1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ngoại thương với phát triển kinh tế

19 286 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 218 KB

Nội dung

CHƯƠNG IX NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. LỢI THẾ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 1. Lợi thế tuyệt đối (A. Smith) K/n: là lợi thế có được trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất để sản xuất ra cùng 1 loại sản phẩm giữa các nước với nhau. Khi 1 nước sản xuất ra sản phẩm có chi phí cao hơn thì sẽ nhập khẩu sản phẩm từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Ý nghĩa: Điều này mang lại lợi ích cho cả 2 nước. - với nước có chi phí sản xuất thấp hơn: tăng khoản lợi nhuận từ xuất khẩu do Pxk > Ptrong nước - với nước có chi phí sản xuất cao hơn: có được những sản phẩm mà sản xuất trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất vơí chi phí cao không đem lại lợi nhuận VD: Xem xét quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Giả thiết: - Cả hai nước đều sản xuất loại hàng hoá tivi Chi phí sản xuất 1 chiếc tivi màu (đo bằng ngày công lao động) của 2 nước: Nhật bản: 20 Việt Nam: 35  Việt nam sản xuất với chi phí cao hơn Nhật bản. Nếu nhập khẩu từ Nhật bản sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 nước: - Nhật bản sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế - Việt Nam có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất mà không đem lại lợi nhuận, gọi: bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước. LDCs: lợi thế tuyệt đối có ý nghĩa: có được những sản phẩm mà không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất với giá cao. (ví dụ việc không đủ khả năng sản xuất ra máy móc thiết bị là khó khăn đối với các nước đang phát triển). 2. Lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) P f : giá nhập TV từ Nhật, phụ thuộc vào số lượng TV nhập và lượng cung TV của Việt Nam Nguyên tắc: P NB < P f < P VN  Nhật bản: lợi nhuận gia tăng Việt Nam: giá mua TV giảm, người mua TV nhiều hơn S D Q P 35 P f 20 * Xem xét khả năng trao đổi sản phẩm TV và gạo giữa Việt nam và Nhật bản: Việt nam Nhật bản sản xuất 1 tấn gạo 5 4 (ngày công lao động) sản xuất 1 tivi 35 20 Dựa vào việc phân tích lợi thế tuyệt đối: Việt Nam không có khả năng xk sản phẩm nào sang Nhật bản. Dựa vào chi phí sản xuất, phân tích những khả năng lựa chọn Việt Nam có thể có: - sản xuất cả 2 hàng hoá -> đóng cửa nền kinh tế - nhập khẩu cả hai hàng hoá - nhập khẩu 1 hàng hoá và sản xuất 1 hàng hoá -> Việt Nam không có khả năng xuất khẩu ? Việt Nam liệu có thể xuất khẩu được hay không? Cơ sở lý thuyết để giải quyết vấn đề: * Xem xét lợi thế so sánh: so sánh chi phí để sản xuất giữa các loại sản phẩm với nhau: Việt nam Nhật bản P TV/gạo 7 5 (để sản xuất 1 tivi thì cần 5 tấn gạo) P gạo/TV 1/7 1/5 So sánh: P TV/gạo Việt nam > Nhật bản P gạo/TV Việt nam < Nhật bản Thông qua chi phí so sánh  Việt nam có thể nhập khẩu tv của Nhật bản và Nhật bản có thể nhập khẩu gạo của Việt Nam * Có thể lý giải 1 cách đơn giản về lợi thế so sánh P tivi và giá gạo xuất nhập khẩu (giá trên thị trường quốc tế) phụ thuộc vào cung -c ầu tivi và gạo ở từng nước cũng như trên thị trường thế giới 20 < Pf tivi < 35 giả sử: Pf tivi = 30 4 < Pf gạo < 5 Pf gạo = 4,5 Nhật bản: - khi chưa có ngoại thương: 1TV đưa sang Việt nam thì đổi được 5 tấn gạo - khi có ngoại thương: 1 TV đưa sang Việt nam thì