Chương trình ổn định của IMF

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 94)

III. KHỦNG HOẢNG NỢ TRONG NHỮNG NĂM 1980 1 Bối cảnh và phân tích

3. NHỮNG CỐ GẮNG NHẰM GIẢM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ, CÁC CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH CỦA IMF

3.1. Chương trình ổn định của IMF

Một số hoạt động ngày càng được các nước đang đối mặt với tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô nghiêm trọng (lạm phát cao và thâm hụt chi trả ngoại tệ và ngân sách chính phủ) cùng với nhiệm vụ thanh toán nợ gia tăng sử dụng nhiều nhưng bất đắc dĩ là thương lượng lại các khoản vay với ngân hàng tư nhân quốc tế. Cơ sở của ý tưởng này là kéo dài thời gian trả nợ cả gốc và lãi hoặc để vay được thêm tiền với điều khoản thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các nước vay nợ phải làm việc với IMF trước khi một tổ hợp các ngân hàng quốc tế có thể đồng ý tái tài trợ hoặc gia hạn kế hoạch trả khoản nợ hiện tại. Dựa vào IMF để áp đặt liều thuốc “có điều kiện” của chính sách ổn định cứng rắn trước khi đồng ý cho vay quỹ của các nước LDC nhiều hơn hạn ngạch chính

thức của IMF, các ngân hàng tư nhân thương lượng thành công với IMF như một dấu hiệu rằng các nước đi vay đã tạo ra một số các nỗ lực để giảm thâm hụt thanh toán và thu nhập ngoại tệ cần thiết để trả các khoản vay trước đó. Có 4 bộ phận chính cho chương trình ổn định tiêu biểu của IMF:

1. Hủy bỏ hoặc tự do hóa việc kiểm soát tỷ giá hối đoái và nhập khẩu 2. Phá giá tỷ giá hối đoái chính thức

3. Một chương trình chống lạm pháp trong nước nghiêm ngặt bao gồm: (a) kiểm soát số dư có của ngân hang làm tăng lãi suất và yêu cầu dự trữ; (b) kiểm soát thâm hụt của chính phủ thông qua hạn chế chi tiêu, kể cả trong khu vực dịch vụ cho người nghèo và trợ cấp lương thực thực phẩm chủ yếu, cùng với tăng thuế và giá dịch vụ công cộng; (c) kiểm soát việc tăng lương, đặc biệt bãi bỏ hệ số lương, và (d) tháo bỏ các dạng của kiểm soát giá và thúc đẩy thị trường tự do hơn.

4. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa nền kinh tế với thị trường quốc tế.

Đầu những năm 1990, một số các nước vay nợ lớn không còn dự trữ ngoại tệ, bao gồm Mexico, Brazil, Argentina, Venezuela, Bangladesh và Ghana, đã phải cầu viện tới IMF để có thêm ngoại tệ. Vào năm 1992, 10 nước đã phải vay tổng số 37,2 tỷ $ theo quyền rút đặc biệt (tương đương với 27 tỷ $) của IMF. Trong thời kỳ khủng hoảng tại các nước Châu Á năm 1997, IMF phải can thiệp với một lượng tiền lớn để cố gắng ổn định nền kinh tế khủng hoảng của Thái Lan (3,9 tỷ $ vay của IMF); của Pakistan (1,6 tỷ $), của Philippin (345 triệu $), Indonexia (10 tỷ $), và Hàn Quốc (21 tỷ $). Để nhận được các khoản vay này và quan trọng hơn để thương lượng các khoản vay thêm từ các ngân hàng tư nhân, tất cả các nước đều bắt buộc phải chấp nhận một số hoặc tất cả các chính sách ổn định đã được đề xuất. Mặc dù các chính sách này có thể thành công trong việc giảm lạm phát và cải thiện tình hình cán cân thanh toán nhưng về mặt chính trị chúng có thể không được nhiều người ủng hộ (như cuộc biểu tình chống lại IMF ở Venezuela, Nigieria, Indonexia và Hàn Quốc vào những năm 1990) bởi vì chúng đã đánh vào trung tâm của các nỗ lực phát triển do làm tổn thương các nhóm người có thu nhập thấp và trung bình. Một vấn đề khác, các nhà lãnh đạo các nước LCD cho rằng các chính sách này có tiêu chuẩn kép – các chính sách điều chỉnh khắt khe cho các nước vay nợ kém phát triển và không có sự điều chỉnh thâm hụt ngân sách và thương mại lớn cho nước vay nợ lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ. Cuối cùng, do các chính sách của IMF đang được áp đặt bởi một cơ quan quốc tế - cơ quan chịu ảnh hưởng của những người trong trường phái phụ thuộc - họ cho rằng thực chất các chính sách ổn định chỉ là công cụ của các quốc gia công nghiệp giầu có, nhằm duy trì sự nghèo đói và phụ thuộc của các nước kém phát triển trong khi vẫn giữ cấu trúc thị trường thế giới cho các ngân hàng quốc tế và các nhà đầu tư tư nhân (và đầu cơ). Ví dụ, trong việc phê phán trường phái phụ thuộc và các chương trình ổn định của

