Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
901 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC *** CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CHUYÊN VIÊN TẠI HỘI SỞ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN ANH Lớp : Kinh Tế Lao Động 52b Mã sinh viên : CQ520181 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS TRẦN THỊ THU Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của chuyên đề. Tác giả chuyên đề Nguyễn Văn Anh MỤC LỤC Sơ đồ: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Hội sở 23 DANH MỤC BẢNG Sơ đồ: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Hội sở 23 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực – chìa khóa thành công của mọi tổ chức – với những hoạt đông sáng tạo, những kiến thức, kỹ năng quí báu của mình có thể nắm toàn bộ vận mệnh và quyết định sự tồn tại, phát triển của tổ chức. Do đó, tổ chức muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy thách thức và nhiều biến động như hiện nay thì các nhà quản lí phải biết khai thác sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó thì cần phải nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu về lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của người lao động để có thể phát huy được hết tiềm năng, tiềm tàng của họ. Vấn đề tạo động lực cho người lao động đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các doanh nhiệp hiện nay. Tổ chức là một tập thể người lao động mà trong đó họ làm việc và cống hiến vì mục đích chung là làm cho tổ chức ngày càng phát triển và có vị thế trên thị trường. Ngược lại, người lao động sẽ nhận được những phần thưởng về cả vật chất lẫn tinh thần từ tổ chức mang lại. Như vậy, xét về thực chất công tác tạo động lực là một hoạt động đầu tư mà cả hai bên cùng có lợi. Do vậy các doanh nghiệp luôn đưa ra các giải pháp nhằm động viên khuyến khích người lao động để họ đem hết khả năng ra làm việc, để người lao động làm việc hăng hái, tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó lâu dài với tổ chức. Nghiên cứu các giải pháp tạo động lực cho người lao động một cách hệ thống sẽ giúp cho công tác quản trị nhân lực đạt được hiệu quả cao. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động nên trong quá trình thực tập tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) em đã tập trung nghiên cứu vấn đề này. Em nhận thấy chính sách tạo động lực cho chuyên viên trong hội sở chính của ngân hàng VPBank còn một số thiếu sót, chưa hoàn chỉnh nên em thực hiện đề tài “ Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) “. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của em trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là đi sâu tìm hiểu thực trạng của công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank. Tìm ra ưu điểm, vấn đề còn tồn tại của công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên của ngân hàng VPBank và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại và hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên của ngân hàng VPBank, qua đó có thể kích thích người lao động làm việc hăng say, tăng năng suất lao động, hiệu quả, giúp ngân hàng VPBank giữ gìn và thu hút được nhiều chuyên viên giỏi để đạt được các mục tiêu phát triển của ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Tại hội sở chính của ngân hàng VPBank ( 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội ). - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2013. - Thành phần nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các chuyên viên ( gồm chuyên viên I và chuyên viên II ) chứ không nghiên cứu các nhân viên và cán bộ quản lý làm việc trong các khối và trung tâm tại hội sở chính ngân hàng VPBank. * Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank và phương pháp nghiên cứu. Phần 2: Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Phần 3: Giải pháp tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). 2 PHẦN THỨ NHẤT TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CHUYÊN VIÊN TẠI HỘI SỞ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài 1.1.1. Nghiên cứu 1 Luận văn tốt nghiệp của tác giả Phương Quang Long viết năm 2010 với đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực trong lao động tại công ty Xây dựng 319”. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo; phương pháp so sánh, thống kê; điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp … tác giả đã phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty xây dựng 319, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tạo đông lực lao động tại công ty xây dựng 319. Tuy nhiên trong phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty xây dựng 319 tác giả mới chỉ đề cập đến các yếu tố vật chất là chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi và các yếu tố tinh thần là phân công công việc, môi trường làm việc chứ chưa đề cập đến các yếu tố khác như phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo phát triển … Vì thế bài luận văn này chưa đưa ra được một bức tranh tổng thể về công tác tạo động lực lao động tại công ty. 1.1.2. Nghiên cứu 2 Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Ngọc Hưng viết năm 2012 với đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại công ty điện toán và truyền số liệu”. Phương pháp nghiên cứu của tác giả là phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, biện chứng và thực nghiệm, thông tin và kinh nghiệm được thu thập từ lý luận và thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty. Tác giả đã phân tích thực trạng công tác tạo động lực và đưa ra các giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty điện toán và truyền số liệu một cách đầy đủ và tổng quát. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu của tác giả mới chỉ mang tính chất định tính, dựa trên những tài liệu thu thập được để đánh giá, phân tích chứ chưa đi sâu khảo sát, tham khảo ý kiến của người lao động trong công ty nên những nhận định của tác giả chưa thật sự khách quan. 3 1.1.3. Nghiên cứu 3 Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy viết năm 2007 với đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực tại công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin”. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH một thành viên Vinashin, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH một thành viên Vinashin. Tác giả phân tích khá đầy đủ các yếu tố tác động đến công tác tạo động lực cho người lao động nhưng các yếu tố đó chưa được sắp xếp một cách hợp lý, các yếu tố nêu ra còn chồng chéo lên nhau khiến cho bài luận văn chưa được rành mạch, rõ ràng. Tác giả phân tích khá đầy đủ các yếu tố tác động nhưng những giải pháp đưa ra lại chưa đầy đủ, chưa đưa ra giải pháp cho chính sách tiền thưởng, một kích thích vật chất quan trọng. 1.1.4. Nghiên cứu 4 Chuyên đề tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Xuân Nhật viết năm 2011 với đề tài “Tạo động lực lao động cho Khối quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”. Cũng như những nghiên cứu trước, tác giả đưa ra những đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Khối quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Khối quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Giống như nghiên cứu thứ nhất, tác giả mới chỉ đề cập đến các yếu tố vật chất là chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi và các yếu tố tinh thần là phân công công việc, môi trường làm việc chứ chưa đề cập đến các yếu tố khác như phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo phát triển. 1.1.5. Nghiên cứu 5 Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Mai viết năm 2004 với đề tài “Tạo động lực cho người lao động tại công ty Tư vấn Thiết kế xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng”. Thông qua phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động ở công ty trong thời gian qua tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường động lực cho người lao động. Hạn chế trong bài luận văn này là tác giả chưa đánh giá được các nhu cầu của người lao động và mức độ quan trọng của các nhu cầu để từ đó có các biện pháp tạo động lực phù hợp trên cơ sở thỏa mãn những nhu cầu hợp lý của người lao động. 4 1.2. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn thông tin: + Nguồn thông tin thứ cấp: các sách xuất bản, các đề tài nghiên cứu, các tài liệu, báo cáo của tổ chức … + Nguồn thông tin sơ cấp: sử dụng bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các anh chị trong phòng nhân sự tổng hợp thuộc khối quản trị nguồn nhân lực, hội sở chính ngân hàng VPBank. - Phương pháp quan sát: Quan sát cơ sở hạ tầng của hội sở, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của các chuyên viên trong hội sở. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Thời gian điều tra: Hai tuần đầu tháng 4 năm 2014 + Quy trình khảo sát: sau khi hoàn thiện bảng hỏi thì em tiến hành đi khảo sát. Đầu tiên em khảo sát thử hai chị trực tiếp hướng dẫn em tại nơi thực tập. Sau đó em xin ý kiến của các chị và xin giấy giới thiệu của trưởng phòng để đến khảo sát các chuyên viên tại phòng khác trong khối và các khối, trung tâm khác trong hội sở. Sau hai tuần thì em đã hoàn thành việc khảo sát của mình với quy mô trả lời bảng hỏi là 50 chuyên viên trong hội sở chính của ngân hàng VPBank. Khảo sát xong em tiến hành xử lý kết quả bảng hỏi bằng phương pháp excel. Bảng 1.1: Bảng quy mô và cơ cấu mẫu khảo sát Đơn vị: Người, % Tổng số Trong đó chia ra theo: Giới tính Tuổi Thời gian công tác Trình độ học vấn Na m Nữ <30 30- 45 >45 <2 2 – 5 >5 Cao đẳn g Đại học Trên đại học 50 20 30 20 20 10 22 19 9 14 31 5 100% 40% 60% 40% 40% 20% 44% 38% 18% 28% 62% 10% Nguồn: Kết quả tự khảo sát bằng bảng hỏi * Đề tài của em không trùng lặp với các đề tài trước về nội dung và phương pháp nghiên cứu, em biết kế thừa và phát triển những cái hay của những đề tài trước. 