Bằng việc mở cửa nền kinh tế và xã hội để tham gia các giao dịch thương mại toàn cầu và hướng tới phần còn lạicủa thế giới, các nước đang phát triển không chỉ thu hút được hàng hóa, dịch
Trang 1PHẦN III QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
mô xuất khẩu nhỏ hơn, tỷ trọng giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và cácsản phẩm thô khác như: Cà phê, cacao, bông, đường, dầu cọ, bô xít, đồng… chiếmtrong GNP cũng đến 25% hoặc còn nhiều hơn Trong một số trường hợp đặc biệt nhưcác nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh và một vài nước khác, giá trị xuất khẩu dầu thô và
và các sản phẩm dầu tinh chế chiếm hơn 70% thu nhập quốc dân cuả các nước này.Không giống như những nước sản xuất dầu và những nước Công nghiệp mới (NICs)như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, hầu hết các nước đang phát triển đều có phầnlớn nguồn thu từ xuất khẩu từ những sản phẩm thô phi khoáng sản Đây là vấn đề đặcbiệt nghiêm trọng ở khu vực cận Sahara Châu Phi Vì thị trường và giá cả của nhữngsản phẩm xuất khẩu này thường không ổn định, do đó việc xuất khẩu sản phẩm thôluôn đi kèm với những rủi ro mà không một quốc gia nào mong muốn gặp phải Đâycũng là một vấn đề quan trọng bởi vì giá cả của sản phẩm thô đang có xu hướng giảmxuống
Ở một vài nước châu Phi ngày nay, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng chế biếnvẫn chỉ đạt 3% hoặc ít hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nướcnày như: Benin, Mali, Niger, Sudan và Uganda (Trong đó không có nước nào thuđược nhiều hơn 1% kim ngạch xuất khẩu thông qua xuất khẩu nhiêu liệu hóa thạchvào năm 1999) Năm 1999 ở Negeria, xuất khẩu nhiên liệu từ hóa thạch chiếm 99%kim ngạch xuất khẩu của nước này trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến chỉchếm 1% Thực vậy, có khoảng 35 nước đang phát triển có ít nhất 2/5 thu nhập từ xuấtkhẩu từ xuất khẩu 1 hoặc 2 sản phẩm nông nghiệp hoặc khoáng sản (Minh họa bảng12.1)
Cùng với việc phụ thuộc vào xuất khẩu, các nước đang phát triển còn phụthuộc nhiều hơn vào nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, vốn, tư liệu sản xuất và sảnphẩm tiêu dùng để phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất và thỏa mãn nhu cầu tiêudùng ngày càng tăng của người dân trong nước Ở hầu hết các nước đang phát triển,
Trang 2nhu cầu nhập khẩu ngày một tăng lên đã vượt khả năng đáp ứng từ xuất khẩu Điềunày đã gây ra tình trạng thâm hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế vớiphần còn lại của thế giới Trong khi sự thâm hụt trong cán cân vãng lai (chi tiêu chonhập khẩu vượt quá thu nhập từ việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) thường vượt cảphần bù đắp từ thặng dư của cán cân tài khoản vốn (những khoản thu từ vay mượn vàđầu tư của cá nhân và tổ chức nước ngoài lớn hơn các khoản trả nợ tính cả vốn lẫn lạicho những khoản vay và đầu tư trước đó), thì trong những năm gần đây, gánh nặng nợcủa việc phải trả sớm hơn dự tính những khoản vay và đầu tư trước đó đã khiến chovấn đề thâm hụt ngày càng trầm trọng Ở một số nước đang phát triển, sự thâm hụtnghiêm trọng trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đã dẫn đến giảm sút nhanhchóng nguồn dự trữ ngoại tệ, giá trị đồng tiền không ổn định và giảm sút tăng trưởngkinh tế.
Bảng 12.1: Thu nhập xuất khẩu của các nước đang phát triển có ít nhất từ 40% là xuất khẩu từ 1 đến 2 sản phẩm nông nghiệp hoặc khoáng sản
Burkina Faso ( Bông)
và quặng kim loại)Solomon Island ( Gỗ)Tonga (Rau)
Belize ( Đường)Chile (
Costa Rica ( Cà phê và tráicây)
Cu ba ( Đường)Dominica (Quặng và tráicây)
Guadeloup (Đường và tráicây)
Guyana ( Vàng và đường)Honduras (Trái cây và càphê)
Panama (Dầu thực vật vàbông)
Saint Luica (Trái cây)
Trang 3Sierra Leone (Đá quý)
Sudan (Bông và rau)
Uganda (Cà phê)
Nguồn: Sarah Anderson, John Cavanah, Thea Lee và Barbara Ehrenreich, Hướng tầm nhìn đến nền kinh tế tòan cầu (New York, xuất bản năm 2000) Được phép tái bản
Trong thập kỉ 80 và 90, sự kết hợp giữa tăng thâm hụt thương mại, gia tăng nợnước ngoài, việc rút ồ ạt ra nước ngoài của các luồng tài chính quốc tế và giảm dự trữngoại tệ đã buộc các nước đang phát triển phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tàikhóa và tiền tệ (thường là do yêu cầu của Quỹ tiền tệ Quốc tế), những biện pháp sẽkhiến nền kinh tế tăng trưởng chậm, làm trầm trọng thêm vấn đề nghèo đói và thấtnghiệp Ý nghĩa chính xác của những khái niệm khác nhau về nền kinh tế quốc tế sẽđược giải thích rõ hơn trong phần sau của chương này và trong hai chương tiếp theo.Trong phần này vấn đề chỉ đơn giản là sự thâm hụt thường xuyên trong cán cân thanhtoán quốc tế (điều này dường như là không thể giải quyết được trong trường hợp cácnước đang phát triển không những thiếu khả năng giải quyết các vấn đề tài chính củanước mình mà còn rất dễ bị tổn thương với những biến động của kinh tế toàn cầu) sẽcản trở một cách đáng kể những nỗ lực phát triển kinh tế Nó cũng làm thu hẹp giớihạn khả năng của quốc gia nghèo trong việc quyết định và theo đuổi những chiến lượcphát triển kinh tế hiệu quả
Tài chính và thương mại quốc tế không nên chỉ được hiểu đơn thuần là dòngchảy hàng hóa và nguồn vốn giữa các nước trên thế giới Bằng việc mở cửa nền kinh
tế và xã hội để tham gia các giao dịch thương mại toàn cầu và hướng tới phần còn lạicủa thế giới, các nước đang phát triển không chỉ thu hút được hàng hóa, dịch vụ vànguồn tài chính quốc tế mà còn phải chấp nhận cả những ảnh hưởng có lợi và bất lợiđối với sự phát triển của việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thói quen tiêu dùng,cấutrúc thể chế; hệ thống giáo dục, y tế và xã hội; và những quan niệm về giá trị đạo đức
và phong cách sống của các nước phát triển Tác động của những thay đổi về côngnghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội tới quá trình phát triển có thể theo chiều hướng tốt hoặcxấu Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng chính trị, xã hội và cấu trúc thể chếcủa các nước tiếp nhận và những mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế của cácnước này Không biết chính sách hướng ra thị trường quốc tế và thúc đẩy xuất khẩumột cách tích cực và chủ động có phải là biện pháp tốt nhất đối với các nước LDC haykhông, nhưng việc theo đuổi chính sách hướng nội và thay thế sản phẩm nhập khẩuvới mục đích bảo hộ mậu dịch và văn hóa quốc gia, hay việc đồng thời theo đuổi cảhai chính sách hướng nội và hướng ngoại không thể được coi là các chính sách ưutiên Từng quốc gia phải đánh giá tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của quốcgia mình trong cộng đồng thế giới trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển cụ
Trang 4thể Làm được điều này các quốc gia mới xác định được những lợi ích và những rủi rocủa mình khi tham gia vào thương mại toàn cầu.
Nhưng thật không may, rất nhiều nước nghèo và nhỏ (chiếm quá nửa các nướcđang phát triển) có rất ít sự lựa chọn trong việc có hướng ngoại hay không? Tuynhiên, chúng ta sẽ thấy đối với các nước nhỏ đang phát triển thì chiến lược hướngngoại rất có triển vọng thành công, có thể hướng ngoại nhưng là hướng tới hợp tácthương mại với các quốc gia đang phát triển khác, như là thành viên của một nhómquốc gia đang cố gắng hội nhập kinh tế và kết hợp những mục tiêu phát triển chung.Tham gia vào nền kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng cũng có nhiều cơ hội cho sự lựachọn các chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế phát triển
Việc nghiên cứu vấn đề tài chính và thương mại quốc tế là một trong nhữngnghiên cứu lâu đời và gây nhiều tranh cãi nhất của kinh tế học Nó được nghiên cứu từthế kỷ 16 và khi chủ nghĩa trọng thương của Châu Âu vẫn đang còn say mê vàng củaTây Ban Nha Nó được tiếp tục phát triển ở thế kỉ 18 và 19 khi tăng trưởng kinh tếhiện đại được thúc đẩy bởi hoạt động thương mại quốc tế Những nhà kinh tế học nổitiếng như Adam Smith, David Ricardo và John Stuart Mill đã đưa ra những khái niệm
và bản chất cơ bản của thương mại quốc tế còn tồn tại cho đến tận ngày nay Ngàynay, những nghiên cứu sâu về thương mại quốc tế vẫn còn tiếp tục, không chỉ vì vẫncòn những tranh luận giữa những người ủng hộ và những người phủ nhận vai trò củathương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế, mà còn vì những phương tiện vận tải vàthông tin liên lạc hiện đại đã khiến thế giới trở nên nhỏ hẹp Những nguyên nhân nàycùng với một số lý do khác đã được đề cập khiến chúng ta phải xem xét tầm quantrọng của thương mại quốc tế và những vấn đề còn tranh luận trong phân tích vàhoạch định chính sách kinh tế
5 CÂU HỎI CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN
Với mục đích thảo luận các vấn đề liên quan, chương này tập trung vào các lýthuyết truyền thống và hiện đại của thương mại quốc tế trong khung cảnh 5 chủ đềhoặc câu hỏi liên quan cụ thể đến các quốc gia đang phát triển
1 Thương mại quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng, cơ cấu và đặcđiểm tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển? Đây là một tranh luận truyềnthống về “Thương mại là động cơ của tăng trưởng”, được xét trong mục tiêu phát triểnhiện đại
2 Thương mại đã phân chia lại thu nhập và sự giàu có giữa các nước như thếnào? Có phải thương mại có ảnh hưởng đến sự công bằng và bất công ở phạm vi trongnước và quốc tế không? Theo cách hiểu khác, làm thế nào để phân chia giữa lợi ích vàthiệt hại, ai là người được hưởng lợi?
3 Với điều kiện nào thương mại có thể giúp các nước đang phát triển đạt đượcmục tiêu phát triển?
Trang 54 Liệu các nước đang phát triển có thể tự quyết định được khối lượng hàng hóatham gia thương mại không?
5 Dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ và nhận định về tương lai thì các nướcđang phát triển nên theo đuổi chính sách hướng ngoại (thương mại tự do hơn, mởrộng hơn các luồng nhân lực, vốn, ý tưởng và công nghệ…) hay chính sách hướng nội(bảo hộ lợi ích dân tộc) hoặc theo đuổi chính sách kết hợp cả hai, ví dụ trong khuônkhổ hợp tác kinh tế khu vực Ưu điểm và nhược điểm của mỗi chiến lược thương mạiđối với phát triển là gì?
Rõ ràng những câu trả lời hay gợi ý trả lời cho những vấn đề trên sẽ khônggiống nhau cho tất cả các nước trên thế giới Toàn bộ nền tảng của thương mại quốc tếdựa trên thực tế đó là mỗi nước sẽ có sự khác nhau về mức độ sẵn có của các nguồnlực , về trình độ công nghệ, các mục tiêu ưu tiên và khả năng tăng trưởng và pháttriển Các nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật này Một số nước mặc
dù dân số đông nhưng lại thiếu lao động có trình độ chuyên môn và nguồn tài nguyênthiên nhiên, trong khi một số nước khác mặc dù quy mô dân số nhỏ nhưng có tàinguyên thiên nhiên phong phú Phần còn lại chiếm đại đa số là những nước nhỏ với sựyếu kém về kinh tế, do đó không có đủ nguồn tài nguyên và nguyên vật liệu để có thểđáp ứng được cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước đó Loại trừ nhữngquốc gia giàu có nhờ dầu lửa ở Trung đông và một vài quốc gia nổi tiếng về nguồnkhoáng sản lớn, phần lớn các quốc gia đang phát triển này đều phải đối mặt với nhữngvấn đề và cách thức lựa chọn giống nhau trong quan hệ quốc tế với các quốc gia pháttriển và với các nước khác Bởi vậy, mặc dù ở đây chúng ta đang cố gắng trình bàynhững đặc điểm khái quát về những triển vọng và các chính sách thương mại của cácnước đang phát triển, nhưng việc có được những mục tiêu toàn diện sẽ đòi hỏi phảiloại bỏ ra các yếu tố riêng biệt của mỗi nền kinh tế Tuy nhiên, xét một cách tổng thể,lợi ích của hoạt động này lớn hơn so với chi phí khi theo đuổi các chính sách chung
Do vậy, chúng ta bắt đầu với một tóm tắt thống kê về hoạt động và cơ cấuthương mại của các nước LDC trong những năm gần đây Kết quả này được trình bàysau phần trình bày một cách đơn giản về học thuyết thương mại quốc tế tân cổ điển vàtác động của nó đối với tính hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng (4 khái niệmkinh tế cơ bản liên quan đến vấn đề chính của các câu hỏi ở trên) Sau đó chúng ta đưa
ra một phê phán đối với học thuyết tự do thương mại dựa trên kinh nghiệm và thực tếhiện tại của thế giới Giống như thị trường tự do, tự do thương mại cũng có nhiều giảthiết, trong đó có giả thiết khuyến khích hiệu quả không đổi trong hoạt động của nềnkinh tế và nguồn tài nguyên được phân bổ có hiệu quả Và cũng tương tự như thịtrường tự do và điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tự do thương mại tồn tại trong lýthuyết nhiều hơn là trong thực tế khi ngày nay các nước đang phát triển đều tồn tại thịtrường không hoàn hảo và không có sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.Bởi vậy, chúng ta sẽ thảo luận qua về những mô hình thương mại hiện tại, bao gồm cả
Trang 6mô hình trao đổi thương mại Bắc – Nam là mô hình tập trung những vấn đề của thếgiới thực như sự cạnh tranh không hoàn hảo, thương mại bất bình đẳng và những tácđộng của sự tăng trưởng năng động trong nguồn lao động và công nghệ
Trong chương 13 và 14 chúng ta sẽ nghiên cứu vài điều về cán cân thanh toánquốc tế của các nước, xem xét qua một số vấn đề về tài chính quốc tế, phân tích sâu vềcuộc khủng hoảng nợ và đưa ra các chính sách thương mại (thuế quan, trợ cấp, hạnngạch, điều chỉnh tỷ giá hối đoái…) mà các nước LDC có thể áp dụng trong bối cảnhvẫn còn những trạnh luận xoay quanh những lợi ích tương đối của việc thúc đẩy xuấtkhẩu so với thay thế nhập khẩu Một ví dụ nổi bật về lợi ích của thương mại quốc tế
đã được minh họa ở phần kết luận của chương thông qua nghiên cứu nền kinh tế củaĐài Loan
1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Mặc dù số liệu tổng thể về khối lượng và giá trị xuất khẩu của các nước LDC làcác chỉ số quan trọng thể hiện mô hình thương mại của nhóm nước này nhưng các sốliệu thống kê tổng hợp đã không thể hiện được vai trò của xuất khẩu đối với phúc lợikinh tế của từng quốc gia Bảng 12.2 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về vai trò củaxuất khẩu hàng hóa đối với các quốc gia có diện tích và dân số khác nhau Ở cuốibảng đã thêm 3 quốc gia phát triển điển hình để so sánh
Nhìn chung, các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào thương mại nhiều hơncác quốc gia phát triển Trong bảng 12.2 ở cột 1 đã chỉ rõ, việc các quốc gia có quy
mô lớn hơn thì phụ thuộc ít hơn vào thương mại so với các quốc gia nhỏ là điều hoàntoàn dễ hiểu, và nếu hai nước có cùng quy mô, thì các nước đang phát triển có khuynhhướng dành phần nhiều hơn trong kết quả sản xuất của mình để xuất khẩu so với cácquốc gia phát triển Chúng ta có thể thấy các nước lớn như Brazil và Ấn Độ với nềnkinh tế mở có khuynh hướng ít phụ thuộc vào thương mại quôc tế hơn tính theo thunhập quốc dân, so với các nước có quy mô nhỏ hơn ở Châu Phi và Đông Á Trongcùng một nhóm về quy mô đất nước, các nước kém phát triển sẽ phụ thuộc vào thươngmại quốc tế nhiều hơn tính theo tỷ trọng so với thu nhập quốc dân so với các nướcphát triển Điều này được minh chứng rõ ràng trong trường hợp của Nhật Bản với xuấtkhẩu chỉ chiếm khoảng 10% GDP, trong khi đó các nước đông dân như Bangladesh,Indonesia, Nigeria xuất khẩu chiểm tỷ lệ khá cao trong GDP
Việc giá trị xuất khẩu của các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao trong GDPmột phần có thể do giá cả hàng hóa dịch vụ phi thương mại ở nước phát triển cao hơn
so với các nước đang phát triển Tuy nhiên, lý do còn lại giải thích việc các nước đangphát triển phụ thuộc nhiều vào thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế, bởi vì khihầu hết các hàng hóa được đem ra trao đổi thì sẽ có rất ít sự khác biệt về mặt giá cảgiữa các nước Hơn nữa, cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát triển kém phongphú hơn so với các nước phát triển
Trang 7Trong khi tổng giá trị xuất khẩu và tỷ lệ của hàng hóa công nghiệp trong hàngxuất khẩu có xu hướng tăng ở một số nước đang phát triển, và một số nước xuất khẩuquan trọng mới nổi lên như Trung Quốc thì chúng ta cũng cần phải nghiên cứu xuhướng này Một số nước công nghiệp mới (NICs) vẫn được coi là giữ vị trí thống trịtrong các nước xuất khẩu đang phát triển, ví dụ năm 2000 một mình Hàn Quốc xuấtkhẩu nhiều hơn tất cả các nước Nam Á và cận Saharan Châu phi cộng lại Năm 2000Hàn Quốc và Đài Loan cũng xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến nhiều hơn so toàn bộkhu vực Mỹ La Tinh, vùng Carribe, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và cận SaharanChâu Phi cộng lại Nhưng Hồng Kông và Singapore thậm chí còn xuất khẩu nhiều hơnHàn Quốc và Đài Loan.
