SỰ CHUYỂN DỊCH CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG NƯỚC VÀ “CẠNH TRANH HOÀN HẢO”: TĂNG LỢI NHUẬN, CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 26)

TRANH HOÀN HẢO”: TĂNG LỢI NHUẬN, CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO VÀ THỊ TRƯỜNG BỊ ĐIỀU TIẾT.

Học thuyết thương mại cổ điển giả định rằng các quốc gia có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế của mình theo các phán đoán về về sự thay đổi giá cả và thị trường quốc tế. Việc di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất bao gồm sự tái phân bổ nguồn lực từ ngành này sang ngành khác có thể dễ dàng thực hiện trên giấy tờ, nhưng theo lập luận này của các nhà cơ cấu, điều này trên thực tế lại hết sức khó khăn. Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển nơi mà cơ cấu sản xuất rất cứng nhắc và các nhân tố dịch chuyển thường hạn chế. Một ví dụ cụ thể về vấn đề này là các đồn điền và các nông trang nhỏ sản xuất theo hướng hàng hóa. Trong nền kinh tế dần dần phụ thuộc vào xuất khẩu một số sản phẩm thô, thì toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội (đường bộ, đường sắt. thông tin, sức mạnh địa phương, tín dụng và marketing…) có thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa từ nơi

sản xuất đến các kho hàng, tầu hàng ra thị trường nước ngoài. Theo thời gian, sự tích lũy vốn đầu tư có thể sa lầy trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế khiến chúng không dễ dàng chuyển giao cho các hoạt động sản xuất ở các địa điểm khác nhau. Vì vậy các nước đang phát triển càng phụ tnuộc vào xuất khẩu một số sản phẩm thô bao nhiêu, thì cơ cấu kinh tế của họ càng kém năng động và họ càng chịu thiệt thòi trên thị trường quốc tế. Có thể mất nhiều năm để chuyển đổi từ nền kinh tế kém phát triển chỉ có vài sản phẩm thô để xuất khẩu, sang nền kinh tế với cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, đa ngành hơn. Nói một cách khác, đây là phạm trù mang tính lịch sử.

Nhìn chung, các nhà cơ cấu học đã chỉ ra rằng tất cả các khía cạnh chính trị và thể chế tạo ra sự cứng nhắc mang tính cơ cấu, bao gồm sản phẩm có cung hoàn toàn không co dãn, thiếu sản phẩm trung gian, thị trường tiền tệ lỏng lẻo, hạn chế trao đổi nước ngoài, giấy phép chính phủ, điều tiết nhập khẩu , các phương tiện vận chuyển và phân phối nghèo nàn, khan hiểm nguồn lao động và quản lý lành nghề, thường cản trở khả năng của các nước đang phát triển đáp ứng một cách trơn tru nhất cách thức của lý thuyết thương mại tân cổ điển để thay đổi các tín hiệu giá cả quóc tế.

Vì thế quá trình điều chỉnh và tái phân bổ nguồn lực là cần thiết để kiếm lợi trong điều kiện kinh tế thế giới luôn thay đổi là việc hết sức khó khăn đối với các nước đang phát triển và dễ dàng hơn đối với các nước ở Bắc bán cầu. Như vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng sản xuất các sản phẩm công nghiệp có giá thành thấp, sử dụng nhiều lao động để xuất khẩu như: dệt may, giày da, các sản phẩm thể thao, túi xách, thực phẩm chế biến, tóc giả, thảm… thường bị các nước phát triển hạn chế thâm nhập vào thị trường nước mình thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo ước tính của Liên hợp quốc năm 2001, các rào cản thưong mại gây thiệt hại cho các nước đang phát triển ít nhất 100 tỷ đôla hàng năm – chiếm 2% GNI của các nước đó. Lý do thường được các nước phía Bắc đưa ra là sự cạnh tranh của các mặt hàng giá rẻ nước ngoài với mặt hàng công nghiệp trong nước giá cao thường gây ra nạn thất nghiệp ở các nước phát triển, và do đó vấn đề điều chỉnh kinh tế trong nước nghiêm trọng đến mức mà không thể cho phép nước ngoài cạnh tranh tự do như vậy. Do vậy, giả định về sự di chuyển của các yếu tố sản xuất trong nước tỏ ra chỉ có thể áp dụng một cách rất hạn chế ở ngay cả các nước phát triển.

