MỘT VÀI KẾT LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 32)

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LÝ THUYẾT.

Bây giờ chúng ta có thể đưa ra câu trả lời chung cho 5 câu hỏi đặt ra ở đầu chương. Một lần nữa chúng ta phải nhấn mạnh rằng kết luận của chúng ta đưa ra là chung chung và đặt trong bối cảnh đa dạng của các quốc gia đang phát triển. Nhiều câu trả lời sẽ không có giá trị đối với một số nước cụ thể vào những thời điểm và giai đoạn khác nhau. Nhưng nhìn chung các kết luận này là sự thống nhất các lối suy luận kinh tế hiện nay, đặc biệt là trong các nhà kinh tế học của các nước đang phát triển, về mối quan hệ giữa thương mại và phát triển, vì thuật ngữ thứ hai đã được định nghĩa thống nhất trong suốt cuốn sách này.

Về tốc độ, cơ cấu và đặc điểm của tăng trưởng kinh tế, kết luận đầu tiên của chúng ta là thương mại có thể là nhân tố kích thích quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này được chứng minh qua kinh nghiệm thành công của các nước như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Braxin, Chi Lê, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Việc tiếp cận thị trường của các nước phát triển (một nhân tố quan trọng cho các nước đang phát triển muốn thúc đẩy xuất khẩu) có thể tạo ra kích thích quan trọng cho việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn và lao động nhàn rỗi. Thu ngoại tệ nhiều hơn từ hoạt động xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể gia tăng các nguồn vốn vật chất và tài chính khan hiếm của mình. Tóm lại, nơi nào có cơ hội tăng lợi nhuận từ trao đổi thì ngoại thương sẽ cung cấp một động lực kích thích quan trọng để tăng trưởng kinh tế tổng thể theo như gợi ý của thuyết truyền thống.

Nhưng, như chúng ta đã biết ở những chương trước, sự tăng trưởng nhanh chóng của sản phẩm quốc dân có thể có rất ít ảnh hưởng đối với phát triển. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đặc biệt khi người nước ngoài chiếm phần lớn thu nhập từ xuất khẩu, không những có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng sai lệch (người dân địa phương không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản) mà có thể còn làm trầm trọng thêm tính hai mặt và bất bình đẳng trong quan hệ đối nội vào đối ngoại của quá trình tăng trưởng đó. Do đó, thực tế tự do thương mại có thể mở rộng thu nhập từ xuất khẩu và ngay cả khi tăng sản lượng không có nghĩa đây là chiến lược mong muốn để phát triển kinh tế xã hội. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm khu vực xuất khẩu, sự phân phối thu nhập và mối quan hệ của khu vực này với phần còn lại của nền kinh tế.

Đối với khía cạnh ảnh hưởng tới phân phối của thương mại, rất công bằng khi nói rằng phần lớn thu nhập dành cho các nước giàu và trong nội bộ các nước nghèo thì phân chia nhiều hơn cho những người nước ngoài và những người bản địa giàu có. Điều này không nên hiểu là một lời buộc tội đối với bản chất tự nhiên của thương mại, mà nó chỉ nhằm phản ánh trật tự kinh tế, xã hội và thể chế không công bằng trên toàn thế giới khi một số nước giàu và các công ty đa quốc gia của họ kiểm soát phần lớn nguồn lực của thế giới. Kết luận của thuyết thương mại truyền thống cho rằng tự do thương mại sẽ có xu hướng cân bằng thu nhập, chỉ đơn thuần là trên lý thuyết. Tự do thương mại, giống như giáo dục ở mức cao hơn, có xu hướng tăng cường sự bất bình đẳng hiện có. Nhưng nó còn tồi tệ hơn khi được thực hiện trên phạm vi quốc tế, nơi vắng mặt của chính phủ siêu quốc gia không mang tính cơ hội (ít nhất là tồn tại trong lý thuyết ở cấp quốc gia) trong việc phân chia lại thu nhập hoặc đầu tư để thúc đẩy phát triển ở những khu vực bất lợi. Các nhân tố như sự tồn tại phổ biến của quy luật lợi nhuận tăng dần theo quy mô, sự phân bổ không đồng đều tài sản và sức mạnh kinh tế giữa các nước, những ảnh hưởng ngày càng lớn của các tập đoàn đa quốc gia, sự kết hợp hiển nhiên giữa các chính phủ hùng mạnh và các doanh nghiệp khổng lồ của họ để kiểm soát giá cả quốc tế, mức độ sản xuất, và mô hình nhu cầu – tất cả các nhân tố đó giả định không nằm trong thuyết thương mại truyền thống, đều rất quan trọng. Kết hợp lại, chúng ta kết luận chung là các nước đang phát triển có lợi nhuận không cân xứng trong sự phân chia với các nước phát triển.