đổi được 6,6 tấn gạo (theo giá trên thị trường quốc tế)  lợi nhuận: tăng 1,6 tấn gạo Việt Nam: - khi chưa có ngoại thương: sản xuất 7 tấn gạo đổi được 1TV 2 - khi có ngoại thương: sản xuất 6,6 tấn rau đổi được 1 TV trên thị trường quốc tế dư 0,4 tấn rau ở cả 2 nước: đều có lợi khi tham gia hoạt động ngoại thương * K/n: Lợi thế so sánh của hoạt động ngoại thương là khả năng nâng cao thu nhập thực tế của 1 nước thông qua việc mua bán và trao đổi hàng hoá với nước khác dựa trên cơ sở chi phí so sánh giữa các loại hàng hoá với nhau. Lợi thế tuyệt đối: dựa trên chi phí sản xuất 1 sản phẩm Lợi thế so sánh: dựa trên chi phí so sánh các sản phẩm * Mô tả lợi thế so sánh qua sơ đồ Việt nam: - Khi chưa có ngoại thương: + khả năng sản xuất A: có R A gạo và T A tivi + tiêu dùng: A  cân bằng của Việt Nam: tại A: sản xuất = tiêu dùng. - có ngoại thương: + khả năng sản xuất tại B ( R B rau và T B tivi), với nguyên tắc R B >R A để trao đổi với Nhật và T B < T A để nhập khẩu tivi ở Nhật về. + tiêu dùng tại C (T B+2, R B-11 ) - nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất  tiêu dùng > sản xuất Lợi thế so sánh phản ánh: bất kỳ nước nào trên thế giới đều có thể gia tăng thu nhập của mình thông qua các hoạt động ngoại thương cho dù nước đó có thể sản xuất mọi sản phẩm với chi phí tuyệt đối cao hơn các nước khác. Ngày nay mọi hoạt động ngoại thương trên thế giới đều đề cập đến lợi thế so sánh Ricardo đã đặt giải thích sự hình thành quan hệ thương mại giữa hai quốc gia, đó chính là sự khác nhau về giá cả tính theo chi phí trung bình. Vì sao lai có sự khác nhau đó và vì sao giữa các nước lại có chi phí so sánh khác nhau? Lý thuyết H - O (do 2 nhà kinhtế Thuỵ điển Eli Hechcher và Bertil Ohlin đã phát triển lý thuyết lợi thế so sánh): mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và mức 3 đường giới hạn khả năng sản xuất độ dốc (-5) độ dốc (-7) A B C T B T B+2 T A TV R R B R B- 12 R A độ sử dụng các yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quan trọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh. sự có được lợi ích trong thương mại quốc tế là do mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá sản xuất vào các ngành sử dụng các yếu tố sẵn có trong nước. Ví dụ: - Việt Nam là nước nông nghiệp, tương đối sẵn có về lao động Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu gạo - Nhật bản là nước tương đối sẵn có về vốn, kỹ thuật sẽ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao là tivi. 3. Vai trò của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế * Ngoại thương là 1 bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước Kinh tế đối ngoại bao gồm: - Thương mại quốc tế: hoạt động ngoại thương (nhập khẩu, xuất khẩu, trao đổi hàng hoá) - Hợp tác quốc tế: vốn, kỹ thuật trong các lĩnh vực, các yếu tố sản xuất - Hoạt động dịch vụ quốc tế: vận chuyển, ngân hàng thanh toán quốc tế  Hoạt động ngoại thương là xuất phát điểm của kinh tế đối ngoại: - xuất khẩu hàng hóa: thu ngoại tệ  tăng quỹ tiền trong nước - nhập khẩu: sử dụng ngoại tệ mua hàng  giảm quỹ tiền tệ trong nước Kết quả của hoạt động ngoại thương: xuất khẩu ròng NX = XK- NK (NX có thể > 0 hoặc <0) Sơ đồ mô tả hoạt động tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế * Để xem xét tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế Thể hiện qua đường lối phát triển ngoại thương của các nước. Mỗi nước có 1 cách