III. KHỦNG HOẢNG NỢ TRONG NHỮNG NĂM 1980 1 Bối cảnh và phân tích
3. NHỮNG CỐ GẮNG NHẰM GIẢM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ, CÁC CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỦA IMF
3.2 Sách lược giảm nợ
Nợ của các nước LDC trở thành một vấn đề của toàn cầu liên quan đến các vấn đề kinh tế ở cả các nước phát triển và các nước kém phát triển. Trên thực tế, khủng hoảng nợ những năm 1980, khởi đầu là tuyên bố hoãn trả nợ của Mexico vào năm 1982 (và gần như được nhắc lại tại Mexico vào năm 1995), đã nghi ngờ về sự ổn định và khả năng tồn tại của hệ thống tài chính quốc tế. Nỗi lo sợ được đưa ra nếu như một hoặc hai trong số các nước vay nợ lớn (Brazil, Mexico, Argentina) vỡ nợ, nếu một nhóm các nước vay nợ kết hợp lại để quịt nợ bằng việc thành lập một cac- ten những nước vay nợ, hoặc nhiều nước theo sáng kiến của Peru liên kết việc thanh toán nợ với thu nhập từ xuất khẩu, thì nền kinh tế của các quốc gia châu Âu có thể bị tác động nghiêm trọng. Theo sau sự bắt đầu của khủng hoảng nợ, hầu hết các nước đang phát triển bị cắt đứt khỏi thị trường vốn quốc tế. Cuộc họp khẩn cấp giữa các ngân hàng quốc tế và các quan chức chính phủ của các nước phát triển và các nước vay nợ đã được triệu tập để bàn về vấn đề tài chính của thế giới. Đó là vì chỉ riêng nợ của các nước Mỹ Latinh đã vượt quá tài sản ròng của ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Tin đồn về nguy cơ vỡ nợ sắp xảy ra làm cho những kẻ đầu cơ tiền mua đôla, làm tăng giá trị thị trường của đồng đôla vào năm 1983-1984 tới mức cao hơn cả giá trị thật của nó và thậm chí bổ xung thêm gánh nặng nợ nần tính theo đồng đôla của các nước đang phát triển.
Một số các đề xuất nhằm cứu trợ hoặc tái cơ cấu gánh nặng nợ của các nước nợ lớn đều được xúc tiến. Những đề xuất này bao gồm cả việc sắp xếp mới quyền rút đặc biệt và tái cơ cấu (theo các điều khoản tốt hơn cho các nước vay nợ) các khoản chi trả cơ bản đến hạn trong thời kỳ đã thống nhất đồng ý. Đáng chú ý nhất là sự thỏa thuận của Pari Club, đưa ra những điều kiện ưu đãi, được gọi là điều khoản Toronto. Các thỏa thuận song phương cho vay công cộng cho phép các chính phủ cho vay lựa chọn trong số 3 lựa chọn ưu đãi thay thế – xóa bỏ một phần lên tới 1/3 của các khoản nợ không ưu đãi, giảm lãi suất, hoặc gia hạn (25 năm) thời gian trả nợ - nhằm tạo ra nguồn tiền tiết kiệm cho các nước vay nợ. Với các ngân hàng thương mại kế hoạch Brady năm 1989 liên kết việc xóa nợ một phần cho những nước vay nợ đã lựa chọn với sự hỗ trợ tài chính của IMF hoặc WB bảo đảm chi trả các khoản vay còn lại cũng như những cam kết của các nước LCD chấp nhận chương trình điều chỉnh chặt chẽ của IMF, thúc đẩy thị trường tự do, kêu gọi đầu tư nước ngoài và dòng vốn nước ngoài chuyển về nước. Thêm vào đó, có nhiều thảo luận về phiếu chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần. Những phiếu này được bán giảm giá (đôi khi lớn hơn 50%) các khoản nợ của các ngân hàng thương mại của các nước LDC có vấn đề cho các nhà đầu tư tư nhân (phần lớn là các tập đoàn nước ngoài) trong thị trường trao đổi thứ cấp. Những tập đoàn này sau đó bán các giấy nợ để lấy các tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại địa phương như nhà máy thép hoặc công ty điện thoại. Các ngân hàng thương mại hiện nay sẵn sàng tham gia vào các trao đổi như vậy vì các giải thích và điều lệ mới cho các ngân hàng Mỹ cho phép họ chịu lỗ từ phiếu đổi vay, trong khi lại không giảm giá trị ghi sổ của các khoản vay khác cho nước đó. Về phần các nước LDC, thông qua vệc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần, họ có thể khuyến khích tư nhân đầu tư vào tài sản theo đồng