Cho đến nay, rõ ràng là câu trả lời cho câu hỏi thứ ba – trong những điều kiện nào thương mại có thể giúp các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu phát triển của mình? chủ yếu nằm trong khả năng của các nước đang phát triển (có thể là một nhóm) trong việc giành được các ưu đãi thương mại từ các nước phát triển, đặc biệt trong việc xóa bỏ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu thu hút nhiều lao động ở các nước đang phát triển. Do đó các đàm phán tại vòng đàm phám Uruguay về các thỏa hiệp cam kết chung về thương mại (GATT) nhằm giảm các rào cản thuế quan là rất hữu ích nhưng chưa được khởi động hoàn toàn (xem chương 13). Thứ hai, xết về khía cạnh các nước đang phát triển hướng tới xuất khẩu có thể sử dụng nguồn lực vốn khan hiếm một cách hiệu quả trong khi sử dụng tối đa nguồn lao động dư thừa, sẽ quyết

định mức đọ mà thu nhập từ xuất khẩu có lợi cho những người dân bình thường. Việc kết nối giữa thu nhập từ xuất khẩu với các ngành khác của nền kinh tế là quan trọng. Ví dụ như thu nhập từ xuất khẩu của những nông trại nhỏ sẽ mở rộng nhu cầu đối với hàng gia dụng sản xuất trong nước, trong khi thu nhập từ xuất khẩu của các ngành công nghiệp cần nhiều vốn thường tìm đường trở lại đối với các nước giàu dưới dạng thanh toán cho hàng xa xỉ nhập khẩu. Cuối cùng, điều phụ thuộc nhiều nhất là các nước đang phát triển có thể gây ảnh hưởng và kiểm soát được các hoạt động của doang nghiệp tư nhân nước ngoài ở mức độ nào. Khả năng giải quyết hiệu quả giữa chính phủ các nước và các tập đoàn đa quốc gia trong việc bảo đảm phân chia thu nhập công bằng cho người dân bản địa là rất quan trọng.

Câu trả lời cho câu hỏi thứ tư – Liệu các nước đang phát triển có thể quyết định khả năng thương mại – có thể chỉ mang tính lý thuyết. Đối với hầu hết các nước nghèo và nhỏ, phương án đóng cửa nền kinh tế, không trao đổi thương mại với các nước khác rõ ràng là điều không khả thi. Họ không chỉ thiếu nguồn tài nguyên, thị trường để có thể tự cung tự cấp, mà sự tồn tại của họ đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm nguồn lực và hàng hóa nước ngoài. Khoảng 32 trong số các nước kém phát triển hàng năm đều dứng trước mối đe dọa về nạn đói nghiêm trọng và do đó sự hỗ trợ quốc tế không phải là một sự lựa chọn mà là một sự cần thiết đối với các nước này. Liệu tham gia thương mại hay duy trì nền kinh tế đóng không còn là vấn đề chính mà các nước đang phát triển phải đương đầu. Tất cả các nước đều trao đổi buôn bán. Như Graciella Chichilnisky và Geoffrey Heal đã đề cập, vấn đề thật sự ở đây là:

Liệu có nên mở rộng xuất khẩu và nếu vậy thì cần thúc đẩy mặt hàng xuất khẩu nào? Câu hỏi này thường dành cho cả các lĩnh vực sản xuất trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế…..Học thuyết tân cổ điển đã đưa ra một số gợi ý cho sự lựa chọn chính sách này

Vấn đề này và vài vấn đề khác của chính sách thương mại sẽ được đề cập trong chương 13.

Ngay cả đối với số lượng lớn các quốc gia đang phát triển, hệ thống kinh tế quốc tế, tuy bất bình đẳng và có ảnh hưởng tới lợi ích phát triển lâu dài, nhưng vẫn là nguồn cung cấp vốn và các ký thuật khan hiếm cần thiết. Các điều kiện để có được nguồn lực phát triển này sẽ ảnh hưởng lớn tới tính chất của quá trình phát triển. Như chương 13 đã chỉ ra, lợi ích lâu dài từ thương mại giữa bản thân các nước đang phát triển với nhau thông qua việc tạo ra khối thương mại khu vực giống như khối thị trường chung hay cộng đồng chung châu Âu (EU) có thể mang lại viễn cảnh tốt đẹp hơn về một chiến lược phát triển bình đẳng và đa dạng hơn là việc dựa hoàn hoàn vào các mối quan hệ thương mại không công bằng mà mỗi nước hiện đang thiết lập với các nước phát triển. Cuối cùng, đối với một vài nước giàu tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu thô, đặc biệt là những nước đã thiết lập được vị trí thương mại quốc tế

hiệu quả chống lại các tập đoàn lớn đang mua sản phẩm xuất khẩu của họ (ví dụ OPEC), thương mại đã và sẽ tiếp tục là nguồn tài chính thiết yếu của phát triển.

