Trong khicác nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại,trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ công nghệ của các nước đa
Trang 1CÁC CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN ( Dành cho các lớp bồi dưỡng kiến thức của Bộ tài chính )
CHUYÊN ĐỀ MỘT.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN.
1 các nước đang phát triển trong hệ thống kinh tế thế giới.
1.1 Sự xuất hiện thế giới thứ ba.
Cho tới năm 1945, nhiều quốc gia Tây Âu, nhất là các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha vẫncòn kiểm soát những thuộc địa rộng lớn Sau chiến tranh thế giới II, các dân tộc bị thực dân cai trị đãkhông còn cam chịu sự đô hộ Đầu tiên, làn sóng giải phóng thuộc địa bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á Năm
1947, Gandhi đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay ngườiAnh Ở vùng Đông Nam Á, Indonexia giành độc lập năm 1947 sau cuộc đấu tranh vũ trang chống lạithực dân Hà Lan Sau thất bại Điện Biên Phủ ở Việt Nam, thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương.Sau châu Á, cao trào giải phóng thuộc địa lan sang châu Phi Năm 1954, các lực lượng đấu tranh đòi độclập cho Angeria chuyển sang đấu tranh vũ trang, đến năm 1962, Pháp phải ký hiệp định công nhậnquyền độc lập của nước này Tiếp đó, tất cả các thuộc địa của Pháp ở châu Phi đều lần lượt được trao trảđộc lập, cùng theo đó là Công Gô (thuộc Bỉ), Nigeria (thuộc Anh), Angola và Mozambique (thuộc BồĐào Nha)
Với việc giải phóng thuộc địa, một nhân tố mới đã xuất hiện trên sân khấu chính trị quốc tế: Thế giới thứ
ba “Thế giới thứ 3” được gọi để phân biệt với “thế giới thứ nhất” là các nước có nền kinh tế phát triển
-đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, những nước này phần lớn ở Tây Âu nên còn gọi là các quốc giaphía Tây “Thế giới thứ hai” là các nước có nền kinh tế tương đối phát triển – đi theo con đường xã hộichủ nghĩa, những nước này đều tập trung ở Đông Âu nên còn gọi là các quốc gia phía Đông
Trang 2Để tránh rơi vào khối này hoặc khối khác, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba đã tìm cách liên kết vớinhau, phủ nhận việc phân chia thế giới thành Đông – Tây Tháng 4 – 1953 tại Indonexia đã diễn ra hộinghị Bandung của các nhà lãnh đạo 24 quốc gia châu Á và châu Phi Tại hội nghị này đã chủ trươngtrung lập, “không liên kết”, những người tham gia cũng khẳng định mong muốn hình thành mọt nguyêntắc quốc tế mới, giành ưu tiên cho các quốc gia nghèo, giúp các quốc gia này thoát khỏi tình trạng chậmphát triển Tinh thần của hội nghị Bandung đã thổi một luồng sinh khí mới trong các quan hệ quốc tế.
Nó vạch rõ khả năng phát triển theo con đường thứ ba: Không phải hướng về Đông hoặc Tây, mà vềphương Nam nghèo đói
Cho đến đầu những năm 60, từ thực tiễn phải đối đầu với các vấn đề tương tự nhau, các quốc gia thuộcthế giới thứ ba ngày càng liên kết lại, họ đòi hỏi phải thay đổi các quan hệ kinh tế toàn cầu Ví dụ, đểkhuyến khích sản xuất trong nước, các quốc gia này cần được quyền đánh thuế hoặc hạn chế một số mặthàng nhập khẩu mà không sợ bị trừng phạt từ các nước liên quan Năm 1963, tại hội nghị nhóm 77 quốcgia thuộc thế giới thứ ba đã yêu cầu Liên Hợp Quốc triệu tập hội nghị về thương mại thế giới Họ nhấnmạnh cần có những quan hệ thương mại công bằng hơn giữa những nước giàu có ở phương Bắc với cácnước nghèo ở phương Nam Theo đó, năm 1964 lần đầu tiên đã diễn ra hội nghị Liên Hợp Quốc vềthương mại và phát triển, với mục tiêu đưa thương mại quốc tế thúc đẩy sự phát triển của các quốc gianghèo, yêu cầu các nước giàu phải mở cửa thị trường cho hàng hóa của các nước thế giới thứ ba và phảigiúp các nước này nâng cao năng lực sản xuất Tiếp đó năm 1974, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố ủng
hộ việc xây dựng một “trật tự kinh tế quốc tế mới” làm cơ sở thúc đẩy cuộc đối thoại Bắc – Nam
1.2 Phân chia các nước theo trình độ phát triển kinh tế
Dưới giác độ kinh tế, các nước thuộc thế giới thứ 3 còn được gọi là các nước “đang phát triển” Kháiniệm này bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, khi đó, các nước thuộc thế giới thứ ba đều đứng trước
sự cấp bách về giải quyết vấn đề phát triển kinh tế Khái niệm này cũng được dùng để phân biệt với cácnước giàu ở phía Bắc, được gọi là các nước phát triển, đây là những nước đã có thời kỳ dài công nghiệphóa và trở thành các nước công nghiệp phát triển Tuy vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,các nước đang phát triển đã có sự phân hóa mạnh, một số nước đã tìm kiếm được con đường phát triểnđúng đắn cho đất nước mình và vượt lên hàng đầu giữa các nước đang phát triển, trở thành các nướccông nghiệp mới Một số nước khác do ưu đãi của thiên nhiên đã có được những mỏ dầu lớn, tạo nguồnthu nhập lớn cho đất nước Xuất phát từ thực tế này, ngân hàng thế giới (WB) đề nghị một sự xắp xếpcác nước trên thế giới thành 4 nhóm Căn cứ để phân loại là mức thu nhập bình quân đầu người(GNP/người) Bên cạnh đó có tính đến trình độ cơ cấu kinh tế và mức độ thỏa mãn nhu cầu cho conngười
Trang 3(1) Các nước công nghiệp phát triển – DCs: Có khoảng trên 40 nước bao gồm nhóm bảy nước côngnghiệp đứng đầu thế giới (thường được gọi là nhóm G7) và các nước công nghiệp phát triển khác Đại
bộ phận các nước này tham gia vào tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD Các nước thuộc nhómG7 là Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada Những nước này nằm trong số những quốc gia cóquy mô GNP lớn nhất thế giới (trên 500 tỷ USD) và GNP/người cao nhất thế giới (trên 20.000 USD/người) Bảy nước này chiếm 75% tổng giá trị công nghiệp toàn thế giới Các nước công nghiệp pháttriển khác bao gồm phần lớn các nước Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cùng với Úc và Niudilân Các nướcnày đều có mức GNP/người đạt trên 15.000 USD và có tỷ trọng công nghiệp cao trong nền kinh tế
(2) Các nước công nghiệp mới – NICs Đây là những nước ngay từ thập kỷ 60, trong đường lối pháttriển kinh tế của mình đã biết tận dụng lợi thế so sánh của đất nước qua từng thời kỳ để sản xuất sảnphẩm xuất khẩu Họ cũng tranh thủ được nguồn vốn đầu tư và công nghệ của các nước phát triển để thựchiện công nghiệp hóa, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, tiến tới nền công nghiệphiện đại Thu nhập bình quân đầu người của các nước này đạt khoảng trên 6000 USD/ người Theo WB
có khoảng trên 10 nước NICs: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Braxin, Mexicô, Achentina, Israen,Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc Trong số những nước này, thế giới đặc biệt quan tâm đếnbốn nước NICs châu Á, được mệnh danh là “bốn con rồng” Những nước này đã đạt được tốc độ tăngtrưởng bình quân 7- 8% liên tục trong ba thập kỷ, có thời kỳ đạt mức 11-112% và có mức thu nhập bìnhquân trên 10.000 USD/ người, họ đã tạo ra được những nền kinh tế đầy sức sống
(3) Các nước xuất khẩu dầu mỏ: Đây là những nước sau chiến tranh thế giới II, vào giữa thập kỷ 60 bắtđầu phát hiện ra nguồn dầu mỏ lớn, họ đã tận dụng sự ưu đãi này của thiên nhiên, tiến hành khai thácdầu mỏ xuất khẩu Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mỏ, chống lại xu hướng hạ giá dầu, các quốc gianày đã tập hợp nhau lại trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Đặc biệt trong số này là các nướcTrung Đông: ArapSaudi, Cô –oét, Iran, Irac, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất Từ năm 1973, các quốcgia này thường xuyên gặp nhau hàng năm để ấn định lượng dầu mỏ xuất khẩu nhằm đảm bảo giá dầu mỏ
có lợi cho họ Nhờ vậy, từ năm 1973 đến 1980 giá dầu mỏ được tăng gấp 8 lần và các quốc gia này đãthu được nguồn lợi rất lớn Một số các quốc gia trở nên giàu có cũng muốn mau chóng phát triển côngnghiệp, họ đã dùng những đồng đô la kiếm được từ dầu mỏ và khí đốt để trang bị các nhà máy hiện đại.Nhưng do thiếu các chuyên gia kỹ thuật, thiếu nguyên liệu và thiếu cả thị trường tiêu thụ, các nhà máynày đã nhanh chóng xuống cấp Do vậy, mặc dù có mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhưng nhìnchung các quốc gia này có cơ cấu kinh tế phát triển không cân đối và có sự bất bình đẳng lớn trong phânphối thu nhập
Trang 4(4) Các nước đang phát triển – LDCs Thuật ngữ “đang phát triển” được thể hiện để chỉ xu thế đi lêncủa hầu hết các nước thuộc thế giới thứ ba – các nước có nền nông nghiệp lạc hậu, hoặc các nước nông –công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường công nghiệp hóa Những nước này lại được chialàm ba loại: những nước có mức thu nhập trung bình, đạt mức GDP/người trên 2000 USD, những nước
có mức thu nhập thấp đạt mức trên 600 USD/ người và những nước có mức thu nhập rất thấp đạt dưới
600 USD/ người
2 Những đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển
2.1 Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển
Mặc dù giữa LDCs có sự tương đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và kinh tế, nhưnggiữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản tạo nên tính đa dạng cho các nước này Những khác biệt nàychi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước
(1) Quy mô của đất nước: Xem xét quy mô của đất nước dưới giác độ diện tích hay dân số cũng đượccoi là những yếu tố quan trọng xác định tiềm năng của một nước Trong hơn 130 nước đang phát triển,
có những nước có diện tích rộng lớn và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil Ngược lại có nhữngnước nhỏ cả về diện tích và dân số như Brunây, Maldives, Guinee- Bissau, Fiji Nước lớn thường có lợithế về tài nguyên phong phú, thị trường tiềm năng và thường ít bị lệ thuộc vào nguyên vật liệu của nướcngoài Tuy vậy, nó cũng tạo ra những khó khăn về quản lý hành chính, đoàn kết quốc gia và sự cân đốigiữa các khu vực Trong thực tế phát triển cũng không thấy mối quan hệ nào được thiết lập giữa quy môcủa đất nước và mức thu nhập bình quân đầu người Mức thu nhập giữa các nước có quy mô lớn rất khácnhau, ví dụ mức thu nhập bình quân của Brazil là 3400USD/người, của Trung Quốc là 860USD/ người,của Ấn Độ là 470 USD/ người Giữa các nước có quy mô nhỏ cũng vậy, trong khi thu nhập bình quânđầu người của Fiji là 1700 USD/ người thì của Guinee – Bissau là 180USD/ người
(2) Bối cảnh lịch sử: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của LDCs cũng tác động đến những xu hướng khácnhau trong quá trình phát triển Hầu hết các nước châu Á và châu Phi đều đã có những thời kỳ dài làthuộc địa của các nước Tây Âu, chủ yếu là Anh và Pháp, ngoài ra còn Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan và TâyBan Nha Cơ cấu kinh tế cũng như nền tảng giáo dục và xã hội thông thường đều dựa vào mô hình củanhững nước đã từng cai trị họ trước đây Ở châu Á, những di sản khác nhau của thời thực dân để lạicùng với những truyền thống văn hóa đa dạng của các dân tộc bản địa đã kết hợp cùng nhau để tạo ranhững mô hình xã hội và thể chế hoàn toàn khác nhau giữa các nước như Ấn Độ (thuộc địa của Anh),
Trang 5Philipin (thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ), Lào (thuộc địa của Pháp), Indonesia (thuộc địa của Hà Lan).Những nước châu Phi do giành độc lập muộn nên thường quan tâm đến việc củng cố các thể chế chínhtrị, mặc dù khá đa dạng về địa lý và nhân khẩu nhưng những nước này đều có những thể chế kinh tế - xãhội và văn hóa tương đối giống nhau.
