Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở chính - NHTM CP Kỹ thương VN
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt LỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Trong những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội.Trong đó, không thể không kể đến vai trò của các ngân hàng thương mại với tư cách là các trung gian tài chính, các nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trung và dài hạn. Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước khác, trong khi xuất phát điểm của chúng ta lại thấp hơn họ nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có sự ưu tiên về đầu tư chiều sâu, đặc biệt cần bổ sung một lượng vốn đáng kể bao gồm vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn để đầu tư vào các dự án có khả năng tranh thủ “đi tắt, đón đầu”công nghệ. Do vậy ,để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế thì các ngân hàng thương mại chính là nguồn cung cấp lớn nhất và giàu tiềm năng nhất.Tuy nhiên, ngân hàng thương mại thực chất cũng chỉ là trung gian tài chính. Ngân hàng huy động vốn từ các chủ thể kinh tế này và tài trợ cho vay với các chủ thể kinh tế khác. Do vậy ngân hàng cũng phải chịu rủi ro rất lớn khi cho vay, nhất là khi tài trợ cho các dự án vì lúc này hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của dự án vay vốn. Do vậy, yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải lựa chọn và cho vay với những dự án có tính khả thi cao nhất để nguồn vốn cho vay thực sự là có hiệu quả và cũng chính là giảm thiểu rủi ro đáng kể cho chính ngân hàng.Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn chính là công cụ đắc lực giúp cho ngân hàng thực hiện yêu cầu.Trước thực tế hiện nay và sau một thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, em nhận thấy số lượng các dự án vay vốn tại ngân hàng ngày càng nhiều và còn rất đa dạng về loại dự án, cũng như quy mô thời gian thực hiện dự án. Điều này càng cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của công tác thẩm định dự án trước khi cho vay tại ngân hàng và có sự ảnh hưởng không nhỏ tới thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với những nhận thức trên cùng với thời gian được thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, em đã chọn và nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở chính - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ”. Bố cục của chuyên đề gồm 2 chương: Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch NguyệtCHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI HỘI SỞ CHÍNH - NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMCHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI HỘI SỞ CHÍNH – NGÂN HÀNG TECHCOMBANKEm xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú cán bộ nhân viên tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này. Do giới hạn về trình độ kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế ,vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế ,thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của thầy cô giáo và các cô chú cán bộ tại ngân hàng Techcombank để bài viết của em hoàn thiện hơn. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch NguyệtCHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI HỘI SỞ CHÍNH(HSC) NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank)1.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, hay còn được gọi là Techcombank được phép hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 0040 NH-CP do Thống đốc NHNN cấp ngày 06/08/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Hiện nay ngân hàng có hội sở chính tại 70-72 Bà Triệu.* Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng là:- Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế bao gồm các sản phẩm huy động vốn: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn cố định, tiền gửi theo thời hạn thực gửi.- Cung ứng tín dụng cho nền kinh tế bao gồm các sản phẩm tín dụng: tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn; Tín dụng đồng tài trợ; uỷ thác đầu tư; Tín dụng chiết khấu, cầm cố; Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu; Tín dụng tiêu dùng.- Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác:+ Dịch vụ thanh toán trong nước: tiền mặt, chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thương phiếu .; Dịch vụ chuyển tiền nhanh; Dịch vụ thanh toán thẻ; Dịch vụ ngân quỹ và trả lương.