.2: Chất lợng lao động của quận Hoàng Mai năm 2004

Trang 16

Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu của Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

Số lao động phổ thông cha qua đào tạo, không có bằng cấp chuyên mônvẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao (60%) Với thực trạng chất lợng lao động nhvậy, quận Hoàng Mai khó có thể đáp ứng đợc yêu cầu trong tơng lai cùng vớiquá trình ĐTH Tình trạng mất dần đất nông nghiệp, nhờng chỗ cho các dự ánphát triển trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sẽ làm d thừa một lợng lớn lao

động phổ thông Điều này đòi hỏi quận phải có những kế hoạch cụ thể nhằm đàotạo lại, đào tạo tại chỗ, bổ sung nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn vàonguồn nhân lực

2.3 Khả năng khai thác thị trờng

Là quận nội thành nằm án ngữ ở phía nam thành phố, có điều kiện thuậnlợi về giao thông thủy bộ, quận Hoàng Mai có nhiều u thế trong việc phát triểnthị trờng đối với khu vực nội thành và giao lu hàng hóa với các địa phơng kháctrong cả nớc

Trớc hết, đối với thị trờng rộng lớn của Hà Nội, Hoàng Mai là nơi có điềukiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ vào cung cấp cho nộithành, thông qua các trục đờng chính nh quốc lộ 1A và hệ thống các đờng giaothông khu vực giáp ranh với quận Hai Bà Trng và hớng sang quận Thanh Xuân

Dân số và mật độ khá đông cũng là một thị trờng tiêu thụ tại chỗ rất lớn

Sự phát triển KTXH làm tăng mức sống dân c trên địa bàn quận Quá trình ĐTHnhanh cho thấy thị trờng tiềm năng lớn về các loại sản phẩm, ví dụ nh VLXD.Nhu cầu dịch vụ vui chơi giải trí sẽ tăng nhanh và khả năng hạn chế hiện naytrong lĩnh vực này cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển các loại hình dịch

vụ này trên địa bàn quận

Ngoài thị trờng rộng lớn của Hà Nội, chỉ tính riêng vùng Bắc Bộ, vào năm

2010, dân số của vùng này là khoảng 48 triệu ngời với mức thu nhập bình quân

đầu ngời dự tính đến năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2000, đây sẽ là mộtthị trờng đầy tiềm năng Những mặt hàng chủ yếu mà các tỉnh Bắc Bộ và nhiều

Trang 17

địa phơng trong cả nớc có nhu cầu khá lớn là hoa, cây cảnh, giày dép, quần áo,bánh kẹo…, cũng là những sản phẩm mà quận đang có u thế Vì vậy, thị trờngnội địa cho các sản phẩm của Hoàng Mai có nhiều tiềm năng, đòi hỏi quận cócác biện pháp thích hợp để mở rộng thị trờng này.

Trong xu thế quốc tế hoá và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Hà Nộinói chung và quận Hoàng Mai nói riêng sẽ có nhiều thời cơ thuận lợi để thúc

đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trờng sản phẩm ra nớc ngoài, đặcbiệt đối với các mặt hàng dệt may, công nghiệp nhẹ là những sản phẩm côngnghiệp chính của Hoàng Mai hiện nay

III Đánh giá chung về tiềm năng phát triển của quận

Hoàng Mai

Qua phân tích, đánh giá về tiềm năng, nguồn lực phát triển KTXH củaquận Hoàng Mai, có thể rút ra một số đánh giá mang tính tổng hợp sau đây:

1 Tiềm năng và thuận lợi

Nhìn chung quận Hoàng Mai có nhiều tiềm năng và triển vọng cho pháttriển các ngành: TMDV-du lịch, công nghiệp và nông nghiệp sinh thái

Đối với ngành nông nghiệp Với tiềm năng về đất đai và nguồn lao động

dồi dào, điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cộng thêm với kinh nghiệmsản xuất nông nghiệp truyền thống, quận Hoàng Mai có nhiều điều kiện chophát triển nông nghiệp sạch, trồng các loại cây và hoa cao cấp, cùng với kinh tế

du lịch, đa kinh tế của quận ngày càng phát triển Hòa cùng xu thế chung pháttriển KTXH của thủ đô, quá trình ĐTH ở Hoàng Mai cũng sẽ diễn ra ngày càngmạnh, nhng nông nghiệp của Hoàng Mai sẽ không thể mất đi, mà ngợc lạinhững vùng, vờn sinh thái sẽ trở thành một khu đặc thù của quận và cũng trởthành một đặc thù cho thủ đô

Không chỉ có trồng trọt, với hệ thống ao hồ đầm có diện tích mặt nớc lớn,Hoàng Mai có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản Bên cạnh

đó, sản phẩm nông nghiệp của quận lại có thị trờng tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội

và có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi cho lu thông hàng hóa nông sảnsang các vùng lân cận

Đối với ngành công nghiệp và TTCN Với lợi thế về nguồn lao động dồi

dào, vị trí địa lý thuận lợi và có một số KCN, chủ yếu là công nghiệp nhẹ tậptrung trên địa bàn quận, cùng với quỹ đất cha sử dụng còn rất dồi dào, những lợithế này có thể tạo điều kiện thu hút các nguồn lực để phát triển sản xuất cácngành công nghiệp hiện có trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp dệt may, đápứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trờng trong nớc và quốc tế

Trang 18

Hoàng Mai là một quận hiện còn duy trì rất nhiều nghề thủ công truyềnthống nh làm bún, bánh cuốn, kim hoàn, bánh kẹo Cùng với sự phát triển của

du lịch, các ngành TTCN cũng có điều kiện phát triển Đó là những sản phẩm dulịch - những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với tính chất sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ vàkhông ảnh hởng đến môi trờng, góp phần phát triển kinh tế và giải quyết việclàm tại địa phơng

Đối với ngành dịch vụ Ví trí địa lý của Hoàng Mai cùng với điều kiện tự

nhiên, cảnh quan thiên nhiên là tiềm năng lớn riêng có của quận cho phát triểnkinh tế du lịch, dịch vụ Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đời sống của nhân dân đợc cải thiện nhiều thì nhu cầu vui chơi, giải trícũng theo đó tăng lên Những nhà vờn sinh thái, những địa điểm vui chơi thoángmát với diện tích mặt nớc lớn nh ở Hoàng Mai chính là những địa điểm thu dulịch cuối tuần đầy hấp dẫn đối với du khách

Vị trí địa lý cửa ngõ phía nam thủ đô với hệ thống giao thông thủy, bộthuận lợi, lại có cả tuyến đờng sắt chạy qua tạo điều kiện cho hoạt động giaothông vận tải, cho việc giao lu hàng hóa với các địa phơng trong cả nớc

2 Những hạn chế và khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, những tiềm năng để phát triển KTXH, HoàngMai cũng còn gặp phải một số khó khăn, thách thức cần khắc phục

Một là, quận Hoàng Mai là một quận mới đợc thành lập, tuy có tốc độ

ĐTH rất nhanh, nhng cha có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hoànchỉnh nên việc quản lý quy hoạch gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hởng trựctiếp đến đầu t sản xuất của nhân dân Tình trạng xây dựng không phép diễn raphổ biến, các trờng hợp xây dựng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp vẫn cònxảy ra

Hai là, do mới đợc hình thành trên cơ sở sáp nhập từ 5 phờng của quận

Hai Bà Trng và 9 xã của huyện Thanh Trì nên quận Hoàng Mai có đặc trng là hạtầng kỹ thuật (HTKT) còn rất lạc hậu, không đồng bộ, còn thấp xa so với yêucầu xây dựng thủ đô văn minh hiện đại Tình trạng ô nhiễm môi trờng còn diễn

ra ở nhiều nơi, đợc xem nh một thách thức khi phát triển đô thị và phát triểnKTXH của quận Các tuyến đờng chính chủ yếu nh đờng vành đai 2,5 cha mởthông đợc, đờng Tam Trinh và đờng Lĩnh Nam cha đợc cải tạo mở rộng Trêncác tuyến đờng khác nh đờng Hoàng Mai, đờng Giáp Bát, hệ thống thoát nớcxuống cấp trầm trọng nhiều năm vẫn cha đợc cải tạo Đờng làng ngõ xóm nhiềunơi vẫn là đờng gạch

Ba là, quận Hoàng Mai có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, lao động

cha qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao Cơ cấu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng

Trang 19

Đây cũng là một thách thức to lớn trong quá trình phát triển KTXH trên địa bànquận.