(3) Vai trò của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân: Ở hầu hết các nước đang phát triển đều song songtồn tại khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân Tuy vậy xác định tầm quan trọng tương đối giữa hai khuvực này tùy thuộc vào của mỗi nước Nhìn chung các nước châu Mỹ la tinh và Đông Nam Á có khu vựckinh tế tư nhân lớn hơn các nước Nam Á và châu Phi Ở những nước châu Phi với sự thiếu hụt trầmtrọng về lao động có tay nghề thì xu hướng chs trọng nhiều hơn đến hoạt động của khu vực nhà nướcvới hy vọng rằng nguồn nhân lực có tay nghề sẽ được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế.Tuy vậy, những thất bại về kinh tế và khó khăn về tài chính của nhiều nước như Kênia, Sênêgan,Zambia đã đặt những dấu hỏi về lập luận này Các chính sách kinh tế tất yếu có sự khác nhau giữa cácnước có khu vực nhà nước và tư nhân với quy mô khác nhau Ví dụ chính sách tạo việc làm đối vớinhững nước có khu vực nhà nước lớn hơn thì các dự án đầu tư trực tiếp của chính phủ và các chươngtrình khuyến nông có thể được ưu tiên hơn, còn trong trường hợp ngược lại những chính sách tác độngđến doanh nghiệp tư nhân trong việc tuyển dụng nhiều lao động lại có ảnh hưởng lớn Do vậy, mặc dùkhó khăn có thể là giống nhau nhưng giải pháp có thể sẽ khác nhau giữa những nước có sự khác biệt lớn
về tầm quan trọng tương đối của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước
2.2 Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển
Bên cạnh những khác biệt, các nước đang phát triển còn có những đặc điểm cơ bản, giống nhau:
(1) Mức sống thấp: Ở các nước đang phát triển, mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dânchúng Mức sống thấp biểu thị cả về lượng và chất dưới dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém,
ít được học hành, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp
Mức thu nhập thấp thể hiện rõ nhất ở mức thu nhập bình quân đầu người (GNP/ người) Các nhà kinh tếtrên thế giới thường lấy mức 2000 USD/ người làm mốc phản ánh khả năng giải quyết được những nhucầu cơ bản của con người, đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đờisống xã hội Hiện nay còn khoảng 100 nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân dưới 2000 USD/người, trong đó có khoảng 40 nước có mức thu nhập bình quân dưới 600USD/người Điều này phản ánhkhả năng hạn chế của các nwocs đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người.Ngoài việc phải vật lộn với mức thu nhập thấp, nhiều người dân ở các nước đang phát triển còn phảithường xuyên phải chiến đấu chống lại nạn suy dinh dưỡng, bệnh tật và sức khỏe kém Trong số 40
Trang 6nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thì tuổi thọ trung bình vào khoảng 50, so với 58 tuổi ở các nướcđang phát triển khác và 75 tuổi ở các nước công nghiệp phát triển Tỷ lệ tỷ vong của trẻ sơ sinh dướimột tuổi trong số 1000 trẻ em được sinh ra ở các nước kém phát triển nhất vào khoảng 118 so với 73 ởcác nước đang phát triển khác và 12 ở các nước phát triển.
Cơ hội được học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế Việc cố gắng tạo ra cơ hội giáo dục ởcấp tiểu học là nỗ lực lớn nhất của chính phủ các nước này Tuy vậy, mặc dù có những bước tiến đáng
kể về động viên học sinh đến trường, nhưng tỷ lệ biết chữ vẫn rất thấp Trong số các nước kém pháttriển nhất thì tỷ lệ này là 34% so với 65% ở các nước đang phát triển khác và 99% ở các nước phát triển.(2) Tỷ lệ tích lũy thấp: Điều hiển nhiên là để có nguồn vốn tích lũy cần phải hy sinh tiêu dùng Nhưngkhó khăn là ở chỗ, đối với các nước đang phát triển, nhất là những nước có thu nhập thấp, đã gần nhưchỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm tiêu dùng là rất khó khăn Ở các nước phát triển thường đểdành từ 20% đến hơn 30% thu nhập để tích lũy Trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năngtiết kiệm trên 10% thu nhập; nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp nhà ở và trangthiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên Do vậy càng hạn chế quy mô tiết kiệm cho tích lũy pháttriển kinh tế
(3) Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp: Ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên
cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu Lịch sử pháttriển kinh tế cho thấy rằng, nền kinh tế không thể chuyển động đi lên nếu không có công nghiệp pháttriển Sự ra đời của các phương thức sản xuất mới luôn đi đôi với cách mạng công nghiệp Các nền kinh
tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều có nguồn gốc từ tốc độ tăng của ngành công nghiệp Trảiqua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển tuy đã có được nhữngngành công nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹthuật thấp, sản xuất sản phẩm thường ở dạng thô, sơ chế hoặc chế biến với chất lượng thấp Trong khicác nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghệ tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại,trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ công nghệ của các nước đang phát triển từ 3 – 6 thập kỷ,khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thế củacác nước đi sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại
(4) Năng suất lao động thấp: các nước đang phát triển còn phải đối đầu với một thách thức nữa trongquá trình phát triển đó là áp lực về dân số và việc làm Dân số những nước đang phát triển vốn đã đông,
sự bùng nổ về dân số ở những quốc gia này đã tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế Tỷ lệ giatăng dân số thường ở mức cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã làm cho mức sống của nhân dân ngàycàng giảm Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến giảm sức mua và tỷ lệ tiết kiệm, sự mất cân đối giữa tích lũy
Trang 7và đầu tư đã làm kìm hãm sản xuất, trong khi dân số vẫn tiếp tục gia tăng, tạo áp lực về việc làm, làmcho năng suất lao động không tăng lên được.
3 Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển
Những đặc trưng trên đây chính là những trở ngại đối với sự phát triển, chúng có liên quan chặt chẽ vớinhau, tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ (xem sơ đồ), làm cho khoảng cách giữa các nước pháttriển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng
Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vòng luẩn quẩn.Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau Có những nước vẫntiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phicận Sahara, hay một số nước Nam Á Có những nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, đưa đất nước
ra khỏi vòng luẩn quẩn, nhưng rồi lại rơi vào những cuộc khủng hoảng với những vòng luẩn quẩn mớinhư Philipin Bên cạnh đó có những nước đã tạo được tốc độ phát triển nhanh, rút ngắn khoảng cáchthậm chí đuổi kịp các nước phát triển, đó là các nước NICs châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore vàHàn Quốc Gần đây các nước Thái Lan, Malaixia và Trung Quốc cũng đã chứng minh sự đúng đắn trongviệc lựa chọn đường lối phát triển
Trang 8Ở Việt Nam trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, chính phủ đã tiến hành chương trình cải cáchtoàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1989 Trước đó, trong suốt thập niên 80 Chính phủ đã tiến hànhthử nghiệm các biện pháp cải cách khác nhau, nhưng năm 1989 là cái mốc quan trọng Trong năm này,Chính phủ đã đưa ra những biện pháp cải cách giá cả toàn diện, chống lại siêu lạm phát đã đạt tới mức308% Biện pháp cải cách giá cả nhằm đối phó với áp lực lạm phát đã hỗ trợ cho những thay đổi trong
cơ chế quản lý Thành công bước đầu của những biện pháp cải cách trong năm 1989 đã gây được ấntượng mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực chống lạm phát, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống còn 35% vào năm
1989 Ngoài ra, cũng trong năm này Việt Nam đã đạt được những thành tựu khác hết sức đáng chú ý Đó
là thực hiện tự do hóa thương mại và phá giá đồng tiền, đã đem lại kết quả là kim ngạch xuất khẩu tănggấp đôi Tiếp đó kế hoạch 5 năm 1991 -1995 đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, trong toàn bộ nềnkinh tế quốc dân tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,2%
Tuy vậy, đổi mới và phát triển đi lên là quá trình gian khổ và khó khăn Trong quá trình đổi mới nềnkinh tế Việt Nam cũng bộc lộ những mặt yếu kém, thêm vào đó là những thách thức lớn đang đặt ra.Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính khu vực từ giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam.Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 9,3% (1996) xuống 8,2% (1997), 5,8% (1998) và 4,8% (1999) Vàonăm 2000, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% và đến năm
2003 là 7,24% Tuy vậy, Việt Nam lại tiếp tục đứng trước những áp lực mới, đặc biệt là những vấn đềđặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Những vấn đề này đã đặt ra cho các nhà lãnhđạo, các nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách phải ra mô hình thích hợp cho quá trình tiếptục phát triển kinh tế ở Việt Nam, cơ sở khoa học của việc chọn lựa mô hình này là phải dựa trên nhữngnguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển của cácnước và dựa vào những bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong và ngoài nước
II BẢN CHẤT CỦA TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủyếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với cácnước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển
1.Những khái niệm.