Thêm vào đó, với giả thiết lợi nhuận cố định hay giảm dần theo quy mô (nghĩa là chi phí sản xuất cố định hoặc tăng dần khi sản lượng tăng), lý thuyết thương mại dựa trên vào các yếu tố sẵn có và chi phí lao động đã bỏ qua một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đó là tác động lan tràn và mở rộng thu nhập khiến cho lợi nhuận tăng theo quy mô và do đó giảm chi phí sản xuất. Giảm dần chi phí sản xuất nghĩa là các công ty lớn đang tồn tại có thể định giá thấp hơn các công ty nhỏ hơn hoặc mới ra đời để dành vị trí độc quyền trên thế giới. Không phải là ngoại lệ, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô tạo ra hiện tượng độc quyền và độc quyền nhóm trong cung ứng một số loại hàng hóa trên thế giới (như đã diễn ra

trên thị trường trong nước). Hơn nữa, quá trình chiếm lĩnh và lũng loạn thị trường là quá trình tất yếu diễn ra, các ngành công nghiệp của các nước nghèo một khi đã tụt hậu thì sẽ không thể cạnh tranh được với các tập đoàn khổng lồ.

Thêm vào đó, kiểm soát độc quyền và độc quyền nhóm đối với các hàng hóa trao đổi trên thị trường quốc tế cùng với sự khác biệt của các sản phẩm, quá trình trao đổi trong nội bộ ngành, và quá trình sản xuất hướng ngoại, có nghĩa là mỗi tập đoàn lớn có thể điều chỉnh giá và lượng cung (và thông thường là cả cầu) thế giới để phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Thay vì cạnh tranh, chúng ta thấy các hoạt động sản xuất liên doanh và thỏa thuận độc quyền nhóm giữa những người mua và người bán khổng lồ là yếu tố phổ biến nhất quyết định giá cả và số lượng trong nền kinh tế thế giới. Xét trên góc độ các nước đang phát triển đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế và thúc đẩy công nghiệp xuất khẩu, hiện tượng lợi nhuận tăng dần và khác biệt hóa sản phẩm (cạnh tranh độc quyền) cùng với sức mạnh phi kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia (ảnh hưởng chính trị của họ đối với nhiều chính phủ) nghĩa là những nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa (những quốc gia giàu có) có thể tận dụng hiểu quả kinh tế nhờ quy mô và tính khác biệt hóa của sản phẩm để duy trì vị trí thống trị của mình trên thị trường thế giới. Các lý thuyết gần đây với việc cố gắng xem xét vai trò quan trọng của hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo trong thương mại quốc tế, đã đưa ra một số kết luận trái ngược với học thuyết thương mại tự do. Ví dụ, như trong các mô hình tĩnh, chúng ta có thể xác định được làm thế nào các mối liên kết nội ngành của các sản phẩm khác nhau được phát huy trong trường hợp bảo hộ thuế quan. Trong một vài mô hình động Bắc – Nam với sản phẩm khác biệt hóa, và cạnh tranh không hoàn hảo, trong môi trường thương mại tự do, các quốc gia giàu về vốn ở phía Bắc sẽ luôn luôn dẫn đầu về công nghệ và có xuất khẩu ròng từ những sản phẩm công nghiệp khác biệt hóa.

Hạn chế lớn thứ hai của giả định cạnh tranh hoàn hảo trong các mô hình thương mại đó là giả định đó loại bỏ tính rủi ro và bất ổn trong các thỏa thuận thương mại quốc tế. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận toàn bộ các giả định phi thực tế của các mô hình thương mại truyền thống như áp dụng ở các nước đang phát triển, có thể việc tập trung vào sản xuất các sản phẩm thô để xuất khẩu sẽ không có lợi trong dài hạn do sự bất ổn mang tính lịch sử của thị trường thế giới về các sản phẩm thô xét tương quan với hàng hóa công nghiệp khác. Như đã trình bày, việc tập trung vào một hoặc hai sản phẩm thô xuất khẩu có thể phá hoại kế hoạch phát triển của các nước đang phát triển khi khó dự đoán được thu nhập trao đổi với nước ngoài từ năm này sang năm khác. Do vậy, việc áp dụng tư tưởng về lợi thế cạnh tranh tĩnh ngay cả trong thế giới ảo của thuyết thương mại truyền thống có thể không phải là chiến lược phát triển tốt nhất trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w