5 Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống trước đây trong đề tài em còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, một phương pháp đem lại kết quả khách quan, đem lại những nhận xét xác thực. Nội dung nhiên cứu trong đề tài bao gồm đầy đủ các yếu tố tác động đến động lực lao động, từ các phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển đến các kích thích vật chất như tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các kích thích tinh thần như cơ hội thăng tiến, môi trường và điều kiện làm việc. Đề tài của em tạo lên một bức tranh tổng thể về công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank chứ không bị thiếu như một số đề tài trước. Để hoàn thiện bài luận văn này thì em có tham khảo những đề tài trước nhưng em không sao chép những đề tài trước. 6 [...]... triển vững mạnh cho ngân hàng 2.2 Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank 2.2.1 Tạo động lực lao động thông qua thực trạng phân tích công việc cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank 2.2.1.1 Thực trạng phân tích công việc cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Tại Hội sở VPBank hoạt động phân tích công việc được... Đánh giá thực trạng tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank thông qua các kích thích vật chất 2.2.4.1 Tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank thông qua công tác tiền lương a) Thực trạng công tác tiền lương trả cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Hệ thống lương thưởng các khoản phụ cấp của ngân hàng được áp dụng... các chuyên viên 2.2.4.2 Tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank thông qua công tác tiền thưởng a) Thực trạng công tác tiền thưởng cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Tiền thưởng là động lực, là yếu tố cùng với tiền lương tạo thành thu nhập cho người lao động, tiền thưởng còn là đòn bẩy kinh tế kích thích chuyên viên tăng năng suất và hiệu quả lao động. .. cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank a) Thực trạng thăng tiến của các chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Trong hội sở, với không ít chuyên viên thì cơ hội thăng tiến trong công việc là động lực chính thúc đẩy họ nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc công việc được giao Chính vì vậy mà công tác đề bạt, thăng tiến cho các chuyên viên cũng được hội sở rất quan tâm Hội sở. .. TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CHUYÊN VIÊN TẠI HỘI SỞ CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) 2.1 Tổng quan về ngân hàng VPBank 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank Hội sở VPBank được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Hội Sở bắt đầu hoạt động. .. thấy, các chuyên viên có trình độ học vấn càng cao thì mức độ hài lòng với công việc hiện tại càng cao 2.2.3 Tạo động lực lao động thông qua đánh giá thực hiện công việc cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank 2.2.2.1 Thực trạng đánh giá thực hiện công việc cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Hội sở đã thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc... 2.2.4.3 Tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank thông qua các chế độ phúc lợi a) Thực trạng chế độ phúc lợi cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Bên cạnh tiền lương, tiền thưởng các chế độ phúc lợi cũng có tác động không nhỏ đến động lực làm việc của các chuyên viên, thể hiện sự quan tâm, khuyến khích của hội sở đối với họ.Các chuyên viên được nghỉ... lợi của hội sở Điều này cho thấy các chuyên viên nam dễ hài lòng hơn với các chế độ phúc lợi được đưa ra, còn các chuyên viên nữ thì có những đòi hỏi cao hơn về những chế độ phúc lợi mà họ được hưởng 32 2.2.5 Đánh giá thực trạng tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank thông qua các kích thích tinh thần 2.2.5.1 Tạo động lực lao động thông qua tạo cơ hội thăng tiến cho. .. mục tiêu và hoàn thành nhiêm vụ phát triển của ngân hàng VPBank thì việc tạo động lực cho các chuyên viên là hết sức quan trọng Nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo động lực lao động cho các chuyên viên ban lãnh đạo cũng đã rất quan tâm đến điều này Nhưng tại hội sở, với một số lượng chuyên viên khá lớn cùng với nhiều phòng ban khác nhau thì việc tạo động lực lao động cho tất cả các chuyên viên là điều... biết của mình để tiến hành đánh giá 2.2.2.2 Đánh giá của chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank Để làm rõ hơn về mức độ hài lòng của các chuyên viên tại hội sở chính ngân hàng VPBank về công tác đánh giá thực hiện công việc mà hội sở đang áp dụng, em đã tiến hành khảo sát thông qua bảng hỏi và thu được kết quả như bảng 2.6 Bảng 2.8: Đánh giá của chuyên viên về công tác đánh giá thực hiên công . trạng của công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank. Tìm ra ưu điểm, vấn đề còn tồn tại của công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên của ngân hàng. viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Phần 3: Giải pháp tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). . trạng công tác tạo động lực lao động cho chuyên viên tại hội sở chính của ngân hàng VPBank 2.2.1. Tạo động lực lao động thông qua thực trạng phân tích công việc cho chuyên viên tại hội sở chính của