CÂN BẰNG THƯƠNG MẠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CẢ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 30)

Lý thuyết thương mại quốc tế, giống như mô hình tổng thể cạnh tranh hoàn hảo trong kinh tế học, không chỉ là mô hình toàn dụng nhân công mà còn là mô hình trong đó giá quốc tế và trong nước của các sản phẩm và nguồn lực luôn điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện cung và cầu. Đặc biệt, hệ số trao đổi hàng hóa (tỷ lệ giá cả hàng hóa quốc tế) được điều chỉnh để cân bằng cung cầu đối với các sản phẩm có thể xuất khẩu và nhập khẩu của một nước để cân bằng cán cân thương mại, có nghĩa là giá trị của hàng xuất khẩu (số lượng nhân với mức giá) luôn cân bằng với giá trị hàng nhập khẩu. Với sự cân bằng cán cân thương mại và không có sự di chuyển vốn quốc tế, các vấn đề về cán cân thanh toán sẽ không bao giờ nảy sinh trong lý thuyết thương mại thuần túy. Nhưng thực tế của nền kinh tế thế giới vào những năm 80 và 90, đặc biệt trong giai đoạn tăng vọt của giá dầu thế giới những năm 70, đã làm thâm hụt cán cân

thanh toán và sụt giảm dự trữ ngoại tệ (hoặc xuất hiện nhu cầu vay vốn nước ngoài để bù đắp thâm hụt hàng hóa) và đó là vấn đề mà các nước giàu và nghèo đều phải quan tâm.

Đặc biệt ở các nước nghèo không sản xuất dầu, sự kết hợp giữa sự giảm sút trong hệ số trao đổi hàng hóa và giảm cầu thế giới đối với các sản phẩm xuất khẩu của họ đã gây ra tình trạng thường xuyên thâm hụt thương mại. Với việc giảm dần nguồn trợ giúp song phương và đa phương của nước ngoài và mối lo lắng ngày càng tăng của các nước đang phát triển về các chi phí xã hội do đầu tư tư nhân nước ngoài gây ra (xem chương 15), có nghĩa là những vấn đề nghiêm trọng của cán cân thanh toán đòi hỏi phải giảm hơn nữa thương mại tự do.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 30)