SỰ VẮNG MẶT CỦA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 29)

THƯƠNG MẠI.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ, sự tồn tại vùng nghèo và giàu có, giữa ngành công nghhiệp phát triển và ngành trì trệ, và sự bất bình đẳng trong phân phối lợi ích của tăng trưởng kinh tế giữa các khu vực, có thể bị đẩy lùi hoặc được cải thiện ít nhất là trong lý thuyết. Quá trình gia tăng bất bình đẳng giữa các vùng trong nước, khi các vùng “cực tăng trưởng” có thể được giàu lên trong khi các vùng khác trì trệ, có thể được chính phủ điều chỉnh thông qua luật pháp, thuế, các khoản chuyển nhượng, trợ cấp, dịch vụ xã hội, các chương trình phát triển vùng và nhiều hơn nữa. Nhưng vì không có một hệ thống điều hành quốc tế nào có thể đóng vai trò trung gian giữa các nước do đó hiện tượng hưởng lợi nhiều hơn trong thương mại quốc tế dễ dàng trở thành một xu hướng tất yếu. Hiện tượng này còn được tăng cường bởi sức mạnh không đồng đều của các chính phủ nhằm thúc đẩy và bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự thành công thần kỳ trong hoạt động xuất khẩu Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc và Đài Loan có vai trò hỗ trợ và khuyến khích không nhỏ từ phía chính phủ thông qua các kế hoạch và chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu.

Bằng việc tập trung vào các hành vi riêng lẻ của vô số các công ty cạnh tranh trong bối cảnh nhiều hàng hóa khác nhau được sản xuất tại nhiều nước không có tên tuổi, lý thuyết thương mại truyền thống đã bỏ qua vai trò của chính phủ trong các hoạt động thương mại quốc tế. Các chính phủ không phải là người ngoài cuộc. Hơn nữa, các chính phủ thường đóng vai trò thúc đẩy, với những chính sách can thiệp trong lĩnh vực công nghiệp (dẫn đường cho thị trường thông qua chiến lược hợp tác kinh doanh để tăng thị phần xuất khẩu) nhằm thiết lập lợi thế cạnh tranh trước đây chưa có nhưng cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu thế giới dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Lịch sử tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn những năm 50 đến 60 với bộ thương mại quốc tế và công nghiệp (MITI) nổi tiếng và gần đây là Đài Loan và Hàn Quốc được coi là những ví dụ về các chính sách công nghiệp. Ông Ojimi – Thứ trưởng của MITI đã mô tả cơ chế của chính sách công nghiệp năng động như sau: Bộ thương mại quốc tế và công nghiệp Nhật Bản (MITI) quyết định thành lập các ngành công nghiệp sử dụng nhiều yếu tố vốn và công nghệ, đó là các ngành công nghiệp như thép, lọc dầu, hóa dầu, ôtô, máy bay, máy móc công nghiệp các loại, và điện tử bao gồm cả máy tính điện tử, trong khi các ngành công nghiệp được đánh giá là có lợi thế so sách về chi phí sản xuất thì không thích hợp đối với Nhật Bản. Dưới quan điểm tĩnh, ngắn hạn, việc khuyến khích các ngành công nghiệp này dường như mâu thuẫn với chủ nghĩa kinh tế phù hợp. Nhưng với tầm nhìn dài hạn, những chính sách này rõ ràng thúc đẩy các ngành công nghiệp có độ co dãn của cầu theo thu nhập cao, đẩy nhanh tiến bộ công nghệ và năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.

Các chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụ của chính sách thương mại như thuế, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và có thể tác động tới giá cả hàng hóa, và từ đó là tác động đến vị thế thương mại với các nước khác trên thế giới. Hơn nữa khi chính phủ các nước phát triển theo đuổi chính sách kinh tế hạn chế để giải quyết vấn đề trong nước như lạm phát, thất nghiệp, thì các chính sách này có thể tác động xấu tới nền kinh tế của các quốc gia nghèo.

Tuy nhiêu, chiều tác động ngược lại thì không đúng, nhìn chung các chính sách kinh tế trong nước của các nước đang phát triển không có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của các nước giàu có. Hơn nữa, chính phủ của các quốc gia phát triển thường phối hợp thúc đẩy quyền lợi chung thông qua hợp tác thương mại và các hoạt động kinh tế khác. Mặc dù các hoạt động này không cố ý nhằm thúc đẩy lợi ích riêng của họ thông qua những chi phí các nước nghèo phải chịu, song điều này lại thường là kết quả của các hoạt động đó.

Vì vậy, lý giải của chúng tôi cho vấn đề đó hết sức đơn giản. Các lý thuyết thương mại truyền thống đã bỏ qua vai trò quan trọng của chính phủ các nước trong hoạt động kinh tế quốc tế. Các chính phủ thường làm trầm trọng thêm sự phân phối không công bằng các nguồn lực và thu nhập từ hoạt động thương mại bởi sự chênh lệch về quy mô và sức mạnh kinh tế giữa các nước. Chính phủ các nước giàu có thể gây ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới qua các chính sách trong nước và quốc tế của mình. Các nước đó có thể chống lại các sức ép kinh tế từ các nước yếu hơn và có thể đóng vai trò “đồng minh” và thường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để kiểm soát các điều khoản và điều kiện của thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia mình. Không có một tổ chức hay chính phủ thế giới nào bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các nước có nền kinh tế yếu (các nước đang phát triển) trong mối quan hệ quốc tế kiểu như thế này. Lý thuyết thương mại đã không đề cập đến ảnh hưởng lớn của các chính phủ. Do vậy, các luận điểm của lý thuyết này bị suy yếu đi rất nhiều.

Một phần của tài liệu Chuyên khảo - QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w