Bảng 12.2 Tỷ lệ xuất khẩu trong GDP và tỷ trọng của sản phẩm thô và hàng công nghiệp chiếm trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các nước, năm 2000.
trong GDP
% Sản phẩm thô
% Hàng công nghiệp
Các nước đang phát triển
Trang 8và các sản phẩm chế biến lại tương đối cao Ví dụ, người ta tính toán được rằng với1% tăng thêm trong thu nhập của nước phát triển thì lượng nhập khẩu thực phẩm tăngkhoảng 0,6%, nguyên liệu thô là sản phẩm của nông nghiệp như cao su, dầu thực vậttăng 0,5%, nhưng những sản phẩn dầu lửa và nhiên liệu khác tăng khoảng 2,4% vàhàng hóa chế biến tăng khoảng 1,9% Bởi vậy, khi thu nhập của những nước giàu tănglên thì nhu cầu của họ về lương thực thực phẩm và nguyên liệu thô từ các nước đangphát triển tăng lên rất chậm, trái lại nhu cầu của các nước đang phát triển về hàng sảnxuất công nghiệp của các nước phát triển tăng lên rất nhanh.
Nguyên nhân cơ bản lý giải cho việc độ co dãn của cầu đối với thu nhập ít là do
xu hướng giảm theo thời gian của giá cả các sản phẩm thô Thêm vào đó, do độ co dãncủa cầu sản phẩm thô theo giá có có xu hướng bằng không (không co dãn), nên khi cóbất kì sự dịch chuyển nào của đường cung hay đường cầu cũng tạo ra thay đổi lênxuống của giá cả Kết hợp hai tính chất co dãn này của cầu sản phẩm thô có thể lý giảiđược tính không ổn định trong thu nhập của các nước xuất khẩu và điều này sẽ dẫn tớitốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển là thấp và khó có thể dự đoán trước
Trong khi hầu hết các nước đều tập trung vào xuất khẩu hàng hóa, thì tỷ trọngcủa xuất khẩu dịch vụ thương mại thường tăng lên rất chậm trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả các nước phát triển và đang phát triển Trước dây, các dịch vụ thương mạixuất khẩu thường chỉ tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật cao như tư vấn quản lý và đầu
tư ngân hàng, thì bây giờ, xây dựng và hoạt động có kĩ năng thấp cũng được xuất khẩunhiều
HỆ SỐ TRAO ĐỔI HÀNG HÓA VÀ LUẬN ĐIỂM CỦA PREBISH – SINGER
Sự thay đổi tương đối trong các mức giá cả của các loại hàng hóa khác nhau đãdẫn chúng ta đến một khía cạnh quan trọng liên quan đến việc định lượng các vấn đề
Trang 9thương mại mà các nước đang phát triển phải đối mặt Tổng giá trị xuất khẩu khôngchỉ phụ thuộc vào khối lượng xuất khẩu hàng hóa mà còn phụ thuộc vào giá cả củachúng Nếu giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm sút thì phải xuất khẩu với khối lượng lớnhơn để giữ ổn định thu nhập từ xuất khẩu Tương tự, đứng về phía nhập khẩu cũngnhư vậy, tổng chi tiêu ngoại hối phụ thuộc vào cả khối lượng và giá cả hàng hóa nhậpkhẩu.
Rõ ràng, nếu giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm xuống so với giá cả cả hàng hóanhập khẩu, nước đó sẽ phải xuất khẩu nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn các nguồn lựckhan hiếm để có thể đảm bảo khối lượng nhập khẩu như các năm trước đó Nói cáchkhác, chi phí thực hay chi phí cơ hội xã hội của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu củamột nước sẽ tăng khi giá cả hàng xuất khẩu giảm tương đối so với giá cả của hàngnhập khẩu
Các nhà kinh tế học đã đưa ra một thuật ngữ biểu thị cho mối quan hệ hoặc tỷ
lệ giữa giá cả của một đơn vị hàng hóa xuất khẩu tiêu biểu và giá cả của một đơn vị
hàng hóa nhập khẩu tiêu biểu Tỷ lệ này được gọi là hệ số trao đổi hàng hóa , và nóđược diễn đạt bằng Px/Pm trng đó Px và Pm biểu thị lần lượt cho chỉ số giá hàng xuấtkhẩu và hàng nhập khẩu tính trong cùng một khoảng thời gian (ví dụ 1985=100) Hệ
số trao đổi hàng hóa sẽ giảm nếu Px/Pm giảm, nghĩa là giá cả hàng hóa xuất khẩu giảmtương đối so với giá cả hàng hóa nhập khẩu trong khi thậm chí cả hai mức giá đềutăng Số liệu thống kê chỉ ra rằng, giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với giá cảhàng công nghiệp Kết quả là, nếu tính trung bình, hệ số trao đổi thương mại của cácnước đang phát triển ngày càng xấu đi trong khi hệ số này của các nước phát triểnngày càng được cải thiện Ví dụ, những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ rarằng từ những năm 1900, giá của sản phẩm thô đã giảm bình quân là 0,6% một năm sovới hàng công nghiệp Hình 12.1 chỉ ra việc sút giảm liên tục giá cả tương đối của cácsản phẩm thô không phải dầu mỏ
Lý thuyết chính dùng để lý giải hình 12.1 được biết đến là luận văn của Prebish– Singer, sau hai nhà kinh tế học của sự phát triển nổi tiếng đã tìm ra ngụ ý của xuhướng này trong những năm của thập niên 50 Họ cho rằng hệ số trao đổi hàng hóacủa các nước xuất khẩu sản phẩm thô sẽ tiếp tục giảm do hệ số co dãn của cầu theogiá và theo thu nhập đều thấp Điều này là hệ quả của một thời gian dài có sự dịchchuyển thu nhập từ các nước nghèo sang các nước giàu do việc theo đuổi chính sáchthay thế sản phẩm nhập khẩu (đọc chương 13)
Hình12.1 Hệ số trao đổi hàng hóa của sản phẩm không phải dầu lửa
Trang 10Giá cả của dầu thô, mặc dù có sự tăng nhanh trong những năm 70, nhưng thực
tế không thể hiện một xu thế rõ rệt nào trong thế kỷ trước Năm 2000, giá thực tế củadầu gần như bằng với mức giá của sản phẩm này vào năm 1990 Hàng hóa không phảidầu lửa lại có thực tế khác: Giá trung bình của năm 2000 chỉ bằng 1/3 so với ở thế kỉtrước Và trong thập kỉ 90 hệ số trao đổi hàng hóa của sản phẩm thô phi dầu mỏ so vớihàng hóa công nghiệp ở mức thấp trong vòng 90 năm
Hình 12.2 Các nước đang phát triển : Vị trí hàng hóa xuất khẩu giai đoạn
1965 – 1998
Nguồn: Theo IMF và WB, lối vào thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển, Http://www.imf.org/external/np/madc/eng/042701 ngày
27 tháng 4 năm 2001,, được phép tái bản.
Vì những xu hướng này mà trong những thập kỷ trở lại đây, các nước đangphát triển đã cố gắng hết sức để chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của mình sang các sảnphẩm chế biến Sau sự khởi đầu chậm chạp và tốn kém, những cố gắng này đã tạo ra
sự thay đổi lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển, đặc biệt đối
Trang 11với những nước có thu nhập trung bình Dẫn đầu là những “con hổ” Đông Á như: HànQuốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, theo sau còn có rất nhiều nước khác ởChâu Á bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, tỷ trọng của các hàng công nghiệp trong tổngkim ngạch xuất khẩu đã tăng lên (hình 12.2) Tỷ trọng này tăng một cách ổn định từ26% năm 1970 lên đến 28% năm 1980, lên 54% năm 1990 và đạt 66% vào năm 2000.Thậm chí ở vùng cận Saharan Châu Phi tỷ trọng hàng công nghiệp đã tăng lên gấp đôitrong vòng một thập kỷ qua và nay chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu sovới khoảng 8% vào năm 1970 (xem hình 12.3)
Hình 12.3 Vị trí hàng hóa xuất khẩu của liên vùng Saharan Châu Phi
Nguồn: Theo IMF và WB, lối vào thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển., Http://www.imf.org/external/np/madc/eng/042701 ngày
27 tháng 4 năm 2001, được phép tái bản.
Nhưng đáng tiếc, sự thay đổi trong cấu trúc hàng xuất khẩu không mang lạinhiều lợi ích như mong muốn cho các nước đang phát triển Bởi vì giá cả tương đốicủa các hàng công nghiệp cũng khác nhau: trong vòng 1/4 thế kỉ trở lại đây, giá cảnhững hàng công nghiệp cơ bản do các nước nghèo xuất khẩu giảm tương đối so vớisản phẩm công nghệ tiên tiến xuất khẩu của những nước giầu Giá cả hàng dệt maygiảm nhiều nhất tiếp theo là hàng điện tử dân dụng
Sử dụng các phương pháp khác, Liên hợp quốc đã tính được rằng giá cả củacác sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của các nước đang phát triển đã giảm sút khoảng3,5% /năm trong những năm 1980, hoặc khoảng 30% trong suốt thập niên đó Trongmột nghiên cứu chi tiết, Alf Maizels khám phá ra rằng hệ số trao đổi thương mại củacác sản phẩm chế biến ở các nước đang phát triển so với của Mỹ đã giảm trong giai
Trang 12đoạn từ 1981 – 1997 Hàng dệt may có sự giảm giá nhanh chóng vào cuối thập niên90.
Với nhìn nhận tổng quan về những vấn đề thương mại quốc tế của các nướcđang phát triển, chúng ta sẽ xem xét các lý thuyết khác về vai trò của thương mại đốivới phát triển kinh tế
2 LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Một trong những hoạt động cơ bản của con người trên thế giới là tiến hành giaodịch và trao đổi với nhau Ngay cả ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh của Châu Phi,người dân cũng thường xuyên tới chợ để trao đổi hàng hóa, đôi khi để lấy tiền nhưngthường là để lấy các hàng hóa khác thông qua hình thức hàng đổi hàng Một giao dịch
là sự trao đổi hai chiều – cho đi và nhận lại một cách tương ứng Tại một ngôi làng ởChâu Phi, phụ nữ có thể đổi lương thực như bột mỳ lấy quần áo hoặc đổi một món đồtrang sức đơn giản lấy bình gốm Tất cả các giao dịch trên đều thông qua giá cả Vídụ: nếu 20 cân bột mỳ đổi lấy 1mét vải, điều đó có nghĩa là giá ngầm định (hệ số traođổi thương mại) của 1 mét vải là 20 cân bột mỳ Nếu 20 cân bột mỳ có thể đổi mộtbình gốm nhỏ, thì 1 bình gốm nhỏ sẽ đổi được 1 mét vải Hệ thống giá cả đã được xáclập
có lợi hơn đó là họ cố gắng mở rộng các hoạt động phù hợp nhất với họ hoặc họ có lợithế so sánh về năng lực hay nguồn lực tự nhiên Vì thế họ có thể tiến hành trao đổiphần thặng dư của những hàng hóa do mình sản xuất để lấy những hàng hóa do ngườikhác sản xuất Do đó hiện tượng chuyên môn hóa dựa trên lợi thế so sánh đã ngàycàng phát triển ngay cả ở những nền kinh tế tự cung tự cấp
Những nguyên tắc chuyên môn hóa và lợi thế so sánh đó đã được các nhà kinh
tế học áp dụng để tiến hành trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau Để trả lờicho câu hỏi yếu tố nào quyết định những hàng hóa nào sẽ được mang ra trao đổithương mại và tại sao một số nước sản xuất những hàng hóa này trong khi đó một sốnước khác lại sản xuất những hàng hóa khác, các nhà kinh tế học ngay từ thời củaAdam Smith có câu trả lời xác đáng dựa trên sự khác biệt trong chi phí sản xuất và
Trang 13giá cả của các loại hàng hóa khác nhau giữa các nước Các quốc gia cũng tương tựnhư mỗi người cũng chỉ chuyên môn hóa vào một số hoạt động sản xuất nhất định mànước đó có lợi thế Các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mang lạilợi ích lớn nhất cho họ.