IMF, Cheryl Payer đã biện luận rằng chức năng của IMF trong một thế giới phát triển thống trị hệ thống thương mại toàn cầu “như công cụ được lựa chọn để áp đặt nguyên tắc tài chính đế quốc lên các nước nghèo” và vì vậy tạo ra các dạng của “người làm thuê quốc tế” hoặc tình trạng nô lệ của vay nợ, trong đó vấn đề cán cân thanh toán của các nước LDC bị kéo dài nhiều hơn là được giải quyết. Payer còn cho rằng IMF khuyến khích các nước LDC vay nợ thêm từ các tổ chức tài chính quốc tế trong khi lại “hăm dọa” các nước này (thông qua đe dọa từ chối cho vay) bằng các chương trình ổn định chống phát triển. Điều này làm gia tăng thêm gánh nặng nợ, vì vậy trở thành nguy cơ của vấn đề cán cân thanh toán trong tương lai, do đó một vòng luẩn quẩn được thiết lập - trong đó các nước vay nợ phải chạy rất nhanh nhưng chỉ đơn thuần là đứng nguyên tại chỗ.

Những quan sát ít quyết liệt hơn coi IMF không phải là tổ chức phát triển, cũng không là tổ chức chống phát triển mà chỉ đơn giản là một tổ chức đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ chính, tuy nhiên đã lỗi thời của mình, để giữ thị trường tư bản toàn cầu lại với nhau thông qua việc theo đuổi các chính sách tài chính quốc tế ngắn hạn chính thống. Mục tiêu chủ yếu của nó là duy trì hệ thống trao đổi quốc tế “có trật tự” để thúc đẩy hợp tác tiền tệ, mở rộng thương mại quốc tế, kiểm soát lạm phát, khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái, và quan trọng nhất, giúp các nước đối phó với vấn đề cán cân thanh toán trong ngắn hạn thông qua cung cấp nguồn ngoại tệ khan hiếm. Thật không may, trong một thế giới thương mại không bình đẳng, vấn đề về cán cân thanh toán của nhiều nước đang phát triển về bản chất có thể là vấn đề cấu trúc và dài hạn, với kết quả là chính sách ổn định ngắn hạn có thể dễ dàng dẫn đến khủng hoảng dài hạn. Ví dụ, giữa năm 1982 và 1988, chiến lược của IMF đã được thử nghiệm tại 28 trong tổng số 32 nước Mỹ La tinh và Caribean. Rõ ràng là chiến lược đã không có tác dụng. Trong thời kỳ đó, các nước Mỹ Latinh đã chi 145 tỷ $ để trả nợ nhưng với cái giá là sự trì trệ của nền kinh tế, thất nghiệp tăng nhanh, và suy giảm thu nhập bình quân đầu người 7%. Những nước này “đã điều chỉnh” nhưng không có tăng trưởng. Đến năm 1988, chỉ có hai nước chỉ vừa đủ khả năng trả nợ. Tình trạng tương tự phổ biến ở nhiều nước Châu Phi.

Việc không có sự cơ cấu lại cơ bản cả nền kinh tế trong nước của các nước LDC (có lẽ với sự giúp đỡ của nguồn vốn vay điều chỉnh cơ cấu của WB) và trật tự kinh tế quốc tế, sự chấp nhận các chính sách kinh tế chính thống để theo đuổi mục tiêu cán cân thanh toán chính thống trên thực tế có thể gây nguy hiểm cho tẩt cả hệ thống mà IMF cố gắng bảo vệ. Mặc dù động cơ của nó có thể không phải là xấu như Payer và các nhà lý thuyết phụ thuộc khác đã gán cho, nhưng các chính sách của IMF về thắt chặt tài chính cho các nước vay nợ có xu hướng gây ra gánh nặng kinh tế không cần thiết thường xuyên và gay gắt cho các quốc gia mà trong nhiều trường hợp có thể là không đủ khả năng chịu đựng nữa.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w