chọn khác nhau. Tổng quát có 3 cách lựa chọn trong đường lối phát triển ngoại thương - Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô - Chiến lược hướng nội - Chiến lược hướng ngoại Mỗi cách lựa chọn sẽ có những tác động khác nhau đến phát triển kinh tế của các nước. 4 AS AD 1 AD AD 2 Y 2 Y 0 Y 1 Y PL PL 0 Tổng cung phản ánh lượng hàng Tổng cầu phản ảnh lượng tiền Kết quả hoạt động ngoại thương làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước Ngoại thương tác động đến tổng cầu : AD = C + I + G + NX - AD 0  AD 1 : (NX>0); nền kinh tế tăng trưởng từ Y 0  Y 1 - AD 0  AD 2 : (NX<0): nền kinh tế giảm Y 0  Y2 II. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THÔ (là chiến lược có ý nghĩa đối với nước đang phát triển- hướng ra thị trường của các nước phát triển) 1. Nội dung của chiến lược - Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là xuất khẩu những sản phẩm chưa qua chế biến hoặc đang ở dạng sơ chế VD: - sản phẩm nông nghiệp: thuỷ sản, cao su, gạo, cà phê - sản phẩm khai khoáng: dầu mỏ, than, quặng, Trong những điều kiện nào thì các quốc gia lựa chọn chiến lược này? - Đây là chiến lược dựa vào tài nguyên, chỉ thực hiện được ở những nước có nguồn tài nguyên: + mỏ: dầu khí, khoáng sản + đất, nước, khí hậu, biển và động thực vật - Đây là chiến lược của nhiều nước đang phát triển : + vì chưa có điều kiện tinh chế (hạn chế về vốn, kỹ thuật), mặc dù sản phẩm tinh chế xuất khẩu có lợi nhuận cao hơn. Những nước công nghiệp phát triển ít sử dụng chiến lược này. + do nhu cầu tích luỹ vốn ban đầu Việt Nam hiện nay: 7 sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm thô 2. Tác động của chiến lược - Tạo nguồn vốn tích luỹ ban đầu Tích luỹ là xu hướng khách quan của mọi quốc gia, nó trải qua hai giai đoạn: + tích luỹ ban đầu (1) + tích luỹ cho công nghiệp hoá (2) Các nước đang phát triển tận dụng lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên để làm lợi thế cho bước tích luỹ ban đầu để nhập khẩu máy móc thiết bị cho công nghiệp hoá. Việt Nam: với nguồn thu hàng năm hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ cho quá trình công nghiệp hoá. - Tạo điều kiện phát triển kinh tế: sự phát triển kinh tế theo chiều rộng: khai thác chủ yếu tài nguyên, lao động Ví dụ: Việt Nam từ khi xuất khẩu dầu mỏ, Việt Nam đã giải quyết việc làm trựctiếp cho gần 10.000 lao động và hàng ngàn lao động gián tiếp. - Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của đất nước thông qua mối liên kết trong kinh tế + liên kết ngược 5 + liên kết xuôi + liên kết gián tiếp Việt Nam: xuất khẩu gạo- để tăng năng suất gạo xuất khẩu cần: - công nghiệp hoá chất: phân bón, thuốc trừ sâu - công nghiệp cơ khí: máy móc - công nghiệp chế biến: xay sát, đánh bóng CN hoá chất ngược gạo xuôi CN chế biến Thu nhập người lao động tăng Thay đổi nhu cầu hàng tiêu dùng Thay đổi cơ cấu sản xuất hàng tiêu dùng Mối liên kết trực tiếp (ngược): từ gạo thúc đẩy công nghiệp hoá chất, công nghiệp hoá chất là đầu vào Mối liên kết xuôi: gạo là đầu vào đối với công nghiệp chế biến  tăng thu nhập người lao động, thúc đẩy công nghiệp hàng tiêu dùng phát triển (gián tiếp)  tạo cơ cấu kinh tế cho đất nước. 3. Trở ngại của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô a* Cung cầu sản phẩm thô trên thị trường không ổn định - Cung sản phẩm thô phụ thuộc vào 2 ngành cơ bản: công nghiệp khai khoáng và nông nghiệp (sản xuất cà