Bốn là, do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, với tốc độ ĐTH cao,

quận Hoàng Mai đang phải đơng đầu với một dòng di c tự do của các quận vàcác tỉnh khác Tốc độ tăng dân số cơ học cao đang là sức ép về mọi mặt cho quátrình phát triển kinh tế của quận

Cuối cùng, tình trạng cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế ngày

càng gay gắt gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế trên địa bàn quận

Tóm lại, khó khăn còn nhiều nhng triển vọng cho phát triển KTXH của

quận Hoàng Mai rất lớn Điều có ý nghĩa quan trọng là phải khai thác hợp lý và

có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế hiện có để quận có thể nhanh chóng pháttriển KTXH, nâng cao đời sống của nhân dân

Trang 20

Thực trạng phát triển KTXH của quận hoàng

mai trong thời gian qua

Từ các số liệu thống kê về GTSX trên địa bàn quận qua các năm

2000-2004, có thể thấy tốc độ tăng trởng kinh tế và CCKT thời kỳ qua của quận nhsau:

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trởng kinh tế trên địa bàn quận và khu vực do quận

Trang 21

Biểu 2.2: CCKT trên địa bàn quận và khu vực do quận quản lý

Nguồn: Tính toán từ số liệu do Phòng Thống kê quận Hoàng Mai cung cấp

Từ bảng số liệu trên đây cho thấy, trong giai đoạn 2000 –2004, tốc độtăng trởng kinh tế trên địa bàn cũng nh khu vực do quận quản lý là khá cao.Năm 2004, trong điều kiện quận mới đợc thành lập, mới đi vào hoạt động nhngtốc độ tăng trởng kinh tế đã đạt 15,4%, trong đó công nghiệp tăng trởng 14,6%,dịch vụ 16,97% và nông nghiệp tăng 4,2% Kinh tế do quận quản lý có tốc độcao hơn so với kinh tế trên địa bàn: công nghiệp tăng 17,45%; dịch vụ tăng17,76% và nông nghiệp tăng 4,2% Về CCKT trên địa bàn: công nghiệp chiếm

tỷ trọng cao nhất 59,04%; dịch vụ 39,73% và nông nghiệp chỉ chiếm 1,23%.CCKT khu vực do quận quản lý cũng chuyển dịch tích cực: năm 2000 tỷ trọngcủa công nghiệp là 51,98%, của dịch vụ là 37,54% và nông nghiệp là 10,48% thì

Trang 22

II Thực trạng phát triển công nghiệp Tiểu Thủ

giai đoạn 2000-2004

1 Tổng quan về công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế quận

CN – TTCN – XDCB quận Hoàng Mai bao gồm:

- Bộ phận công nghiệp của trung ơng và thành phố đặt trên địa bàn quận

- Bộ phận công nghiệp vừa và nhỏ, TTCN do quận trực tiếp quản lý

- Bộ phận TTCN nằm trong khu vực dân c nông nghiệp với t cách là lực

l-ợng TTCN không chuyên nghiệp

- Lực lợng xây dựng cơ bàn (XDCB) trong đó có cả lực lợng xây dựng của

trung ơng, thành phố và quận quản lý cũng nh tự hành nghề không thờngxuyên tại các hộ gia đình nông dân

1.1 Đánh giá khái quát

Xu thế phát triển của ngành và từng bộ phận cụ thể đợc thể hiện qua Biểu 2.3trang bên Qua Biểu này cho thấy:

- Tốc độ tăng trởng CN-TTCN-XD của quận Hoàng Mai tơng đối đều từ

năm 2000-2004 Tốc độ này hàng năm khoảng 14-15% xấp xỉ ngang bằngvới tốc độ tăng trởng tổng GTSX của toàn nền kinh tế quận Tuy vậy, tốc

độ tăng trởng kinh tế của quận hàng năm không đều, nó dao động từ 16%, đa tỷ trọng ngành CN-XD từ năm 2000-2004 chiếm khoảng 59-60%

12-so với tổng GTSX toàn nền kinh tế quận Tuy vậy, quy mô số lợng lao

động ngành CN-XD gần nh không có sự biến đổi trong 5 năm, trong khi

đó, lao động ngành dịch vụ lại có động thái tăng khá nhanh Vì vậy, tỷtrọng lao động của ngành CN-XD có xu hớng giảm trong cơ cấu lao động

Trang 23

Biểu 2.3: Quy mô phát triển CN-TTCN-XD thời kỳ 2000-2004

Đơn vị: Tỷ đồng

TS % 2001TS % 2002TS % 2003TS % 2004TS %A

4,606 100 2,762 60 100 2,043 74 0,720 26 0,776 100 0,413 53 100 0,333 81 0,080 19

5,232 100 3,141 60 100 2,339 74 0,802 26 0,885 100 0,477 54 100 0.384 81 0,092 19

5,995 100 3,563 59 100 2,666 75 0,897 25 1,017 100 0,556 55 100 0,450 81 0,106 19

6,912 100 4,085 59 100 3,084 75 1,000 25 1,184 100 0,655 55 100 0,538 82 0,115 18

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

Trang 24

- Sức bật của công nghiệp quận Hoàng Mai nhìn chung là thấp Điều đó

thể hiện ở chỗ, lực lợng công nghiệp của trung ơng và Hà Nội tập trung ở

địa bàn quận rất nhiều từ thời kỳ cơ chế KHH tập trung, nhng trong thời

kỳ đổi mới, so với một số quận huyện khác nh Long Biên, Đông Anh,Hoàn Kiếm, sức bật của Hoàng Mai cha mạnh, cha thu hút đợc nhiều cácnhà đầu t trong nớc và ngoài nớc GTSX CN-XD của Hoàng Mai nhỏ hơnrất nhiều so với một số quận nh Thanh Xuân, Long Biên

- Trong 2 ngành công nghiệp và xây dựng thì tỷ trọng ngành công nghiệp

chiếm cao hơn, khoảng trên 82% Điều này thể hiện u thế của tiểu ngànhcông nghiệp quận so với tiểu ngành xây dựng và đó là một xu hớng tốt,mang tính bền vững trong quá trình phát triển so với một số nơi khác nh