Tăng trưởng kinh tế
Trang 9Tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu kinh tế pháttriển và theo thời gian quan niệm về vấn đề này cũng ngày càng hoàn thiện hơn
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là một năm ) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sựgia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vậthoặc giá trị Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nềnkinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Ngày nay yêu cầutăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càngcao Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêuquy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởinhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh
tế hợp lý
Phát triển kinh tế
Hiện nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua thời gian, khái niệm về phát triểncũng đã đi đến thống nhất Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất; nó là sự kết hợp một cáchchặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Theo cách hiểu nhưvậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Nộidung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, Sự gia tăng tổng mức thu nhập củanền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người Đây là tiêu thức thể hiện quá trìnhbiến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia vàthực hiện những mục tiêu khác của phát triển Hai là, Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế.Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất kinh tế của một quốc gia Để phân biệt các giai đoạn pháttriển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấuhiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong cácvấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởnghay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọbình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giấo dục của quảng đạiquần chúng nhân dân v.v Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình pháttriển
Trang 10về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiênnhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng.Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới vềPhát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug ( Cộng hoà nam phi ) năm 2002 đã xác định: Phát triển bềnvững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm:tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vần đề xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí để đánh giá sự phát triểnbền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý,
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống Đảng cộng
sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong Chiến lược phát triển Kinh tế - xãhội của đất nước đến năm 2010:" Phất triển nhanh, hiệu quả và bền vững Tăng trưởng kinh tế đi đôi vớithực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường", gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổnđịnh chính trị - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam do Thủtướng Chính Phủ phê duyệt tháng 8 năm 2004 về “ định hướng chiến lược phát triển bền vững ở ViệtNam” đã đưa ra tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững ở nước ta là: tăng ttrưởng kinh tế ổn định;thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khiai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môitrường và nâng cao được chất lượng môi trường sống
2 Lựa chọn mô hình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi kinh
tế
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia, tuỳ theo quan niệm khác nhau của các nhà lãnh đạo đãlựa chọn những con đường phát triển khác nhau Nhìn một cách tổng thể, có thể hệ thống sự lựa chọn ấytheo ba con đường: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh; coi trọng vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và môhình phát triển toàn diện
Trang 11Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa trước đây thường lựa chọn con đường nhấnmạnh tăng trưởng nhanh Theo cách lựa chọn này, chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sáchđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua các nội dung xã hội Các vấn đề về bình đẳng, công bằng xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã đạt được một trình
độ khá cao Thực tế cho thấy nhiều quốc gia thực hiện theo mô hình này đã làm cho nền kinh tế rấtnhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân năm rất cao Tuy vậy theo sự lưạ chọn này,những hệ quả xấu đã xảy ra: một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế,chính trị, xã hội ngày càng găy gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống thường không đượcquan tâm, một số giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốtđẹp của nhân dân bị phá huỷ; Mặt khác, việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh trước mắt đã dẫnđến sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên quốc gia, huỷ hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăngtrưởng kinh tế không bảo đảm và vi phạm những yêu cầu phát triển bền vững Chính những hạn chế này
đã tạo ra lực cản cho sự tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn sau Sự phát triển kinh tế của các nước Braxin,Mehico, các nước OPEC và kể cả Philipin, Malaysia,Indonesia đi theo sự lựa chọn này
Mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội lại đưa ra giải quyết các vấn đề xã hội ngay từđầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp Các nguồn lực phát triển, phân phốithu nhập cùng như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá được quan tâm và thực hiện theo phương thứcdàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội Đây là mô hình khánổi bật của các nước phát triển theo mô hình Chủ nghiã xã hội trước đây, trong đó có cả Việt Nam Theo
mô hình này, các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội, tuy vậy, nền kinh tế thiếucác động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tếlâu khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới Các chỉ tiêu xã hội thường chỉđạt cao về mặt số lượng mà có thể không bảo đảm về chất lượng
Hiện nay, nền kinh tế mở cửa, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế lịch sử đểthực hiện một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng con đường phát triển toàn diện Theo mô hình này, chính phủcủa các nước một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giầu,phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực Mặt khác, vấn đềbình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư cũng được đặt ra đồng thời Hàn quốc,Đài loan là những nước đã thực hiện theo sự lựa chọn này
Trong quá trình cải tổ nền kinh tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự lựa chọn theo hướngphát triển toàn diện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 đã thể hiện rõ sự lựa chọn môhình trên bằng quan điểm: Thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh , kết hợp với giải quyết ngay từ đầu vấn
đề công bằng xã hội Theo đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đãcó những chính sách
Trang 12tạo dựng những đầu tầu tăng trưởng như phát triển kinh tế tư nhân, phát triển các vùng trọng điểm kinh
tế, phát triển các ngành cực tăng trưởng, xây dựng hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao v.v Thực hiện phân phối thu nhập theo chức năng cũng chính là nhằm vào mục tiêu khaithác hiệu quả các nguồn lực xã hội cho mục tiêu tăng trưởng Đi đôi với chính sách nhằm thực hiện mụctiêu tăng trưởng nhanh, chúng ta đã cónhững chính sách nhằm giải quyết đầu vấn đề công bằng xã hộingay từ đầu và trong toàn tiến trình phát triển, như: chính sách phân phối theo thu nhập nhằm điều chỉnhtrực tiếp thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, chính sách giá cả tiếp cận dịch vụ công chongười nghèo và các tầng lớp dẽ bị tổn thương trong xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèov.v
III PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1 Đánh giá tăng trưởng kinh tế.
Theo mô hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theocác chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia ( SNA) Các chỉ tiêu chủ yếu gồm có:
1.1 Tổng giá trị sản xuất ( GO - Gross output ) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên
trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm ) Chỉ tiêu tổnggiá trị sản xuất có thể được tính theo hai cách Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ cácđơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồmchi phí trung gian ( IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ ( VA)
1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời
kỳ nhất định
Để tính GDP, có ba cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối Theo cách tiếp cận từsản xuất, GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng củatất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế
n
Như vậy: VA= (VAi).Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền
chi phí trung gian của ngành i
Trang 13Tiếp cận từ chi tiêu, GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu củaChính phủ (G), đầu tư tích tuỹ tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạchxuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).
GDP= C+ G + I + (X-M)
Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thunhập lần đầu, bao gồm: Thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W);
GDP = W + R + In + PR + DP + TI
1.3 Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income) Đây là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA
năm 1993 thay cho chỉ tiêu GNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968 Về nội dung thì GNI và GNP lànhư nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theogóc độ sản phẩm sản xuất như GNP
Hiểu theo khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dâncủa một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thànhthu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ranước ngoài Như vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theocon số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
chênh lệch thu nhập thu nhập lợi tức nhân tố chi trả lợi tức nhân tố
nhân tố với nước ngoài = từ nước ngoài - ra nước ngoài
Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài ở cácnước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thông thường phần chênh lệch này nhận giá trị
âm
1.3 Thu nhập quốc dân (NI- National income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng
tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại
NI = GNI - DP
Trang 141.4 Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- national disposable income) là phần thu nhập của quốc gia dành
cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này được hình thành saukhi thực hiện phân phối thu nhập lần thứ hai, thực chất nó là thu nhập quốc dân ( NI ) sau khi đã điềuchỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú.Tuy vậy, xét trên toàn bộ nền kinh tế các chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú sẽ triệttiêu nhau, vì nếu có một đơn vị chi thì sẽ có một đơn vị khác thu chuyển nhượng Vì vậy NDI là NI saukhi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài :
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
chênh lệch về chuyển nhượng thu chuyển nhượng hiện chi chuyển nhượng
hiện hành với nước ngoài = hành với nước ngoài - hiện hành ra nước ngoài
1.5 Thu nhập bình quân đầu người
Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bìnhquân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người, GNI/người) Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởngkinh tế có tính đến sự thay đổi dân số Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là nhữngchỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung Sự gia tăng liên tụcvới tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được
sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau
Theo dõi chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có thể xác định khoảng thời gian cần thiết để nâng caomức thu nhập lên gấp 2 lần dựa vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo dự báo Một phương pháp đơn giản vàkhá chính xác tiếp cận đến con số này gọi là " Luật 70" tức là thời gian để thu nhập dân cư tăng lên gấp
2 lần được xác định xấp xỉ bằng 70 chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng nămtheo dự báo Ví dụ như nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của một nước đặt ra là 5%năm thì sẽ đạt được mức tăng gấp 2 lần sau khoảng 14 năm ( 70 : 5 ) Dự báo mức tăng thu nhập bìnhquân trên đầu người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu xu hướng chuyển biến thu nhập của cácquốc gia từ nhóm này sang nhóm khác so với mức bình quân toàn thế giới
1.6 Vấn đề giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng
Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị Giá sử dụng để tính cácchỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương Giá
so sánh (giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc Năm được chọn làm nămgốc là năm mà nền kinh tế của quốc gia ít có những biến động lớn, và khoảng cách của năm gốc khôngnên qúa xa so với năm hiện hành Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính toán.Gía sức mua tương đương (PPP- Purchansing power parity) do nhà thống kê học người Mỹ có tên là
Trang 15R.C.Geary đề xuất, theo đó giá được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặtbằng giá của Mỹ
Mỗi loại giá phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau Chỉ tiêu tăng trưởngtính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữacác thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian Nếu tính theo giá hiện hành, kết quả nhận được là thunhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụngtrong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thươngmại v.v Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin về chỉ sốgiảm phát GDP (deflater GDP) Các chỉ tiêu tính theo Giá PPP phản ánh thu nhập được điều chỉnh theomặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tínhtheo sức mua tương đương thường dùng để so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia , là cơ
sở để các tổ chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước khácnhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc tế
Theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới (xem bảng số liệu ở dưới) cho thấy nền kinh tế cácnước có mức thu nhập cao chiếm khoảng 80% GDP và GNI toàn thế giới, thu nhập bình quân trên đầungười ở các nước này cũng cao hơn rất nhiều so với các nước khác Tuy vậy tốc độ tăng trưởng GDPbình quân năm của các nước có mức thu nhập thấp lại có xu hướng cao hơn cả Trung Quốc là nước cótốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, ấn độ và một số nước Đông nam á trong những năm gần đâyvẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Một nhận xét khác cho thấy từ bảng số liệu, nếu theo phươngpháp PPP, tỷ trọng tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển trongtổng thu nhập thế giới cao hơn nhiều so với thu nhập tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp.Năm 2003, tỷ trọng thu nhập tính theo GNI ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình trong tổngthu nhập thế giới chỉ chiếm 19% nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp nhưng con số này
đã lên đến 44,5% nếu tính theo PPP ; Theo phương pháp này, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ
2 thế giới sau Mỹ và ấn độ đứng thứ 5 Việt Nam nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếpthì mức GNI/người năm 2003 là 480$, nhưng tính theo PPP thì mức này là 2490$( gấp khoảng 5 lần)
Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
của một số nước năm 2003
tỷ đôla % tăng trung bình hàng năm 1990-2003
GNITỷđôlađôla trênđầu người
GNI theo PPP
tỷ đôla đôla đầu trên người
Trang 161.Theo nhóm nước
- thu nhập cao
- thu nhập trung bình
- thu nhập thấp
2 một số nước tiêu biểu:
- Mỹ
- Nhật
- Anh
- Pháp
- Trung Quốc
- ấn độ
3 một số nước đông nam
á:
- Singapore
- Hồng Kông
- Hàn quốc
- Thái lan
- Indonesia
- Malaysia
- Philipin
- Việt Nam
29.270 2,5 5.995 3,3 1.101 4,3
10.881 3,2 4.326 1,3 1.794 2,6 1.747 1,9 1.409 9,5
598 5,8
91 6,3
158 3,7
605 5,5
143 3,7
208 3,5
103 5,9
80 3,5
40 7,5 27.732 28.550 5732 1920
1038 450
10946 37610
4,390 34.510 1680 28350
1523 24770
1470 1100
568 530
90 21230
173 25430
576 12020
136 2190
173 810
94 3780
88 1080
39 480
28.603 29450
17.933 6000
5052 2190
10946 37610
3641 28620
1639 27650
1640 27460
6435 4990
3068 2880
103 24180
196 28810
859 17930
462 7450
689 3210
222 8940
379 4640
202 2490
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới, 2005
2 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình tăng trưởng kinh tế, việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung tác động khác nhau là: nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế
2.1 Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến đầu vào và đầu ra của nền kinh tế Xuất phát của nghiên cứu được bắt đầu bằng hàm sản xuất tổng quát:
Y = F (Xi)
Trang 17Trong đó: Y là giá trị đầu ra
Trong nền kinh tế thị trường giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua và khả năngthanh toán của nền kinh tế tức là tống cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổngcung tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp
2.1.1 Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung
Thông thường và cũng với ý nghĩa cổ điển, nói đến các yếu tố tổng cung tác động đến tăng trưởng kinh
tế là nói đến 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là: vốn (K), lao động (L), tài nguyên,đất đai (R) và công nghệ
kỹ thuật (K) theo một hàm sản xuất:
Y = F(K,L,R,T)
Vốn (K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn sảnxuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốnvật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nềnkinh tế và bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như nhữngyếu tố đầu vào trong sản xuất ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất vào tăng trưởngkinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng Tuyvậy tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác
Lao động (L): là một yếu tố đầu vào của sản xuất Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tốvật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng dân số nguồn lao động của mỗiquốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động) Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiệnđại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là các laođộng có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động cósáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế Việc hiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tếcủa các nước phát triển và các nước đang phát triển Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đangphát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưacao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp
Tài nguyên, đất đai (R) được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất Đất đai là yêú tố quan trọng trong sảnxuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộccác ngành công nghiệp, dịch vụ Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, không khí, từ rừng và biểnđược chia ra làm : tài nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài nguyên có thể taí tạo và tài nguyên không
Trang 18thể tái tạo Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ramột cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển; một số tài nguyên quý hiếm là nhữngđầu vào cần thiết cho sản xuất song lại có hạn không thay thế được và không thể tái tạo được hoặc nếutái tạo được thì thì phải có thời gian và phải có chi phí tương đương với quá trình tạo sản phẩm mới Từnhững tính chất đó, các tài nguyên được đánh giá về mặt kinh tế và được tính giá trị như các đầu vàokhác trong quá trình sử dụng Nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên trong sửdụng cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một giá trị gia tăng so với chi phí đầu vào khác
để tạo ra nó
Trong nền kinh tế hiện đại người ta đã tìm cách thay thế để khắc phục mức độ khan hiếm của tài nguyên
và đất đai trong quá trình tăng trưởng kinh tế, hơn nữa sản phẩm quốc dân và mức tăng của nó khôngphụ thuộc nhiều vào dung lượng tài nguyên thiên nhiên và đất đai Tuy vậy tài nguyên thiên nhiên và đấtđai vẫn là nhân tố không thể thiếu được của nhiều quá trình sản xuất, nhất là các nước đng phát triển
Công nghệ kỹ thuật (T) được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điềukiện hiện đại Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là nhữngthành tựu kiến thức tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm
về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kếtquả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất yếu tốcông nghệ hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K Marx xem như là " chiếc đũa thần tăng thêm sựgiầu có của cải xã hội" còn Solow thì cho rằng " tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dàihạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật", Kuznets hay Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật làsợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài nguyên đất đai với tư cách
là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất đai là yếu tố cố định còn tài nguyên thì có xuhướng giảm dần trong quá trình khai thác Mặt khác, những yếu tố tài nguyên và đất đai đang được sửdụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất( K ) Vì vậy, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăngtrưởng kinh tế được nhấn mạnh là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP - total factorproductivity) Vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tácđộng của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng Năngsuất nhân tố tổng hợp là thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ kỹ thuật hay cách đánh giá tác động củatiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế được xác định bằng phần dư còn lại của tăng trưởngsau khi đã loại trừ tác động của các yếu tố vốn và lao động TFP được coi là yếu tố chất lượng của tăngtrưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu Ngày nay, tác động của thể chế, của chính sách mở cửa, hội nhậphay phát triển của vốn nhân lực đẫ giúp cho các nước đang phát triển tiếp cận được nhanh chóng những
Trang 19công nghệ hàng đầu thế giới đẫ tạo nên " sự rượt đuổi dựa trên năng suất"và sự đóng góp của TFP ngàycàng cao trong qúa trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các nước trên thế giới Nhiều nướcphát triển như Mỹ, Canada, Đức, Nhật bản, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50 đến75%; số liệu thống kê các nước Đông Nam á cho thấy ở các nước này, nhân tố TFP đóng góp vào tăngtrưởng kinh tế trên 1/3 Tương tự như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vật chất đóngvai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Trong quá trình đổi mới kinh tế chất lượngtăng trưởng đã được cải thiện một bước, thể hiện bằng sự đóng góp ngày càng cao hơn của nhân tố TFPvào tăng tưởng kinh tế đất nước ( xem bảng dưới )
3,85,0
8,86,3
3,3 0,8 1,53,4 0,4 1,53,1 0,6 2,0 2,1 0,5 0,82,3 0,5 0,92,7 0,4 1,8
6,1 1,4 1,3 3,6 1,3 1,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2003
Ghi chú: tổng số các cột 3, 4 và 5 có thể hơi khác so với cột 2 do làm tròn số.
