Những xem xét chung
Việc mở rộng phân tích của chúng ta ngoài việc trao đổi hàng hóa đơn giản từ các khu vực có liên quan đến dòng tài chính quốc tế cho phép chúng ta xem xét cán cân thanh
toán (BOP) của các nước đang phát triển. Một bảng cán cân thanh toán được thiết kế để tóm tắt các trao đổi tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó được chia làm 3 phần, như bảng 14.1.
Table 14.1 Tài khoản Cán cân Thanh toán
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Thu nhập đầu tư
Trả nợ dịch vụ nợ Dòng chuyển tiền
Tổng tài khoản vãng lai (A-B+C-D+E) Đầu tư trực tiếp tư nhân
Nợ nước ngoài (tư nhân và chính phủ), trừ trả nợ
Tăng tài sản nước ngoài của hệ thống ngân hàng trong nước Dòng vốn ra của dân cư
Tổng tài khoản vốn (G+H-I-J) Tăng (giảm) tài khoản dự trữ tiền mặt Lỗi và bỏ sót (L-F-K) A B C D E F G H I J K L M
Cần chú ý rằng, trong khi bảng BOP ngày càng được trình bày theo mẫu mới, chia tài khoản vãng lai ra làm 2 phần (bây giờ chúng ta gọi là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn), và đặt tên lại cho cái được gọi là tài khoản vốn là tài khoản tài chính, thì chúng ta giữ nguyên khái niệm cũ vì hầu hết các tài liệu về nợ ở các nước đang phát triển đều theo dạng này. Tài khoản vãng lai tập trung vào xuất và nhập hàng hóa và dịch vụ, thu nhập đầu tư, trả nợ của chính phủ, và các trao đổi ròng của cá nhân và chính phủ. Cụ thể là nó trừ giá trị nhập khẩu từ giá trị xuất khẩu và sau đó cộng thêm thu nhập ròng từ đầu tư nhận được từ nước ngoài (ví dụ, chênh lệch tiền lãi và cổ tức nhận được từ cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài và lãi tiền gửi vào ngân hàng nước ngoài của các nước kém phát triển và được chuyển về nước, trái với những khoản chuyển ra bên ngoài và cổ phiếu của các nước LDC do người nước ngoài sở hữu cộng với các khoản lợi nhuận của các công ty đa quốc gia chuyển về nước). Lấy tổng này (A-B+C trong bảng 14.1), trừ đi mục D, chi trả dịch vụ nợ, đây là bộ phận chủ yếu và ngày càng làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước đang phát triển, và cộng thêm E, trao đổi ròng của cá nhân và chính phủ, như tiền gửi về nước của người dân các nước kém phát triển lao động ở nước ngoài (ví dụ người Mehico, Philippin ở Mỹ, Algieri ở Pháp, Pakistan ở Kuwait). Kết quả cuối cùng (A-B+C-D+E trong bảng 14.1) cho biết cán cân tài khoản vãng lai - số dư dương được gọi là thặng dư, số dư âm được gọi là
thâm hụt. Vì vậy tài khoản vãng lai cho phép chúng ta phân tích ảnh hưởng của các chính sách thương mại, không những chủ yếu là trao đổi hàng hóa, mà còn gián tiếp là thu nhập đầu tư, chi trả dịch vụ nợ, và trao đổi cá nhân.
Tài khoản vốn ghi chép giá trị của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài của tư nhân (chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia), khoản vay nước ngoài của các ngân hàng tư nhân quốc tế và các khoản cho vay, trợ cấp của chính phủ nước ngoài (như một dạng của viện trợ nước ngoài) và các tổ chức đa phương như IMF và WB. Sau đó trừ đi một khoản rất quan trọng, đặc biệt là cho các nước vay nợ lớn ở châu Phi và Mỹ La Tinh. Đây là khoản được gọi là “dòng vốn chảy ra của dân cư” trong bảng 14.1, còn được biết đến như là sự rút vốn. Trong thời kỳ khủng hoảng nợ những năm 1980, sự rút vốn của các nước kém phát triển giàu có, những người gửi một lượng tiền lớn vào tài khoản tại ngân hàng các nước phát triển, các dự án bất động sản, mua cổ phiếu, trái phiếu, được ước tính là chiếm trên ½ tổng nợ của một số nước vay nợ tại châu Mỹ La tinh. Nó làm thu hẹp khoản nhận được từ các khoản cho vay và đầu tư của cá nhân và chính phủ, nó đóng góp vai trò lớn vào tình trạng tồi tệ của cán cân thanh toán của nhiều nước đang phát triển. Do đó cân đối tài khoản vốn được tính như các mục G+H- I-J ở Bảng 14.1. Như trên, số dư dương là thặng dư và số dư âm là thâm hụt.