Đông Anh, tỷ trọng xây dựng chiếm tới 40% trong cơ cấu CN-XD

- Trong toàn ngành công nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai thì tỷ trọng

công nghiệp trung ơng và thành phố chiếm u thế cả về GTSX và lao động.Năm 2004, tỷ trọng công nghiệp của thành phố và trung ơng trên địa bànquận chiếm đến 84%, lực lợng công nghiệp do quận quản lý chiếm tỷtrọng ngày càng thấp đi, chỉ còn khoảng 15-16% Mặc dù vậy, so với một

số quận huyện nh Long Biên, Đông Anh, kể cả Thanh Xuân, Hai Bà Trngthì tỷ trọng lực lợng công nghiệp do quận quản lý là khá cao (Các quậnhuyện trên tỷ trọng công nghiệp do địa phơng quản lý chỉ chiếm khoảng5-10%) Điều này cũng thể hiện những u thế nhất định của công nghiệp– TTCN của quận, đặc biệt là những ngành nghề truyền thống vốn có từlâu đời

th-Biểu 2.4: GTSX công nghiệp chia theo loại hình kinh tế

Đơn vị: triệu đồng, giá cố định 2003

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Trang 25

Tổng số 287.802 332.704 384.546 450.492

Trong đó: + Kinh tế hỗn hợp 201.070 241.785 291.984 358.684 + Doanh nghiệp t nhân 2.807 3.179 3.590 3.692 + Hợp tác xã 20.496 21.135 19.860 16.666 + Cá thể 63.429 66.605 69.112 71.450

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

332,70,059118,867,135,324,817,269,4

384,50,054143,777,537,827,621,476,4

450,50,012176,778,551,733,325,784,5

5380,0057207,8107,564,727,930,199,9

Nguồn: Thống kê quận Hoàng Mai

Những kết luận sau đây đợc rút ra qua Biểu 2.5 kể trên:

- Những ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác nh khai thác đá, đất và

các sản phẩm khai thác khác có tỷ lệ nhỏ và xu hớng giảm đi cả về sốtuyệt đối và tỷ trọng Nếu nh năm 2000, tỷ trọng nhóm ngành này cònchiếm khoảng 2% thì đến năm 2004 chỉ còn chiếm gần nh không đáng

kể, trong khi đó tỷ trọng các ngành chế biến ngày càng tăng lên trong cơcấu và chiếm tuyệt đại đa số trong GTSX Điều này khẳng định một điều

là trên địa bàn quận Hoàng Mai những ngành công nghiệp chế biến cónhiều u thế và khả năng phát triển

- Trong nhóm ngành chế biến, ngành công nghiệp cơ kim khí - điện chiếm

tỷ trọng cao nhất, khoảng 39% tổng GTSX ngành công nghiệp trên địabàn quận, bao gồm các sản phẩm kim khí tiêu dùng, máy móc thiết bị, vàcác sản phẩm cơ khí khác Trong số các sản phẩm cơ khí, sản phẩm chếtạo máy móc thiết bị, sản xuất thiết bị điện và các sản phẩm kim khí có tỷtrọng cao nhất và tốc độ tăng khá nhanh Nếu nh năm 2000, tổng GTSXcủa 3 nhóm sản phẩm này mới chỉ đạt 74 tỷ đồng (giá 2003) thì đến năm

2004, con số này đã lên đến 190 tỷ Ngành cơ khí đợc xem là một ngànhnghề truyền thống của quận Hoàng Mai và vẫn tiếp tục đợc duy trì đến

Trang 26

bây giờ Những ngành chủ yếu khác trên địa bàn Hoàng Mai là ngành sảnxuất sản phẩm giấy (chiếm 20%) Đây cũng là ngành có GTSX tăng lêngần gấp đôi kể từ năm 2000 đến 2004; ngành hóa chất – cao su –plastic chiếm 13%; chế biến lơng thực thực phẩm (LTTP) chiếm 12% và

có tốc độ tăng khá nhanh, ngành dệt may chiếm 7% và hiện đang ngàycàng chiếm tỷ trọng cao kể cả nhóm ngành dệt và ngành may trang phục.Ngành chế biến gỗ chiếm khoảng 5,5% so với toàn ngành công nghiệptrên địa bàn quận với các sản phẩm chủ yếu là chế biến gỗ, lâm sản và gi-ờng tủ, bàn ghế Tuy vậy, ngành chế biến gỗ đang có xu hớng phát triểnkhông liên tục và tỷ trọng ngày càng giảm đi trong cơ cấu Điều này thểhiện đây không phải là ngành thế mạnh của quận so với Đông Anh và một

số các địa phơng khác lân cận Hà Nội

2 Thực trạng công nghiệp - xây dựng do trung ơng, thành phố quản lý

và công nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài

Có thể nói, trên địa bàn quận Hoàng Mai, phần CN-XD do trung ơng quản

lý, thành phố quản lý và công nghiệp có VĐT nớc ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu.Năm 2000, tổng GTSX đạt 2.067 tỷ đồng, chiếm 85% GTSX CN-XD trên địabản quận, năm 2004 đạt 3.430 tỷ đồng, chiếm 84% (và có xu hớng tăng dần).Các doanh nghiệp thuộc trung ơng và thành phố quản lý chủ yếu đợc phân bố tạicác KCN vốn đợc hình thành từ giai đoạn cơ chế KHH tập trung và đợc tiếp tục

mở rộng trong thời kỳ kinh tế thị trờng hiện nay Những KCN lớn nằm trên địabàn hoặc có một phần thuộc địa bàn quận Hoàng Mai gồm có:

- KCN Văn Điển – Pháp Vân có diện tích 39 ha, nằm dọc theo chiều dài

quốc lộ 1 đến thị trấn Văn Điển, trong đó có một phần nằm trên địa bànquận Hoàng Mai, tập trung vào năm lĩnh vực cơ khí, hóa chất phân bón,VLXD, sành sứ thủy tinh, chế biến lâm sản Trong đó, hai ngành mạnhnhất là hóa chất phân bón chiếm khoảng 35% tổng GTSX và lao độngtrong KCN, công nghiệp cơ khí chiếm khoảng 20% GTSX và lao động.Nét đặc trng của KCN này là thế mạnh về công nghiệp nặng

- Khu Trơng Định - Đuôi Cá có tổng diện tích là 32 ha, tập trung các

ngành chính là VLXD, chế biến LTTP, cơ khí, trong đó hai ngành cơ khí

và VLXD chiếm u thế hơn cả và sử dụng một lực lợng lao động rất lớn

- Hiện tại, trên địa bàn quận còn có thêm KCN Hai Bà Trng và KCN Vĩnh

Tuy đợc đầu t xây dựng mới, gồm các đơn vị sản xuất thuộc ngành dệt

may, chế biến LTTP, cơ khí và VLXD, tạo cơ hội lớn cho việc thu hút mộtlực lợng lao động khá lớn trên địa bàn quận

Qua đánh giá về lực lợng công nghiệp của thành phố và trung ơng trên địabàn quận, có thể rút ra những nhận xét khái quát nh sau:

Trang 27

- Trên địa bàn quận Hoàng Mai tập trung khá nhiều lực lợng công nghiệp

của trung ơng và thành phố, tạo nên thế mạnh cho Hoàng Mai về cácngành nh cơ khí, VLXD, hóa chất, phân bón, dệt may, chế biến thựcphẩm Những ngành này phát triển ở Hoàng Mai là khá phù hợp, do u thế

về điều kiện đất đai rộng rãi và xa trung tâm Đây là điều kiện chủ yếu đểthực hiện sự phân công chuyên môn hóa lực lợng công nghiệp trên địabàn thành phố và mặt khác là điều kiện tốt để Hoàng Mai có thể thực hiệnnhiệm vụ giải quyết việc làm cho lực lợng lao động của quận, cũng nhthực hiện liên kết với lực lợng công nghiệp do quận quản lý, thông quanhững hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, kết hợp các loại quy mô, phâncông hợp tác sản xuất