Trong thời kỳ 1992 - 1997, tăng trưởng kinh GDP trung bình hàng năm đạt 8,8% trong đó đóng góp củanhân tố vốn, lao động và TFP là6,1 1,4, 1,3 tức 69,3%, 15,9% và 14,8% Thời kì 1998 - 2002 mức tăngtrưởng bình quân năm là 6,3% đóng góp của 3 nhân tố trên lần lượt là 3,6, 1,3 và 1,4 điểm phần trăm,hay 57,5%, 20,0% và 22,5% Tuy vậy, tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP vào GDP của Việt Nam vẫn cònthấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mô hình tổng tổng cầu (AD - AS) và mô tả như sau:
Trang 20
Mô hình AD - AS với sự tác động của các yếu tố tổng cung
chung LP0,, viết tắt là E0(Y0, PL0)
Vì một lý do nào đó mà một trong các nhân tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng tăng thì tổng
nhập tăng lên và mức giá cả chung giảm đi
Vì một lý do nào đó mà một trong các yếu tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng giảm, tổng cung
của từng nhân tố nguồn lực sẽ được phân tích kỹ trong các chương 6,7,8,9 của giáo trình)
2 1.2 Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế chính là khả năng chi tiêu, sức mua và năng lựcthanh toán, tức là tổng cầu (AD) của nền kinh tế
Kinh tế học vĩ mô đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp cấu thành tổng cầu bao gồm:
- Chi cho tiêu dùng cá nhân (C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên và các khoản chi tiêukhác ngoài dự kiến phát sinh Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc vào tổng thu nhập khả dụng (DI) và
xu hướng tiêu dùng biên (MPC) được xác định tuỳ theo từng giai đoạn phát triển nhất định của nền kinhtế
Trang 21- Chi tiêu của chính phủ (G): Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ.Nguồn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách bao gồm chủ yếu là các khoản thu
từ thuế và lệ phí
- Chi cho đầu tư (C) Đây thực chất là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp
và các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lưu động Nguồn chi cho đầu tư đượclấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong đó đầu tư khôi phục tức là đầu tư bù đắpgiá trị hao mòn được lấy từ quỹ khấu hao còn đầu tư thuần tuý được lấy từ các khoản tiết kiệm của khuvực nhànước, các hộ gia đình và doanh nghiệp
- Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX =X-M) Thực tế, giá trị hàng hoá xuất khẩu là các khoảnphải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hoá
sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nướcnên chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu (NX) chính khoảng chi phí ròng phải bỏ ra cho quan
hệ thương mại quốc tế
Dưới sự tác động của thị trường các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi, nếu tổng cầu bị giảm sút
sẽ gây lãng phí rất lớn các yếu tố nguồn lực của quốc gia đã có nhưng không được huy động và làm hạnchế mức tăng trưởng thu nhập còn ngược lại nếu mức tổng cầu quá cao sẽ làm cho mức thu nhập củanền kinh tế tăng nhưng giá cả các yếu tố nguồn lực trở nên đắt đỏ sẽ đẩy mức giá cả chung (PL) của nềnkinh tế lên Chính phủ căn cứ vào tính chất tác động này để có các chính sách điều tiết tổng cầu sao chobảo đảm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng tương ứng với yêu cầu ổn định giá Vịêt Nam trong quátrình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh và nâng cao dần chất lượng tăng trưởng, sự tác động của cácyếu tố đầu ra ( tổng cầu ) đến tăng trưởng đã có sự thay đổi đáng kể: từ năm 2000 đến nay, tích luỹ - đầu
tư và tiêu dùng cuối cùng đã trở thành những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế Việt nam Tuyvậy con số đóng góp " âm " của yếu tố xuất khẩu ròng từ vài năm nay là vấn đề rất đáng quan tâm nhất
là trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại hiện nay
Tính chất tác động của tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế được phân tích khái quát qua mô hình tổngcung- tổng cầu (AD- AS) như sau:
Trang 22PL2 E 2 AD2
Y2 Y0 Y1
Mô hình AD -AS với sự dịch chuyển của đường AD
Chính phủ thông qua công cụ hoạch định và các chính sách định hướng, điều tiết vĩ mô, đóng vai tròquan trọng trong việc ổn định và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế, các chương từ 10 đến 14 của giáotrình sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề này
2.2 Nhân tố phi kinh tế
Khác với các yếu tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế
có tính chất và nội dung tác động khác ảnh hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thểđược mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế Các nhân tố phi kinh tế không tác động một cáchriêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay khôngđồng thuận trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Chính vì vậy mà người ta khôngthể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển, như: Thể chế chính trị- xã hội,
cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viêntrong cộng đồng và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước Những nhân tố quan trọngnhất càn được phân tích cụ thể bao gồm:
2.2.1 Đặc điểm văn hoá- xã hội: đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển củađất nước Nhân tố văn hoá- xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoacủa văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giaotiếp, những phong tục tập quánv.v Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sựphát triển cao của mỗi quốc gia
Trang 23Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng laođộng, của kỹ thuật, của trình độ quản lý kinh tế- xã hội Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân
tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển Vì thế trình độ phát triển cao của văn hoá là mụctiêu phấn đấu của sự phát triển Mặc dù trên thực tế có sự khác biệt trong mỗi khía cạnh của nội dungvăn hoá giữa các dân tộc, song điều đó không có trở ngại cho sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia vàthường tìm được sự hoà hợp
Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoáphải được coi là những đầu tư cần thiết nhất và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất
2.2.2 Nhân tố thể chế chính trị- kinh tế- xã hội Các thể chế chính trị- xã hôi- kinh tế được thừa nhận tácđộng đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hộicho các nhà đầu tư
Thể chế biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra Thể chế được thể hiện thông qua các dựkiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, các luật pháp, các chế độ chínhsách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện
Một thể chế chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và côngnghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.Ngược lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở , mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ nhữngquan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ranhững sung đột chính trị, xã hội Một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại mang trong mình nhữngđặc trưng: Có tính năng động, nhạy cảm và mềm dẻo, luôn thích nghi luôn thích nghi được với nhữngbiến đổi phực tạp do tình hình trong nước và quốc tế xảy ra; Bảo đảm sự ổn định của đất nước, khắcphục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển; Tạo điều kiện cho nềnkinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả, nhằm tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới;Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật tiến tiến đủsức lựa chọn và áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước, cũngnhư đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Tạo được sự kích thích mạnh mẽ mọi nguồn lực vật chất trong nướchướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu Tuy vậy cũng cần lưu ý rằng, dù quan trọng đến đâunhưng yếu tố thể chế cũng chỉ tạo điểu kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tức là tạo các điều kiệnthuận lợi để hướng hoạt động theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi Sẽ là sai lầm nếu dùng thểchế làm thay cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn
Trang 242.2.3 Cơ cấu dân tộc Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống, các tộc người
có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc), khác nhau về khu vực sinh sống (Miền núi, đồng bằng,trung du) và với quy mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia (thiểu số, đa số,v.v ) Do có những điềukiện sống khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và vị trí chính trị
- xã hội trong cộng đồng
Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này, nhưng bất lợicho những dân tộc kia Đó chính là những nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợicho tất cả các dân tộc, nhưng lại bảo tồn được bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dântộc , khắc phục được các xung đột và mất ốn định chung của cộng đồng Điều đó sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình tăng trưởng và phát triền
2.2.4 Cơ cấu tôn giáo Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giáo.Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo Các dân tộc ít người, ít tiếp xúc với thế giới hiện đại thường tônthờ các thần linh tuỳ theo quan niệm Mỗi tôn giáo còn chia làm nhiều phái gấo Ngoài ra còn có nhiềuđạo giáo riêng mà chỉ có một số dân tộc tôn thờ Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lý tư tưởngriêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lý- xã hội riêng của dântộc Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội Những thiênkiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoàhợp, nếu có chính sách đúng đắn của chính phủ
2.2.5 Sự tham gia của cộng đồng Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương hỗ lẫn nhau Sựphát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xãhội Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính chất bền vững vàtính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xácđịnh các mục tiêu của chương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mục tiêu phát triển các địa phươngcủa họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức thựchiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trìnhphát triển Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tínhhiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ được tiềm năngcủa mọi cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế, giảm thiểu hiện tượng tham nhũngtrong xã hội Tuy vậy, để sự tham gia của cộng đồng thực sự có hiệu quả và tránh những hệ quả phụkhông tích cực của yếu tố này, cần thiết phải có cơ chế xác định mức độ tham gia của dân cư trong cáchoạt động phát triển như quy định những việc dân cần biết, dân cần được bàn, được trực tiếp quyết định
Trang 25và được kiểm tra Cơ chế tham gia trên phải gắn với hình thức tổ chức sự tham gia cụ thể như: côngđoàn, các hiệp hội trên địa bàn dân cư, hiệp hội ngành nghề trong các tổ chức kinh doanh, các hội đồngtrong đó có sự góp mặt của thành phần dân cư
IV LỰA CHỌN MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1 Thực trạng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
Theo dõi thực trạng tăng trưởng kinh tế của nước ta thời kỳ 2001-2005, có thể rút ra những kết luậnchính sau:
Thứ nhất, Tốc độ tăng trưởng đạt được tương đối cao qua các năm và đã đạt được mục tiêu tăng trưởng
kinh tế đặt ra trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 Biểu tổng hợp sau đây đã minh họa cho nhận định trên
7,084,29,56,5
7,343,610,56,5
7,73,510,27,5
8,53,811,08,22.Đóng góp vào tăng trưởng
GDP theo điểm phần trăm:
7,080,933,472,68
7,340,793,922,63
7,70,743,933,02
10013,248,9637,84
10010,7653,3735,86
1009,651,0739,33 Nguồn: số liệu Tổng cụcthống kê
Qua biểu cho thấy:
- Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc đôk tăng cao nhất, nên khu vực công nghiệp luôn có mức
độ đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế
Trang 26- Tốc độ tăng và mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP theo tỷ lệ phần trăm của khu vực công nghiệp vànông nghiệp bắt đầu có xu hướng giảm đi từ năm 2004 và nhường chỗ cho sự đóng góp ngày càng nhiềuhơn của dịch vụ do tốc độ tăng trưởng của ngành này đang có xu hướng tăng lên đáng kể
Thứ 2, chất lượng tăng trưởng thấp
- Trước hết điều này thể hiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở cả 3 cấp độ : sản phẩm, doanhnghiệp, và quốc gia
- Trên phạm vi quốc gia, giá trị tăng thêmcủa các nhóm ngành kinh tế đều tăng thấp hơn tốc độ tăng giátrị sản xuất, điều đó chứng tỏ chi phí trung gian tăng cao hơn
- Xét về tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chỉ tương đương với cơcấu kinh tế của một số nước Indonexia, Thái Lan, Malaxia vào thập niên 1980, điều đó là do ngành dịch
vụ có tốc dộ tăng trưởng chậm, đặc biệt là những dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảohiểm, tư vấn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
- Tăng trưởng gópa phần làm xóa đói giảm nghèo nhưng khoảng cánh giầu nghèo lại tăng lên, hệ thống
an sinh xã hội bị đe dọa, chế độ phúc lợi không hợp lý, bất bình đẳng ngày càng gia tăng
2 Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế cho Việt nam trong thời gian tới.
2.1 Tăng trưởng hướng vào nâng cao chất lượng
Trong thời gian tới để hướng tăng trưởng vào yếu tố chất lượng ngày càng cao, những vấn đề sau đâyđược quan tâm nhiều hơn:
- Nng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đây được xem là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượngtăng trưởng Để thực hiện điều này, cần: xóa bỏ thế độc quyền kinh doanh của các doanh nghiẹp nhànước, xóa bỏ cơ chế hỗ trợ kinh doanh độc quyền như hệ thống giá, và mau chóng hình thànhcơ cấu đa
sở hữu; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Khu vực tài chính cần có những cải cách đáng kể, đặc biệt là phải thực hiện cạnh tranh trong hệ thốngngân hàng
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh hơn
-Thực hiện đầu tư cao hơn cho lĩnh vực giáo dục và hoạt động R&D
- Thực hiện đầu tư trọng điểm và tránh thất thoạt lớn trong đầu tư
2.2 Hướng tới mô hình hướng ngoại tổng hợp
- Thứ nhất, phải xây dựng một “nền kinh tế mở”, theo đó cơ cấu sản xuất khác với cơ cấu tiêu dùng Cơcấu sản xuất phải được tổ chức theo các dấu hiệu lợi thế so sánh Từn đó có hướng thu hút mạnh đầu tưnước ngoài và phát triển khoa học công nghệ tiên tiến
Trang 27- Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia có quy mô diện tích và dân số khá lớn vì vậy nền kinh tế muốntăng trưởng nhanh không dứt khoát là phải hướng về xuất khẩu mà chúng ta có khả năng phát triểnmạnh các ngành sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa Tuy vậy, mặc dù phục vụ thịtrường nội địa nhưng việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa cũng phải theo các dấu hiệu thịtrường quốc tế
PHẦN III PHÚC LỢI XÃ HỘI CHO CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I THƯỚC ĐO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Như đã trình bày ở các phần trên, bảo đảm phúc lợi xã hội cho con người là nội dung thứ 3 trong kháiniệm phát triển Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu thức đánhgiá mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững Sự phát triển xã hội thường được xem xét trên các khíacạnh chính sau đây:
1 Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản theo các góc độ phát triển con người.