phê, cao su, gạo ) có đặc điểm: sản xuất trong môi trường tự nhiên (ngoài trời) (khác với công nghiệp chế biến - nhà xưởng) chịu tác động của biến động thời tiết. Kết quả hoạt động không phụ thuộc vào chủ quan của con người. + trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì cung sản phẩm thô tăng nhanh + trong điều kiện thời tiết bất lợi: cung sản phẩm thô giảm - Cầu sản phẩm thô: + tác động bởi quy luật tiêu thụ sản phẩm (E.Engels): khi thu nhập tăng đến một mức mức độ nào đó thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm lương thực, thực phẩm có xu hướng giảm  cầu sản phẩm thô có xu hướng giảm 6 thu nhập tiêu dùng III II I + Do tiến bộ khoa học kỹ thuật  định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu có xu hướng giảm, con người có thể sản xuất ra sản phẩm nhân tạo thay thế sản phẩm thiên nhiên: cao su nhân tạo, chất dẻo thay thế sắt thép  nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thô giảm (chỉ có 1 số ít nguyên nhân làm cho nhu cầu tăng (như thời tiết lạnh  nhu cầu than sưởi tăng) b* Giá sản phẩm có xu hướng giảm so với giá hàng công nghệ Việc so sánh tương quan giữa giá cả hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu được thể hiện qua hệ số trao đổi hàng hoá I n In = giá bình quân sản phẩm xuất khẩu x 100% = P XK x 100 % giá bình quân sản phẩm nhập khẩu P NX I n phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu một đơn vị sản phẩm. LDCs: xuất khẩu sản phẩm thô: chủ yếu sang thị trường các nước phát triển DCs và nhập khẩu sản phẩm hàng công nghệ: sản phẩm được tinh chế. Xu hướng hiện nay là giá sản phẩm thô ngày càng giảm so với giá hàng công nghệ. Xu hướng không có lợi cho các nước đang phát triển, những nước xuất khẩu sản phẩm thô. Ví dụ: 1995: P tivi trên thị trường quốc tế : 340USD/chiếc P gạo (25%) 170 USD/tấn I n = 170/340 %= 50% Để nhập khẩu 1 tivi thì phải xuất khẩu 2 tấn gạo 2005: P tivi = 450 USD/chiếc P gạo = 180 USD/chiếc I n = 180/450% = 40 %  Để nhập khẩu 1 tivi, Việt nam cần xuất khẩu 2,5 tấn gạo  hệ số In giảm  sức mua của hàng xuất khẩu của Việt Nam là giảm * Giá sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ hệ số In có xu hướng giảm  gây bất lợi cho các nước xuất khẩu sản phẩm thô (sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu 1 đơn vị hàng hoá giảm). sản phẩm thô Mối quan hệ trao đổi: LDCs DCs sản phẩm công nghệ Vê lý thuyết, In = 1 là tối ưu c* Thu nhập của sản phẩm thô không ổn định (do biến động của quy mô cung cầu sản phẩm thô, giá sản phẩm thô) đặc điểm thị trường sản phẩm thô: cung có độ co giãn cao, cầu có độ co giãn thấp VD; gạo, cà phê. Khi giá cả tăng lên, người sản xuất sản xuất nhiều gạo, cà phê. Khi giá cả biến động  nhu cầu biến động không lớn  co giãn cầu rất ít. - Khi cung sản phẩm thô tăng lên (do khả năng sản xuất tăng, điều kiện sản xuất thuận lợi) . 7 - Khi cung sản phẩm giảm (do điều kiện sản xuất bất lợi) Nhận xét 2 trường hợp trên Nghịch lý: khi sản lượng tăng  thu nhập giảm khi sản lượng giảm  thu nhập tăng nhưng nghịch lý này hoàn toàn đúng với sản phẩm thô trong thực tế, nhất là sản phẩm nông nghiệp: khả năng sản xuất tăng  Cung tăng giá giảm (rớt giá) bất lợi cho người nông dân - Khi cầu sản phẩm thô giảm: 8 Khu cung sản phẩm thô tăng  đường cung sản phẩm thô chuyện dịch S 0  S 1  cung sản phẩm thô tăng lên  giá sản phẩm thô giảm  sự giảm của giá > sự tăng của sản lượng  mức thu nhập