- Cơ sở công nghiệp tại các trung tâm công nghiệp quận Hoàng Mai đều có

lịch sử ra đời khá lâu đời Do đó, trình độ kỹ thuật và công nghệ ở cácdoanh nghiệp này khá cũ kỹ, lạc hậu, làm hạn chế khả năng cạnh tranhsản phẩm so với các doanh nghiệp mới xây dựng ở những trung tâm côngnghiệp trên địa bàn các quận khác

- Các doanh nghiệp thuộc các trung tâm này thờng đặt bên cạnh đờng quốc

lộ và xen kẽ trong khu dân c đông đúc Điều đó tạo điều kiện thuận lợitrong việc tiếp cận thị trờng và thu hút lao động, nhng lại rất khó khăntrong công tác cải tạo mặt bằng, mở rộng sản xuất, thu hút thêm các nhà

đầu t Hơn thế nữa, việc giải quyết vấn đề môi trờng độc hại và ô nhiễmcũng đợc đặt ra khá khẩn cấp

3 Lực lợng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng do quận

quản lý

3.1 Đánh giá khái quát

- Theo số liệu thống kê thì GTSX của các ngành này chiếm khá cao và

ngày càng tăng lên trong CCKT do quận quản lý Năm 2000, tỷ trọngGTSX của ngành CN – TTCN – XD chiếm 51%, đến năm 2004 con sốnày đã lên đến 57% Trong đó CN-TTCN chiếm 47%, còn lại là tỷ trọngcủa ngành xây dựng Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế của một quận vốn xuất thân từ chính các huyệnngoại thành Hà Nội và nó chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững trongnền kinh tế quận Tuy vậy, nếu so sánh với toàn thể lực lợng công nghiệpTTCN và xây dựng trên địa bàn quận thì tỷ trọng do quận quản lý còn hếtsức khiêm tốn, chỉ khoảng 16% Đây là vấn đề cần lu ý trong việc tìmkiếm những hớng đổi mới trong quy hoạch sắp tới, để phát huy những khảnăng của lực lợng công nghiệp, những ngành nghề truyền thống vốn cócủa quận

Trang 28

- Lực lợng CN-TTCN-XD của quận bao gồm chủ yếu ba khu vực là doanh

nghiệp t nhân (DNTN), HTX và cá thể Thành phần cá thể bao gồm 657cơ sở, chiếm 73% tổng GTSX và 38% lực lợng lao động Số lợng các cơ

sở cá thể CN-TTCN của quận mỗi năm kể từ 2000 đến nay tăng khoảng10-15 cơ sở và GTSX cũng tăng lên một lợng tơng ứng (khoảng trên 3 tỷ

đồng) Do đó, khu vực này vẫn luôn luôn giữ vị trí chủ yếu trong toàn lựclợng công nghiệp do quận quản lý Tuy vậy, là một địa phơng có không ítngành nghề truyền thống, nhất là ngành chế biến LTTP, bánh kẹo và cơkhí thì sự gia tăng lực lợng công nghiệp cá thể của Hoàng Mai đợc đánhgiá là còn khá khiếm tốn, cần đợc phát triển mạnh hơn, nhất là trong giai

đoạn tới, khi yêu cầu chuyển dịch CCKT quận xuất thân từ một huyệnngoại thành đòi hỏi phải nâng cao đáng kể tỷ trọng công nghiệp và dịch

vụ lên

- Khu vực HTX bao gồm 14 cơ sở sản xuất với 405 lao động, chủ yếu là các

cơ sở ra đời từ lâu và không có xu hớng mở rộng Các HTX CN-TTCNcủa quận phần lớn là có quy mô nhỏ, nhng lại thuộc một số lĩnh vực nh cơkhí, dệt, chế biến lâm sản, chế biến gỗ có GTSX cao, nên tỷ trọng chiếmtrong tổng GTSX công nghiệp của quận khá lớn, khoảng 21% Tuy vậy,TPKT HTX từ năm 2000 đến nay gần nh không có sự gia tăng về quy mô

và số lợng cơ sở Không những thế, số lợng lao động của khu vực này lại

có xu hớng giảm vào năm 2003 và 2004 nên tỷ trọng GTSX chiếm trongtoàn ngành CN-TTCN cũng đang có xu hớng giảm theo Năm 2000, tỷtrọng này chiếm 24% nhng đến năm 2004 thì chỉ còn 21% Còn lại là khuvực DNTN với số lợng cơ sở sản xuất và lao động tăng lên đáng kể hàngnăm Năm 2000, trên địa bàn quận mới chỉ có 59 cơ sở với 3.854 lao độngthì đến năm 2004 đã có 132 cơ sở với 5.240 lao động (chiếm trên 57% lựclợng lao động) Tuy vậy, theo báo cáo của Phòng Thống kê quận, TPKT tnhân mới chỉ đóng góp đợc 5% tổng GTSX Khu vực DNTN hiện tại sảnxuất kinh doanh cha có hiệu quả, do đây hầu hết là các doanh nghiệp mới

đăng ký kinh doanh cha tìm đợc hớng cụ thể để duy trì hoạt động củamình Hơn nữa, họ chỉ chiếm những loại hình sản xuất sản phẩm có giá trịkinh tế không cao

3.2 Về các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp do quận quản lý

ở Hoàng Mai, sản phẩm thuộc ngành chế biến LTTP nh bánh cuốn, bún,phở và bánh kẹo có xu hớng gia tăng nhanh nhất, nh đã thấy qua Biểu 2.6 Kể từsau năm 2000, sản lợng của những mặt hàng này tăng lên đáng kể Năm 2003,sản lợng bánh kẹo các loại tăng lên tới 16 lần so với năm 1996 Còn sản lợngbún, bánh phở thì tăng lên gần 8 lần Kế đến là các sản phẩm của ngành chếbiến gỗ nh đóng giờng tủ, bàn ghế và sản phẩm ngành may mặc quần áo có tốc

độ tăng khá đều và nhanh So với năm 1997, sản lợng của những sản phẩm nàytăng từ 3 đến 5 lần Sản phẩm của ngành cơ khí nh làm cửa sắt vẫn duy trì đợcmức độ ổn định Sở dĩ nh vậy vì trên địa bàn quận một số làng nghề truyềnthống vẫn đợc duy trì và phát triển, kết hợp với chính sách khuyến khích ra đời

Trang 29

và phát triển khu vực cá thể, t nhân nên số lợng cơ sở sản xuất của các làngnghề này đã tăng Một số sản phẩm là các sản phẩm truyền thống của quậnHoàng Mai, hiện vẫn đợc duy trì nhng cha thực sự mạnh nh kim hoàn ở ĐịnhCông Đây là vấn đề cần phải bàn đến trong phơng án quy hoạch thời gian tới ởHoàng Mai.