Việc đáp ứng nhu cầu về phát triển con người là mục tiêu cơ bản nhất của quá trình phát triển Nó baogồm các nhu cầu xã hội cơ bản và những nhu cầu xã hội chất lượng cao trên các lĩnh vực chủ yếu như:nhu cầu mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, y tế- chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu việc làm Các chỉ tiêu cụthể của từng lĩnh vực bao gồm:
Thứ nhất, các chỉ tiêu phản ánh mức sống: nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ caloritối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người (ví dụ như từ 2100 - 2300 calori) đảm bảo khảnăng sống và làm việc bình thường, có xét tới cơ cấu nam, nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiệnkhí hậu, môi trường Để bảo đảm nhu cầu hấp thụ calori ở mức tối thiểu, con người cần một khoản thunhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm Như vậy, chỉ tiêu mức GNI/người là thước đochính thể hiện việc bảo đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia Chỉ tiêu GNI/người càngcao chứng tỏ khả năng lớn để nâng cao mức sống vật chất cho con người Ngoài ra, một số chỉ tiêu kháccũng phản ánh mứcc sống vật chất như mức lương thực bình quân đầu người, tỷ lệ phụ thuộc lương thựcnhập khẩu,tỷ lệ cung cấp calori bình quân đầu người một ngày đêm so với nhu cầu tối thiểu
Các nước phát triển hiện nay đã đạt được mức thu nhập bình quân trên đầu người khá cao, theo số liệucủa WB mức trung bình của các nước này năm 2002 là 27.680$ (theo PPP), nhiều nước đã đạt tới mứctrên 30.000$/ người như: Mỹ 37.610$, Thuỵ sỹ 32.030$, Nauy: 37.300$ trong khi đó nhóm 45 nướcđang phát triển có mức thu nhập thấp nhất chỉ đạt 2190$/ người, nhiều nước chỉ đạt mức dưới 1000$(năm 2003 tính theo PPP, số liệu Báo cáo phát triên thế giới 2005) Việt Nam trong quá trình thực hiện
Trang 28mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đã đạt được mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng Nếunăm 1996, theo phương pháp PPP chúng ta mới đạt được 1263$ thì đến năm 2001 đã đạt được 2070$,năm 2002 là 2240$ và năm 2003 lên đến 2490$, cao hơn mức trung bình của các nước có mức thu nhậpthấp Tuy vậy mức Việt Nam đạt được thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới(7570$) và vẫn chưathực sự thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo nhất
Thu nhập bình quân đầu người là điều kiện vật chất cơ bản để phát triển con người Tuy vậy điều quantrọng hơn là việc phân phối mức thu nhập đó cho quảng đại quần chúng nhân dân như thế nào? Điều này
có liên quan đến những chỉ tiêu khác về phát triển xã hội
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí LHQ đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá vềtrình độ dân trí và giáo dục như: Tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) cóphân theo giới tính, khu vực; Tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; Sốnăm đi học trung bình ( tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so vớitổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP Kinh tế càng phát triển thì các chỉ tiêu trên ngày càng tănglên
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ, bao gồm: Tuổi thọ bình quân tính từthời điểm mới sinh; Tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặctrong thời gian 5 năm;Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡngtheo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng ; Tỷ lệ các bà
mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh
so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; Tỷ lệ chi ngân sách cho y tế
Thứ tư, nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thấtnghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn Các đang phát triển thường cótốc độ tăng trưởng dân số cao hơn mức trung bình thế giới Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, hàngnăm, dân số thế giới tăng lên khoảng 92 triệu người, trong đó 82 triệu là từ các nước đang phát triển.Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tăng trưởng việclàm và tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề bức xúc của xã hội Một tốc độ tăng trưởng dân số ngàycàng thấp thể hiện xu thế của sự phát triển và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm đi
Các chỉ tiêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập dân cư Tuy vậy nó còn phụthuộc vào chính sách và sự quan tâm của chính phủ đối với các vấn đề này Vì vậy, có nhiều nước cómức thu nhập thấp nhưng lại có sự tiến bộ lớn trong lĩnh vực xã hội, một vài chỉ tiêu còn đạt đượctương đương với mức của các nước phát triển, trong khi đó nhiều nước có mức thu nhập cao hơn nhưnglại không đạt được các chỉ tiêu xã hội tương ứng Bảng sau đây minh hoạ cho những nhận xét trên
Biểu: Một số chỉ tiêu phản ánhnhu cầu cơ bản của con người năm 2002 (%)
Trang 29Tên nước
Tốc độ tăngGDPđầungười
2002 - 2003
Tuổithọ bìnhquân
(2002)
Tỷlệtử vongcủa trẻ emdưới 5 tuổitrên1000 ca (2002)
Tỷlệ ngườilớn biết chữ (2002)
2,02,78,46,4-1,42,46,1
6,1
2,65,83,5-8,8
787058
77827163697469
70
55545242
738126
85389037528
26
10013873180
9061
-916186-93
-95
66694149
Nguồn: báo cáo phát triển thế giới 2005, Ngân hàng thế giới.
Qua bảng, nhìn chung các nước phát triển như Mỹ, Nhật đã đạt đựoc các chỉ tiêu xã hội rất tốt, trongkhi đó những chỉ tiêu này ở các nước có mức thu nhập thấp như: CH Trung Phi, Bangladet, Lào,Campuchia lại không đựơc khả quan Việt Nam, Trung Quốc là đại diện cho những nước có thu nhậpthấp được LHQ đánh giá cao về những thành tựu đạt được về những chỉ tiêu phát triển con người so vớicác nước có cùng mức thu nhập
2 Chỉ tiêu tổng hợp đánh gia sự phát triển xã hội ( đánh giá bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con người )
Các chỉ tiêu nói trên chỉ phản ánh từng lĩnh vực khác nhau của phát triển con người Để đánh giá tổnghợp và xếp loại trình độ phát triển kinh tế - xã hội chung giữa các quốc gia hay giữa các địa phương,năm 1990 Liên hiệp quốc đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp có tên gọi là Chỉ số phát triển con người (HDI -Human development index) HDI chứa đựng 3 yếu tố cơ bản: tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng sốnăm sống trung bình; trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đihọc đúng độ tuổi; mức thu nhập bình quân trên đầu người tính theo sức mua tương đương
HDI được tính theo công thức chung sau:
Trang 30
3
IN E
A I I I
Trong đó:
người lớn (với trọng số 2/3) và tỷ lệ nhập học cấp giáo dục - tiểu học, trung học, đại học (với trọng số1/3)
Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục được tính toán dựa vào công thức toán sau:
Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểuGiá trị tối đa và tối thiểu được đặt ra với từng loại chỉ số là:
Chỉ số thu nhập đưa vào HDI với vai trò là biến đại diện cho mức sống thỏa đáng Cách tiếp cận nàyđược chi phối bởi thực tế là việc đạt được một mức độ đáng kể về sự phát triển con người không nhấtthiết cần tới một khoản thu nhập vô hạn và cũng không chỉ đòi hỏi mức thu nhập cao Để phản ánh điềunày, thu nhập thường được điều chỉnh trong tính toán HDI Phương pháp được sử dụng hiện nay là dùnglàm logarit của thu nhập
log (TN tối đa) - log (TN tối thiểu)HDI được tính theo phương pháp chỉ số và nhận giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất là 0.Trong thực tế giátrị HDI của một nước chỉ ra khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đã đạt được vớigiá trị cao nhất có thể (là 1) Quốc gia nào có HDI càng gần 1 thì được đánh giá là càng phát triển cao.Chỉ số phát triên con người tính chung cho cả quốc gia nhưng cũng cần thiết phải tính cho một số nhómquan trọng như: giới tính, thu nhập, địa phương Việc tính toán và phân tích HDI chi tiết nhằm chỉ ra sựchênh lệch về việc bảo đảm các vấn đề xã hội giữa các vùng, giới tính, giữa thành thị, nông thôn, giữacác dân tộc, trên cơ sở đó có chính sách ưu tiên đầu tư, chi tiêu công cộng hay viện trợ cho các vùng vàcác nhóm có HDI thấp
Xu hướng trong phát triển con người từ 1975 đến nay cho thấy hầu hết các nước đều đạt được sự tiến bộtrong phát triển con người, tuy nhiên, sự phát triển này là không đồng đều Các nước có thể bắt đầu vớimức độ phát triển con người như nhau, nhưng tiến bộ với tốc độ khác nhau (trường hợp của Trung Quốc
và Goatêmala) hoặc các nước có thể bắt đầu với các mức độ khác nhau nhưng cuối cùng đều đạt được
Trang 31trạng thái tương tự Điều này phụ thuộc ở một mức độ nhất định việc sử dụng các biện pháp, chính sáchnhằm nâng cao phúc lợi cho người dân của mỗi nước.
Bảng 3 So sánh HDI giữa Trung Quốc và Goatêmala
Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001 và 2003 NXB CTQG, Hà Nội 2001 và 2003.
Thứ hạng các nước theo HDI có thể khác so với thứ hạng theo GDP thực tế bình quân đầu người Nhữngnước có thứ hạng theo GDP trừ thứ hạng theo HDI là dương phản ánh các nước này đã chú trọng sửdụng thành quả của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi cho người dân của nướcmình
Bảng 4 Xếp hạng theo HDI một số nước ASEAN năm 2001
Tên nước GDP/người
(PPP USD) Giá trị HDI
Xếp hạng HDI
Xếp hạng GDP bình quân trừ xếp hạng HDI
Nguồn: Báo cáo phát triển con người 2001.