Nhưng tại sao trong thương mại quốc tế, chi phí sản xuất giữa các nước lạikhác nhau? Ví dụ: làm thế nào để Dức sản xuất ra máy ảnh, đồ điện tử và ô tô rẻ hơnKenya? Và trao đổi những hàng hóa công nghiệp đó với Kenya để lấy những sảnphẩm từ nông nghiệp tương đối rẻ như trái cây, rau, cà phê và chè? Một lần nữa, câutrả lời cùng tìm thấy ở sự khác biệt trong cấu trúc chi phí và giá cả giữa các nước trênthế giới Một số sản phẩm (hàng công nghiệp) sản xuất tại Đức rẻ hơn và có thể manglại lợi ích khi xuất khẩu sang các nước khác như Kenya Trong khi một số sản phẩmkhác (các sản phẩm nông nghiệp) có thể sản xuất với chi phí thấp hơn tương đối ởKenya và do đó được xuất khẩu sang Đức để đổi lấy các sản phẩm của Đức sản xuất
Sự khác biệt về giá cả và chi phí tương đối là cơ sở của lý thuyết thương mạiquốc tế Nguyên tắc của lợi thế so sánh chỉ ra rằng, trong các điều kiện cạnh tranh,một nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó cókhả năng sản xuất với chi phí so sánh thấp nhất Đức có thể sản xuất máy ảnh và ô tôcũng như rau và hoa quả với chi phí sản xuất thấp hơn so với Kenya (có lợi thế tuyệtđối so với Kenya) nhưng vì sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa hai nước đối vớihàng công nghiệp lớn hơn so với hàng nông sản, do đó, Đức có lợi thế để chuyên mônhóa sản xuất sản phẩm công nghiệp để đổi lấy sản phẩm nông nghiệp từ Kenya Mặc
dù Đức có lợi thế tuyệt đối trong chi phí sản xuất ở cả tất cả các mặt hàng nhưng đốivới hàng hóa công nghiệp thì có lợi thế so sánh hơn Trái lại, Kenya đều bất lợi tuyệtđối so với Đức ở tất cả các mặt hàng vì chi phí sản xuất cao hơn, nhưng nước này vẫnthu được lợi ích từ việc tham gia thương mại quốc tế vì nó có lợi thế so sánh trong sảnxuất những sản phẩm nông nghiệp (hay nói một cách khác Kenya bất lợi tuyệt đối íthơn trong sản phẩm nông nghiệp) Vì có lợi thế so sánh khác nhau nên các giữa cácnước vẫn có lợi từ thương mại quốc tế thậm chí ngay cả giữa hai đối tác không tươngxứng nhất
2.2.MỨC ĐỘ SẴN CÓ TƯƠNG ĐỐI CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ
SỰ CHUYÊN MÔN HÓA QUỐC TẾ: MÔ HÌNH TÂN CỔ ĐIỂN.
Lý thuyết cổ điển về tự do thương mại dựa trên lợi thế so sánh là một mô hìnhtĩnh dựa hoàn toàn vào một yếu tố nguồn lực (chi phí lao động) và việc chuyên mônhóa sâu để lý giải lợi ích của thương mại quốc tế Mô hình thương mại từ thế kỷ 19 doDavid Ricardo cùng John Stuart Mill đưa ra này đã được điều chỉnh và lý giải rõ rànghơn vào thế kỷ 20 bởi hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Hecksher và BertilOhlin Mô hình này xem xét sự khác biệt giữa các nước về tất cả các yếu tố của quátrình sản xuất (chủ yếu là đất đai, lao động và vốn) Lý thuyết thương mại tân cổ điểnHecksher – Ohlin về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất cho phép chúng ta có thể
Trang 14lý giải một cách rõ ràng về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với thương mại và tácđộng của thương mại lên cơ cấu kinh tế quốc gia cũng như sự khác biệt trong chi phícủa các yếu tố sản xuất.
Tuy nhiên, không giống như mô hình cổ điển dựa trên chi phí sản xuất để lýgiải cơ sở của thương mại quốc tế là sự khác biệt giữa các nước trong năng suất laođộng của các hàng hóa, lý thuyết H – O bác bỏ cơ sở này vì cho rằng tất cả các nướcđều có khả năng tương tự nhau về trình độ công nghệ để sản xuất các loại hàng hóa.Giá cả của các yếu tố sản xuất trong nước là như nhau, tất cả các nước sẽ có cùngphương pháp sản xuất và do vậy sẽ có cùng tỷ lệ giá sản xuất nội địa và năng suấtnhân tố sản xuất Do đó cơ sở cho hoạt động thương mại không phải vì năng suất laođộng của các loại hàng hóa khác nhau giữa các nước mà vì các nước có mức độ sẵn cócủa nguồn lực sản xuất khác nhau Sự khác biệt tương đối trong mức độ sẵn có củacác nguồn lực sẽ tạo ra sự khác biệt tương đối về giá của các yếu tố, (ví dụ lao động sẽ
rẻ tương đối với những nước có nguồn lao động dồi dào) và đồng thời cũng tạo sựkhác biệt đối với tỷ lệ giá hàng hóa nội địa và sự kết hợp các yếu tố trong quá trìnhsản xuất Những nước có lao động rẻ sẽ lợi thế về chi phí sản xuất và giá hơn nhữngnước có giá lao động tương đối đắt trong sản xuất hàng hóa sử dụng nhiểu lao động(ví dụ sản phẩm thô) Do đó, các nước này sẽ tập trung sản xuất những sản phẩm cóhàm lượng lao động cao để xuất khẩu nhằm đổi lại những sản phẩm nhập khẩu có hàmlượng vốn cao
Trái lại, các nước có nhiều vốn sẽ có lợi thế về chi phí và giá cả trong sản xuấthàng hóa công nghiệp, những hàng hóa cần nhiều vốn hơn so với lao động Họ sẽ cólợi nhuận trong việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụngnhiều vốn để đổi lại nhập khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động từ những nướcdồi dào về lao động Vì thế thương mại đóng vai trò cầu nối giúp các quốc gia chuyênmôn hóa sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều nhất yếu tố sẵn có trong nước
Tóm lại, lý thuyết thương mại về mức độ sẵn có của các nguồn lực dựa trên haiđịnh đề chính:
1.Những sản phẩm khác nhau đòi hỏi các yếu tố sản xuất khác nhau Ví dụ, sảnphẩm nông nghiệp đòi hỏi nhiều lao động trên một đơn vị tư bản hơn so với sản phẩmcông nghiệp- những sản phẩm sẽ đòi hỏi nhiều vốn so với một đơn vị lao động hơnphần lớn những sản phẩm thô Tỷ lệ các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuấtnhững hàng hóa khác nhau sẽ phụ thuộc vào tương quan giá cả của chúng Tuy nhiên,cho dù giá của các yếu tố là bao nhiêu thì học thuyết thương mại về mức độ sẵn có củacác nguồn lực giả thiết rằng có một số sản phẩm sử dụng tương đối nhiều vốn trongkhi một số sản phẩm khác lại sử dụng tương đối nhiều lao động Và đặc điểm này củacác sản phẩm hàng hóa là như nhau giữa Ấn Độ và Mỹ, sản phẩm thô có khuynhhướng sử dụng nhiều lao động hơn so với hàng sản xuất công nghiệp thứ cấp ở cả Ấn
Độ và Mỹ
Trang 152 Các nước có mức độ sẵn có về các yếu tố nguồn lực khác nhau Một vàinước, như Mỹ có khối lượng vốn lớn trên một đơn vị lao động và được coi là nước dồidào vốn Những nước khác, như Ấn Độ, Hi Lạp hoặc Colombia, có ít vốn và nhiều laođộng được coi là nước dồi dào lao động Nhìn chung, các nước phát triển dồi dào vềnguồn vốn (và có thể cộng thêm sự dồi dào về lao động có tay nghề) trong khi phầnlớn các nước đang phát triển tương đối dồi dào nguồn lao động.
Lý thuyết lợi thế nguồn lực mở rộng thêm rằng các nước dồi dào về vốn sẽ có
xu hướng chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm như: ô tô, máy bay, thông tinđiện tử và máy tính – những sản phẩn sử dụng nhiều vốn trong sản xuất Họ sẽ xuấtkhẩu những sản phẩm này để đổi lấy những sản phẩm sử dụng nhiều lao động để sảnxuất như thực phẩm, nguyên liệu thô, và khoáng sản những sản phẩm được sản xuấthiệu quả ở những nước có lợi thế về lao động và đất đai
Lý thuyết này, với vị trí ưu thế trong các lý thuyết về thương mại và phát triển,
đã khuyến khích các nước đang phát triển tập trung vào xuất khẩu những sản phẩm sửdụng nhiều lao động và đất đai Lý thuyết chỉ ra rằng, việc trao đổi những sản phẩmthô lấy các hàng hóa chế biến, vẫn được coi là sản phẩm của các nước phát triển, đãkhiến cho các nước đang phát triển có thể đánh giá được lợi ích tiềm tàng của thươngmại tự do với các nước giàu có khác trên thế giới Học thuyết tự do thương mại này đãtừng được sử dụng phục vụ cho lợi ích chính trị của những nước đế quốc trong việctìm kiếm nguồn nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và tìm kiếm thịtrường đầu ra cho hàng hóa công nghiệp của mình
Cơ chế mà theo đó lợi ích của hoạt động thương mại được chuyển giao vượt rangoài biên giới quốc gia theo cách tiếp cận của lý thuyết lợi thế nguồn lực cũng hoàntoàn tương tự như cách tiếp cận của lý thuyết cổ điển về chi phí sản xuất Tuy nhiên,theo cách tiếp cận của lý thuyết lợi thế nguồn lực, việc kết hợp các yếu tố khác nhaucho những hàng hóa sản xuất khác nhau được giả thiết là nằm trên đường giới hạn khảnăng sản xuất được xác định trong những điều kiện của cầu nội địa Ví dụ, xem xéttrường hợp của hai nước, sản xuất hai loại hàng hóa Giả sử một nước là nước pháttriển và một nước là nước đang phát triển, và hai loại hàng hóa được sản xuất ở hainước là hàng nông sản và hàng công nghiệp
Hình 12.4:
Trang 16(a) Các nước đang phát triển: Không có thương mại, sản xuất và tiêu dùng tạiđiểm A; có thương mại sản xuất ở điển B, tiêu dùng ở điểm C, Xuất khẩu = BD, nhậpkhẩu =DC.
(b) Các nước phát triển: Không có thương mại, sản xuất và tiêu dùng tại điểm
A’; có thương mại sản xuất ở điển B’, tiêu dùng ở điểm C’, Xuất khẩu = B’D’, nhậpkhẩu =D’C’
Hình 12.4 miêu tả lợi nhuận có được từ tự do thương mại với đường giới hạnkhả năng sản xuất của các nước đang phát triển ( hình 12.4 a) và giới hạn khả năngsản xuất của các nước phát triển (hình 12.4 b) Với giả thiết sử dụng đầy đủ các yếu tốnguồn lực và thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các nước đang phát triển sẽ sản xuất vàtiêu dùng tại điểm A, tại đó tỷ lệ giá tương đối Pa/Pm, được xác định bởi độ dốc củađường chấm nghiêng, (Pa/Pm)T tại điểm A Tương tự, nước phát triển sẽ sản xuất vàtiêu dùng tại A’ (hình 12.4b) với tỷ lệ giá trong nước (Pa/Pm)R nhưng khác so với nướcđang phát triển đó là hàng hóa nông nghiệp có giá tương đối đắt hơn hoặc nói cáchkhác hàng công ngiệp có giá tương đối rẻ hơn) Chú ý với nền kinh tế đóng, cả hainước sẽ sản xuát cả hai loại hàng hóa trên Tuy nhiên nước đang phát triển, là nướcnghèo hơn, tỷ trọng của hàng hóa nông sản trong tổng giá trị sản xuất( nhỏ hơn nướcphát triển) sẽ lớn hơn
Sự khác nhau tương đối về chi phí sản xuất và giá cả tại A và A’ ( khác nhautrong độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất)làm tăng khả năng thu lợi từ hoạtđộng thương mại Trong mô hình cổ điển về chi phí lao động, tỷ lệ giá quốc tế trongđiều kiện tự do thương mại P a P m sẽ nằm trong khoảng (Pa/Pm)T và (Pa/Pm)R tương
Trang 17ứng là tỷ lệ giá nội địa của các nước đang phát triển và các nước phát triển Đường
m
a P
P trong cả hai hình 12.4 biểu thị tỷ lệ giá chung của thế giới Đối với các nướcđang phát triển đường P a P m dốc hơn có nghĩa là các nước này sẽ có nhiều hàng côngnghiệp hơn khi đổi một đơn vị hàng nông sản so với khi không có thương mại, nóicách khác, giá cả quốc tế của hàng hóa nông nghiệp so với hàng hóa sản xuất côngnghiệp cao hơn so với tỷ lệ giá nội địa của hai loại hàng hóa này ở các nước đang pháttriển Do đó các nước đang phát triển sẽ chuyển nguồn lực ra khỏi khu vực sản xuấthàng công nghiệp có chi phí đắt hơn và chuyên môn hóa vào sản xuất hàng nông sản.Với điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các nước đang phát triển sẽ sản xuất tại B trênđường giới hạn khả năng sản xuất, nơi mà chi phí sản xuất tương đối (chi phí cơ hội)bằng với giá cả thế giới Các nước đang phát triển thực hiện thương mại dọc P a P m
dọc theo đường giá quốc tế, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp là BD để đổi lấy nhậpkhẩu sản phẩm sản xuất công nghiệp DC và đạt đến tiêu dùng cuối cùng tai điểm C,tiêu dùng nhiều hơn với cả hai hàng hóa so với trước khi giao dịch thương mại Ví dụ
cụ thể: giả định rằng giá cả quốc tế của tự do thương mại, P a P m là 2 đến 1 Nói cáchkhác, một đơn vị hàng hóa nông nghiệp bán ra tại mức giá gấp hai lần một đơn vịhàng hóa sản xuất công nghiệp, có nghĩa là một đơn vị hàng hóa nông nghiệp của cácnước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển có thể nhập khẩu được haiđơn vị sản phẩm hàng hóa công nghiệp Đường giá quốc tế dốc minh họa cho hệ sốtrao đổi hàng hóa này Nếu các nước đang phát triển xuất khẩu ở BD sản phẩm nôngnghiệp (30 đơn vị) nó sẽ nhập được từ các nước phát triển (60 đơn vị) hàng hóa côngnghiệp Tương tự, đối với các nước phát triển, tỷ lệ giá quốc tế mới, có nghĩa đổi sảnphẩm công nghiệp lấy được nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn so với mức giá trongnước Bằng đồ thị, đường giá quốc tế dốc ít hơn so với đường minh họa tỷ lệ giá trongnước (hình 12.4b) Các nước phát triển sẽ phân bổ lại nguồn vốn dồi dào của mình đểsản xuất nhiều hàng công nghiệp hơn và sản xuất ít hàng nông nghiệp, tại điểm B’nơigiá hàng hóa trong nước bằng với giá quốc tế Các nước này sẽ đổi B’D’ (bằng vớiDC) hàng hóa công nghiệp, để lấy D’C’ (bằng với BD) sản phẩm nông nghiệp của cácnước đang phát triển Các nước phát triển sẽ dịch chuyển ra ngoài đường khả năng sảnxuất và kết thúc tiêu dùng tại C’ (hình 12.4b) Thương mại cân bằng, giá trị của xuấtkhẩu bằng với giá trị nhập khẩu ở cả hai khu vực Thêm vào đó, điều này cũng dẫnđến tăng tiêu dùng hai hàng hóa ở cả hai khu vực, điều này đã được so sánh giữa tự dothương mại ở điểm C và C’ và không có thương mại tại điểm A và A’ (hình 12.4)
Những kết luận chủ yếu của lý thuyết tự do thương mại tân cổ điển là tất cả cácquốc gia đều có lợi từ thương mại và tổng sản phẩm đầu ra của thế giới tăng lên Tuynhiên, các nhà kinh tế học còn rút ra được một số kết luận khác từ hai kết luận chính ởtrên Thứ nhất, với việc tăng chi phí cơ hội kết hợp với sự dịch chuyển nguồn lực sảnxuất giữa các hàng hóa có nhu cầu sử dụng các yếu tố sản xuất khác nhau, các nước sẽkhông tiến hành chuyên môn hóa hoàn toàn như thuyết lợi thế so sánh cổ điển đã chỉ
ra Các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm sử dụng nguồn lực sẵn có của
Trang 18nước mình Họ sẽ bù đắp lại nguồn lực khan hiếm thông qua việc nhập khẩu các sảnphẩm sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm của nước mình Nhưng việc tăng chi phí sảnxuất trong nước dẫn đến giá nội địa vượt quá giá cả quốc tế sẽ ngăn cản hoàn toànchuyên môn hóa.