Biểu 2.6: Danh mục sản phẩm chủ yếu CN-TTCN do quận quản lý giai

1000 sp tấn

m 2

cái

900 125 35 710

1100 135 50 750 285 8000 480

794 450 92 765 309 8215 1815

671 703 389 902 620 6668 2008

570 778 536 1037 1092 7071 2122

622 507 604 1392 1404 7648 2100

728 554 687 1646 1224 7672 2239

642 1084 603 2222 2267 9705 2205

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

Xét về mặt phân bố không gian, có thể nói lực lợng TTCN đợc phân bố rảirác đều ở các phờng trên địa bàn quận, trong đó nổi bật lên là các phờng nh

Định Công, Vĩnh Hng, Tơng Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, GiápBát có sự gia tăng đáng kể về số lợng cơ sở, đến năm 2003 đã lên tới từ 60-70cơ sở ở đây chủ yếu phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ, điện tử, may, sản xuất bànghế, giờng tủ Điều đó cho phép có thể phát triển thành những cụm CN–TTCNtrên địa bàn quận Một số phờng luôn giữ đợc số lợng cơ sở đáng kể và tơng đối

ổn định nh Thanh Trì, Đại Kim, Hoàng Liệt, vì đây là những phờng vốn trớc đây

có làng nghề truyền thống thuộc ngành chế biến thực phẩm (bánh, kẹo, bún,miến) và dệt, mây tre đan Tuy vậy, nhìn chung các cơ sở TTCN tồn tại trên địabàn quận cũng nh các phờng đều độc lập với nhau, ít có mối liên hệ với nhautrong tổ chức sản xuất kinh doanh Vì vậy, các mặt hàng sản phẩm thờng trùnglắp nhau, sản xuất mang tính manh mún, nhỏ bé, thiếu đầu t đồng bộ và phâncông hợp tác sản xuất Đây là vấn đề cần đợc nghiên cứu sắp xếp và tổ chức lại

để thực hiện áp dụng các hình thức tổ chức tiến bộ hơn trong khuôn khổ hợp tácsản xuất TTCN

4 Một số kết luận về hiện trạng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

-xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai

- Hoàng Mai có lực lợng CN-TTCN-XD khá mạnh và thể hiện ở trên cả hai

khu vực công nghiệp trung ơng, thành phố đóng trên địa bàn và lực lợngCN-TTCN của quận quản lý Công nghiệp trung ơng và thành phố chủyếu tập trung tại những KCN đặt trên địa bàn quận Lực lợng TTCN đợcphát triển đều ở hầu hết các phờng trong quận Điều này cho phép khảnăng có thể áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý nhằm liên kết

Trang 30

các loại hình, các dạng quy mô sản xuất và các hình thức sở hữu, các cấpquản lý nhằm tạo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

- Các cơ sở công nghiệp trung ơng và thành phố trên địa bàn quận phần lớn

đợc xây dựng từ lâu thuộc một số ngành nh cơ khí, điện, dệt, may, chếbiến LTTP, hóa chất, chế biến lâm sản Kỹ thuật sản xuất nhìn chung lạchậu nên sức cạnh tranh thấp, khả năng thu hút đầu t không cao Hơn nữa,các cơ sở công nghiệp này lại nằm trong các khu dân c nên khả năng mởrộng khó khăn và ảnh hởng lớn đến môi trờng sinh hoạt dân c

- Các cơ sở TTCN thuộc quận quản lý nhìn chung vẫn duy trì đợc trên địa

bàn các phờng trong quận với các sản phẩm chủ yếu là các ngành chếbiến LTTP, cơ khí, chế biến gỗ, dệt may Một số phờng vốn có làng nghềtruyền thống vẫn phát huy tác dụng đợc, nhng có quy mô cha lớn và chaxác định hớng phát triển sản xuất lâu dài, cha có hớng đổi mới kỹ thuật,cha có liên kết tổ chức sản xuất hợp lý nên nhìn chung cha phát huy tốtnăng lực ngành nghề truyển thống để mở rộng thị trờng, nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh

III Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp quận

hoàng mai

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Quận Hoàng Mai thực tế chỉ có ở 9 ờng thuộc huyện Thanh Trì cũ và diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thuhẹp dần dới ảnh hởng của quá trình ĐTH theo quy hoạch tổng thể chung củathành phố Hà Nội

ph-1 Thực trạng tình hình phân bố và sử dụng đất nông nghiệp

Quận Hoàng Mai nằm trong hệ thống cấu trúc địa chất của Hà Nội với địahình đồng bằng rất bằng phẳng, đợc bồi tích đất phù sa dày, bề dày của phù sa

đệ tứ trung bình là 90- 120 m Nơi đây dân c sống đông đúc, với nền văn minhlúa nớc, trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, đã đợc khai thác và sử dụng từ lâu

đời Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hớngchung của địa hình và cũng là theo hớng dòng chảy của sông Hồng Do đó, quậnHoàng Mai thuộc trong vùng đất thấp trũng nhất của Hà Nội, tích chứa nhiềuphù sa, rất thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau

Tính đến hết tháng 1 năm 2005, đất nông nghiệp toàn quận chỉ còn có1.379,7 ha chiếm 34,7% diện tích đất tự nhiên Trong đó, đất trồng lúa 337 ha,

đất trồng rau màu 412 ha, đất trồng hoa 91 ha và mặt nớc cho nuôi trồng thủysản 483,7 ha Nh vậy, đất nông nghiệp để hoang hóa còn khá nhiều, khoảng 134

ha Đi sâu phân tích sự biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chủ

Trang 31

lực sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng hoạt động sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Đối với cây lúa, nếu nh năm 1996 trên địa bàn toàn quận có 1.033 ha thì

đến năm 2005 chỉ còn 337 ha, giảm tới 694 ha Trong đó, có những phờng nhVĩnh Hng, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Lĩnh Nam đến nay diện tích đất dành cho câylúa gần nh giảm xuống bằng không Nếu so sánh số liệu năm 2003 với năm

1996 thì diện tích trồng lúa ở phờng Trần Phú giảm từ 100,2 ha xuống còn 59ha; phờng Đại Kim giảm từ 259 ha xuống còn 77 ha và phờng Hoàng Liệt giảm

từ 321,4 ha xuống còn 133 ha Duy nhất chỉ có phờng Yên Sở là diện tích trồnglúa không giảm mà tăng từ 169 ha lên 175 ha (Xem Biểu 2.7).Ngợc lại, đối với

rau các loại, mặc dù phải chịu áp lực rất mạnh của quá trình ĐTH, nhng diện

tích trồng rau từ năm 1996 đến nay trên địa bàn toàn quận hầu nh không giảm

mà thờng xuyên bình ổn ở con số từ 400 - 450 ha Đặc biệt, ở một số phờng cóvùng đất bãi ngoài đê, nh Thanh Trì, Trần Phú, Lĩnh Nam, Yên Sở, do sự thay

đổi của dòng chảy và lu lợng nớc ngày càng cạn của sông Hồng nên đã thờngxuyên gia tăng đợc diện tích đất cho trồng rau màu các loại và cho trồng hoa,cây cảnh Điều này cũng thể hiện một xu hớng chuyển đổi cơ cấu cây trồngmang tính tự nhiên từ các loại cây trồng có giá trị thấp sang các loại cây trồng

có giá trị cao, phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày của nhân dân nội thành

Vùng đất bãi này cũng là vùng chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển nôngnghiệp sạch, nông nghiệp có chất lợng cao và du lịch sinh thái phục vụ cho nhucầu ngày càng tăng của c dân thành phố Hà Nội

Trang 33

Đối với diện tích mặt nớc nuôi trồng thủy sản cũng bị giảm mạnh, từ

730,2 ha năm 1998 xuống còn 510,7 ha vào năm 2003 và đến đầu năm 2005 chỉcòn 483,7 ha Điều đó cho chúng ta thấy rõ, diện tích ao, hồ bị san lấp dành đấtcho các dự án đầu t KCN, khu đô thị và các công trình công cộng trên địa bànquận là khá lớn Quá trình này sẽ vẫn còn tiếp tục và chắc chắn sẽ còn tác độngmạnh đến tình trạng sản xuất nuôi trồng thủy sản của quận trong những năm tiếptheo, từ nay đến năm 2010 và 2015 Theo số liệu thống kê, năm 2003, trong tổng

số 510,7 ha nuôi trồng thuỷ sản, diện tích mặt nớc nuôi cá thịt là 504,9 ha(chiếm tới 98,9%) và các hộ nông dân chỉ dành có 5,7 ha mặt nớc cho nuôi tômcác loại