Như vậy là, cần khẳng định ý nghĩa quan trọng của chỉ tiêu HDI trong việc đánh giá sự phát triển củacác nước theo một cách nhìn tổng hợp Các thống kê của LHQ đều cho thấy các nước đang phát triểnnếu xét về mức thu nhập bình quân đầu người theo PPP thì khoảng cách so với các nước công nghiệpphát triển là khoảng 6 lần nhưng nếu xét về HDI thì chỉ cách 1,6 lần( 0,916/0,570) Một số nước có mứcthu nhập tương đối cao lại có mức HDI dưới cả mức một số nước có mức thu nhập thấp Ngược lại một
số nước như Trung Quốc, Việt Nam mặc dù có mức thu nhập bình quân thấp nhưng lại nằm trong nhómnước cao HDI cao Theo số liệu 2002 của Ngân hàng thế giới, Nauy là nước có HDI cao nhất (0,958),nước có HDI thấp nhất là Negie chỉ đạt 0,292, chỉ số này ở Lào là 0,538, thấp nhất khu vực Đông Nam
á Kể từ năm 1985 đến nay, chỉ số HDI của Việt Nam tăng đáng kể, phản ánh những thành tựu đạt đượctrong các lĩnh vực phát triển con người chủ chốt như mức sống, y tế và giáo dục Theo thống kê củaNgân hàng thế giới, nếu năm 1985 chỉ số HDI của nước ta mới chỉ đạt 0,583 thì đến năm 1990 lên đến
Trang 320,604, năm 1995 là 0,649, năm 2002 đạt 0,688, năm 2004 là 0,691 xếp thứ 109 trên 177 nước, và đến
2005, theo báo cáo phát triển con người thế giới, HDI của nước ta đã lên tới 0,704, tăng lên 5 bậc so với
2004 Điều đó cho thấy để nâng cao trình độ phát triển xã hội, một yếu tố quan trọng ngoài mức thunhập mà quốc gia đạt được là các chính sách xã hội thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với vấn đềnày
Trong báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001 do trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốcgia xuất bản với sự giúp đỡ của UNDP, chỉ số HDI của 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã được công
bố Theo đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp thứ nhất với HDI là 0,835, tiếp đó là Hà Nội( HDI là0,798 ) và thành phố Hồ Chí Minh ( HDI là 0,796)
II VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI
1 Khái niệm
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, TháiLan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không đượchưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhậntùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương
Ở các nước đang phát triển,việc phân tích và đánh giá nghèo khổ chủ yếu dựa trên tiêu chí thu nhập củadân cư Dựa trên dấu hiệu này, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm "nghèo khổ tuyệt đối" Theo đó, mộtngười gọi là nghèo đói khi thu nhập của họ không bảo đảm chi tiêu cho những "nhu cầu vật chất cơ bản"như lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người có thể "tiếp tục tồn tại Khoản tài chính cần có để sửdụng để chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu trên được gọi là ngưõng nghèo
Theo định nghĩa trên, để đánh giá nghèo đói, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo, là tỷ lệ phần trămcủa số hộ có mức thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo không bảo đảm nhu cầu chi tiêu tối thiểu so vớitổng số hộ dân cư ( trong một quốc gia hoặc từng địa phương) Việc sử dụng chỉ số này là cần thiết đểđánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu "giảm nghèo" của quốc gia và thế giới.Tuy nhiên, để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và để có chính sách cần thiết hữu hiệunhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số: "khoảng cáchnghèo” Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với ngưỡng nghèo,tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cáchnghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm Ví dụ, theo kết quả tínhtoán của Tổng cục Thống kê Việt Nam, khoảng cách nghèo ở nông thôn Việt Nam năm 2002 là 8,7% vànhóm dân tộc thiểu số là 22,1% Với giả thiết, mức tăng thu nhập là 2%/năm (và gần bằng tốc độ tăngtrưởng kinh tế) thì khoảng sau 4 năm có thể đưa hộ nghèo trung bình ở nông thôn thoát nghèo trong khi
đó nhóm dân tộc thiểu số phải mất một thập kỷ
Một quan niệm đầy đủ hơn về nghèo khổ đã được Liên hiệp quốc đưa ra trong "Báo cáo về phát triểncon người" năm 1997 Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều,
Trang 33và được xác định theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống, đó là: Không có khả năng duy trì cuộcsống lâu dài và khỏe mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi; Không có khảnăng tiếp cận giáo dục, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ; Không có khả năng tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
2 Chuẩn nghèo đói
Như trên đã nói, người nghèo là những người có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo Chuẩn nghèo(hay ngưỡng nghèo) mới của Việt nam áp dụng từ năm 2005 được quy định thống nhất theo cách tiếpcận chuẩn nghèo quốc tế, đó là tiếp cận theo góc độ chi tiêu Theo đó 60% là chi tiêu cho ăn và 40% làchi tiêu cho các nhu cầu khác Dựa trên nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng tối thiểu, chúng ta xác định lượngtiền cần có để bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho ăn và lượng tiền tối thiểu cho tổng nhu cầu chi tiêu tốithiểu Theo phương pháp trên, lượng tiền tối thiểu hay gọi là chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là2USD/ người ngày; ở nước ta, mức đó được xác định ở mứcc 260000đồng/ người tháng áp dụng chokhu vực thành thị và 200000đồng/ người tháng áp dụng cho khu vực nông thôn Hộ gia đình nào có mứcthu nhập dưới chuẩn nói trên gọi là hộ nghèo đói ở nước ta Theo chuẩn này ở Việt Nam hiện có 23%nghèo đói
3 Nguyên nhân nghèo đói ở các nước đang phát triển
Liên hiệp quốc đưa ra 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo đói ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
nam như sau:
(1) Hiện tượng bế quan toả cản
Lý do của hiện tượng này có thể do: điều kiện chia cắt về vị trí địa lý, hạn chế trong điều kiện giao thông nhưđường xá, phương tiện đi lại; sự bất đồng về ngôn ngữ ; yếu kém về trình độ, nhận thứcc xã hội; thiếu thốn cácphương tiện thông tin liên lạc Những hiện tượng trên đã làm cho các nước nghèo, vùng nghèo, người nghèothường gặp khó khăn trong giao tiếp, trao dổi với bên ngoài, luôn có tư tưởng tự ty, mặc cảm, thiếu sự cởi mởtrong giao tiếp, giao lưu mở vửa, hội nhập nền kinh tế và xã hội với thế giới bên ngoài Kết quả là khả năng tăngtrưởng kinh tế bị hạn chế, cuộc sống của họ trở nên vất vả hơn, khả năng thoát nghèo khó khăn hơn
(2) Độ rủi ro trong cuộc sống rất cao
Người nghèo thường có cuộc sống bất ổn và rất dễ bị tổn thương.Sự rủi ro trong cuộc sống người nghèo
có thể đó là do thiên tai lũ lụt, dịch bệnh, tai nạn, mùa màng thất bát, kể cả sinh đẻ nhiều Tất cả đềulàm cho hị đã nghèo lại càng nghèo hơn hoặc dẫn đến sự tái nghèo trong thời gian rất ngắn Nhiều khi sự
Trang 34rủi ro đấy lại do chính họ gây nên do ý thức, phong tục, lối sống và kiểu làm ăn thiếu bền vững, gây rahiện tượng phá rừng, sói lở đất, sự diệt chủng của luồng cá v.v
(3) Người nghèo vẫn thiếu những điều kiện cần thiết để tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo
Thiếu đất đai, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triểnkinh tế và mở rộng thị trường, thiếu kiến thức, thông tin, và những hướng dẫn tối thiểu cho sự tiếp cậnkhoa học công nghệ mới, thiếu cán bộ có trình độ và năng lực quản lý là những lý do cơ bản dẫn đến sựnghèo đói của dân cư Theo số liệu điều tra gần đây ở Việt Nam, 60,9% các hộ gia đình nghèo là dothiếu vốn, 70,5% số hộ gia đình nghèo đói là do thiếu kinh nghiệm sản xuất; những làng bản không cógiao thông cơ giới, tỷ lệ người nghèo nhiều gấp 5 lần so với các làng có giao thông cơ giới; ở 2325 xãthuộc 49 huyện của 7 tỉnh là đối tượng của chương trình 135 chỉ có khoảng 74% cán bộ xã chỉ học hếttiểu học, khoảng 65% cán bộ xã chưa qua một lớp bồi dưỡng chuyên môn nào
(4) Sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế còn hạn chế và còn nhiều bất cập
Các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xoá đói giảm nghèo của nhà nước vẫn còn quá hạn hẹp;Nhiều hộ nghèo chưa được tiếp cận với hệ thống tín dụng nhà nước do các điều kiện vay quá khắt khe,hầu hết các hộ đói không được tiếp cận đến nguồn vay này
(5) Sự tham gia không đầy đủ của người nghèo đến hoạt động hoạch định phát triển, kể cả hoạch địnhnhững vấn đề liên quan đến chính người nghèo Điều đó dẫn đến các chính sách của Chính phủ đặt ra cóthể không phù hợp với người nghèo, không có tác dụng tích cực cho xoá đói giảm nghèo
4 Những giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo (áp dụng trong trường hợp của Việt Nam)
Có nhiều hướng khác nhau để tiếp cận đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nhưng có lẽ khâu đột phá phảitập trung giải quyết là vấn đề kinh tế, đặc biệt là làm thế nào để cho chính người nghèo và khu vựcnghèo có nhiều tiềm lực kinh tế hơn trong quá trình tự vươn lên xoá bỏ đói nghèo Trên quan điểm đó,cần tập trung vào những hướng chính sau đây :
Một là, Thực hiện chiến lược tăng trưởng kinh tế nhanh, coi đây là chìa khoá để giải bài toán xoá đóigiảm nghèo Cần phải bảo đảm cho các khu vực nghèo một tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để họ có cơhội nâng cao mức thu nhập và chi tiêu của mình Những hướng quan trọng để vừa đẩy nhanh tốc độtăng trưởng kinh tế, vừa tác động tích cực đến xoá đói giảm nghèo là:
(1) Hướng trung tâm vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng những giải pháp tích cực trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn:
Trang 35(2)Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tối đa rủi ro cho nông dân,để giải quyếtvấn đề này, cần hướng sản xuất nông nghiệp theo mô hình đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi; lựa chọncây, con có giá trị kinh tế cao.