Thứ hai, với công nghệ sản xuất giống nhau trên toàn thế giới, sự cân bằng tỷ lệgiá nội địa với giá quốc tế sẽ có khuynh hướng cân bằng giá của các nhân tố giữa cácnước tham gia thương mại Ví dụ, tiền lương tăng ở các đang nước phát triển tươngđối sẵn có về lao động là kết quả của việc sử dụng nhiều lao động để sản xuất thêmsản phẩm nông nghiệp Nhưng giá của yếu tố khan hiếm là vốn sẽ giảm bởi vì giảmsản xuất hàng công nghiệp sử dụng nhiều vốn Trong các nước phát triển, giá củanguồn vốn dồi dào sẽ tăng tương đối so với lao động khan hiếm vì các nước này sửdụng nhiều vốn hơn cho sản xuất hàng công nghiệp và sử dụng ít lao động hơn chosản xuất hàng nông nghiệp
Học thuyết tân cổ điển về mức độ sẵn có của các yếu tố nguồn lực đã dự đoánrằng tiền lương quốc tế thực tế và chi phí vốn sẽ dần tiến tới cân bằng Trong nhữngnăm gần đây, những công nhân sản xuất có trình độ cao ở các nước phát triển lo rằng:
tự do thươnng mại và cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ sẽ làm giảm mức lương của họxuống bằng mức lương ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, trên thực tế, trừ cácnước công nghiệp mới ở Châu Á, khoảng cách lương của công nhân giữa các nướcđang phát triển và các nước phát triển vẫn còn rất lớn
Thứ ba, trong các nước, lý thuyết về mức độ sẵn của các yếu tố nguồn lực dựđoán rằng lợi nhuận của những người sở hữu các yếu tố sẵn có sẽ tăng tương đối sovới lợi nhuận của những người sở hữu các nguồn tài nguyên khan hiếm vì các yếu tốsẵn có được sử dụng nhiều hơn Ở các nước đang phát triển, điều này có nghĩa là tăngphân phối thu nhập quốc dân cho người lao động Trong trường hợp không có thươngmại, phần của người lao động sẽ ít hơn Như vậy, thương mại có khuynh hướng thúcđẩy phân phối công bằng hơn trong thu nhập trong nước
Cuối cùng, với việc cho phép các nước có thể vượt ra ngoài đường giới hạn khảnăng sản xuất và đảm bảo vốn cũng như tiêu dùng hàng hóa từ các nước khác, thươngmại được coi là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nếu các nước phát triển có lợi thế
so sánh trong sản xuất hàng hóa có kĩ năng và vốn cao, trao đổi thương mại sẽ làmgiảm giá cả của những trang thiết bị và máy móc, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng chocác nước đang phát triển Kinh nghiệm của Đài Loan đã chỉ ra rằng các nước đangphát triển học tập được kinh nghiệm của các nước phát triển để sản xuất những sảnphẩm có kĩ năng kết hợp Thương mại quốc tế cũng cho phép một quốc gia có đượccác nguyên vật liệu và những sản phẩm khác (công nghệ mới, ý tưởng, tri thức…)mànước đó tương đối khan hiếm với giá rẻ hơn sản xuất trong nước Như vậy, nó có thểtạo điều kiện cho cho các nước đang phát triển có khả năng sản xuất và phát triển cácsản phẩm công nghiệp
Trang 193 LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN: NHỮNG TRANH LUẬN CỔ ĐIỂN.
Bây giờ chúng ta tóm tắt những lý giải mang tính lý thuyết cho 5 câu hỏi cơbản về thương mại và phát triển được rút ra từ mô hình tân cổ điển về tự do thươngmại
1 Thương mại là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thươngmại mở rộng khả năng tiêu dùng, tăng sản lượng đầu ra, tạo khả năng tiếp cận nguồntài nguyên khan hiếm và thị trường quốc tế rộng lớn cho sản phẩm sản xuất trongnước, mà nếu thiếu các yếu tố này các quốc gia nghèo không thể có tăng trưởng
2 Thương mại có khuynh hướng thúc đẩy sự công bằng trong nước và quốc tếthông qua việc cân bằng giá các yếu tố sản xuất, tăng thu nhập thực tế của các nước và
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có trong nước cũng như trên thế giới (ví dụ,tăng tiền lương tương đối ở các nước có nguồn lao động dồi dào và giảm tiền lương ởcác nước khan hiếm nguồn lao động)
3 Thương mại giúp các nước đạt được mục tiêu phát triển bằng cách thúc đẩynhững khu vực mà mỗi nước có lợi thế so sánh, theo khía cạnh hiệu quả lao động hoặc
sự sẵn có các yếu tố sản xuất Thương mại cũng cho phép các nước tận dụng được lợithế về quy mô của nền kinh tế
4 Trong thương mại quốc tế, giá quốc tế và chi phí sản xuất quyết định cácquốc gia sẽ tham gia thương mại như thế nào để có thể tối đa hóa được lợi ích Cácquốc gia nên tuân thủ nguyên tắc về lợi thế so sánh và không nên can thiệp vào thịtrường tự do
5 Cuối cùng, cần có những chính sách hướng ra thị trường quốc tế để thúc đẩytăng trưởng và phát triển Trong tất cả các trường hợp, việc theo đuổi chính sáchhướng nội một phần hay hoàn toàn sẽ ngăn cản nền kinh tế tham gia vào thị trườngthương mại tự do toàn cầu
MỘT VÀI LUẬN ĐIỂM PHÊ PHÁN LÝ THUYẾT TỰ DO THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.
Các kết luận của thuyết thương mại cổ điển được rút ra từ những giả thiết cả rõràng và ẩn ý đối lập mà trong rất nhiều trường hợp thường đối lập với thực tế các mốiquan hệ kinh tế quốc tế đương đại Do đó lý thuyết này thường dẫn đến các kết luậnmâu thuẫn với cả kinh nghiệm lịch sử và hiện tại trong thương mại của nhiều quốc giađang phát triển Điều này không phủ nhận lợi ích tiềm năng của tự do thương mại,nhưng phải thừa nhận thực tế đó là thương mại tự do luôn gặp rào cản là những chínhsách bảo hộ của các quốc gia và chính sách giá quốc tế không cạnh tranh
Trang 20Đâu là giả thiết chính và quan trọng trong lý thuyết thương mại truyền thống vềmức độ sẵn có các yếu tố sản xuất Các giả thiết này không mang tính thực tế như thếnào Khi có đánh giá thực tế hơn về cơ chế thực của các mối quan hệ kinh tế và chínhtrị quốc tế thì sẽ dẫn tới viễn cảnh nào cho hoạt động thương mại và tài chính của cácnước đang phát triển?
Sáu giả thiết của mô hình thương mại tân cổ điển cần phải được xem xét kỹlưỡng:
1.Tất cả các nguồn lực của sản xuất là hữu hạn về số và chất lượng giữa cácquốc gia Chúng được sử dụng hết và không có biến động trên phạm vi quốc tế về cácnhân tố sản xuất
2 Công nghệ sản xuất cố định (mô hình cổ điển) hoặc tương tự và tự dochuyển đổi giữa các quốc gia (mô hình H - O) Thêm vào đó, tính lan tỏa của côngnghệ mang lại lợi ích cho tất cả Thị hiếu của người tiêu dùng là cố định và độc lậpvới ảnh hưởng của nguời sản xuất (tồn tại quyền tiêu dùng quốc tế)
3 Trong các quốc gia, nhân tố sản xuất tự do di chuyển giữa các lĩnh vực sảnxuất, và tổng thể hoạt động của nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo Không có sự rủi ro
và không chắc chắn
4 Chính phủ của các quốc gia không có vai trò trong các mối quan hệ kinh tếquốc tế.; thương mại thực hiện giữa những nhà sản xuất riêng lẻ nhằm mục đích tốithiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận Giá quốc tế được thiết lập thông qua cung vàcầu
5 Mỗi quốc gia, tại một thời điểm nào đó, đều đạt sự cân bằng cán cân thươngmại, và tất cả các nền kinh tế đều có thể thay đổi được mức giá cả quốc tế với mộtbiên độ nhỏ
6 Lợi ích của thương mại đến được với mỗi người dân của quốc gia đó
Chúng ta có thể phê phán từng giả định ở hoàn cảnh của các nước đang pháttriển trong hệ thống kinh tế thế giới hiện nay Một số phê phán này là cơ sở cho việchình thành những lý thuyết thương mại quốc tế khác, lý thuyết thương mại và pháttriển phi tân cổ điển, bao gồm những mô hình “tạo lối thoát cho sự dư thừa”, mô hình
cơ cấu và mô hình thương mại Bắc – Nam
CÁC NGUỒN LỰC CỐ ĐỊNH, TOÀN DỤNG NHÂN CÔNG VÀ SỰ ỔN ĐỊNH QUỐC TẾ VỂ VỐN VÀ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGUỒN LỰC TĂNG TRƯỞNG: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI BẤT BÌNH ĐẲNG BẮC – NAM.
Giả thiết đầu tiên về thuộc tính ổn định của trao đổi quốc tế trong đó các nguồnlực đều cố định, được sử dụng hoàn toàn và mang tính ổn định quốc tế với cùng mộthàm sản xuất của cùng một loại sản phẩm – là trung tâm của toàn bộ học thuyết
Trang 21thương mại và tài chính truyền thống Trên thực tế, nền kinh tế thế giới thay đổi nhanhchóng và các nhân tố sản xuất đều không cố định cả về số lượng và chất lượng Điềunày không chỉ vì tích lũy vốn và nguồn nhân lực phát triển không ngừng mà còn vìthương mại sẽ vẫn luôn là một trong những nhân tố chính của sự tăng trưởng khôngcân xứng các nguồn lực sản xuất ở mỗi quốc gia khác nhau Điều này đặc biệt đúngvới đối với các nguồn lực có tính quyết định tới tăng trưởng và phát triển như: vốn vậtchất, khả năng quản lý, khoa học công nghệ, khả năng tiến hành nghiên cứu và triểnkhai về công nghệ, và việc nâng cao trình độ kĩ thuật cho lực lượng lao động.
Do đó, điều này dẫn tới kết luận đó là sự sẵn có tương đối các nguồn lực và chiphí sản xuất tương đối là không cố định mà luôn thay đổi Hơn nữa, chúng thườngđược xác định qua đặc điểm của quá trình chuyên môn hóa quốc tế hơn là do nhữngđặc điểm từ trong nước Trong bối cảnh thương mại bất bình đẳng giữa các nước giàu
và nước nghèo, điều này có nghĩa là bất kì sự không cân xứng ban đầu nào về mức độsẵn có các yếu tố sản xuất thì sẽ ngày càng không cân xứng qua hoạt động thương mại
vì sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nguồn lực được coi là không đổi Đặc biệtnếu các nước giàu có (phía Bắc) nhờ vào điều kiện lịch sử được ưu đãi nguồn vốnthiết yếu, nằng lực quản lý và lao động lành nghề, sẽ tiếp tục chuyên môn hóa sản xuất
và sử dụng các nguồn lực này một cách triệt để tạo điều kiện cần thiết thúc đẩy kinh tếphát triển hơn nữa Trái lại, các nước đang phát triển (phía Nam) lại thừa lao động phổthông, với việc chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm sử dụng lao động phổ thông lànhững sản phẩm có cầu và hệ số trao đổi thương mại theo xu hướng bất lợi, sẽ khiếncác nước này rơi vào tình trạng luẩn quẩn và luôn có lợi thế so sánh về lao độngkhông có trình độ và sản xuất kém hiệu quả Điều này sẽ kìm hãm sự gia tăng nguồnvốn cần thiết, kinh nghiệm quản lý và trình độ kĩ thuật Tính hiệu quả trong điều kiệntĩnh trở thành không hiệu quả trong điều kiện động, và quá trình tích lũy đi kèm vớihoạt động thương mại khi đặt trong quan hệ thương mại bất bình đẳng sẽ khiến quátrình phân phối mang lại lợi ích nhiều hơn cho những nước có nhiều nguồn lực và do
đó các nước nghèo sẽ vẫn luôn trong tình trạng kém phát triển về vốn vật chất vànguồn nhân lực và Một khẩu hiệu rất nổi tiếng ở các nước đang phát triển đó là: “trừmột vài trường hợp, khoảng cách về công nghệ giữa các quốc gia đang phát triển vàquốc gia phát triển sẽ ngày càng được nới rộng” Học thuyết thương mại quốc tế tân
cổ điển với giả thiết về các hàm sản xuất giống nhau cho các sản phẩm ở các quốc giakhác nhau đã bỏ qua vấn đề trên
Trong những năm gần đây, một số nhà kinh tế học đã thay đổi mô hình thươngmại tĩnh tân cổ điển bằng các mô hình động về thương mại và tăng trưởng trong đónhấn mạnh quá trình tích lũy các yếu tố và phát triển không đồng đều dựa theo cácgợi ý ở đoạn trên Mô hình thương mại Bắc – Nam tập trung đặc biệt vào các mốiquan hệ giữa các nước giàu với các nước nghèo, trong khi lý thuyết thương mại quốc
tế truyền thống giả định áp dụng được cho tất cả các quốc gia Mô hình thương mại
Trang 22nước công nghiệp phát triển (phía Bắc) sẽ tạo điều kiện để các nước này xuất khẩuhàng công nghệ và thu được lợi nhuận cao hơn Điều này cùng với sự gia tăng sứcmạnh độc quyền sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn ở các nước này thông qua quátrình tích lũy vốn (theo mô hình tăng trưởng Harrod – Domar và mô hình về mức độđóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng đã thảo luận trong các chương trước) Kếtquả là, sự tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia phía Bắc sẽ gia tăng tích lũy lợithế cạnh tranh so với các nước phương Nam tăng trưởng chậm hơn Nếu chúng ta tínhthêm cả sự khác biệt trong độ co dãn của cầu theo thu nhập (“hàng hóa tư bản” ở phíaBắc sẽ cao hơn “hàng hóa tiêu dùng” ở phía Nam) và quá trình di chuyển vốn vào môhình nghiên cứu (dòng vốn di chuyển từ các nước phía Nam đến các nước phía Bắc,như đã diễn ra trong thập kỷ 80 của thế kỷ 20) thì sẽ ngày càng bi quan hơn về tìnhtrạng thương mại của các nước đang phát triển.