Cuối cùng, tài khoản tiền mặt hay tài khoản dự trữ quốc tế (mục L), là mục cân bằng (cùng với “mục sai sót và mất mát” M, điều chỉnh sự mất cân đối thống kê), bị giảm đi (chỉ ra dòng dự trữ ngoại tệ ròng chảy ra) bất kể khi tổng chi tiêu của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn vượt quá giá trị nhận được. Bảng 14.2 trình bày một sơ đồ đơn giản các khoản mục giá trị dương ( bên có) và giá trị âm (bên nợ) trong bảng cán cân thanh toán. Các quốc gia tích trữ dự trữ ngoại tệ theo một hoặc tất cả các dạng trong 3 dạng sau: (1) các đồng tiền mạnh (chủ yếu đôla Mỹ, nhưng ngày càng chuyển sang đồng Yên của Nhật, đồng Pound của Anh, hay đồng Euro) bất cứ khi nào họ bán ra nước ngoài nhiều hơn họ mua; (2) vàng, khai thác trong nước hoặc mua; và (3) các khoản tiền gửi vào IMF, được coi như là ngân hàng dự trữ cho ngân hàng trung ương của từng quốc gia.
TABLE 14.2 Những tác động dương và âm trong tài khoản cán cân thanh toán
Tác động dương (có) Tác động âm (nợ)
1.Bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài (xuất khẩu)
2.Khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài 3.Các khoản thu ngoại tệ
1.Mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài (nhập khẩu)
2.Khoản đầu tư ra nước ngoài 3.Các khoản chi trả cho nước ngoài
4.Quà tặng và viện trợ từ nước ngoài 5.Bán cổ phiếu và trái phiếu ra nước ngoài
4.Quà tặng và viện trợ ra nước ngoài 5.Mua cổ phiếu và trái phiếu ở nước ngoài
Nguồn: John Charles Pool và Stephen C. Stamos. …….
Một giả thuyết minh họa: Thâm hụt và nợ
Một ví dụ bằng số có thể chứng minh rõ ràng điểm này. Trong Bảng 14.3, một bảng cán cân thanh toán lý thuyết của một nước đang phát triển được trình bày. Đầu tiên, dưới tài khoản vãng lai, âm 10 triệu $ trao đổi thương mại hang hóa do nhận được 35 triệu $ từ hàng hóa xuất khẩu (trong đó hơn 70% - 25 triệu $ từ các sản phẩm thô là nông nghiệp và nguyên liệu), trừ đi 45 triệu $ chi trả cho nhập khẩu hầu hết là hàng tiêu dùng công nghiệp, hàng trung gian và hàng tư liệu sản xuất. Với tổng này, chúng ta cộng thêm 5 triệu $ chi trả cho dịch vụ của các công ty vận tải và 1 triệu $ thu nhập từ đầu tư nhận được từ lãi của sở hữu trái phiếu nước ngoài, trừ đi 15 triệu $ khoản trả dịch vụ nợ thể hiện chi phí lãi suất năm nay của các khoản nợ nước ngoài các nước kém phát triển và cộng với 2 triệu $ các khoản tiền gửi và chuyển nhượng nhận được từ những người trong nước đang làm ăn ở nước ngoài. Tóm lại, tất cả các mục trên tạo ra một khoản thâm hụt ở tài khoản vãng lai là 27 triệu $.
Chuyển sang tài khoản vốn, chúng ta thấy có tổng cộng dòng vốn vào là 7 triệu $ từ đầu tư đầu tư nước ngoài của tư nhân bao gồm 3 triệu $ đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia để thành lập các nhà máy mới ở địa phương và 4 triệu $ vay tư nhân (từ các ngân hàng thương mại) và các loại đầu tư cá nhân (cổ phiếu và trái phiếu) của người nước ngoài và các quỹ đa mục đích. Cũng có một dòng tiền vào 3 triệu $ của khoản vay chính phủ nước ngoài dưới dạng viện trợ và giúp đỡ của các tổ chức đa phương. Chú ý rằng, tổng dòng vào là 9 triệu $ cho vay và viện trợ chính phủ được bù đắp một phần bởi 6 triệu $ vốn chảy ra thể hiện bằng thanh toán trả nợ dần (giảm dần) của các khoản nợ cũ. Tuy nhiên, như chỉ ra trong Bảng 14.4, bao trùm thời kỳ khủng hoảng nợ những năm 1980, những con số này bị đảo ngược trong những năm 1980 - lượng chảy ra để trả cho các khoản nợ gộp lại vượt quá lượng chảy vào từ viện trợ của chính phủ và các khoản vay ngân hàng mới. Kết quả là, 35,9 tỷ $ chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển trong năm 1981 trở thành 22,5 tỷ $ chuyển từ nước nghèo sang nước giàu vào năm 1990.
Bảng 14.3 Bảng cán cân thanh toán giả định ở một nước đang phát triển
Mục Quy mô (triệu đô la)
A. Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hóa Hàng hóa sơ cấp
Hàng hóa đã qua chế biến Nhập khẩu hàng hóa
Hàng hóa sơ cấp
Hàng hóa đã qua chế biến Dịch vụ (ví dụ chi phí vận tải) Thu nhập từ đầu tư
Chi trả nợ Dòng tiền ròng
Cân bằng ở tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
Đầu tư trực tiếp tư nhân
Các khoản vay tư nhân và đầu tư cá nhân Dòng tiền ròng của chính phủ và đa phương
Vay Chi trả nợ
Cân bằng tài khoản vốn
Cân bằng tài khoản vãng lai và tài khoản vốn