(3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vựccông nghiệp và dịch vụ nông thôn Liên quan đến vấn đề này, cần gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến
và tiêu thụ hàng hoá nông sản chế biến; tăng cường nghiên cứu thị trường
(4) Bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp tư nhân ở địa phương, tạođiều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội kinh doanh cho các công ty tư nhân, cải thiện khảnăng tiếp cận của các công ty tư nhân đối với đất đai và tín dụng
(5) Phát triển mô hình tổ chức làng nghề trên cơ sở yếu tố lịch sử và lợi thế nguồn lực các địa phương
Hai là Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
để tự vươn lên xoá đói giảm nghèo Người nghèo cần được trợ giúp những yếu tố sau đây:
(1) Hỗ trợ về vốn, để nâng cao hiệu quả của sự trợ giúp này, cụ thể là:
- Ngân hàng người nghèo nên nghiên cứu để nới lỏng các kiện cho người nghèo vay vốn, quan trọng hơnviệc đưa ra các điều kiện vay, Ngân hàng cần tăng cường công tác hướng dẫn họ cách sử dụng và quảnquản lý vốn tức là giúp người nghèo vừa có vốn lại vừa biết cách làm ăn
- Cải tiến phương thức tiếp cận vốn vay Có thể áp dụng kiểu cho vay hiện vật như: cho vay cây congiống, mở rộng mô hình " cho vay bò mẹ trả bò con" với các nguồn vốn của tỉnh hoặc huy động từ côngđồng
- Đa dạng hoá các kênh thu hút vốn tín dụng: ngoài nguồn vốn từ khu vực nhà nước thông qua ngânhàng nông nghiệp, ngân hàng người nghèo, cần mở rộng hình thức ngân hàng cổ phần tư nhân nôngthôn; Tăng cường hoạt động tài chính vi mô theo các dự án của các tổ chức quốc
(2) Hướng dẫn người nghèo làm kinh tế theo mô hình " 4 nhà "và thực hiện có hiệu quả công táckhuyến nông Người nông dân biết rõ những diễn biến về đất , nước, cây trồng, mưa, gió nơi mình sinhsống nhưng không có kiến thức của các nhà chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi,thuỷ sản, chế biến,kinh tế nên đã không tận dụng hữu hiệu các tài nguyên thiên nhiên và lao động của nông hộ mình để làmgiầu Vì vậy các nhà lãnh đạo, nhà khoa học không thể tiếp tục suy nghĩ dùm và đặt chỉ tiêu cho nôngdân sản xuất theo cảm tính mà cần phải đi thẳng vào nông hộ, cùng với nông dân xác định hướng sảnxuất , chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất( trồng thêm cây gì? nuôi thêm con gì? trong thời giannào? trên địa bàn nào?),từ đó xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (công nghệ gì? chếbiến ra sao? ngành nghề phụ nào? những dịch vụ nông thôn nào?) Tín dụng nhà nước và các chươngtrình tài chính vi mô sẽ căn cứ vào những định hướng này mà cho vay Đi đôi với hỗ trợ xác địnhhướng sản xuất kinh doanh cho nông dân nghèo cần tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông, và tổ
Trang 36chức tốt mạng lưới khuyến nông tuỳ theo hoàn cảnh của từng địa phương, khả năng kinh phí và sángkiến của họ Cần nhấn mạnh vai trò của bộ phận khuyến nông tại các thôn xã, bộ phận này sẽ đóng vaitrò tích cực trong việc hướng nông dẫn sử dụng tín dụng đúng mục tiêu và áp dụng kỹ thuật đúngphương pháp, mỗi địa phương cần tổ chức chương trình khuyến nông của mình gắn chặt với chươngtrình xoá đói giảm nghèo, coi đây là hai bộ phận trong một chương trình phát triển nông thôn.
Ba là:Tăng cường họat động đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn
Việc thiếu cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghèođói cao của các khu vực này Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được coi là khâu trọng tâm cầngiải quyết và là biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo và những xã nghèo Những vấn đềđột phá của chương trình này bao gồm:
(1) Đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó thiết yếu nhất là xây dựng đường giao thông đi lại đến các xã và đếncác thôn bản; phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến kinh nghiệm và công khai các hoạtđộng của chương trình xoá đói giảm nghèo đến từng người dân Trong việc đầu tư cần phân biệt rõ xãnào cần bao nhiêu, không nên dùng hình thức đầu tư bình quân như hiện nay
(2)Chăm lo về giáo dục và y tế : trước hết cần thanh toán hiện tượng các xã không có trường phổ thôngcấp 1 và tiếp tục mở các trường phổ thông cơ sở cho các xã vùng cao Có chính sách đối với giáo viênlên dạy vùng sâu, vùng đồng bào các dân tộc ít người Đặc biệt phát triển hệ thống y tế tuyến xã, xoá bỏ
xã trắng về y tế, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng trình độ cho cán bộ y tế thôn bản
Bốn là: Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo
Đây là vấn đề thường xuyên phải hoàn thiện nhằm tạo ra tổng lực mạnh mẽ để XĐGN Làm tốt công tácnày, cần tập trung vào:
(1) Tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác xoá đói giảm nghèo là mang lại lợiích thiết thực cho bản thân họ Vì vậy nguồn lực thiết thực nhất là của bản thân mỗi gia đình,mỗi nhómdân cư, mỗi bản làng, với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng cách trao đổi kinhnghiệm làm ăn,đổi công cho nhau, cho vay cây con giống, khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm, khôngchịu học hỏi kinh nghiệm làm ăn chỉ chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước
(2) Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là cản bộ xã , thôn bản Nângcao năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở để có khả năng tiếp thu và truyền đạt chủ trương chính sách củanhà nước và thực hiện được mục tiêu " mỗi xã một dự án" theo tinh thần của chương trình 135
(3)Thực hiện quy chế dân chủ, công khai hoá toàn bộ quỹ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác để nhân dân
có thể tham gia vào công tác kế hoạch hoá và sử dụng vốn
Trang 37(4)Xã hội hoá việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo và trợ cấp xã hội đối vớingười nghèo Đặc biệt nhấn mạnh việc thu hút vốn từ các bộ phận dân cư, của khu vực tư nhân, hội từthiện và các tổ chức xã hội khác cả trong nước và ngoài nước.
(5)Thể chế hoá sự tham gia của các hội ( phụ nữ, thanh niên, hội nông dân, cựu chiến binh) vào việctham gia thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo
III VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG
Vấn đề bất bình đẳng và giảm tình trạng bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề pháttriển Và trên thực tế, nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế Nghiên cứu bất bình đẳngđược phân chia theo hai nội dung: bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và bất bìnhđẳng giới
1 Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập
phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập Ví dụ điểm giữa củađường chéo cho thấy 50% thu nhập được phân phối cho đúng 50% dân số ở điểm 3/4 của đường chéo,
-100
8004020
Đường Lorenz Đường 45 0
Trang 3875% thu nhập sẽ được phân phối cho 75% dân số Nói khác, đường chéo là đại diện của sự phân phốithu nhập "hoàn toàn công bằng".
Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có thu nhập và
tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất định chẳng hạn là mộtnăm
Khoảng cách giữa đường chéo (đường 45%) và đường Lorenz là một dấu hiệu cho biết mức độ bất bình
là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi
Bảng 5: Phân phối thu nhập của Thái Lan và Việt Nam năm 1998
Tên nước
20% dân số GNI*/người (USD - 2002)
Nghèo nhất
Gần nghèo nhất
Trung bình
Gần giầu nhất
Giầu nhất
Nguồn: (*) W.B Báo cáo phát triển thế giới - 2004
(**) ISRA Sarntisart - Growth, strructsal lange and inequality: The experince of Thai Lan, 1999
(***) Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - nghèo.
1.2 Hệ số GINI
Đường Lorenz sử dụng đo lường mức độ bình đẳng được biểu thị bằng hình vẽ Hạn chế của đườngLorenz là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng và trong trường hợp so sánh 2 phân phối thunhập, nếu đường Lorenz tương ứng với 2 phân phối đo cắt nhau (không có đường nào hoàn toàn nằm vềbên phải của đường kia) thì không thể xếp hạng sự bất bình đẳng được Vì vậy phải sử dụng thước đobiểu thị bằng con số
Hệ số GINI (G) là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm Dựa vào đườngLorenz có thể tính toán hệ số GINI Hệ số GINI chính là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường
Theo ký hiệu ở hình 2 ta có công thức sau:
Diện tích (A+B)
Về lý thuyết, hệ số GINI nhận giá trị biến thiên từ 0 đến 1 Song về thực tế, GINI nhận giá trị trong
Trang 39khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 (0 < G < 1).Dựa vào những số liệu thu thập được, Ngân hàng thế giới(WB) cho rằng trong thực tế giá trị của hệ số GINI thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: từ 0,2 đến 0,6 Vớinhững nước có thu nhập thấp, hệ số GINI biến động từ 0,3 đến 0,5; thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4.
Tuy hệ số GINI đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng các nhà kinh tếnhận thấy rằng hệ số GINI cũng mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát nhất của sự phân phối, trong một
số trường hợp chưa đánh giá được những vấn đề cụ thể
Chúng ta có thể xem xét ví dụ về trường hợp phân phối thu nhập của ba nước (bảng 6)
Bảng 6: Phân phối thu nhập của một số nước chọn lọc
Tên nước Năm điều tra
Tỷ trọng thu nhập hay chi tiêu
Hệ số GINI 20% số dân
nghèo nhất
20% số dân giầu nhất
Nguồn: Báo cáo phát triển con người, NXB CTQG, Hà Nội 2001.
Có thể nhận thấy cả 3 nước đều có phân phối thu nhập là không bình đẳng; nhưng nước nào là bất bìnhđẳng hơn? Hệ số GINI nói rằng đó là Tuynidi nhưng rõ rằng thu nhập 20% dân số nghèo nhất lại tốt hơnhai nước kia XêNêgan có hệ số GINI nhỏ hơn nhưng lại chia gần 1/2 tổng thu nhập của họ cho 20% dân
số giầu nhất Như vậy phân phối nào thực sự bất bình đẳng hơn? Trong trường hợp này không thể đưa racâu trả lời rõ ràng
(2) Tiêu chuẩn" 40" do WB đề xuất năm 2002 xác định tỷ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cưcủa 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội Theo chỉ tiêu này, nếu nước nào thu nhập của40% dân số có thu nhập thấp nhất chiếm trên 17% thì đạt mức độ bình đẳng xã hội khá cao , tương ứngnếu chiếm từ 12-17% thì ở mức tương đối bất bình đẳng còn nếu chỉ đạt nhỏ hơn 12% thì quốc gia này ởmức độ bất bình đẳng lớn
(3)Tỷ số Kuznets là chỉ tiêu do nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga đề xuất trong tác phẩm " Sự tăngtrưởng kinh tế của các dân tôc"( năm 1971) khi nghiên cứu thực nghiệm sự biến động thu nhập của cácnứơc phát triển và đang phát triển Tỷ số này được xác định bằng phép chia giữa tỷ trọng thu nhập của X