II. THƯƠNG MẠI NAM NAM VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ: HƯỚNG NGOẠI VÀ HƯỚNG NỘ
1. Tăng trưởng thương mại giữa các nước đang phát triển
Mặc dù thương mại của các nước chậm phát triển vẫn chỉ chiếm 7% trong tổng trao đổi thương mại thế giới, gấp đôi so với năm 1970, nhưng nó đã tăng rất nhanh trong suốt những năm 80. Vào năm 1990, thương mại Nam - Nam chiếm 33% tổng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm xuống còn khoảng 25% vào năm 2000. Phần lớn sự tăng trưởng xuất khẩu giữa các nước chậm phát triển này giúp bù đắp cho nhu cầu yếu và sự bảo hộ từ các nước phát triển.
Nhiều nhà kinh tế phát triển cho rằng các nước đang phát triển cần phải hướng thương mại của họ sang các nước đang phát triển khác. Những lập luận của họ đưa ra 4 điểm cơ bản sau:
1. Có sự thay đổi lợi thế so sánh tương đối thương mại Nam – Nam trái với thương mại Bắc - Nam.
2. Có lợi ích động lớn hơn từ những trao đổi thương mại đó.
3. Sự không ổn định về xuất khẩu do những biến động trong hoạt động kinh tế của các nước phát triển có thể sẽ giảm xuống.
4. Nâng cao tính tự chủ.
Chúng ta sẽ nghiên cứu bản chất của những tranh luận này.
Hội nhập kinh tế: Lý thuyết và thực tế
Một lý lẽ mạnh của lý thuyết thương mại Nam – Nam là các nước LDC cần phải đẩy mạnh thương mại với nhau hơn nữa và chuyển sang hướng hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế xảy ra khi một nhóm các quốc gia trong cùng khu vực liên kết với nhau và hình thành liên minh kinh tế hoặc khối thương mại bằng việc tăng hàng rào thuế chung để chống lại sản phẩm của các nước không phải là thành viên, trong khi đó thực hiện tự do thương mại đối với các nước thành viên. Theo thuật ngữ thương mại, những nước đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu từ các nước không phải thành viên và miễn thuế đối với các nước thành viên được là liên minh hải quan, và các quốc gia này hình thành nên khu vực tự do thương mại. Cuối cùng, một thị trường chung có tất cả các thuộc tính của một liên minh hải quan, cộng với tự do di chuyển lao động và vốn giữa các thành viên.
Lý thuyết của liên minh hải quan và hội nhập kinh tế được nghiên cứu chủ yếu bởi Jacob Viner của trường ĐH Princeton những năm 1940. Với việc tập trung vào những tác động của việc phân phối nguồn lực và sản xuất tĩnh trong các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa mềm dẻo và hội nhập cao, điểm chính của lý thuyết này là giá trị bị giới hạn cho các quốc gia đang phát triển đang chủ trương xây dựng nền tảng công nghiệp của mình. Vẫn chưa có nhiều khái niệm của lý thuyết hội nhập đưa ra được những tiêu chuẩn hợp lý dùng để đánh giá sự thành công hay thất bại trong ngắn hạn của việc hợp tác về kinh tế giữa các nước đang phát triển.
Lý lẽ kinh tế cơ bản cho việc hội nhập dần dần của những nền kinh tế kém phát triển là lý thuyết động dài hạn: hội nhập kinh tế tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp chưa hình thành cũng như cho những ngành công nghiệp đã có tận dụng được lợi thế của quy mô sản xuất lớn nhờ mở rộng thị trường. Hội nhập kinh tế vì vậy cần thiết được xem như cách thức để khuyến khích phân bố lao động hợp lý giữa một nhóm các quốc gia, vì một nước sẽ là quá nhỏ để có thể có được lợi ích từ việc tự phân bố. Thiếu hợp tác, một nước riêng biệt không thể không cung cấp được thị trường trong nước đủ lớn để các ngành công nghiệp trong nước giảm chi phí nhờ vào tính kinh tế của quy mô. Trong trường hợp này, công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sẽ là kết quả tất yếu, như chúng ta đã thấy, để thiết lập những ngành công nghiệp trong nước có chi phí cao và không hiệu quả. Hơn nữa, nếu không có hợp tác kinh tế, những ngành công
nghiệp giống nhau (như dệt may và da giày) có thể được thành lập ở hai hay nhiều quốc gia nhỏ ở ngay gần nhau. Mỗi cái sẽ hoạt động dưới công suất tối ưu nhưng sẽ được bảo hộ chống lại hàng nhập khẩu của nước khác thông qua hàng rào thuế quan và hoặc hạn ngạch. Sự trùng lắp này không chỉ làm lãng phí nguồn lực khan hiếm mà còn có nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua sản phẩm so với việc nếu thị trường đủ lớn thì tại một địa điểm có thể sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn và chi phí thấp.