+ Dịch vụ thanh toán quốc tế: các dịch vụ tín dụng như thanh toán xuất nhập khẩu; Thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu; Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá (ngoại tệ).+ Dịch vụ ngoại hối: Mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi; Chuyển tiền (ngoại tệ) trong và ngoài nước; Đại lý chi trả kiều hối, chuyển thu ngân ngoại tệ.+ Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá.+ Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thẩm định và phân tích các dự án đầu tư; Tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp; Tư vấn phát hành chứng từ có giá; Tư vấn quản lý danh mục đầu tư tài chính.+ Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và chấp thuận của NHNN. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam1.1.2.1. Bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Theo quy định của Điều lệ Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam năm 2009 và Quyết định số 19/2006/QĐ-HĐQT ngày 10/02/2006 của Hội đồng Quản trị ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thì:* Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam và tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông đều có quyền tham dự.* Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. * Ban Kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.* Ban Tổng giám đốc gồm có Tổng Giám đốc, các phó Tổng Giám đốc và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận thuộc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam* Bộ phận kinh doanh: Có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch đầu tư tín dụng đã được phê duyệt tại Hội sở; tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng; thẩm định và lập thủ tục cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại Hội sở theo quy định hiện hành* Bộ phận nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ: Có nhiệm vụ lập, xác nhận giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhận, gửi vốn… trên thị trường liên ngân hàng; theo dõi, quản lý và điều hành nguồn vốn trên toàn hệ thống nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương và việc sử dụng vốn để từ đó thực hiện việc cân đối nguồn vốn trong toàn hệ thống .* Bộ phận thanh toán quốc tế: Thiết lập, quản lý và xúc tiến các quan hệ đại lý giữa Ngân hàng Kỹ thương và các ngân hàng trên thế giới, quản lý mã khoá giao dịch giữa Ngân hàng Kỹ thương và các ngân hàng bạn * Bộ phận kế toán tài chính- Về chức năng kế toán tài chính, Bộ phận Kế toán tài chính có nhiệm vụ quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tài chính, hướng dẫn thực hiện chế độ thu chi tài chính tại các đơn vị trực thuộc và tham gia xây dựng kế hoạch tài chính của ngân hàng và các đơn vị trực thuộc, đồng thời theo dõi, kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc .- Về chức năng kế toán thanh toán trong nước: bộ phận Kế toán tài chính thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán trong nước cho toàn hệ thống Ngân hàng Kỹ thương thông qua các tài khoản tiền gửi của Ngân hàng Kỹ thương mở tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt* Bộ phận ngân quỹ: Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ tại Hội sở Ngân hàng Kỹ thương; thực hiện kiểm ngân, thu chi tiền mặt nội, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và chứng từ có giá khác theo chứng từ kế toán hợp pháp tại Hội sở; cập nhật số quỹ và tổ chức kiểm quỹ ngân hàng theo chế độ quy định .* Trung tâm thẻ: Có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của Ngân hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh trên cả hai lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ . * Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ: - Về công tác kiểm tra Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ; xây dựng, tham mưu cho Tổng Giám đốc kế hoạch kiểm tra định kỳ; chủ động đề xuất các cuộc kiểm tra đột xuất tại các đơn vị trực thuộc .- Về công tác thẩm định và tái thẩm định thì Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện thẩm định và tái thẩm định đối với những khoản tín dụng của Hội sở, chi nhánh vượt mức phán quyết của Trưởng Phòng kinh doanh, Giám đốc chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Kỹ thương. Có ý kiến rõ ràng về việc đồng ý cho vay hay từ chối cho vay và nêu rõ căn cứ để đưa ra ý kiến; trình Tổng Giám đốc phê duyệt hoặc Tổng Giám đốc có ý kiến để Hội đồng Quản trị phê duyệt.