Không một quốc gia nào mong muốn nước mình tập trung chuyên môn hóa sảnxuất sản phẩm sử dụng lao động phổ thông, trong khi để người nước ngoài thu lợi từviệc có trình độ lao động cao hơn, công nghệ tiên tiến hơn và nhiều vốn hơn Tuynhiên, với việc theo đuổi lý thuyết về nguồn lực sẵn có, các nước kém phát triển cóthể kìm hãm nền kinh tế của nước mình trong một cơ cấu kinh tế nhằm tăng cường cácnguồn lực sẵn có với giá trị thấp, và cản trở những mục tiêu phát triển trong dài hạn.Một số nước, như bốn con rồng Châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và HồngKông) đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế của mình thông qua các nỗ lựcđáng kể để chuyển cơ cấu sản xuất từ sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao độngphổ thông, sang sử dụng lao động có trình độ và cuối cùng là các sản phẩm cần nhiềuvốn Các nước ở Châu Á khác, đáng chú ý là Trung Quốc, cũng đang tiếp bước conđường này Tuy nhiên, đối với hầu hết các nước nghèo, khả năng chỉ thông qua hoạtđộng thương mại để thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế như các nước đi trước là hết sức
xa vời nếu không áp dụng những chính sách phát triển hợp lý
Một ví dụ thú vị khác về các lý thuyết thương mại quốc tế mới, hậu tân cổ điển,được trình bày trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” của Michael PorterNền tảng lý thuyết này của Porter khác với lý thuyết tân cổ điển về mức độ sẵn có củacác yếu tố sản xuất ở chỗ giả thiết có sự khác biệt trong chất lượng giữa các yếu tố sảnxuất cơ bản các yếu tố sản xuất tiên tiến Ông cũng cho rằng lý thuyết thương mạitruyền thống chỉ mới dừng ở việc đánh giá các yếu tố sản xuất cơ bản như các nguồnlực vật chất kém phát triển và lực lượng lao động phổ thông Đối với các yếu tố sảnxuất tiên tiến đã được chuyên môn hóa sâu, bao gồm cả những người lao động có trình
độ chuyên môn cao và các nguồn tri thức như các viện nghiên cứu của chính phủ và tưnhân, các trường đại học lớn và các tổ chức công nghiệp hàng đầu thì lý thuyết truyềnthống chưa đề cập tới Porter kết luận rằng
“Nhiệm vụ hàng đầu mà các quốc gia đang phát triển cần thực hiện là thoátkhỏi hạn chế của các yếu tố mang lại lợi thế quốc gia… khi các nguồn tài nguyên
Trang 23thiên nhiên, lao động rẻ, các yếu tố vị trí và các yếu tố thuận lợi cơ bản khác chỉ manglại rất ít và thường là không ổn định các khả năng xuất khẩu…và thường bị tổnthương với những biến động tỷ giá hối đoái và giá các yếu tố sản xuất Nhiều ngànhcông nghiệp như thế cũng đã không phát triển khi các nền kinh tế phát triển giảm nhucầu tiêu dùng nguồn lực tự nhiên và tăng như cầu đối với các sản phẩm nhân tạo Do
đó việc xây dựng những các yếu tố sản xuất tiên tiến là ưu tiên hàng đầu.”
TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP, KHÔNG SỬ DỤNG HẾT NGUỒN LỰC VÀ
LÝ THUYẾT TẠO LỐI THOÁT CHO SỰ DƯ THỪA TRONG THƯƠNG MẠI.
Giả thuyết toàn dụng nhân công trong các mô hình thương mại cổ điển, cũnggiống như mô hình cân bằng trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo của kinh tế học vi
mô, đã bị vi phạm trong thực tế vì hiện tượng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở cácquốc gia đang phát triển Từ thực trạng về hiện tượng thất nghiệp phổ biến ở các nướcđang phát triển có thể rút ra hai kết luận Kết luận thứ nhất là việc không sử dụng hếtnguồn lực lao động đã tạo ra cơ hội để mở rộng khả năng sản xuất và tổng thu nhậpquốc dân với chi phí thực tế thấp và thậm chí bằng không thông qua việc sản xuất cácsản phẩm xuất khẩu không có nhu cầu trong nước Điều này được biết tới là lý thuyếttạo lối thoát cho sự dư thừa của thương mại quốc tế lý thuyết này được Adam Smith
đề cập đầu tiên, và gần đây được một nhà kinh tế học người Miến Điện tên là HlaMyint phát triển cho trường hợp các nước đang phát triển
Theo lý thuyết này, sự mở cửa của thị trường thế giới cho các nước nôngnghiệp nghèo nàn lạc hậu không phải tạo cơ hội phân bổ lại các nguồn lực đã được sửdụng tối đa như trong học thuyết truyền thống mà đưa vào sử dụng nguồn lao động vàđất đai dư thừa trước đây để sản xuất nhiều hàng hơn nữa cho thị trường xuất khẩu.Theo quan điểm này, các nước nông nghiệp trước đây là thuộc địa và các nước có nềnnông nghiệp nhỏ sản xuất hàng hóa đều có thể thực hiện được vì các nước này cónguồn lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp Dưới góc độ phân tích khả năng sảnxuất, quan điểm tạo lối thoát cho sự dư thừa có thể được trình bày qua sự dịch chuyểnsản xuất từ điểm V đến đến điểm B trong hình 12.5, và thương mại mở rộng tiêu dùngcuối cùng từ V đến C
Chúng ta thấy rằng, trước khi có thương mại, các nguồn lực của các nước đangphát triển có nền kinh tế đóng đều sử dụng dưới mức tiềm năng Sản xuất tại điểm V,nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất, OX là sản phẩm thô và OY là sản phẩmcông nghiệp được sản xuất và tiêu dùng Sự mở cửa hướng ra thị trường nước ngoài(có thể do quá trình thuộc địa hóa) mang lại các động lực kinh tế để sử dụng cácnguồn lực dư thừa (phần lớn là đất đai và lao động) và mở rộng sản xuất để xuất khẩucác sản phẩn thô từ OX đến OX’ tại điểm B trên đường giới hạn khả năng sản xuất.Với tỷ lệ giá cả quốc tế Pa/Pm , xuất khẩu X – X’(bằng với VB) sản phẩm thô để đổilấy Y đến Y’ (bằng với VC) sản phẩm công nghiệp, kết quả là tiêu dùng cuối cùng tại
Trang 24điểm C với việc tiêu dùng lượng sản phẩm thô (X) như trước đó nhưng tiêu dùng thêmlượng YY’ hàng hóa công nghiệp nhập khẩu.
Hình 12.5 Lý thuyết lối thoát cho sự dư thừa của các nước đang phát triển
Mô hình “lối thoát cho sự dư thừa” đã đưa ra cách thức phân tích mang tínhthực tế hơn về hoạt động thương mại quốc tế của các nước đang phát triển so với các
lý thuyết cổ điển và tân cổ điển Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các lợi ích này thườngthuộc về các doanh nghiệp của “mẫu quốc” chứ không thuộc về các nước đang pháttriển Và trong dài hạn, việc cơ cấu sản xuất ở các quốc gia đang phát triển hướnghoàn toàn tới xuất khẩu những sản phẩm thô, trong rất nhiều trường hợp đã tạo ra tìnhtrạng xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một số sản phẩm và do đó sẽ cản trở sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế hướng tới một nền kinh tế đa dạng hơn
SỰ CHUYỂN DỊCH NGUỒN LỰC QUỐC TẾ VÀ CÁC TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
Nội dung thứ ba nêu trong giả định quan trọng đầu tiên của thuyết thương mại
cổ điển – đó là không có sự chuyển dịch quốc tế về các nhân tố sản xuất – là nội dungtiếp sau giả thiết về sự cạnh tranh hoàn hảo, là giả thiết phi thực tế nhất trong tất cảcác giả thiết của lý thuyết thương mại cổ diển và tân cổ điển Vốn và lao động có taynghề luôn di chuyển giữa các quốc gia Sự tăng trưởng của các quốc gia phương Tâytrong thế kỷ 19 được lý giải phần lớn là do tác động của quá trình dịch chuyển vốnquốc tế Có lẽ sự phát triển nhanh chóng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế trongsuốt hai thập kỷ qua là do sự gia tăng mạnh mẽ về sức mạnh và tầm ảnh hưởng củacác tập đoàn đa quốc gia khổng lồ Các tập đoàn quốc tế này mang vốn, công nghệ vàlao động lành nghề, cùng với các hoạt động sản xuất đa dạng tới các nước đang pháttriển đã khiến các lý thuyết thương mại quốc tế vốn giản đơn trở nên phức tạp, đặc
Trang 25biệt liên quan đến quá trình phân phối lợi ích Các công ty như: IBM, Ford, Exxon,Philips, Sony, Hitachi, British Petroleum, Renault, Volkswagen và Coca cola đã quốc
tế hóa quá trình sản xuất của mình khiến việc tính toán phân phối lợi ích của quá trìnhsản xuất quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia trở nên đặc biệt khókhăn Chúng ta sẽ trở lại vấn đề quan trọng này ở chương 15, khi chúng ta tiến hànhđánh giá ưu và nhược điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong phần này,chúng ta chỉ nhận thấy rằng quá trình di chuyển quốc tế một cách mạnh mẽ của vốn và
kĩ thuật đã đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế Việc bỏ qua
sự tồn tại và tầm ảnh hưởng của việc di chuyển quốc tế các yếu tố nguồn lực tới nềnkinh tế và cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển như trong lý thuyết thương mại
cổ điển và tân cổ điển đã che mắt chúng ta về thực trạng của nền kinh tế thế giớiđương đại Thực tế, một trong hai sự trớ trêu của thập niên 80 là hiện tượng di chuyểnluồng vốn hơn 250 tỷ USD từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển đượccoi là có lợi thế về vốn Mặc dù trong thập niên 90, một khối lượng vốn đã chảy vàocác nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nhưng các nước chậm phát triển hầunhư không nhận được ít nào trong dòng vốn này Sự trớ trêu thứ hai đó là do sự chậmphát triển của các nền kinh tế và hạn chế về cơ hội tài chính, lao động lành nghề(nguồn lực có nhu cầu cao nhất đối với nước nghèo – theo Porter là yếu tố tiên tiến) đã
di chuyển với số lượng lớn từ các nước phương Nam sang các nước phương Bắc Như
ở các chương trước đề cập, hiện tượng chảy máu chất xám đã ảnh hưởng nghiêm trọngtới các nền kinh tế Châu Phi trong thập nhiên 80 và 90
CÔNG NGHỆ SẴN CÓ, CỐ ĐỊNH VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Cùng với nguồn vốn đang tăng lên nhanh chóng và được di chuyển khắp nơitrên thế giới nhằm tối đa lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sự thay đổi nhanh chóng vềcông nghệ (hầu hết ở phương Tây) đã ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ thươngmại trên thế giới Một trong những ví dụ rõ nét nhất về ảnh hưởng của sự thay đổicông nghệ ở các quốc gia phát triển tới lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu của các nướcđang phát triển đó là sự phát triển sản phẩn nhân tạo thay thế cho các sản phẩm thôtruyền thống Trong vòng 4 thập kỉ qua, các sản phẩm nhân tạo thay thế cho các hàngsản phẩm thô như cao su, hàng len, bông, sợi gai, sợi đay, da thú đã được sản xuấtngày càng nhiều Trong tất cả các trường hợp, thị phần các sản phẩm thô của các nướcđang phát triển giảm một cách đáng kể Ví dụ, trong giai đoạn từ 1950 đến 1980 tỷtrọng cao su tự nhiên trong tổng tiêu thụ của thế giới giảm từ 62% xuống còn 28%, tỷ
lệ bông trong tổng tiêu thụ sợi giảm từ 41% xuống 29% Sự thay thế về mặt côngnghệ, cùng với độ co giãn của cầu theo giá và thu nhập của các sản phẩm thô là thấp,
và sự gia tăng bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển đã giải thích tại sao việctheo đuổi không có phê phán lý thuyết lợi thế so sánh có thể gây rủi ro và thườngkhông mang lại thành công cho nhiều nước đang phát triển
Trang 26Tuy nhiên, xét theo khía cạnh khác, có luận điểm cho rằng việc các công nghệmới do các nước phương Tây phát triển có mặt ở tất cả mọi nơi trên thế giới đã khiếncác nước công nghiệp hóa mới có cơ hội có được những công nghệ này Thông quabước đầu tiên là bắt chước các sản phẩm được sáng chế ở nước ngoài, một số nướcdang phát triển có đủ điều kiện về vốn con người (ví dụ các nước công nghiệp mớichâu Á) có thể đi theo chu kì sản phẩm của thương mại quốc tế Với việc áp dụng mứclương thấp hơn một cách tương đối, các nước chuyển từ sản xuất các sản phẩm vớicông nghệ thấp sang công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các quốcgia đã tiến hành quá trình công nghiệp hóa trước đó.
Giả định về thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng trên thế giới có tính cốđịnh và quyết định cơ cấu sản xuất thông qua tín hiệu của thị trường là một giả thiếtphi thực tế nữa của lý thuyết này Không chỉ có vốn và công nghệ sản xuất đượctruyền bá khắp thế giới thông qua hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia được trợgiúp và khuyến khích từ chính phủ của mình, mà sở thích và thị hiếu của người tiêudùng thường được tạo nên và kích thích thông qua chiến dịch quảng cáo của các công
ty tài chính hùng mạnh chi phối thị trường nội địa Bằng việc tạo ra nhu cầu nhậpkhẩu hàng hóa, các doanh ngiệp quốc tế chiém lĩnh thị trường nội địa có thể tạo ra cácđiều kiện để gia tăng lợi nhuận Đây là nét đặc thù ở các nước đang phát triển, nơi bịhạn chế thông tin và thông tin không hoàn hảo về cả phía sản xuất và tiêu dùng đã tạonên trường hợp thị trường không hoàn hảo ở mức độ cao Ví dụ, người ta ước tính ởcác nước đang phát triển, hơn 90% quảng cáo được tài trợ bởi các hãng nước ngoàikinh doanh trong thị trường nước đó Như đã đề cập trong các chương trước, ngườitiêu dùng hiện tại thường không có quyền lực tối thượng về bất cứ sản phẩm nào,chưa
kể việc không biết được các công ty đa quốc gia sẽ sản xuất ra những hàng gì với sốlượng bao nhiêu
SỰ CHUYỂN DỊCH CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG NƯỚC VÀ “CẠNH TRANH HOÀN HẢO”: TĂNG LỢI NHUẬN, CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO VÀ THỊ TRƯỜNG BỊ ĐIỀU TIẾT.