Điều này dẫn đến lý lẽ động thứ hai cho viêc hội nhập kinh tế của các nước LDC. Bằng việc xóa bỏ rào cản thương mại giữa các nước thành viên, có thể tạo ra chiến lược công nghiệp liên kết, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp đã có tính quy mô kinh tế. Ví dụ n các cơ sở sản xuất phân bón, hóa dầu, công nghiệp nặng như sắt thép, ngành sản xuất tư liệu sản xuất, máy công cụ và các máy móc nông nghiệp nhỏ. Nhưng việc mở rộng hợp tác công nghiệp, nó cho phép các nước thành viên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp thông qua phân công sản xuất giữa các nước thành viên, làm cho các đối tác tiến gần tới liên minh kinh tế đầy đủ và cuối cùng là liên minh chính trị. Những vấn đề về chủ quyền và lợi ích quốc gia xảy ra trong giai đoạn này. Ngày nay có rất nhiều các lý luận kinh tế về liên minh hợp tác. Tuy nhiên, vì các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước nhỏ, tiếp tục gặp phải hạn chế hoặc là về sự phát triển cách ly (tự cấp tự túc) hoặc là sự tham gia đầy đủ vào nền kinh tế thế giới mất cân bằng cao, dường như, trong những thập kỷ sắp tới, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn về những lợi ích dài hạn của các hình thức liên kết kinh tế. Việc mở rộng và củng cố hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN gần đây là một ví dụ cho điểm này.
Bổ xung thêm vào hai lý luận động dài hạn của hội nhập, còn có tiêu chí đánh giá tĩnh tiêu chuẩn được biết tới là bổ xung thương mại (trade creation) và chệch hướng thương mại (trade diversion). Bổ xung thương mại xảy ra khi khi các rào cản thương mại bên trong và bên ngoài dẫn tới việc chuyển sản xuất từ những nước thành viên cho chi phí cao sang nước có chi phí thấp. Ví dụ, trước khi hội nhập, cả nước A và nước B đều sản xuất sản phẩm dệt may cho thị trường trong nước mình. Nước A có thể có chi phí sản xuất thấp hơn, nhưng xuất khẩu sang nước B lại bị hạn chế do thuế nhập khẩu cao. Nếu nước A và B trở thành liên minh hải quan bằng việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại bên trong, ngành công nghiệp dệt may chi phí thấp hiệu quả của nước A sẽ phục vụ cả hai thị trường. Trao đổi thương mại được hình thành do việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ cho phép chuyển việc tiêu dùng của nước B từ sản phẩm dệt may tự sản xuất có chi phí cao sang sử dụng hàng dệt may chi phí thấp của nước A.