nội tệ từ cả các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cũng như giảm toàn bộ chi trả nợ của họ. Hầu hết việc tư nhân hóa xảy ra tại các nước vay nợ Mỹ Latinh đã được tài trợ thông qua các thỏa thuận đánh đổi này. Tuy nhiên, mặt trái của những lợi ích này là trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài mua các tài sản thuộc sở hữu nhà nước của các nước đang phát triển, như nhà máy thép, công ty điện thoại, ở mức giảm giá lớn. Phiếu chuyển nhượng nợ thành vốn cổ phần đang làm cho các nhà quan sát lo lắng. Họ lo lắng về sự thâm nhập của các nước phát triển vào nền kinh tế các nước LDC hoặc làm gia tăng xu hướng nhị nguyên trong các nước này. Giữa năm 1985 và 1992, ước tính có khoảng trên 36% tổng số nợ được chuyển đổi theo hình thức này. Một điều thú vị hơn nhưng ít ý nghĩa hơn là việc chuyển đổi nợ cho các điều kiện về tự nhiên, dự định có được những cam kết của chính phủ các nước LDC về bảo vệ môi trường, những tài sản như rừng nhiệt đới ở Ecuador hay, công viên quốc gia ở Costa Rica. Hầu hết các chuyển đổi nợ cho các điều kiện về tự nhiên đều được cắt ra bởi các tổ chức phi chính phủ như Quỹ Động vật hoang dã thế giới hay bảo tồn thiên nhiên. Họ mua giấy nợ của các nước vay nợ với mức giảm giá từ ngân hàng địa phương và sau đó sắp xếp lại việc trả nợ theo đồng tiền trong nước, khoản tiền sau đó được sử dụng để bảo tồn nguồn thiên nhiên đang có nguy cơ tiệt chủng. Thật không may, lượng chuyển đổi nợ thành các điều kiện tự nhiên tiếp tục giảm kể từ khi đạt mức cao nhất 43,9 triệu $ năm 1989. Vào năm 1997, khoản này giảm xuống còn khoảng 537.000$. Tuy nhiên, các chuyển đổi này có thể sẽ quay trở lại. Từ năm 2000, các chuyển nợ thành điều kiện tự nhiên đã được tiến hành ở một vài nước, bao gồm Jordan, Ghana, và Belize, và chúng đang được bàn bạc tích cực tại một số vùng mới, bao gồm Madagastca, Indonexia, Nga, Argentina, Jamaica, Cộng hòa Dôminica, Philippin và Thái Lan.
Vấn đề với hầu hết các kế hoạch giảm nợ, bao gồm cả chuyển nợ thành vốn cổ phần, là họ yêu cầu các ngân hàng quốc tế tư nhân đề xướng hoặc tán thành các chính sách. Hầu hết đều không sẵn sàng thực hiện bất cứ bước đi nào mà có thể gây hại cho cân đối ngắn hạn. Quan trọng hơn, trong tình trạng không có sự từ chối trả nợ của các nước LDC (một chính sách chắc chắn gây tổn hại cho cả người đi vay và người cho vay trong cả ngắn hạn và dài hạn), hầu hết các kế hoạch (trừ việc chuyển nợ thành các điều kiện tự nhiên) không giải quyết được vấn đề nợ mà chỉ hoãn lại đến hạn mới phải trả và khủng hoảng nợ khác lại xảy ra.
Nhìn chung, khủng hoảng nợ đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau và sự mong manh về chính trị của hệ thống tài chính và kinh tế quốc tế. Người ta cũng giải thích rằng không chỉ các nước đang phát triển bị tổn thương do lãi suất tại Mỹ tăng 1% hoặc 2%, mà quan trọng hơn là các nước phát triển có thể thực sự bị thiệt hại bởi những thất bại kinh tế hoặc các chính sách công cộng của các nước đang phát triển chủ yếu.
Mặc dù rất nhiều nước đang phát triển ít nhất có thể có một phần trách nhiệm về các khoản nợ tương đối lớn, nhưng những điều kiện kinh tế bất lợi họ phải đối mặt thường
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Trên thực tế, môi trường kinh tế bất lợi một phần gây ra bởi các chính sách ổn định kinh tế của các nước công nghiệp hóa, dẫn đến lãi suất tăng, suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, và kết qủa là giảm nhu cầu cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Ví dụ, William R.Cline ước tính 85% (401tỷ $) trong tổng số tăng (489 tỷ $) nợ nước ngoài của các nước LCD phi dầu mỏ từ năm 1973 đến 1982 là do 4 nhân tố ngoài tầm kiểm soát của họ: giá dầu các nước OPEC tăng, tăng tỷ lệ lãi suất đồng đôla trong năm 1981-1982, giảm khối lượng xuất khẩu của các nước LDC do suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, và giá hàng hóa giảm mạnh và kết qủa là hệ số trao đổi thương mại xấu đi.