2 Lao động nông nghiệp

Tổng số lao động nông nghiệp của quận vào năm 2003 là 10.312 ngờigiảm so với năm 2000 là 5.007 ngời, chỉ chiếm có 9% so với tổng dân số sinhsống ở khu vực nông thôn và chiếm 7,8 % so với tổng số lực lợng lao động toànquận Trong đó, số lao động tham gia nuôi trồng thủy sản có 405 ngời, giảm 800ngời so với năm 1999

Tuy nhiên, sự biến động về lao động nông nghiệp ở hầu hết các phờng đềudiễn tiến theo hai giai đoạn Giai đoạn từ năm 1996 đến khoảng năm 2000, có

xu hớng tăng Nhng bắt đầu từ năm 2001 trở lại đây, ở nhiều phờng lợng lao

động nông nghiệp giảm xuống khá nhanh, ví dụ nh ở các phờng Yên Sở, VĩnhHng, Thịnh Liệt, Đại Kim Nh vậy có thể thấy, quá trình ĐTH bắt đầu tác độngmạnh đến khu vực nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn quận từ thời gian saunăm 2000 Trớc đó, chỉ có một số phờng chịu ảnh hởng của quá trình này, đó làphờng Định Công, Trần Phú

Nh vậy, dân số và lao động trong nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ thấpdần Có nhiều hộ gia đình và lao động nông nghiệp, sau khi thành lập quận đãbắt đầu chuyển sang sản xuất TTCN hoặc hoạt động trong lĩnh vực TMDV

Về trình độ văn hoá của đội ngũ lao động ở khu vực nông nghiệp – nôngthôn còn chênh lệch quá nhiều so với khu vực thành thị Số lao động tốt nghiệp

đại học chỉ chiếm khoảng 10% so với tổng số, còn số lao động có trình độ trên

đại học chỉ vào khoảng 3% so với tổng số lao động Đa số lao động ở khu vựcnày chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)

3 Tình hình sản xuất và cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, trên toàn quận có 16 hợp tác xã nông nghiệp và 4 HTX thủysản Trong cơ cấu GTSX chung trên địa bàn quận, GTSX nông nghiệp - thủy sảnchiếm tỷ trọng rất thấp, nhất là từ sau năm 2000 Nếu năm 2000, GTSX nôngnghiệp - thủy sản là 71.814 triệu đồng, chiếm 1,76% tổng GTSX trên địa bàn

Trang 34

toàn quận và chiếm 10,48 % tổng GTSX do quận quản lý, thì năm 2004 GTSXnông nghiệp - thủy sản là 85.236 triệu đồng, tăng thêm 13.422 triệu đồng, nhngcũng chỉ chiếm có 1,23% tổng GTSX trên địa bàn toàn quận và chiếm 7,19 tổngGTSX do quận quản lý Xét về năng suất đất nông nghiệp, thì hiện nay đang đạtmức 65,8 triệu đồng/ha đất nông nghiệp và 75 triệu đồng/đất canh tác

Xét về cơ cấu GTSX nội bộ các ngành trong sản xuất nông nghiệp thì

t-ơng đối đồng đều và đã dần có những chuyển dịch theo hớng tích cực Tỷ trọngGTSX của ngành trồng trọt từ chỗ chiếm 35,09% trong tổng GTSX nông nghiệpnăm 2000 thì đến năm 2004 chỉ còn chiếm có 33,86% Ngợc lại, tỷ trọng GTSXcủa ngành chăn nuôi lại tăng từ 33,97% trong tổng GTSX nông nghiệp năm

2000 lên 35,45% vào năm 2004 Tuy nhiên, dự báo sau năm 2010, ngành chănnuôi trên địa bàn quận không còn nữa Tỷ trọng GTSX của ngành thủy sản tơng

đối ổn định, năm 2000 chiếm 30,94% thì đến năm 2004 vẫn giữ ở mức 30,69%trong tổng GTSX nông nghiệp

Mặc dù diện tích trồng lúa tính đến nay bị giảm tới 2/3 so với năm 1996,

nhng do năng suất thu hoạch bình quân toàn quận lại tăng từ 35 tạ/ha lên 45 - 46tạ/ha nên sản lợng lúa thu hoạch trên thực tế chỉ giảm khoảng 1/2 so với năm

1996 Hiện nay, phờng có đóng góp nhiều nhất trong sản xuất lúa của quận làphờng Yên Sở khoảng 900 tấn/năm, sau đến là phờng Hoàng Liệt khoảng 600tấn/năm, phờng Đại Kim khoảng 300 tấn/năm Yên Sở cũng là phờng luôn đạtnăng suất lúa cao nhất quận Năm 1999, Yên Sở đã đạt năng suất tới 55 tạ/ha vànăm 2003 đạt năng suất 50 tạ/ha Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức một thực

tế là hoạt động sản xuất lúa đang ngày càng bị thu hẹp dần cả về diện tích và sảnlợng

Với năng suất sản xuất rau xanh các loại bình quân khoảng 260 tạ/ha, từ

năm 1996 đến nay bình quân hàng năm quận Hoàng Mai cũng đã cung cấp chonhu cầu của thành phố Hà Nội khoảng từ 12 nghìn tấn đến 14 nghìn tấn rauxanh các loại Trong đó, các phờng có khả năng sản xuất và cung cấp nhiều rauxanh là Trần Phú, Yên Sở, Lĩnh Nam, Thanh Trì

Trang 35

Biểu 2.8: Giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản - Quận Hoàng Mai

GTSX (Triệu

đồng)

Tỉ trọng (%)

GTSX (Triệu

đồng)

Tỉ trọng (%)

GTSX (Triệu

đồng)

Tỉ trọng (%)

GTSX (Triệu

đồng)

Tỉ trọng (%)

GTSX (Triệu

đồng)

Tỉ trọng (%)

Trang 36

Về tình hình chăn nuôi gia súc ở quận Hoàng Mai, đàn lợn tăng từ

9.587 con vào năm 1996 lên 13.828 con năm 2002 và 19.690 con vào sáutháng đầu năm 2004 (trong đó lợn thịt là 19.490 con) Đàn trâu và đàn bò đều

có xu hớng giảm nhanh Đàn bò giảm từ 680 con năm 1997 xuống còn 325con năm 2003 Đàn trâu giảm từ 194 con năm 1996 xuống còn 74 con năm

2003 Nh vậy, hoạt động sản xuất chăn nuôi cũng bị thu hẹp dần theo nhịp độcủa quá trình ĐTH Đặc điểm của hoạt động chăn nuôi ở địa bàn các phờngtrong quận vẫn là theo hình thức chăn nuôi tự phát trong các hộ dân Toànquận cha có một trang trại chuyên môn hoá hoạt động chăn nuôi gia súc theokiểu công nghiệp, kỹ thuật hiện đại, cho năng suất thịt cao Tỷ lệ đàn bò sữatrong tổng số đàn bò nuôi còn quá thấp Ngoài ra, trong các hộ gia đình nôngdân vẫn còn thờng xuyên duy trì phát triển các đàn gia cầm Tổng số đàn giacầm trong toàn quận vào khoảng 20.000 con vào cuối năm 2004 Tuy nhiên,thời gian vừa qua, quận Hoàng Mai lại nằm trong khu vực trung tâm của dịchcúm gia cầm H5-N1 Thực hiện sự chỉ đạo của thành phố, quận đã thực hiệntiêu hủy đàn gia cầm với số lợng 8.861 con Hiện nay, các phờng đang chỉ đạocác hộ gia đình tiến hành nhập giống gà, ngan, vịt, đẩy mạnh chăn nuôi nhằmcung cấp cho nhu cầu dân sinh trong quận, cũng nh nhu cầu thị trờng thànhphố và các vùng lân cận

