THU NHẬP TỪ THƯƠNG MẠI MANG LẠI LỢI ÍCH CHO NGƯỜI DÂN NƯỚC ĐÓ

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 31)

DÂN NƯỚC ĐÓ

Giả định chính thứ sáu và là cuối cùng của thuyết thương mại truyền thống, rằng thương mại gia tăng lợi ích cho người dân nước đó, là giả thiết mang tính ngụ ý nhiều hơn so với 5 giả định khác. Giả định này hiếm khi được nêu rõ, cũng không cần thiết phải nêu rõ nếu chúng ta chấp nhập giả định rằng các nhân tố không di chuyển trên phạm vi quốc tế. Nhưng trước tính phi thực tế của giả định đó, chúng ta cần xem xét quan niệm ngầm của giả định, hơn là chối từ, đó là nếu các quốc gia đang phát triển thu được lợi ích từ thương mại, thì chính người dân của quốc gia đó sẽ được hưởng lợi ích. Vấn đề xoay quanh câu hỏi, ai sở hữu đất đai, vốn và kĩ năng được hưởng lợi từ thương mại. Là người dân bản địa hay người nước ngoài? Nếu cả hai được hưởng thì tỷ lệ phân chia như thế nào?

Ví dụ, chúng ta biết rằng việc xâm nhập vào nền kinh tế của các nước đang phát triển, như là mở rộng đồn điền, khai thác mỏ, người nước ngoài thường trả mức thuê quyền sử dụng đất rất thấp, mang vốn và lao động lành nghề của mình từ nước ngoài vào, thuê nhân công địa phương có trình độ chuyên môn thấp với mức lương tối thiểu, và nói chung có ảnh hưởng rất nhỏ tới phần còn lại của nền kinh tế ngay cả khi họ tạo ra doanh thu xuất khẩu đáng kể. Khi những công việc hầm mỏ và đồn điền dần dần biến mất, họ lại chuyển sang thay thế bằng “sản xuất hàng xuất khẩu” (lắp ráp máy tính cá nhân, giày thể thao và hàng đồ chơi…) và đó là kết quả của việc xâm nhập nền kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia. Vì vậy việc phân biệt giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo giá trị sản lượng được tạo ra trong phạm vi một lãnh thổ, và tổng thu nhập quốc dân (GNI) – là thước đo thu nhập thực tế đạt được của người dân nước đó, là rất quan trọng. Xét trên phương diện của ngành xuất khẩu, hoặc những ngành khác trong nền kinh tế, có vốn nước ngoài thì thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ lớn hơn nhiều tổng thu nhập quốc dân (GNI) và do đó chỉ có rất ít lợi ích thương mại thuộc về người dân của các nước đang phát triển. Thậm chí, giá trị xuất

khẩu có thể lớn hơn GNI, có nghĩa là thu nhập từ xuất khẩu của người nước ngoài có thể vượt quá tổng giá trị thu nhập của quốc gia đó.

Với sự gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia và sự gia tăng phần vốn nước ngoài ở các công ty trong nước, thì số liệu thống kê thu nhập từ xuất khẩu của các nước đang phát triển (và cả GDP) có thể che đậy thực tế là người dân các nước đang phát triển, đặc biệt những người có thu nhập thấp, có thể sẽ không được hưởng lợi từ các nguồn thu từ xuất khẩu. Thu nhập chính có được từ thương mại , thay vào đó, có thể thuộc về nước ngoài, là những người thường chuyển phần lớn thu nhập về nước. Hoạt động thương mại mà chúng ta đang thực hiện có thể xem như thương mại giữa nước giàu và nước nghèo. Nhưng thực tế, hoạt động thương mại đó lại đựoc thực hiện giữa những nước giàu và những người dân của các nước ngoài khác đang hoạt động ở những nước đang phát triển. Cho đến gần đây, những hoạt động khai thác mỏ và đồn điền đều có những nét đặc thù này. Quan trọng hơn, hầu hết các hoạt động hướng vào xuất khẩu của các nước nghèo gần đây che dấu một sự thật là phần lớn lợi ích từ xuất khẩu vẫn đang bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm mất. Tóm lại, hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể là hư ảo trừ khi chúng ta phân tích các tính chất và cơ cấu của thu nhập từ xuất khẩu để tìm ra ai là người sơ hữu và kiểm soát các yếu tố sản xuất được coi là kết quả của việc mở rộng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 31)