của sản phẩm thô giảm (thu nhập = sản lượng x giá), tuy nhiên thu nhập giảm không mạnh D P P 1 P o Q 1 Q 0 Q S 1 S 0 S 0  S 1 Q 0  Q 1 P 0  P 1 ∆P > ∆Q Thu nhập tăng: gọi là thu nhập tăng không mạnh P P 1 P o Q 1 Q 0 Q S D 0 D 1 đường cầu dịch chuyển từ D 0  D 1  Q 0  Q 1  P 0  P 1 thu nhập giảm Trường hợp này gọi thu nhập giảm mạnh khi cầu biến động S 0 S 1 D P P 0 P 1 Q 0 Q 1 Q S 0 __S 1 Việc xuất khẩu sản phẩm thô: tài nguyên của các nước đang phát triển cuối cùng lại trở thành yếu tố làm giàu của các nước phát triển. Họ lại phải mua lại sản phẩm của các nước đó với giá đắt hơn, không có lợi  nước giàu càng giàu thêm và nước nghèo lạicàng nghèo thêm. Vào những năm 1973-1974: LDCs đưa vấn đề này ra đấu tranh trong các diễn đàn quốc tế yêu cầu phải có các biện pháp hạn chế. 3. Các giải pháp khắc phục trở ngại a. Giải pháp "Trật tự kinh tế quốc tế mới" - NIEO Năm 1974, Liên hiệp quốc ban hành Nghị quyết về Trật tự Kinh tế Quốc tế mới - NIEO - new international economic order. Nội dung của Nghị quyết: Liên hiệp quốc kêu gọi những nước xuất khẩu thô thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia có khả năng khống chế được đại bộ phận lượng cung một loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Các nước này đi đến ký kết các hiệp ước theo từng thời gian: hiệp ước về cung ứng sản phẩm thô đó trên thị trường quốc tế sao cho lượng cung tác động đến giá sản phẩm thô không gây thiệt hại, bất lợi cho các nước xuất khẩu (ổn định hoặc tăng giá). - Tổ chức này bao gồm: + những nước xuất khẩu sản phẩm thô (ví dụ OPEC). hạn chế: các tổ chức này làm lũng đoạn thị trường , gây ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu ít. +Thực chất: ký kết hiệp định nhằm xây dựng lượng cung ứng sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho ổn định hoặc tăng giá sản phẩm. Điển hình: ICO: tổ chức cà phê quốc tế INRO: tổ chức cao su quốc tế b. Giải pháp: Kho đệm dự trữ quốc tế - Nội dung: Các nước xuất khẩu và nhập khẩu cùng 1 sản phẩm thô thành lập một quỹ chung để mua các hàng hoá dự trữ, gọi là kho đệm dự trữ quốc tế nhằm mục đích ổn định giá cả. - Cơ chế: Liên hiệp quốc kêu gọi thành lập các kho dự trữ quốc tế cho từng loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Bằng phương thức đóng góp kinh phí hoạt động cho các kho đệm gồm những nước cùng xuất khẩu và cùng nhập khẩu sản phẩm thô. Kho đệm dự trữ quốc tế được sử dụng để mua (tích trữ hàng hoá) khi giá giảm và bán hàng hóa khi giá cao nhằm duy trì sự ổn định của giá cả trong 1 thời gian nhất định Khi cung   P  dùng quỹ để "kích cầu giả tạo"  P Khi cung  Pbán hàng "cung giả tạo"  P 9 Hoạt động của kho đệm: chủ yếu tác động cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. làm sao giá sản phẩm thô phải không bất lợi cho cả những nước xuất khẩu và nhập khẩu - Khó khăn khi thực hiện giải pháp kho đệm: + Chi phí lưu kho quá cao khi tích trữ hàng hoá (ước khoảng 900 triệu USD/năm) + số mặt hàng khi sử dụng kho đệm để ổn định giá cả sẽ làm cho người sản xuất, người tiêu dùng tìm hàng hoá thay thế + khó khăn trong dự báo sự biến động của giá để có thể tích trữ hoặc bán ra 1 cách hợp lý nhất Về lý thuyết, sử dụng kho đệm dự trữ rất có hiệu quả nhưng thực tế do những khó khăn trên nên làm giảm hiệu quả của phương pháp này. III. CHIẾN LƯỢC THAY THẾ SẢN PHẨM NHẬP KHẨU (CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NỘI) 1. Nội dung