Tương tự, chệch hướng thương mại xảy ra khi việc tăng hàng rào thuế quan bên ngoài làm cho sản xuất và tiêu dùng của một hay một số nước thành viên chuyển từ nguồn cung cấp của các nước không là thành viên có chi phí thấp hơn (ví dụ nước phát triển) sang những nhà sản xuất là thành viên có chi phí cao hơn. Chệch hướng
thương mại thường được coi là không mong muốn vì cả thế giới và các nươc thành viên đều bị nghèo đi do việc chuyển sản xuất từ những nhà cung cấp nước ngoài hiệu quả sang các ngành công nghiệp nội địa kém hiệu quả của các nước thành viên. Tuy nhiên lý luận tĩnh chống lại hội nhập kinh tế này lại không tính đến hai vấn đề cơ bản. Một là, do quy mô kinh tế tiềm năng, việc tạo thêm việc làm trong nước, và dòng di chuyển thu nhập trong vùng hội nhập, chệch hướng thương mại tĩnh có thể chuyển thành bổ xung thương mại động. Đây đơn giản là một cách lập luận cho việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, nhưng các ngành công nghiệp non trẻ có thể sẽ tăng trưởng nếu nó hoạt động trong thị trường rộng lớn. Thứ hai, nếu không có hợp tác kinh tế, mỗi nước sẽ bảo vệ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu trong nước nhằm chống lại tất cả các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài có chi phí thấp hơn, hàng rào thuế của các thành viên áp dụng cho các nước không phải là thành viên có thể không gây ra chệch hướng thương mại hơn so với việc nó đã xảy ra. Nhưng như chúng ta đã thấy, nếu có quy mô kinh tế, khả năng bổ xung thương mại có thể xuất hiện. Do đó chúng ta kết luận là khái niệm tĩnh như bổ xung thương mại và chệch hướng thương mại là hữu ích. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng phải được phân tích trên nội dung tăng trưởng và phát triển động và dựa trên thực tiễn của các chính sách thương mại hiện tại của các nước đang phát triển.
Khối thương mại vùng và toàn cầu hoá thương mại
Chúng ta có thể kết luận rằng các nước đang phát triển đang ở cùng giai đoạn phát triển công nghiệp với quy mô thị trường giống nhau và cùng quan tâm tới việc hợp tác và hợp lý hoá mô hình phát triển công nghiệp liên kết có được lợi ích từ những chính sách kết hợp thương mại hướng nội và hướng ngoại do hội nhập kinh tế. Cụ thể, việc hình thành các nhóm kinh tế theo khu vực của các nước nhỏ, như nhóm ở Trung Mỹ và nhóm ở Nam và Tây Phi có thể tạo ra những điều kiện kinh tế (chủ yếu là hình thành các thị trường bên trong lớn hơn) để làm tăng những nỗ lực phát triển liên kết của họ. Những nhóm như vậy cũng có thể thúc đẩy phát triển dài hạn.
Nhưng thậm chí nếu như chiến lược hội nhập kinh tế dường như có lôgíc kinh tế và đầy thuyết phục trên lý thuyết, nhưng trên thực tế nó đòi hỏi trình độ của nhà lãnh đạo và định hướng phát triển theo khu vực hơn là theo quốc gia, điều này rất nhiều quốc gia còn thiếu. Sự sụp đổ đáng tiếc của Cộng đồng Đông Phi trong thập niên 70 cho thấy xung đột giữa chính trị và tư tưởng – trong trường hợp này là xung đột giữa Kenya, Tanzania và Uganda – có thể dùng để giải thích nhiều hơn là lôgíc về kinh tế của việc hợp tác vùng.
Nhưng viễn cảnh trong tương lai của việc hợp tác kinh tế là sáng sủa hơn nhiều. Khi thương mại ngày càng trở nên toàn cầu hoá hơn, và thậm chí ngay cả các nước công nghiệp lớn nhất giờ cũng đã nhận ra rằng mình không thể phát triển một mình. Vào cuối năm 1992, ở Châu Âu một thị trường kinh tế chung đã ra đời khi tất cả các rào cản thương mại được dỡ bỏ. Hiện nay, Liên minh Châu Âu đã có một đồng
tiền chung, yêu cầu sự hợp tác tiền tệ chặt chẽ và trên thực tế tạo ra một khối kinh tế lớn nhất trên thế giới. Những cố gắng tương tự đang diễn ra ở Bắc Mỹ, hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) hiện là hiệp định duy nhất mà trong đó Mexico, một nước đang phát triển gia nhập vào khối thương mại của các nước phát triển, Canada và Mỹ. (Chilê, một nước công nghiệp mới cũng đang nỗ lực để gia nhập khối này).