Học thuyết thương mại cổ điển giả định rằng các quốc gia có thể điều chỉnh cơcấu kinh tế của mình theo các phán đoán về về sự thay đổi giá cả và thị trường quốc
tế Việc di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất bao gồm sự tái phân bổnguồn lực từ ngành này sang ngành khác có thể dễ dàng thực hiện trên giấy tờ, nhưngtheo lập luận này của các nhà cơ cấu, điều này trên thực tế lại hết sức khó khăn Điềunày đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển nơi mà cơ cấu sản xuất rất cứngnhắc và các nhân tố dịch chuyển thường hạn chế Một ví dụ cụ thể về vấn đề này làcác đồn điền và các nông trang nhỏ sản xuất theo hướng hàng hóa Trong nền kinh tếdần dần phụ thuộc vào xuất khẩu một số sản phẩm thô, thì toàn bộ kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội (đường bộ, đường sắt thông tin, sức mạnh địa phương, tín dụng vàmarketing…) có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nơi
Trang 27sản xuất đến các kho hàng, tầu hàng ra thị trường nước ngoài Theo thời gian, sự tíchlũy vốn đầu tư có thể sa lầy trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế khiến chúng không dễ dàngchuyển giao cho các hoạt động sản xuất ở các địa điểm khác nhau Vì vậy các nướcđang phát triển càng phụ tnuộc vào xuất khẩu một số sản phẩm thô bao nhiêu, thì cơcấu kinh tế của họ càng kém năng động và họ càng chịu thiệt thòi trên thị trường quốc
tế Có thể mất nhiều năm để chuyển đổi từ nền kinh tế kém phát triển chỉ có vài sảnphẩm thô để xuất khẩu, sang nền kinh tế với cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, đa ngànhhơn Nói một cách khác, đây là phạm trù mang tính lịch sử
Nhìn chung, các nhà cơ cấu học đã chỉ ra rằng tất cả các khía cạnh chính trị vàthể chế tạo ra sự cứng nhắc mang tính cơ cấu, bao gồm sản phẩm có cung hoàn toànkhông co dãn, thiếu sản phẩm trung gian, thị trường tiền tệ lỏng lẻo, hạn chế trao đổinước ngoài, giấy phép chính phủ, điều tiết nhập khẩu , các phương tiện vận chuyển vàphân phối nghèo nàn, khan hiểm nguồn lao động và quản lý lành nghề, thường cản trởkhả năng của các nước đang phát triển đáp ứng một cách trơn tru nhất cách thức của
lý thuyết thương mại tân cổ điển để thay đổi các tín hiệu giá cả quóc tế
Vì thế quá trình điều chỉnh và tái phân bổ nguồn lực là cần thiết để kiếm lợitrong điều kiện kinh tế thế giới luôn thay đổi là việc hết sức khó khăn đối với cácnước đang phát triển và dễ dàng hơn đối với các nước ở Bắc bán cầu Như vậy, cácnước đang phát triển có thể mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp có giá thànhthấp, sử dụng nhiều lao động để xuất khẩu như: dệt may, giày da, các sản phẩm thểthao, túi xách, thực phẩm chế biến, tóc giả, thảm… thường bị các nước phát triển hạnchế thâm nhập vào thị trường nước mình thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuếquan Theo ước tính của Liên hợp quốc năm 2001, các rào cản thưong mại gây thiệthại cho các nước đang phát triển ít nhất 100 tỷ đôla hàng năm – chiếm 2% GNI củacác nước đó Lý do thường được các nước phía Bắc đưa ra là sự cạnh tranh của cácmặt hàng giá rẻ nước ngoài với mặt hàng công nghiệp trong nước giá cao thường gây
ra nạn thất nghiệp ở các nước phát triển, và do đó vấn đề điều chỉnh kinh tế trongnước nghiêm trọng đến mức mà không thể cho phép nước ngoài cạnh tranh tự do nhưvậy Do vậy, giả định về sự di chuyển của các yếu tố sản xuất trong nước tỏ ra chỉ cóthể áp dụng một cách rất hạn chế ở ngay cả các nước phát triển
Thêm vào đó, với giả thiết lợi nhuận cố định hay giảm dần theo quy mô (nghĩa
là chi phí sản xuất cố định hoặc tăng dần khi sản lượng tăng), lý thuyết thương mạidựa trên vào các yếu tố sẵn có và chi phí lao động đã bỏ qua một trong những hiệntượng quan trọng nhất trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế Đó là tác động lan tràn
và mở rộng thu nhập khiến cho lợi nhuận tăng theo quy mô và do đó giảm chi phí sảnxuất Giảm dần chi phí sản xuất nghĩa là các công ty lớn đang tồn tại có thể định giáthấp hơn các công ty nhỏ hơn hoặc mới ra đời để dành vị trí độc quyền trên thế giới.Không phải là ngoại lệ, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô tạo ra hiện tượng độc quyền vàđộc quyền nhóm trong cung ứng một số loại hàng hóa trên thế giới (như đã diễn ra
Trang 28trên thị trường trong nước) Hơn nữa, quá trình chiếm lĩnh và lũng loạn thị trường làquá trình tất yếu diễn ra, các ngành công nghiệp của các nước nghèo một khi đã tụthậu thì sẽ không thể cạnh tranh được với các tập đoàn khổng lồ.
Thêm vào đó, kiểm soát độc quyền và độc quyền nhóm đối với các hàng hóatrao đổi trên thị trường quốc tế cùng với sự khác biệt của các sản phẩm, quá trình traođổi trong nội bộ ngành, và quá trình sản xuất hướng ngoại, có nghĩa là mỗi tập đoànlớn có thể điều chỉnh giá và lượng cung (và thông thường là cả cầu) thế giới để phục
vụ cho lợi ích riêng của họ Thay vì cạnh tranh, chúng ta thấy các hoạt động sản xuấtliên doanh và thỏa thuận độc quyền nhóm giữa những người mua và người bán khổng
lồ là yếu tố phổ biến nhất quyết định giá cả và số lượng trong nền kinh tế thế giới Xéttrên góc độ các nước đang phát triển đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế và thúcđẩy công nghiệp xuất khẩu, hiện tượng lợi nhuận tăng dần và khác biệt hóa sản phẩm(cạnh tranh độc quyền) cùng với sức mạnh phi kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia(ảnh hưởng chính trị của họ đối với nhiều chính phủ) nghĩa là những nước đầu tiêntiến hành công nghiệp hóa (những quốc gia giàu có) có thể tận dụng hiểu quả kinh tếnhờ quy mô và tính khác biệt hóa của sản phẩm để duy trì vị trí thống trị của mìnhtrên thị trường thế giới Các lý thuyết gần đây với việc cố gắng xem xét vai trò quantrọng của hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo trong thương mại quốc tế, đã đưa ramột số kết luận trái ngược với học thuyết thương mại tự do Ví dụ, như trong các môhình tĩnh, chúng ta có thể xác định được làm thế nào các mối liên kết nội ngành củacác sản phẩm khác nhau được phát huy trong trường hợp bảo hộ thuế quan Trong mộtvài mô hình động Bắc – Nam với sản phẩm khác biệt hóa, và cạnh tranh không hoànhảo, trong môi trường thương mại tự do, các quốc gia giàu về vốn ở phía Bắc sẽ luônluôn dẫn đầu về công nghệ và có xuất khẩu ròng từ những sản phẩm công nghiệp khácbiệt hóa
Hạn chế lớn thứ hai của giả định cạnh tranh hoàn hảo trong các mô hìnhthương mại đó là giả định đó loại bỏ tính rủi ro và bất ổn trong các thỏa thuận thươngmại quốc tế Ngay cả khi chúng ta chấp nhận toàn bộ các giả định phi thực tế của các
mô hình thương mại truyền thống như áp dụng ở các nước đang phát triển, có thể việctập trung vào sản xuất các sản phẩm thô để xuất khẩu sẽ không có lợi trong dài hạn do
sự bất ổn mang tính lịch sử của thị trường thế giới về các sản phẩm thô xét tương quanvới hàng hóa công nghiệp khác Như đã trình bày, việc tập trung vào một hoặc hai sảnphẩm thô xuất khẩu có thể phá hoại kế hoạch phát triển của các nước đang phát triểnkhi khó dự đoán được thu nhập trao đổi với nước ngoài từ năm này sang năm khác
Do vậy, việc áp dụng tư tưởng về lợi thế cạnh tranh tĩnh ngay cả trong thế giới ảo củathuyết thương mại truyền thống có thể không phải là chiến lược phát triển tốt nhấttrong dài hạn
Trang 29SỰ VẮNG MẶT CỦA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ, sựtồn tại vùng nghèo và giàu có, giữa ngành công nghhiệp phát triển và ngành trì trệ, và
sự bất bình đẳng trong phân phối lợi ích của tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực, cóthể bị đẩy lùi hoặc được cải thiện ít nhất là trong lý thuyết Quá trình gia tăng bất bìnhđẳng giữa các vùng trong nước, khi các vùng “cực tăng trưởng” có thể được giàu lêntrong khi các vùng khác trì trệ, có thể được chính phủ điều chỉnh thông qua luật pháp,thuế, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, dịch vụ xã hội, các chương trình phát triểnvùng và nhiều hơn nữa Nhưng vì không có một hệ thống điều hành quốc tế nào có thểđóng vai trò trung gian giữa các nước do đó hiện tượng hưởng lợi nhiều hơn trongthương mại quốc tế dễ dàng trở thành một xu hướng tất yếu Hiện tượng này còn đượctăng cường bởi sức mạnh không đồng đều của các chính phủ nhằm thúc đẩy và bảo vệlợi ích quốc gia Sự thành công thần kỳ trong hoạt động xuất khẩu Nhật Bản và gầnđây là Hàn Quốc và Đài Loan có vai trò hỗ trợ và khuyến khích không nhỏ từ phíachính phủ thông qua các kế hoạch và chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệphướng vào xuất khẩu
Bằng việc tập trung vào các hành vi riêng lẻ của vô số các công ty cạnh tranhtrong bối cảnh nhiều hàng hóa khác nhau được sản xuất tại nhiều nước không có têntuổi, lý thuyết thương mại truyền thống đã bỏ qua vai trò của chính phủ trong các hoạtđộng thương mại quốc tế Các chính phủ không phải là người ngoài cuộc Hơn nữa,các chính phủ thường đóng vai trò thúc đẩy, với những chính sách can thiệp trong lĩnhvực công nghiệp (dẫn đường cho thị trường thông qua chiến lược hợp tác kinh doanh
để tăng thị phần xuất khẩu) nhằm thiết lập lợi thế cạnh tranh trước đây chưa có nhưngcần thiết trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu thế giới dự đoán sẽ tăng trong tương lai.Lịch sử tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn những năm 50 đến 60với bộ thương mại quốc tế và công nghiệp (MITI) nổi tiếng và gần đây là Đài Loan vàHàn Quốc được coi là những ví dụ về các chính sách công nghiệp Ông Ojimi – Thứtrưởng của MITI đã mô tả cơ chế của chính sách công nghiệp năng động như sau: Bộthương mại quốc tế và công nghiệp Nhật Bản (MITI) quyết định thành lập các ngànhcông nghiệp sử dụng nhiều yếu tố vốn và công nghệ, đó là các ngành công nghiệp nhưthép, lọc dầu, hóa dầu, ôtô, máy bay, máy móc công nghiệp các loại, và điện tử baogồm cả máy tính điện tử, trong khi các ngành công nghiệp được đánh giá là có lợi thế
so sách về chi phí sản xuất thì không thích hợp đối với Nhật Bản Dưới quan điểmtĩnh, ngắn hạn, việc khuyến khích các ngành công nghiệp này dường như mâu thuẫnvới chủ nghĩa kinh tế phù hợp Nhưng với tầm nhìn dài hạn, những chính sách này rõràng thúc đẩy các ngành công nghiệp có độ co dãn của cầu theo thu nhập cao, đẩynhanh tiến bộ công nghệ và năng suất lao động tăng lên nhanh chóng
Trang 30Các chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụ của chính sách thương mại nhưthuế, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và có thể tác động tới giá cả hàng hóa,
và từ đó là tác động đến vị thế thương mại với các nước khác trên thế giới Hơn nữakhi chính phủ các nước phát triển theo đuổi chính sách kinh tế hạn chế để giải quyếtvấn đề trong nước như lạm phát, thất nghiệp, thì các chính sách này có thể tác độngxấu tới nền kinh tế của các quốc gia nghèo
Tuy nhiêu, chiều tác động ngược lại thì không đúng, nhìn chung các chính sáchkinh tế trong nước của các nước đang phát triển không có ảnh hưởng đáng kể đến nềnkinh tế của các nước giàu có Hơn nữa, chính phủ của các quốc gia phát triển thườngphối hợp thúc đẩy quyền lợi chung thông qua hợp tác thương mại và các hoạt độngkinh tế khác Mặc dù các hoạt động này không cố ý nhằm thúc đẩy lợi ích riêng của
họ thông qua những chi phí các nước nghèo phải chịu, song điều này lại thường là kếtquả của các hoạt động đó
Vì vậy, lý giải của chúng tôi cho vấn đề đó hết sức đơn giản Các lý thuyếtthương mại truyền thống đã bỏ qua vai trò quan trọng của chính phủ các nước tronghoạt động kinh tế quốc tế Các chính phủ thường làm trầm trọng thêm sự phân phốikhông công bằng các nguồn lực và thu nhập từ hoạt động thương mại bởi sự chênhlệch về quy mô và sức mạnh kinh tế giữa các nước Chính phủ các nước giàu có thểgây ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới qua các chính sách trong nước và quốc tế củamình Các nước đó có thể chống lại các sức ép kinh tế từ các nước yếu hơn và có thểđóng vai trò “đồng minh” và thường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để kiểmsoát các điều khoản và điều kiện của thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích củaquốc gia mình Không có một tổ chức hay chính phủ thế giới nào bảo vệ và thúc đẩylợi ích của các nước có nền kinh tế yếu (các nước đang phát triển) trong mối quan hệquốc tế kiểu như thế này Lý thuyết thương mại đã không đề cập đến ảnh hưởng lớncủa các chính phủ Do vậy, các luận điểm của lý thuyết này bị suy yếu đi rất nhiều
CÂN BẰNG THƯƠNG MẠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ QUỐC TẾ
Lý thuyết thương mại quốc tế, giống như mô hình tổng thể cạnh tranh hoàn hảotrong kinh tế học, không chỉ là mô hình toàn dụng nhân công mà còn là mô hình trong
đó giá quốc tế và trong nước của các sản phẩm và nguồn lực luôn điều chỉnh để phùhợp với các điều kiện cung và cầu Đặc biệt, hệ số trao đổi hàng hóa (tỷ lệ giá cả hànghóa quốc tế) được điều chỉnh để cân bằng cung cầu đối với các sản phẩm có thể xuấtkhẩu và nhập khẩu của một nước để cân bằng cán cân thương mại, có nghĩa là giá trịcủa hàng xuất khẩu (số lượng nhân với mức giá) luôn cân bằng với giá trị hàng nhậpkhẩu Với sự cân bằng cán cân thương mại và không có sự di chuyển vốn quốc tế, cácvấn đề về cán cân thanh toán sẽ không bao giờ nảy sinh trong lý thuyết thương mạithuần túy Nhưng thực tế của nền kinh tế thế giới vào những năm 80 và 90, đặc biệttrong giai đoạn tăng vọt của giá dầu thế giới những năm 70, đã làm thâm hụt cán cân
Trang 31thanh toán và sụt giảm dự trữ ngoại tệ (hoặc xuất hiện nhu cầu vay vốn nước ngoài để
bù đắp thâm hụt hàng hóa) và đó là vấn đề mà các nước giàu và nghèo đều phải quantâm
Đặc biệt ở các nước nghèo không sản xuất dầu, sự kết hợp giữa sự giảm súttrong hệ số trao đổi hàng hóa và giảm cầu thế giới đối với các sản phẩm xuất khẩu của
họ đã gây ra tình trạng thường xuyên thâm hụt thương mại Với việc giảm dần nguồntrợ giúp song phương và đa phương của nước ngoài và mối lo lắng ngày càng tăng củacác nước đang phát triển về các chi phí xã hội do đầu tư tư nhân nước ngoài gây ra(xem chương 15), có nghĩa là những vấn đề nghiêm trọng của cán cân thanh toán đòihỏi phải giảm hơn nữa thương mại tự do
THU NHẬP TỪ THƯƠNG MẠI MANG LẠI LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN NƯỚC ĐÓ
Giả định chính thứ sáu và là cuối cùng của thuyết thương mại truyền thống,rằng thương mại gia tăng lợi ích cho người dân nước đó, là giả thiết mang tính ngụ ýnhiều hơn so với 5 giả định khác Giả định này hiếm khi được nêu rõ, cũng không cầnthiết phải nêu rõ nếu chúng ta chấp nhập giả định rằng các nhân tố không di chuyểntrên phạm vi quốc tế Nhưng trước tính phi thực tế của giả định đó, chúng ta cần xemxét quan niệm ngầm của giả định, hơn là chối từ, đó là nếu các quốc gia đang pháttriển thu được lợi ích từ thương mại, thì chính người dân của quốc gia đó sẽ đượchưởng lợi ích Vấn đề xoay quanh câu hỏi, ai sở hữu đất đai, vốn và kĩ năng đượchưởng lợi từ thương mại Là người dân bản địa hay người nước ngoài? Nếu cả haiđược hưởng thì tỷ lệ phân chia như thế nào?