chiến lược Đây là chiến lược mà đa số các nước đang phát triển lưạ chọn sau chiến tranh thế giới thứ II. Bối cảnh: trước chiến tranh thế giới thứ II họ đều là những nước thuộc địa, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào nước đế quốc  sau khi giành độclập, họ muốn bác bỏ sự phụ thuộc của mình vào nước ngoài  chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu ra đời. Nội dung: đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước, bắt đầu từ hàng tiêu dùng và sau đó là các ngành công nghiệp khác, nhằm sản xuất sản phẩm nội địa thay thế cho sản phẩm nhập khẩu. Thực chất là phát huy khả năng tự sản xuất và tự tiêu dùng, không bị ảnh hưởng phụ thuộc vào nước ngoài. Điều kiện thực thi chiến lược hướng nội: - thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước tương đối rộng lớn: quy mô dân số lớn - phải tạo ra được yếu tố đảm bảo khả năng phát triển công nghiệp: trước hết khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nà đầu tư trong và ngoài nước - vai trò của Chính phủ - điều kiện quan trọng nhất- vai trò bảo hộ để hạn chế sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Có 1 số phương thức bảo hộ: + bảo hộ bằng thuế nhập khẩu + bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu Phương thức bảo hộ này là các biện pháp giúp cho các ngành công nghiệp trẻ phát triển, song muốn được bảo hộ, các ngành công nghiệp non trẻ này phải có triển vọng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước. Do vậy, các biện pháp này chỉ tạm thời và giảm dần khi các ngành sản xuất trong nước tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm. 2. Bảo hộ của Chính phủ bằng thuế nhập khẩu 10 [...]... hướng ngoại của các nước ASEAN là chiến lược hướng ngoại mang tính chất hướng ngoại mang tính chất tổng hợp (Chú ý: không phải chiến lược hướng ngoại tổng hợp), vì: - trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay, các nước đều đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế mở, thương mại quốc tế ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo điều kiện cho các nước phát huy được lợi thế so sánh của mình - hướng phát triển của... trường quốc tế thì cần phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước Điều này đòi hỏi 16 phải giảm thuế quan bảo họ đối với ngành công nghiệp được ưu đãi và giảm hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu V NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 1 Những kết quả đã đạt được của Việt Nam * Chính sách ngoại thương: có những thay đổi cơ bản cùng đổi mới kinh tế trước... trong nước cũng phải tiến đến hội nhập với thị trường quốc tế về chất lượng và giá cả - Đối với nhiều nước đang phát triển, trong tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu tỷ trọng sản phẩm thô giữ vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào tích luỹ ban đầu cho đất nước 2 Tác động của chiến lược hướng ngoại đến phát triển kinh tế So với chiến lược hướng nội, chiến lược hướng ngoại có tác động tích cực hơn nhiều: -... động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Việt Nam - xuất khẩu gia tăng  cải thiện cán cân thương mại xuất khẩu đảm bảo 90% hàng nhập khẩu - gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu  thúc đẩy sản xuất trong nước  nâng cao cạnh tranh sản xuất trong nước - tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động  nâng cao đời sống nhân dân 2 Xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam: hội nhập kinh tế quốc tế Là xu... tranh của các nhà sản xuất trong nước: thay vì phải cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, lại được nhà nước bảo hộ bằng 1 tiêu chuẩn trong nước Đáng lẽ bảo hộ sẽ giảm dần theo thời gian thì các nhà sản xuất lại trông chờ bảo hộ tăng lên - Hạn chế phát huy tác dụng của các mối liên kết kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới việc phát triển cơ cấu kinh tế của đất nước - Nợ nước ngoài gia tăng Sản xuất hàng tiêu... nghiệp trong nước sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế - Tạo ra cơ cấu kinh tế mới năng động thông qua các mối liên kết kinh tế: các mối liên kết ngược và xuôi có thể phát huy tác dụng 1 cách đầy đủ - Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu chúng ta có nguồn để nhập khẩu máy móc, thiết bị 3 Vai trò của Chính phủ- các chính sách thúc đẩy chiến lược hướng ngoại- chính sách hỗ trợ đưa sản phẩm ra nước... định 11/1997, chính thức: 11/1998 *WTO: tổ chức thương mại thế giới: tiền thân là tổ chức GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) được thành lập 1947 đầu tiên có 30 nước, nhằm giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả chiến tranh, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế 1995: GATT có 128 nước thành viên: là tổ chức mà quan hệ giữa các nước theo thể thức thương lượng thoả thuận lẫn nhau - các quy định... trên thị trường quốc tế + cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu vay với lãi suất ưu đãi - trợ cấp gián tiếp: nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với các doanh nghiệp quốc tế để tìm đối tác: hội chợ quốc tế, công tác nước ngoài Hạn chế bảo hộ sản xuất trong nước -> giảm sức hấp dẫn tương đối của sản xuất tiêu thụ trong nước -> hướng ra thị trường quốc tế c Tạo sự hấp dẫn cho... tế Là xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới hiện nay Việt nam đang từng bước: - hội nhập vào kinh tế khu vực - hội nhập vào kinh tế thế giới T7/1995: Việt Nam gia nhập ASEAN Tháng 11/1997: Việt Nam có quyết định gia nhập khối APEC Tháng 11/1998; Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức thương mại thế giới WTO: 1994: Việt Nam là quan sát viên chính thức Hiện nay: Việt Nam đang trong quá trình... lậu, hối lộ quan chức hải quan Với hình thức hạn ngạch: mức chênh lệch giá lớn khuyến khích các tổ chức tham gia nhập khẩu (quota nhập khẩu)  nảy sinh các hình thức tham nhũng, hối lộ IV CHIẾN LƯỢC HƯỚNG RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (CHIẾN LƯỢC HƯỚNG NGOẠI) 1 Nội dung của chiến lược a Trường hợp của các nươc NICS (Hồngkông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan) Giống các nước đang phát triển khác, sau chiến tranh . của ngoại thương trong tăng trưởng kinh tế * Ngoại thương là 1 bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước Kinh tế đối ngoại bao gồm: - Thương mại quốc tế: hoạt động ngoại. chuyển dịch kinh tế Thể hiện qua đường lối phát triển ngoại thương của các nước. Mỗi nước có 1 cách chọn khác nhau. Tổng quát có 3 cách lựa chọn trong đường lối phát triển ngoại thương - Chiến. đối với ngành công nghiệp được ưu đãi và giảm hạn ngạch lượng hàng nhập khẩu. V. NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 1. Những kết quả đã đạt được của Việt Nam * Chính sách ngoại thương:

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w