Về cơ cấu nuôi trồng thủy sản, các hộ nông dân vẫn chủ yếu chuyên

sâu vào nuôi cá thịt, còn các mô hình nuôi trồng tôm, cá giống hay các loạithủy, hải sản có tính chất đặc thù nh rùa, ba ba, rắn, lơn nhằm cung cấp chonhu cầu rộng lớn của sản xuất và tiêu dùng, hầu nh cha đợc phát triển Bêncạnh diện tích mặt nớc các hồ lớn ở Yên Sở, Thanh Trì, các phờng sản xuấtnông nghiệp của quận cũng đã từng nhiều năm thực hiện chủ trơng của ThanhTrì cũ, là chuyển số diện tích đất canh tác cấy hai vụ lúa bấp bênh, hiệu quảthấp sang một vụ lúa - một vụ cá, điều đó giúp gia tăng nguồn lợi thủy sản củaquận lên Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn diễn ra chậm, vì các hộ gia đìnhgặp nhiều khó khăn trong khoanh vùng, đổi thửa, trong huy động vốn đầu tcho các loại giống cá, thức ăn Mặc dù đợc biết, huyện Thanh Trì cũ cũng đãtừng hỗ trợ đầu t vốn, bình quân cho 1 ha chuyển đổi từ 15- 21 triệu đồng, tùytheo điều kiện cụ thể của từng nơi

Nh vậy, đánh giá chung thì ngành nông nghiệp Hoàng Mai đang từng

bớc chuyển dần sang nền sản xuất nông nghiệp thâm canh, chuyên sâu vàomột số cây con mũi nhọn có thu nhập cao Việc đa dạng hoá sản phẩm và sảnxuất hàng hoá trong nông nghiệp đã bắt đầu hình thành nhng còn gặp nhiềukhó khăn về công nghệ, đầu t và thị trờng Các phờng sản xuất nông nghiệpcủa quận hiện nay đang trong giai đoạn hợp với các xã của huyện Thanh Trìhình thành nên ba tiểu vùng trong sản xuất nông nghiệp là: Vĩnh Hng, ĐịnhCông, Thanh Trì thuộc tiểu vùng kinh tế ven đô, hớng vào phát triển trồng hoa,cây cảnh, trồng rau chất lợng cao cung ứng cho nhu cầu của nội thành; Yên

Sở, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt thuộc tiểu vùng kinh tế thực phẩm, tập

Trang 37

trung sản xuất thực phẩm cá, rau cao cấp cho thành phố; Lĩnh Nam, Trần Phúthuộc tiểu vùng ngoài bãi, đất đai màu mỡ, chủ yếu cung cấp rau sạch chothành phố Các tiểu vùng này hiện nay đang trong quá trình hình thành nhngcha rõ nét, vì còn chịu tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH, tồn tại một cách

đan xen với các cụm, xóm dân c… do lịch sử để lại

IV Thực trạng phát triển mạng lới thơng mại, dịch

vụ du lịch quận hoàng mai

1 Thực trạng các hoạt động kinh doanh thơng mại-dịch vụ-du lịch

1.1 Về hoạt động kinh doanh thơng mại

Do là một quận nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội nên các hoạt

động thơng mại ở Hoàng Mai đã có sự phát triển đáng kể, nhất là tại các ờng đợc tách ra từ quận Hai Bà Trng Tuy nhiên, do đặc trng về vị trí địa lý tr-

ph-ớc đây các địa bàn này đợc xem là ven đô nên các cơ sở TMDV chủ yếu đợcphát triển nhờ đầu t t nhân, số lợng nhiều song qui mô lại hạn chế

Theo số liệu thống kê ở Biểu 2.9, cuối năm 2003 trên địa bàn quậnHoàng Mai, nếu không tính đến số hộ kinh doanh cá thể, có tổng số 296 cơ sởkinh doanh TMDV, KSNH, trong đó chỉ có 5 DNNN (giảm 1 doanh nghiệp sovới những năm trớc đó) Lực lợng cơ sở kinh doanh TMDV chủ yếu do độingũ các DNTN đảm nhận Cuối năm 2003, số lợng các doanh nghiệp này là

288 đơn vị, tăng với tốc độ bình quân 41%/năm, tính cho thời kỳ 2000-2003

Ngoài ra, quận còn có thêm 3 doanh nghiệp có VĐT nớc ngoài, với lực ợng lao động sử dụng lên tới 123 ngời, góp phần làm phong phú thêm đội ngũdoanh nghiệp trong ngành Cả ba doanh nghiệp này đều hoạt động bán buôntrong lĩnh vực thơng mại Dù hiện diện với số lợng không lớn, song cácDNNN trên địa bàn lại là nơi tiêu thụ nhiều lao động nhất (bình quân mỗidoanh nghiệp sử dụng đến 700 lao động) Một số doanh nghiệp này cũng hoạt

l-động chuyên doanh trong lĩnh vực bán buôn thơng mại Còn lại, nói chung cácdoanh nghiệp ngoài nhà nớc cũng nh các doanh nghiệp có VĐT nớc ngoài cóquy mô nhỏ, thu hút lợng lao động ít, hoạt động kinh doanh mang tính chấtnhỏ lẻ

Xét riêng các doanh nghiệp kinh doanh thơng mại, đây là lĩnh vực hoạt

động chủ yếu của các doanh nghiệp trong ngành (chiếm 80% số doanhnghiệp), và tăng trởng với tốc độ khá nhanh trong thời gian qua (bình quântăng 37%/năm) Điều này đợc giải thích do đặc thù về vị trí cửa ngõ của quận,

do vậy ở đây tập trung một số đầu mối giao thông vận tải và chợ (Bến xe phía

Trang 38

Nam, chợ đầu mối, chợ Mai Động…) Tuy chiếm số đông nhng các doanhnghiệp kinh doanh thơng mại của quận chủ yếu là có qui mô nhỏ, lao độngbình quân chỉ đạt 12 ngời/doanh nghiệp.

Biểu 2.9: Số cơ sở của các ngành thơng nghiệp – dịch vụ

Nguồn: Phòng Thống kê quận Hoàng Mai

Bên cạnh đội ngũ các doanh nghiệp, hoạt động thơng mại trên địa bànquận còn đợc đảm bảo bởi một đội ngũ rất đông đảo các hộ kinh doanh (ở quymô cá thể) Tính chung toàn quận, có đến 2.233 hộ kinh doanh trong lĩnh vựcthơng mại với sự tham gia của 2.640 lao động vào thời điểm cuối năm 2003.Hoạt động kinh doanh thơng mại luôn chiếm u thế, với tỷ trọng lên đến 52%,

so với 13% trong lĩnh vực KSNH và 35% trong lĩnh vực dịch vụ Trong số các

hộ kinh doanh thơng mại trên địa bàn quận, chủ yếu bao gồm các hộ kinhdoanh theo phơng thức bán lẻ, đóng góp vào tổng doanh thu thơng nghiệp hộcá thể lên tới 58%, còn lại là các hộ cá thể thơng nghiệp bán buôn Bên cạnh