Ví dụ, chúng ta biết rằng việc xâm nhập vào nền kinh tế của các nước đangphát triển, như là mở rộng đồn điền, khai thác mỏ, người nước ngoài thường trả mứcthuê quyền sử dụng đất rất thấp, mang vốn và lao động lành nghề của mình từ nướcngoài vào, thuê nhân công địa phương có trình độ chuyên môn thấp với mức lương tốithiểu, và nói chung có ảnh hưởng rất nhỏ tới phần còn lại của nền kinh tế ngay cả khi
họ tạo ra doanh thu xuất khẩu đáng kể Khi những công việc hầm mỏ và đồn điền dầndần biến mất, họ lại chuyển sang thay thế bằng “sản xuất hàng xuất khẩu” (lắp rápmáy tính cá nhân, giày thể thao và hàng đồ chơi…) và đó là kết quả của việc xâmnhập nền kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia Vì vậy việc phân biệt giữa tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) là thước đo giá trị sản lượng được tạo ra trong phạm vi mộtlãnh thổ, và tổng thu nhập quốc dân (GNI) – là thước đo thu nhập thực tế đạt được củangười dân nước đó, là rất quan trọng Xét trên phương diện của ngành xuất khẩu, hoặcnhững ngành khác trong nền kinh tế, có vốn nước ngoài thì thì tổng sản phẩm quốcnội (GDP) sẽ lớn hơn nhiều tổng thu nhập quốc dân (GNI) và do đó chỉ có rất ít lợi íchthương mại thuộc về người dân của các nước đang phát triển Thậm chí, giá trị xuất
Trang 32khẩu có thể lớn hơn GNI, có nghĩa là thu nhập từ xuất khẩu của người nước ngoài cóthể vượt quá tổng giá trị thu nhập của quốc gia đó.
Với sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia và sự gia tăng phần vốn nướcngoài ở các công ty trong nước, thì số liệu thống kê thu nhập từ xuất khẩu của cácnước đang phát triển (và cả GDP) có thể che đậy thực tế là người dân các nước đangphát triển, đặc biệt những người có thu nhập thấp, có thể sẽ không được hưởng lợi từcác nguồn thu từ xuất khẩu Thu nhập chính có được từ thương mại , thay vào đó, cóthể thuộc về nước ngoài, là những người thường chuyển phần lớn thu nhập về nước.Hoạt động thương mại mà chúng ta đang thực hiện có thể xem như thương mại giữanước giàu và nước nghèo Nhưng thực tế, hoạt động thương mại đó lại đựoc thực hiệngiữa những nước giàu và những người dân của các nước ngoài khác đang hoạt động ởnhững nước đang phát triển Cho đến gần đây, những hoạt động khai thác mỏ và đồnđiền đều có những nét đặc thù này Quan trọng hơn, hầu hết các hoạt động hướng vàoxuất khẩu của các nước nghèo gần đây che dấu một sự thật là phần lớn lợi ích từ xuấtkhẩu vẫn đang bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất Tóm lại, hoạt động xuấtkhẩu của các nước đang phát triển có thể là hư ảo trừ khi chúng ta phân tích các tínhchất và cơ cấu của thu nhập từ xuất khẩu để tìm ra ai là người sơ hữu và kiểm soát cácyếu tố sản xuất được coi là kết quả của việc mở rộng xuất khẩu
MỘT VÀI KẾT LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT.
Bây giờ chúng ta có thể đưa ra câu trả lời chung cho 5 câu hỏi đặt ra ở đầuchương Một lần nữa chúng ta phải nhấn mạnh rằng kết luận của chúng ta đưa ra làchung chung và đặt trong bối cảnh đa dạng của các quốc gia đang phát triển Nhiềucâu trả lời sẽ không có giá trị đối với một số nước cụ thể vào những thời điểm và giaiđoạn khác nhau Nhưng nhìn chung các kết luận này là sự thống nhất các lối suy luậnkinh tế hiện nay, đặc biệt là trong các nhà kinh tế học của các nước đang phát triển, vềmối quan hệ giữa thương mại và phát triển, vì thuật ngữ thứ hai đã được định nghĩathống nhất trong suốt cuốn sách này
Về tốc độ, cơ cấu và đặc điểm của tăng trưởng kinh tế, kết luận đầu tiên củachúng ta là thương mại có thể là nhân tố kích thích quan trọng đến sự tăng trưởng kinh
tế nhanh Điều này được chứng minh qua kinh nghiệm thành công của các nước như:Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Braxin, Chi Lê, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc.Việc tiếp cận thị trường của các nước phát triển (một nhân tố quan trọng cho các nướcđang phát triển muốn thúc đẩy xuất khẩu) có thể tạo ra kích thích quan trọng cho việc
sử dụng tốt hơn nguồn vốn và lao động nhàn rỗi Thu ngoại tệ nhiều hơn từ hoạt độngxuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể gia tăng các nguồnvốn vật chất và tài chính khan hiếm của mình Tóm lại, nơi nào có cơ hội tăng lợinhuận từ trao đổi thì ngoại thương sẽ cung cấp một động lực kích thích quan trọng đểtăng trưởng kinh tế tổng thể theo như gợi ý của thuyết truyền thống
Trang 33Nhưng, như chúng ta đã biết ở những chương trước, sự tăng trưởng nhanhchóng của sản phẩm quốc dân có thể có rất ít ảnh hưởng đối với phát triển Chiến lượctăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đặc biệt khi người nước ngoài chiếm phần lớn thunhập từ xuất khẩu, không những có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng sai lệch (ngườidân địa phương không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản) mà có thể còn làm trầmtrọng thêm tính hai mặt và bất bình đẳng trong quan hệ đối nội vào đối ngoại của quátrình tăng trưởng đó Do đó, thực tế tự do thương mại có thể mở rộng thu nhập từ xuấtkhẩu và ngay cả khi tăng sản lượng không có nghĩa đây là chiến lược mong muốn đểphát triển kinh tế xã hội Nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm khu vực xuất khẩu, sựphân phối thu nhập và mối quan hệ của khu vực này với phần còn lại của nền kinh tế.
Đối với khía cạnh ảnh hưởng tới phân phối của thương mại, rất công bằng khinói rằng phần lớn thu nhập dành cho các nước giàu và trong nội bộ các nước nghèo thìphân chia nhiều hơn cho những người nước ngoài và những người bản địa giàu có.Điều này không nên hiểu là một lời buộc tội đối với bản chất tự nhiên của thương mại,
mà nó chỉ nhằm phản ánh trật tự kinh tế, xã hội và thể chế không công bằng trên toànthế giới khi một số nước giàu và các công ty đa quốc gia của họ kiểm soát phần lớnnguồn lực của thế giới Kết luận của thuyết thương mại truyền thống cho rằng tự dothương mại sẽ có xu hướng cân bằng thu nhập, chỉ đơn thuần là trên lý thuyết Tự dothương mại, giống như giáo dục ở mức cao hơn, có xu hướng tăng cường sự bất bìnhđẳng hiện có Nhưng nó còn tồi tệ hơn khi được thực hiện trên phạm vi quốc tế, nơivắng mặt của chính phủ siêu quốc gia không mang tính cơ hội (ít nhất là tồn tại trong
lý thuyết ở cấp quốc gia) trong việc phân chia lại thu nhập hoặc đầu tư để thúc đẩyphát triển ở những khu vực bất lợi Các nhân tố như sự tồn tại phổ biến của quy luậtlợi nhuận tăng dần theo quy mô, sự phân bổ không đồng đều tài sản và sức mạnh kinh
tế giữa các nước, những ảnh hưởng ngày càng lớn của các tập đoàn đa quốc gia, sự kếthợp hiển nhiên giữa các chính phủ hùng mạnh và các doanh nghiệp khổng lồ của họ
để kiểm soát giá cả quốc tế, mức độ sản xuất, và mô hình nhu cầu – tất cả các nhân tố
đó giả định không nằm trong thuyết thương mại truyền thống, đều rất quan trọng Kếthợp lại, chúng ta kết luận chung là các nước đang phát triển có lợi nhuận không cânxứng trong sự phân chia với các nước phát triển
Cho đến nay, rõ ràng là câu trả lời cho câu hỏi thứ ba – trong những điều kiệnnào thương mại có thể giúp các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu phát triểncủa mình? chủ yếu nằm trong khả năng của các nước đang phát triển (có thể là mộtnhóm) trong việc giành được các ưu đãi thương mại từ các nước phát triển, đặc biệttrong việc xóa bỏ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu thu hút nhiều lao động ở cácnước đang phát triển Do đó các đàm phán tại vòng đàm phám Uruguay về các thỏahiệp cam kết chung về thương mại (GATT) nhằm giảm các rào cản thuế quan là rấthữu ích nhưng chưa được khởi động hoàn toàn (xem chương 13) Thứ hai, xết về khíacạnh các nước đang phát triển hướng tới xuất khẩu có thể sử dụng nguồn lực vốn khan
Trang 34định mức đọ mà thu nhập từ xuất khẩu có lợi cho những người dân bình thường Việckết nối giữa thu nhập từ xuất khẩu với các ngành khác của nền kinh tế là quan trọng.
Ví dụ như thu nhập từ xuất khẩu của những nông trại nhỏ sẽ mở rộng nhu cầu đối vớihàng gia dụng sản xuất trong nước, trong khi thu nhập từ xuất khẩu của các ngànhcông nghiệp cần nhiều vốn thường tìm đường trở lại đối với các nước giàu dưới dạngthanh toán cho hàng xa xỉ nhập khẩu Cuối cùng, điều phụ thuộc nhiều nhất là cácnước đang phát triển có thể gây ảnh hưởng và kiểm soát được các hoạt động củadoang nghiệp tư nhân nước ngoài ở mức độ nào Khả năng giải quyết hiệu quả giữachính phủ các nước và các tập đoàn đa quốc gia trong việc bảo đảm phân chia thunhập công bằng cho người dân bản địa là rất quan trọng
Câu trả lời cho câu hỏi thứ tư – Liệu các nước đang phát triển có thể quyết địnhkhả năng thương mại – có thể chỉ mang tính lý thuyết Đối với hầu hết các nước nghèo
và nhỏ, phương án đóng cửa nền kinh tế, không trao đổi thương mại với các nướckhác rõ ràng là điều không khả thi Họ không chỉ thiếu nguồn tài nguyên, thị trường
để có thể tự cung tự cấp, mà sự tồn tại của họ đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lươngthực phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn lực và hàng hóa nước ngoài Khoảng 32trong số các nước kém phát triển hàng năm đều dứng trước mối đe dọa về nạn đóinghiêm trọng và do đó sự hỗ trợ quốc tế không phải là một sự lựa chọn mà là một sựcần thiết đối với các nước này Liệu tham gia thương mại hay duy trì nền kinh tế đóngkhông còn là vấn đề chính mà các nước đang phát triển phải đương đầu Tất cả cácnước đều trao đổi buôn bán Như Graciella Chichilnisky và Geoffrey Heal đã đề cập,vấn đề thật sự ở đây là:
Liệu có nên mở rộng xuất khẩu và nếu vậy thì cần thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu nào? Câu hỏi này thường dành cho cả các lĩnh vực sản xuất trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế… Học thuyết tân cổ điển đã đưa ra một số gợi
ý cho sự lựa chọn chính sách này
Vấn đề này và vài vấn đề khác của chính sách thương mại sẽ được đề cập trongchương 13
Ngay cả đối với số lượng lớn các quốc gia đang phát triển, hệ thống kinh tếquốc tế, tuy bất bình đẳng và có ảnh hưởng tới lợi ích phát triển lâu dài, nhưng vẫn lànguồn cung cấp vốn và các ký thuật khan hiếm cần thiết Các điều kiện để có đượcnguồn lực phát triển này sẽ ảnh hưởng lớn tới tính chất của quá trình phát triển Nhưchương 13 đã chỉ ra, lợi ích lâu dài từ thương mại giữa bản thân các nước đang pháttriển với nhau thông qua việc tạo ra khối thương mại khu vực giống như khối thịtrường chung hay cộng đồng chung châu Âu (EU) có thể mang lại viễn cảnh tốt đẹphơn về một chiến lược phát triển bình đẳng và đa dạng hơn là việc dựa hoàn hoàn vàocác mối quan hệ thương mại không công bằng mà mỗi nước hiện đang thiết lập vớicác nước phát triển Cuối cùng, đối với một vài nước giàu tài nguyên khoáng sản vànguyên liệu thô, đặc biệt là những nước đã thiết lập được vị trí thương mại quốc tế
Trang 35hiệu quả chống lại các tập đoàn lớn đang mua sản phẩm xuất khẩu của họ (ví dụOPEC), thương mại đã và sẽ tiếp tục là nguồn tài chính thiết yếu của phát triển
Câu hỏi thứ 5 – Liệu chiến lược thương mại hướng ngoại hay hướng nội là tốtnhất cho quá trình phát triển – đã không còn là một câu hỏi nữa Có thể, theo hướng tự
do thương mại giữa các nước riêng lẻ hoặc là sự hợp tác giữa các nước đang phát triểnvới mức độ tự chủ tập thể cao hơn Lý do ở đây đó là “trong qua khứ, thương mạichưa được “tự do” mặc dù các ý tưởng tự do hóa thương mại của lý thuyết thương mạitân cổ điển là rất rõ Mặc dù một vài quốc gia công nghiệp mới đã thành công dưới cơchế thương mại hiện có, hầu hết có được lợi ích ít hơn và tồn tại trong trạng thái phụthuộc về kinh tế Sự tồn tại bất công bằng trong sức mạnh và sự thịnh vượng quốc tế,việc theo đuổi các chính ách thương mại tự do và phân phối lợi ích thương mại côngbằng hơn chắc chắn sẽ bị phá vỡ bởi các nước giàu nhằm củng cố quyền lợi quốc giahay cá nhân họ Do đó các nước đang phát triển phải lựa chọn các mối quan hệ kinh tếvới các nước phát triển Các nước này thận trọng khi tham gia các thỏa thuận và liêndoanh sản xuất mà qua đó họ có khả năng bị mất quyền kiểm soát Trong khi tận dụng
cơ hội thu lợi từ thương mại với các nước trên thế giới, các nước đang phát triển nêntìm ra con đường để mở rộng thị phần thương mại thế giới và mở rộng quan hệ kinh tếvới các nước khác Ví dụ, bằng việc chia sẻ nguồn lực, các nước nhỏ có thể giải quyếtđược những hạn chế về thị trường nhỏ lẻ và những nguồn lực quan trọng của mìnhtrong khi vẫn giữ được mức độ tự chủ đáng kể về kinh tế trong việc theo đuổi các khátvọng phát triển của mình Trong khi nhiều nước đang phát triển khó có thể tự lực cánhsinh, thì một sự hợp tác kinh tế và thương mại bình đẳng giã các nước có thể tốt hơnđối với mỗi nước muốn đi riêng lẻ trong một thế giới thương mại không bình bằng,
có sự thống trị về công nghệ và mở rộng của thị trường không hoàn hảo” Theo cáchnày, các nước nhỏ có cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả giống như Trung Quốc đãlàm trong những năm gần đây: lấy sức mạnh của thị trường rộng lớn để có thể thu hútđược những nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tốt Do đó chiến lược này là mộttrong những nhân tố giúp Trung Quốc có được tốc độ tăng trưởng cao trong vòng 1/4thế kỉ qua
Hình 12.6 Các nước đang phát triển: Phân chia xuất khẩu tới các nước đang phát triển khác
Trang 36Nguồn: Lối vào thị trường cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển, Theo IMF và WB, ngày 27 tháng 4 năm 2001, vào trang
Http://www.worlbank.org/economics/marketaccess.pdf Được phép tái bản
Mặc dù những tranh luận trên thường được phóng đại, nhưng nếu yếu tố chínhtrị trong mối liên kết khu vực được bỏ qua, thì dường như việc tăng cường hợp táckinh tế khu vực ở các nước đang phát triển có giai đoạn phát triển gần như ngang bằng