Câu hỏi thứ 5 – Liệu chiến lược thương mại hướng ngoại hay hướng nội là tốt nhất cho quá trình phát triển – đã không còn là một câu hỏi nữa. Có thể, theo hướng tự do thương mại giữa các nước riêng lẻ hoặc là sự hợp tác giữa các nước đang phát triển với mức độ tự chủ tập thể cao hơn. Lý do ở đây đó là “trong qua khứ, thương mại chưa được “tự do” mặc dù các ý tưởng tự do hóa thương mại của lý thuyết thương mại tân cổ điển là rất rõ. Mặc dù một vài quốc gia công nghiệp mới đã thành công dưới cơ chế thương mại hiện có, hầu hết có được lợi ích ít hơn và tồn tại trong trạng thái phụ thuộc về kinh tế. Sự tồn tại bất công bằng trong sức mạnh và sự thịnh vượng quốc tế, việc theo đuổi các chính ách thương mại tự do và phân phối lợi ích thương mại công bằng hơn chắc chắn sẽ bị phá vỡ bởi các nước giàu nhằm củng cố quyền lợi quốc gia hay cá nhân họ. Do đó các nước đang phát triển phải lựa chọn các mối quan hệ kinh tế với các nước phát triển. Các nước này thận trọng khi tham gia các thỏa thuận và liên doanh sản xuất mà qua đó họ có khả năng bị mất quyền kiểm soát. Trong khi tận dụng cơ hội thu lợi từ thương mại với các nước trên thế giới, các nước đang phát triển nên tìm ra con đường để mở rộng thị phần thương mại thế giới và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác. Ví dụ, bằng việc chia sẻ nguồn lực, các nước nhỏ có thể giải quyết được những hạn chế về thị trường nhỏ lẻ và những nguồn lực quan trọng của mình trong khi vẫn giữ được mức độ tự chủ đáng kể về kinh tế trong việc theo đuổi các khát vọng phát triển của mình. Trong khi nhiều nước đang phát triển khó có thể tự lực cánh sinh, thì một sự hợp tác kinh tế và thương mại bình đẳng giã các nước có thể tốt hơn đối với mỗi nước muốn đi riêng lẻ trong một thế giới thương mại không bình bằng, có sự thống trị về công nghệ và mở rộng của thị trường không hoàn hảo”. Theo cách này, các nước nhỏ có cơ hội tốt hơn để đạt được kết quả giống như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây: lấy sức mạnh của thị trường rộng lớn để có thể thu hút được những nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tốt. Do đó chiến lược này là một trong những nhân tố giúp Trung Quốc có được tốc độ tăng trưởng cao trong vòng 1/4 thế kỉ qua.

Hình 12.6 Các nước đang phát triển: Phân chia xuất khẩu tới các nước đang phát triển khác

Nguồn: Lối vào thị trường cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển, Theo IMF và WB, ngày 27 tháng 4 năm 2001, vào trang

Http://www.worlbank.org/economics/marketaccess.pdf . Được phép tái bản

Mặc dù những tranh luận trên thường được phóng đại, nhưng nếu yếu tố chính trị trong mối liên kết khu vực được bỏ qua, thì dường như việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực ở các nước đang phát triển có giai đoạn phát triển gần như ngang bằng là phương án thực tế và khả thi thay cho việc theo đuổi các mối quan hệ thương mại riêng rẽ bất bình đẳng với các nước trên thé giới. Do vậy các nước đang phát triển có thể giành được lợi ích tiềm năng từ việc chuyên môn hóa và thương mại (giữa họ với nhau) trong khi giảm một cách đáng kể những tác động xấu của nền kinh tế thế giới và hệ thống thương mại hiện tại chịu sự chi phối của một nhóm các nước giàu và tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Thực tế, qua biểu đồ 12.6, thu nhập từ xuất khẩu của các nước đang phát triển tới các nước đang phát triển khác tăng một cách đáng kể từ 17% đến gần 40% trong những năm 60. Các chính sách rõ ràng của các nước đang phát triển bao gồm khu vực tự do như các nước ASEAN ở Đông Nam Á và Mercosur ở Nam Mỹ ít nhất cũng đang đi theo xu hướng này. Đương nhiên trong suốt thời gian qua, xu hướng này cũng phản ánh những thành công trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển ở Châu Á, nơi các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh hơn ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Thật không may, một lần nữa Châu Phi lại bị bỏ ra ngoài cuộc chơi. Các trợ giúp phối hợp phát triển là cần thiết để giúp đỡ khu vực quan trọng này đạt được vị thế mà nó có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế.

Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét thuận lợi và khó khăn của chính sách thương mại đối với đang phát triển một cách chi tiết hơn.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 32)