đó, hệ thống thơng mại vẫn còn phải kể đến một lợng lao động nhất định hoạt

động kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định

Biểu 2.10: Số hộ và số ngời kinh doanh thơng nghiệp - dịch vụ, phân theo

Trang 39

1.2 Về hoạt động khách sạn – nhà hàng

Trên địa bàn quận, theo thống kê năm 2003, chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực KSNH (giảm 2 doanh nghiệp so với năm trớc) và sử dụng

ổn định 143 lao động Tuy nhiên, lực lợng hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực nàylại tơng đối đông đảo, đến cuối năm 2003 có tới 1.085 hộ tham gia kinh doanhKSNH, và đóng góp tới 95% vào doanh thu của hoạt động kinh doanh KSNH.Nhìn vào cơ cấu các đơn vị tham gia hoạt động KSNH, chúng ta thấy nổi bậtmột đặc điểm của hoạt động này trên địa bàn quận là tính chất không tậptrung của các cơ sở kinh doanh Nói cách khác, quy mô đầu t và quy mô sửdụng lao động của các cơ sở kinh doanh KSNH còn nhỏ lẻ, sử dụng ít lao

động (bình quân 143 lao động đối với doanh nghiệp và 1,6 lao động đối với hộcá thể) Các đơn vị kinh doanh này hoạt động còn mang tính tự phát và tínhchuyên nghiệp cha cao

Mức VĐT trung bình mỗi hộ kinh doanh dịch vụ KSNH cũng rất thấp

Điều tra một số nhà nghỉ, khách sạn và nhà cho thuê trên địa bàn toàn quận,mức vốn cố định đầu t bình quân cũng chỉ khoảng 300 triệu đồng, mức doanhthu phổ biến 50 đến 70 triệu đồng và thu hút lao động bình quân 3 đến 4 lao

động cho mỗi nhà hàng Các dịch vụ cao cấp về cơ bản là không có, do vậykhả năng phục vụ các nhu cầu đời sống dân c còn hạn chế Phần nữa do đặc

điểm địa lý - quận Hoàng Mai nằm gần trung tâm thành phố - nên khi có nhucầu mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ, ngời dân thờng sẵn sàng vào nội thành, ở

đó có đầy đủ các điều kiện đáp ứng đợc mọi nhu cầu của họ

1.3 Về các hoạt động dịch vụ và du lịch

Các loại dịch vụ khác (chủ yếu bao gồm dịch vụ sửa chữa và dịch vụphục vụ nhu cầu cá nhân) đợc phát triển với sự tham gia của số lợng đáng kểcác DNNN và t nhân, với tổng cộng 55 doanh nghiệp, trong đó các DNNNmặc dù ít về quy mô song lại đóng góp chủ yếu vào doanh số kinh doanhtrong lĩnh vực này (chiếm 98,5%) Tuy vậy, vợt trội về số lợng tham gia vàolĩnh vực dịch vụ lại là các hộ cá thể, với tổng cộng 389 hộ tính đến cuối năm

2003, nhng với doanh số không đáng kể so với khối các doanh nghiệp kháchoạt động trong cùng lĩnh vực (khoảng 1%), điều này đợc giải thích là do quimô nhỏ lẻ của các hoạt động mang tính cá thể này

Về hoạt động du lịch có quy mô vốn tơng đối nhỏ, cha có những đầu t

đáng kể Đặc điểm này xuất phát từ một thực tế là mạng lới du lịch trên địabàn quận Hoàng Mai cha thật phát triển để có thể thu hút một lợng kháchvãng lai, khách du lịch đủ lớn Hiện nay, hầu hết các công trình đầu t, tôn tạocác di tích lịch sử, các di tích văn hóa mới đợc triển khai đơn lẻ, không tậptrung và không tạo đợc mối liên kết giữa các di tích này, có di tích hiện vẫn

đang trong giai đoạn tôn tạo mở rộng nh di tích chùa Tứ Kỳ chẳng hạn Quận

đã có dự kiến đa vào hoạt động khu Công viên Yên Sở, tuy nhiên do cha đợc

Trang 40

đầu t thoả đáng về hạ tầng và các phơng tiện giải trí, cộng với hệ thống giaothông cha thuận lợi nên cho đến nay khu công viên này vẫn cha thực sự đi vàohoạt động một cách có hiệu quả

Theo đánh giá chung, hiện nay du lịch ở Hoàng Mai cha phát triển Các

điểm du lịch cha đợc quy hoạch một cách cụ thể, đi liền với chúng là các

điểm vui chơi giải trí, dịch vụ còn nghèo nàn, manh mún Các di tích lịch sử,văn hóa, kiến trúc cha đợc tôn tạo, bảo tồn ở mức hợp lý Tất cả những lý do

đó đã không tạo cho Hoàng Mai sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nớc.Xét về thực tế thì cho đến nay, Hoàng Mai cha phải là địa bàn có thế mạnh về

du lịch Bởi vì vừa là quận ven đô, mới đợc thành lập, thêm vào đó là trên địabàn hầu nh không có di tích lịch sử nào nổi bật, chỉ có hệ thống các cơ sở tínngỡng tồn tại một cách phân tán trên nhiều phờng Theo số liệu do PhòngThống kê cung cấp, doanh thu của hoạt động du lịch năm 2004 chỉ đạt 84triệu đồng, một con số quá nhỏ so với một lĩnh vực hiện đang đợc xem là cónhiều triển vọng phát triển

Tuy nhiên, những kết quả trên không có nghĩa là Hoàng Mai không cótiềm năng phát triển du lịch Xem xét tiềm năng du lịch của Hoàng Mai cần

phải đặt trong mối quan hệ tổng thể toàn thành phố Hà Nội Và cũng tơng tự

nh vậy không thể xem Hà Nội bó hẹp trong không gian hành chính, mà phải

đặt trong sự liên hệ khăng khít với các tuyến, điểm du lịch lân cận Hà Nội làmột cực trong tam giác tăng trởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sẽ làkhu vực thu hút mạnh các nhà đầu t trong và ngoài nớc Đó cũng là một yếu tốquan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của khu vực và Hà Nội

Đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển hoạt động du lịch của HoàngMai có thể có một số nhận xét sau:

Theo quyết định 90/2004/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Thành phố vềphê quyệt Quy hoạch Cửa Ô phía Nam Hà Nội, với một công trình văn hoá kỷniệm 1000 năm Thăng Long, đây sẽ là tâm điểm phát triển du lịch của HoàngMai trong thời gian tới Khu cửa ô này đợc đặt gần một loạt các địa danh cóthể trở thành điểm du lịch hấp dẫn, trong đó phải kể đến công viên Yên sở,khu vực hồ Linh Đàm, khu vực bãi nổi sông Hồng và một số làng nghề truyềnthống thuộc Thanh Trì trớc đây Hơn nữa, do lợi thế về địa điểm nằm gần cácquận trung tâm, đất đai còn nhiều, tiện cho việc quy hoạch nên tiềm năng pháttriển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, dịch vụ vui chơi rất thuận lợi

Trong số 69 di tích lịch sử, tín ngỡng, với 42 di tích đã đợc xếp hạng,Hoàng Mai là một trong những quận của thành phố có điều kiện phát triển dulịch tín ngỡng Hàng năm các nơi này đều tổ chức lễ hội kỷ niệm, đó là mộtnét đẹp, biểu hiện sinh động văn hóa dân tộc, đồng thời cũng là những điểmthu hút khách thập phơng về du lịch lễ hội - tín ngỡng và thăm quan Tuynhiên, hiện nay các lễ hội cha đợc tổ chức, khai thác hợp lý và tích cực, đã có

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w