là phương án thực tế và khả thi thay cho việc theo đuổi các mối quan hệ thương mạiriêng rẽ bất bình đẳng với các nước trên thé giới Do vậy các nước đang phát triển cóthể giành được lợi ích tiềm năng từ việc chuyên môn hóa và thương mại (giữa họ vớinhau) trong khi giảm một cách đáng kể những tác động xấu của nền kinh tế thế giới và
hệ thống thương mại hiện tại chịu sự chi phối của một nhóm các nước giàu và tậpđoàn kinh tế hùng mạnh Thực tế, qua biểu đồ 12.6, thu nhập từ xuất khẩu của cácnước đang phát triển tới các nước đang phát triển khác tăng một cách đáng kể từ 17%đến gần 40% trong những năm 60 Các chính sách rõ ràng của các nước đang pháttriển bao gồm khu vực tự do như các nước ASEAN ở Đông Nam Á và Mercosur ởNam Mỹ ít nhất cũng đang đi theo xu hướng này Đương nhiên trong suốt thời gianqua, xu hướng này cũng phản ánh những thành công trong quá trình phát triển của cácnước đang phát triển ở Châu Á, nơi các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh hơn ở Bắc
Mỹ và Châu Âu Thật không may, một lần nữa Châu Phi lại bị bỏ ra ngoài cuộc chơi.Các trợ giúp phối hợp phát triển là cần thiết để giúp đỡ khu vực quan trọng này đạtđược vị thế mà nó có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế
Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét thuận lợi và khó khăn của chính sáchthương mại đối với đang phát triển một cách chi tiết hơn
CHƯƠNG II
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU, THAY THẾ HÀNG NHẬP
KHẨU VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
Trong phần này, chúng ta chuyển từ lí thuyết thương mại sang các vấn đề vềchính sách thương mại bằng cách xem xét một cách toàn diện các chính sách thương
Trang 37mại của các nước chậm phát triển, bao gồm chính sách thuế nhập khẩu, hạn ngạch,khuyến khích xuất khẩu nhằm thay thế nhập khẩu, điều chỉnh tỉ giá hối đoái, nhữngthoả thuận (hiệp định) quốc tế về hàng hoá, và hợp tác về kinh tế Mục tiêu của chúng
ta là xác định những điều kiện mà theo đó các chính sách này có thể trợ giúp hay gâytổn hại đến các nước đang phát triển trong quan hệ thương mại với các nước phát triển
và giữa các nước đang phát triển với nhau Sau đó, chúng ta sẽ tóm lược các vấn đềkhác nhau trong cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn giữa những người “ủng hộ thươngmại” (những người thương mại tự do) và những người “không ủng hộ thương mại”(những người bảo hộ), giữa các chính sách phát triển hướng nội và hướng ngoại Cuốicùng, chúng ta sẽ nghiên cứu chính sách thương mại của các nước phát triển để xemchính sách nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế các nước đang phát triển.Hàn Quốc là một ví dụ điển hình của một nước có chính sách thương mại thành côngtrong vòng 3 thập kỉ qua Đó cũng là trường hợp chúng ta sẽ nghiên cứu trong phầnnày
I CÁC CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ: KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU VÀ THAY THẾ NHẬP KHẨU
Có một phương pháp hiệu quả và thuận tiện để tiếp cận các vấn đề phức tạpcủa các chính sách thương mại nhằm phát triển là đưa ra các chính sách cụ thể lựachọn chiến lược hướng nội hay hướng ngoại cho các nước đang phát triển Nói theocách của Paul Streeten, chính sách phát triển hướng ngoại không chỉ khuyến khích tự
do mậu dịch mà còn khuyến khích cả việc tự do di chuyển vốn, công nhân, doanhnghiệp và sinh viên … các công ty đa quốc gia và một hệ thống thông tin liên lạc mở.Ngược lại, chính sách phát triển hướng nội chú trọng vào nhu cầu của các nước chậmphát triển để tạo ra cách phát triển riêng và để nắm giữ vận mệnh của chính mình Cónghĩa là các chính sách này nhằm khuyến khích người dân trong nước “học bằng cáchlàm” trong sản xuất phát triển công nghệ trong nước phù hợp với nguồn lực của đấtnước Theo những người ủng hộ chính sách thương mại hướng nội, tính tự chủ lớnhơn có thể đạt được khi “thắt chặt mậu dịch, sự di chuyển con người và thông tin, vànếu anh tránh xa các công ty đa quốc gia, cùng với những sản phẩm và nhu cầuthương mại bất lợi của họ thì cũng tránh được công nghệ bất lợi”
Kể từ năm 1950 những tranh cãi giữa hai trường phái này đã được trình bàytrên các công trình nghiên cứu Đó là cuộc tranh cãi giữa một bên là các nhà mậu dich
tự do, những người ủng hộ chiến lược công nghiệp hoá thúc đẩy xuất khẩu ra bênngoài, và một bên là những nhà bảo hộ, những người ủng hộ chiến lược hướng nộithay thế hàng nhập khẩu Phần thắng khi thì bên này lúc thì bên kia, các nhà ủng hộthay thế nhập khẩu chiếm ưu thế vào những năm 50-60, các nhà khuyến khích xuấtkhẩu chiếm ưu thế vào cuối những năm 70, đặc biệt là trong cuộc tranh luận giữa cácnhà kinh tế phương Tây và NHTG vào những năm 80-90 Tuy nhiên, trong số rất
Trang 38nhiều những nhà kinh tế tại các nước đang phát triển và một số những người ủng hộ lýthuyết thương mại “mới” hoặc ‘chiến lược” tại các nước phát triển thì cơ sở lý thuyếtcủa thay thế nhập khẩu và tính tự chủ vẫn rất chắc chắn trong những năm 90.
Về cơ bản, sự khác biệt giữa hai chiến lược phát triển liên quan đến thương mạinày là những người theo thuyết thay thế nhập khẩu (IS) tin rằng các nước chậm pháttriển ban đầu nên thay thế một số hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu đơn giản bằng hànghóa sản xuất trong nước (giai đoạn 1) và sau đó thay thế hoàn toàn trên phạm vi rộngcác mặt hàng sản xuất phức tạp hơn (giai đoạn 2) – cùng với đó là bảo hộ bằng đánhthuế cao và hạn ngạch nhập khẩu cho các mặt hàng này Về lâu dài, những người ủng
hộ IS đề cập tới những lợi ích của việc đa dạng hoá các ngành sản xuất trong nước(“tăng trưởng cân bằng”) và khả năng có thể xuất khẩu một số hàng hoá trước đâyđược bảo hộ nhờ các lợi thế về quy mô, chi phí lao động thấp, và hiệu ứng ngoại hiệncủa việc vừa học vừa làm khiến cho giá trong nước trở nên cạnh tranh hơn so với giáquốc tế
Ngược lại, những người ủng hộ thuyết khuyến khích xuất khẩu (EP) cả sảnphẩm thô và sản phẩm công nghiệp đề cập tới những lợi ích về hiệu quả và tăngtrưởng của tự do thương mại và cạnh tranh, tầm quan trọng của việc có được thịtrường thế giới rộng lớn thay vì thị trường nhỏ trong nước, giá cả bị bóp méo và tácđộng chi phí của bảo hộ, và những thành công rực rỡ của các nền kinh tế theo hướngxuất khẩu ở Đông Nam Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông Họ chorằng các doanh nghiệp tại các nước này – hiện nay cả Trung Quốc – đã học được bàihọc lớn từ các công ty của Mỹ, Nhật và các nước khác mà nay đã là đối tác lâu dài củahọ
Trên thực tế, sự khác biệt giữa chiến lược thay thế nhập khẩu và khuyến khíchxuất khẩu không rõ ràng như những người ủng hộ lập luận Hầu hết các quốc gia kémphát triển đã áp dụng cả hai chiến lược này ở mức độ khác nhau trong cùng thời gianhoặc thời gian khác nhau Ví dụ, trong những năm 50 và 60, chiến lược công nghiệphoá hướng nội tại các nước Mỹ Latin rộng lớn và các quốc gia Châu Á như ChiLe,Peru, Argentina, Ấn Độ, Pakistan, và Philippines mang nặng định hướng thay thếnhập khẩu Cuối những năm 60, vài nước lớn ở Châu Phi như Nigeria, Ethiopia,Ghana và Zambia bắt đầu theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu, và một vài nướcnhỏ hơn thuộc Châu Mỹ Latin và Châu Á cũng theo đuổi chiến lược này Tuy nhiên,giữa những năm 70, chiến lược khuyến khích xuất khẩu ngày càng được nhiều quốcgia áp dụng Các nước áp dụng chiến lược khuyến khích xuất khẩu đầu tiên là HànQuốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông Tiếp theo là Brazil, Chile, Thái Lan, ThổNhĩ Kỳ - vốn là các nước đầu tiên theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu Phải nhấnmạnh rằng, bốn nước áp dụng chiến lược xuất khẩu thành công ở Đông Á này cũng đãtừng áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu có bảo hộ liên tục hoặc không liên tục
Trang 39một số ngành công nghiệp, do đó sẽ là không chính xác nếu gọi họ là những nhà mậudịch tự do mặc dù rõ ràng họ có hướng ngoại.
Theo lập luận này, chúng ta có thể xem xét vấn đề khuyến khích xuất khẩuhướng ngoại trái với thay thế hàng nhập khẩu hướng nội một cách chi tiết hơn bằngcách phân chia thành 4 loại sau:
1 Chính sách hướng ngoại GĐ1: Khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô vàsản phẩm nông nghiệp
2 Chính sách hướng ngoại GĐ2: Khuyến khích xuất khẩu hàng công nghiệp
3 Chính sách hướng nội GĐ1: Chủ yếu tự cung tự cấp sản phẩm nôngnghiệp
4 Chính sách hướng nội GĐ2: Tự cung tự cấp hàng hoá công nghiệp bằngcách thay thế nhập khẩu
1 Khuyến khích xuất khẩu: Hướng ngoại và các rào cản thương mại
Chính sách khuyến khích xuất khẩu GĐ1 và GĐ2 tại các nước chậm phát triển đượcxem như là thành phần chính trong bất kỳ một chiến lược phát triển dài hạn thực tế.Những nước thuộc địa tại Châu Á và Châu Phi, với những hầm mỏ và đồn điền thuộc
về những ông chủ nước ngoài, là những ví dụ điển hình về các nước theo chính sáchhướng ngoại GĐ1 Một phần là do để đáp ứng cơ cấu nền kinh tế thuộc địa và mộtphần do kết quả của xu hướng công nghiệp hoá trong những năm 50 và 60 mà cácnước mới giành độc lập cũng như các nước chậm phát triển khác tập trung vào xảnxuất hàng công nghiệp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong nước (chiến lược hướng nộiGĐ2) và sau đó là để xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại GĐ2) Do đó chúng ta hãyxem xét một cách ngắn gọn về mức độ và hạn chế của chiến lược mở rộng xuất khẩucủa các nước chậm phát triển, đầu tiên là sản phẩm thô và sau đó là sản phẩm côngnghiệp
Mở rộng xuất khẩu sản phẩm thô: nhu cầu hạn chế, thị trường không ổn định
Như chúng ta đã nghiên cứu trong chương 12, tại nhiều quốc gia chậm pháttriển có thu nhập thấp, phần lớn nguồn thu từ xuất khẩu là từ các sản phẩm thô Ngoạitrừ dầu mỏ và một vài khoáng sản thiết yếu, việc xuất khẩu các sản phẩm thô tăngtrưởng rất chậm so với thương mại Thế giới Hơn thế nữa, tỷ trọng xuất khẩu loạihàng này của các nước chậm phát triển đang bị giảm trong vài thập kỉ qua Do thựcphẩm và các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và các nguyên liệu thô chiếm gần40% tổng doanh thu xuất khẩu của các nước chậm phát triển, và đối với nhiều nướcnghèo đó là nguồn thu ngoại tệ chính nên chúng ta cần phải chỉ ra các nhân tố ảnhhưởng tới cung và cầu các mặt hàng xuất khẩu thô
Xét về phía cầu, có ít nhất 5 nhân tố đang cản trở sự gia tăng nhanh các sản
Trang 40triển sang các nước phát triển (vốn là thị trường chính của họ) Thứ nhất, độ co dãncầu theo thu nhập của các sản phẩm nông nghiệp và các nguyên liệu thô tương đốithấp so với nhiên liệu, khoáng sản và hàng công nghiệp Ví du, độ co giãn của cầutheo thu nhập của đường, ca cao, chè, cà phê, chuối là nhỏ hơn 1, hầu hết ở mức 0,3 –0,6 Điều này không chỉ làm cho nguồn thu xuất khẩu không ổn định, mà còn có nghĩa
là với tốc độ tăng thu nhập bình quân hiện tại của các nước phát triển chỉ có thể làmgia tăng rất nhỏ một số sản phẩm xuất khẩu từ các nước chậm phát triển Tốc độ tăngtrưởng cao chiếm ưu thế những năm 60 nhưng không được duy trì từ đó đến nay Thứhai, tốc độ tăng dân số tại các nước phát triển hiện nay ở mức hoặc gần mức thay thế
vì thế việc mở rộng xuất khẩu từ nguồn này là rất ít hi vọng Thứ ba, độ co dãn củacầu theo giá đối với hầu hết các hàng hoá thiết yếu là tương đối thấp Khi giá của cácsản phẩm nông nghiệp liên quan giảm, như chúng đã giảm trong gần 3 thập kỉ qua, độ
co giãn thấp đồng nghĩa với tổng doanh thu của các nước xuất khẩu it đi Ví dụ, từtháng 6/1980 đến tháng 6/1982, giá của đường giảm 78%, cao su 37%, và đồng 35%
Từ năm 1989 đến 1991, giá hàng hoá giảm khoảng 20% Giá thiếc thì quá thấp đếnnỗi ngành luyện kim không còn có lãi và giá thực tế của chè, cà phê thấp hơn kể từnăm 1950 Giá hàng hoá phi dầu mỏ giảm gần 40% từ năm 1957 đến 1998, trừ giaiđoạn giữa những năm 70 Sự suy giảm này, đặc biệt là mức 35% vào những năm 80-
90, đã tác động rất nhiều tới các nước chậm phát triển Giá dầu mỏ cũng trong tìnhtrạng đó, đạt mức thấp trong vòng 13 năm tính đến năm 1999 trước khi tăng một chútvào năm 2001-2002
Có một cách thường được sử dụng rộng rãi để thay đổi xu hướng giá giảm củacác sản phẩm thô so với các hàng hóa thương mại khác là xây dựng các thỏa thuậnhàng hoá quốc tế Các thỏa thuận này đưa ra mức sản lượng chung để ổn định giá thếgiới và phân chia hạn ngạch cho các nước sản xuất các mặt hàng như cà phê, chè,đồng, chì và đường Để thực hiện một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự đồng thuận vàhợp tác giữa các thành viên Thoả thuận về hàng hoá cũng có thể tạo ra sự bảo hộ lớnhơn đối với từng quốc gia xuất khẩu chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài và sự giatăng sản xuất trên thế giới Sự gia tăng cung này làm giảm giá và giảm sự gia tăng thunhập của tất cả các quốc gia Tóm lại, các thoả thuận về hàng hoá cố gắng đảm bảocho các nước tham gia có được tỷ lệ cố định về thu nhập từ xuất khẩu ra thế giới vàgiá hàng hóa của họ trên thị trường quốc tế ổn định hơn Đó cũng là lí do mà tại hộinghị quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD) lần thứ tư tổ chức vào tháng5/1976 tại Nairobi, Kenya, đã thống nhất thành lập quỹ chung trị giá 11 tỷ USD đểnhằm trợ giá cho 19 mặt hàng thiết yếu (bao gồm đường, cà phê, chè, quặng bô xít,khoáng chất, sợi bông, thiếc, và dầu thực vật) do các nước đang phát triển sản xuất.Thật không may cho các nhà xuất khẩu thuộc các nước chậm phát triển, có rất ít sựủng hộ đối với đề xuất của UNCTAD, và hầu hết các thoả thuận hàng hoá phi dầu mỏhoặc là không đạt được (như thiếc) hoặc là bị các nhà sản xuất không quan tâm đến(như cà phê và đường) Thậm chí ngay trong cả phương án tốt nhất, các thoả thuận