Hiện nay ở Châu Mỹ La Tinh có hai khối thương mại chính. Năm 1994, Argentina, Brazil Paraguay và Uruguay đã thống nhất tham gia vào khối tự do thương mại gọi là khối Thị trường chung Nam Mỹ, còn gọi là Mercosur. Sáu năm sau khi ký thoả thuận ban đầu năm 1990, thương mại khu vực này tăng hơn 4 lần lên mức 17.1 tỷ $, và Brazil đã thay Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của Argentina. Khối thị trường chung Nam Mỹ đã tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô lớn và thị trường mới mở rộng với 180 triệu dân và hoạt động kinh tế trị giá 800 tỷ $. Tuy nhiên, cạnh tranh giữa Brazil và Argentina tiếp tục đe doạ tương lai của khối thị trường chung Nam Mỹ. Một khối kinh tế ở vùng Châu Mỹ La tinh khác là khối Andean Group (bao gốm Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru và Venezuela) đã hình thành khối thị trường chung đầy đủ từ năm 1995. Trao đổi thương mại trong khối tăng lên 370% từ năm 1990 đến năm 1996. Những thảo luận vẫn tiếp tục về sự hình thành Vùng Tự do Thương mại tại Nam Mỹ. Ở Châu Phi, đang tiến hành nhiều biện pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế vùng, Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC) là khối kinh tế mới hình thành tiềm năng nhất ở đây. Nhờ đường sắt và đường hàng không phát triển tốt, 10 thành viên của khối Cộng đồng dân chủ Nam Phi gồm Angola, Botswana, Lesotho, Malawi, Mozambique, Nammibia, Bắc Phi, Swaziland, Zambia và Zimbabue - dự đoán cơ hội trao đổi thương mại mới và lớn hơn nhiều. Như trình bày trong Bảng 13.3 , trao đổi thương mại trong khối SADC tăng 320% trong những năm 90.
Câu hỏi quan trọng về tất cả những khối thương mại mới này không phải là chúng có thúc đẩy tăng trưởng bên trong nhanh hơn hay không mà là chúng có chia cắt nền kinh tế thế giới và đi ngược lại với tiến trình toàn cầu hóa thương mại đang diễn ra hay không. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng toàn cầu hóa không mất đi, đặc biệt là khi các tập đoàn đa quốc gia đã thành lập các công ty con trên toàn thế giới. Với những nước chậm phát triển, khối vùng hiệu qủa có thể cung cấp tấm đệm để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa trong khi vẫn thu được lợi ích từ chuyên môn hóa trong khối và có sự bình đẳng lớn hơn giữa các nước thành viên.
Trong bất kỳ trường hợp nào, khối thương mại của các nước đang phát triển sẽ gặp khó khăn ở phía trước. Thương mại giữa các thành viên của NAFTA và EU tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt là số lượng thương mại đạt được giữa các nước trong khối. Ví dụ, năm 1999, 54.6% trao đổi thương mại của các thành viên NAFTA Canada, Mexico, và Mỹ là trao đổi với nhau, trong khi con số tương ứng của EU là 62.6%. Ngược lại, theo bảng số 13.3, Mercosur chỉ có khoảng 1/5 là trao đổi thương
mại nội bộ, và thậm chí, với ASEAN chỉ 22.2% thương mại giữa các nước thành viên. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều cho hầu hết các khối thương mại của các nước đang phát triển khác. Hơn nữa, thương mại trong NAFTA tăng mạnh vào cuối những năm 90, trong khi tỷ lệ này giảm ở nhiều khối thương mại của các nước đang phát triển. Ví dụ, từ năm 1996 đến 1999, tỷ lệ thương mại trong các nước NAFTA tăng 8%, từ 46.2% lên 54.6%, trong khi tỷ lệ thương mại bên trong giảm 3% cho cả ASEAN và Andean Group, và tình hình không thay đổi với Mercosur. Hơn nữa, theo Ngân hàng thế giới, trong năm 1995, rào cản thương mại của các nước phát triển đã làm giảm phúc lợi của các nước đang phát triển 43.1tỷ $, rào cản thương mại của các nước đang phát triển đã làm giảm phúc lợi của các nước đang phát triển 65.1 tỷ $. Vì vậy, các nước chậm phát triển gây tốn kém cho nhau thêm gần một nửa của các nước phát triển - mặc dù qui mô của các nước đang phát triển nhỏ hơn rất nhiều.
Cần phải lưu ý rằng một số các nhà kinh tế phát triển coi việc xuất khẩu sang các nước phát triển có lợi hơn so với xuất khẩu sang các nước LDC khác vì có thể học hỏi được từ các khách hàng khi họ cung cấp thông tin phản hồi về chất lượng sản phẩm hoặc gợi ý các sản phẩm khác mà các hãng có thể xuất khẩu một cách cạnh