* Bộ phận Marketing: Theo dõi, nắm bắt hiện trạng, xu thế phát triển của ngành ngân hàng, các nhu cầu luôn thay đối và phát triển của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Tiến hành công tác phân đoạn thị trường và kiến nghị Ban Tổng Giám đốc về việc lựa chọn các phân đoạn khách hàng, thị trường mục tiêu phù hợp nhất với Ngân hàng Kỹ thương .* Bộ phận tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở mức độ phát triển mạng lưới phát triển quy mô tại các đơn vị trực thuộc và phát triển các nghiệp vụ hàng năm để đề ra kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, tổ chức các khâu trong thi tuyển, thực hiện tiếp nhận và quản lý nhân sự theo phê duyệt của lãnh đạo .1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thương trong những năm gần đây1.2.1. Hoạt động huy động vốn* Huy động vốn từ dân cư: Trong năm 2004, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư của Techcombank đạt 2129 tỷ đồng .tăng 38,125 % so với năm 2003 Tuy nhiên con số này chưa dừng lại ở đây, năm 2005 Techcombank đã huy động được 3.891,55 tỷ đồng , tăng 82,76% , so với năm 2004, chiếm 42,03% trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt Vốn huy động dân cư năm 2006 đạt 6.684,45 tỷ đồng , tăng 72% so với năm 2005 và chiếm 46% trong cơ cấu huy động của ngân hàng.năm 2007 thực sự là 1 năm đột phá của Techcombank trong mọi mặt trong đó huy động vốn từ khu dân cư đạt 14866,5 tăng 122,4%.Con số đó trong năm 2008 là 29733 tỷ đồng tăng 110% so với năm 2007. Năm 2009, vốn huy động từ dân cư đạt 44599 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2008. Đơn vị: tỷ đồng 21293891.556684.4514866.5297334459905000100001500020000250003000035000400004500050000Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Hình 1.2.1a - Biểu đồ so sánh vốn huy động từ dân cư* Huy động vốn từ doanh nghiệp: Năm 2004, tổng số vốn huy động từ khu vực kinh tế của Techcombank là 2.096 tỷ đồng tăng 131% so với năm 2003, trong năm 2005 đạt 2.382 tỷ đồng, tăng 13,64% so với năm 2004. Tổng số vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2006 đạt 3.178,22 tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng so với năm 2005 là 33%.Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp năm 2007 đạt 10.057,31 tỷ VNĐ, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 360% so với năm 2006 . Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,5 lần - từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách hàng năm 2007. Tính đến cuối năm 2008, Techcombank có gần 23.500 khách hàng doanh nghiệp, chiếm 70% tổng dư nợ và đóng góp một phần lớn doanh thu của Ngân hàng. Vốn huy động từ doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2008 đạt mức 11.312 tỷ đồng tăng 12,48% so với thời điểm cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 54,59%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 16,76% tổng số tiền huy động. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt Năm 2009, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp đạt 21.153,44 tỷ đồng tăng gần 87% so với cuối năm 2008. Đơn vị: tỷ đồng.209623823178.2210057.311131221153.440500010000150002000025000Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Hình 1.2.1b – Biểu đồ so sánh vốn huy động từ doanh nghiệp1.2.2. Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank tính đến 31/12/2003 đạt 2.296 tỷ đồng tăng 400 tỷ đồng,hơn 21% so với cuối năm 2002. Dư nợ ngắn hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước tính đạt 1605 tỷ đồng,chiếm 30% tổng dư nợ.Năm 2004, cơ cấu tín dụng của Techcombank không có sự thay đổi lớn, tín dụng DN vừa và nhỏ của Techcombank là 2147 tỉ đồng,chiếm 62% tổng dư nợ tín dụng Techcombank, tăng 7% so với năm 2003 trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm 70% và các khoản vay dài hạn chiếm 30%.Tiếp tục phát huy thế mạnh của các sản phẩm cho vay tiêu dung,trong năm 2005 Techcombank đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đạt được những kết quả khá ấn tượng đối với các sản phẩm trên.Tổng dư nợ tín dụng từ khu vực khách hàng cá nhân đạt 1560,9 tỷ đồng,tăng 66% so với năm 2004,chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng đạt 8.810 tỷ đồng, tăng 63,68% với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2005. Còn trong năm 2007 là 20.016,82 tỷ đồng tăng 127% so với năm 2006. Dư nợ tín dụng cuối năm 2008 đạt 26.022 tỷ đồng, tăng 30% so với mức dư nợ tín dụng cuối năm 2007. Techcombank là một trong số ít các ngân hàng kiểm soát tốt thanh khoản và nhờ đó vẫn tiếp tục cho vay khách hàng và đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ ngay cả trong những tháng khó khăn nhất (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2009) được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Lợi nhuận trước thuế của Techcombank sau khi đã Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệttrích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (bao gồm cả dự phỏng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá chứng khoán) đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 125% so với mức lợi nhuận của năm 2007, vượt 26,9% so với kế hoạch đề ra. Năm 2008 cũng là năm thành công của Techcombank trong lĩnh vực dịch vụ, với doanh thu từ khu vực này tăng 180% so với năm 2007, đạt 567 tỷ đồng, đưa Techcombank trở thành một trong các ngân hàng có mức thu dịch vụ tốt nhất trên thị trường. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng của Techcombank là 42.093 tỷ đồng tăng 61,76% so với cuối năm 2008. Đơn vị: tỷ đồng.22963462.95382.41881020016.922602242093050001000015000200002500030000350004000045000Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Hình 1.2.2 – Biểu đồ so sánh tổng dư nợ tín dụng.1.2.3. Hoạt động phi tín dụng:1.2.3.1. Hoạt động phát hành bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tiếp tục phát triển, góp phần không nhỏ vào doanh thu phi lãi của Ngân hàng. Tổng thu phí bảo lãnh đạt khoảng 56 tỷ đồng, chiếm 10% tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng. Hiện nay, Techcombank là một ngân hàng có uy tín lớn trong dịch vụ bảo lãnh nên thư bảo lãnh của Techcombank được nhiều ngân hàng và doanh nghiệp trong, ngoài nước chấp nhận. Các hình thức bảo lãnh cơ bản bao gồm:• Bảo lãnh dự thầu• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng• Bảo lãnh hoàn tạm ứng• Bảo lãnh bảo hành Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt• Bảo lãnh thanh toán• Bảo lãnh vay vốn• Bảo lãnh đối ứng1.2.3.2. Dịch vụ thẻ thanh toán: Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ tại Techcombank. Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc,đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. Đến hết năm 2007, Techcombank đa lắp đặt 168 ATM, 2.300 máy cà thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, từ 328.000 giao dịch/tháng cuối năm 2006 đến 66 0.000 giao dịch/tháng cuối năm 2007. Chỉ thị của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn cho Techcombank. Chỉ trong ba tháng cuối năm 2007, Techcombank đa có thị phần đáng kể nhờ việc khai thác trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Ṭòa án Nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, các trường học . Trong năm 2008, Techcombank trở thành thành viên và kết nối đầy đủ với hệ thống thẻ Visa, tạo điều kiện cho các chủ thẻ Techcombank Visa sử dụng thẻ ở hơn 1 triệu máy ATM và hàng triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu. Techcombank cũng gia nhập và kết nối với hệ thống thẻ quốc tế MasterCard, chuẩn bị cho việc phát hành thẻ Techcombank MasterCard trong thời gian gần nhất. Để chuyên nghiệp hóa hệ thống dịch vụ thẻ, từ quý 4/2008, Ngân hàng tiến hành tách mảng hoạt động vận hành thẻ ra khỏi hệ thống kinh doanh và phát triển sản phẩm để thành lập Trung tâm Quản lý và Vận hành thẻ. Việc điều chỉnh cơ cấu này đã nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu quản lý và vận hành dịch vụ thẻ với số lượng khách hàng lớn hơn trong những năm tiếp theo. Hoạt động dịch vụ thẻ đã có nhiều bước cải thiện rõ rệt, chất lượng dịch vụ được nâng cao theo tiêu chí “phát hành thẻ nhanh - hệ thống cung cấp dịch vụ ổn định - phản ứng yêu cầu trợ giúp khách hàng linh hoạt và kịp thời ”. Điều này đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng bán lẻ của Techcombank và được các đối tác đánh giá cao.1.2.3.3. Dịch vụ khác:- Các dịch vụ phái sinh khác đang được phát triển như: Kinh doanh ngoại tệ và giao dịch hàng hóa tương lai.Cùng với việc thúc đẩy các kênh thanh toán quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, Techcombank chủ động giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm cân đối và đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng trong điều kiện tỷ giá ngoại hối có nhiều biến động. Tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2008 tương đương 198 nghìn tỷ VNĐ (13,37 tỷ đô la Mỹ) tăng 132,70% so với năm 2007. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt399344513195359102589020000400006000080000100000120000Doanh số mua ngoại tệ Doanh số bán ngoại tệNăm 2007Năm 2008Hình 2.1.3.3 – Biểu đồ so sánh doanh số mua bán ngoai tệ2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở chính – Ngân hàng Techcombank2.1. Mục đích và căn cứ thẩm định2.1.1. Mục đích thẩm định Công tác thẩm định tại Ngân hàng được chú trọng đặc biệt và để đưa ra được một quyết định cho vay với dự án thì quá trình thẩm định cần phải tiến hành chặt chẽ ,chính xác và phải khách quan, phản ánh đúng năng lực của dự án .Từ đó tạo điều kiện cho các dự án tốt có thể triển khai và cũng tránh tài trợ sai lầm cho các dự án xấu, quan trọng hơn là mang lại lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng từ dự án. Từ tầm quan trọng đó cho thấy mục đích của công tác thẩm định dự án tại HSC là nhằm : Thứ nhất là : thẩm định dự án để nhằm đánh giá tính hợp lý của dự án. Trên cơ sở xem xét đánh giá các khía cạnh của dự án về thị trường, kỹ thuật, công nghệ…cán bộ thẩm định xem xét mức độ hợp lý của từng nội dung trong dự án, cách thức tính toán của chủ đầu tư về các khoản mục chi phí, doanh thu của dự án, dòng tiền của dự án xem có hợp lý không, có phù hợp và mang tính thực tế không. Sinh viên: Đặng Văn Tuấn Lớp: Đầu tư 48B10 [...]... hợp của dự án với điều kiện kinh tế xã hội vùng…từ đó giúp cán bộ thẩm định đánh giá chính xác khả năng thực hiện của dự án 2.1.2 Căn cứ thẩm định dự án Để thẩm định dự án vay vốn thì cán bộ thẩm định tại HSC đã dựa trên những căn cứ sau : Căn cứ quan trọng giúp cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc của mình đó chính là hồ sơ dự án. Thông qua hồ sơ dự án xin vay vốn, cán bộ thẩm định có thể đánh giá... thiết đầu tư của dự án, tại sao phải đầu tư dự án đó Cán bộ thẩm định nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng về sự cấn thiết phải đầu tư dự để cho thấy việc thực hiện dự án là nên làm Cán bộ thẩm định còn thẩm định về : Các căn cứ, cơ sở pháp lí của dự án Dự án phải có cơ sở pháp lý, phù hợp với qui hoạch chính sách của địa phương, dự án phải được cấp giấy phép đầu tư nếu nằm trong diện phải xin cấp phép đầu tư hoặc... thẩm định Trong đó, thẩm định tổng quát sử dụng trong thẩm định sự cần thiết phải đầu tư dự án: Cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án để đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp, hợp lý của dự án: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư Cán bộ thẩm định còn xem xét mục đích của dự án, quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư để có được những... quan nhất 2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư Cán bộ thẩm định thẩm định dự án đầu tư vay vốn của khách hàng để tập trung phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án Khi thẩm định dự án, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá các nội... cán bộ thẩm định tại HSC thì căn cứ thẩm định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sức ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định dự án chính là những kinh nghiệm của cán bộ thẩm định rút ra từ những dự án trước và những kinh nghiệm mà cán bộ thu thập được trong đời sống hằng ngày 2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở chính Chuyên viên Khách hàng Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh chi nhánh... cấu vốn đầu tư hợp lí mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Techcombank nên tham gia vào dự án Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định dự án dựa vào số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư của các dự án trước để nhận định, đánh giá và tính toán... định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn - Thẩm định hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ cuả dự án - Phân tích độ nhạy của dự án - Thẩm định về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án - Đánh giá về mức độ rủi ro của dự án Trên cơ sở những đánh giá , xem xét trong quá trình thẩm định dự án, chuyên viên phân tích tín dụng làm báo cáo thẩm định Báo cáo thẩm định được lập theo... của dự án như : sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, địa điểm xây dựng, các tác động của dự án đến môi trường, khả năng nhu cầu về vốn đầu tư trong từng giai đoạn thực hiện dự án, các giải pháp xây dựng, công nghệ của dự án Đặc biệt thông qua hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định dựa trên các bản vẽ thiết kế xây dựng, công nghệ của những dự án phức tạp, từ đó giúp cán bộ thẩm định đưa ra các đánh... tài chính của dự án: Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định) , chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho dự án bao gồm những nguồn nào? Cơ cấu nguồn vốn ,tỉ lệ vốn chủ sợ hữu trên vốn vay ra sao? - Tổng vốn đầu tư của dự án: Sinh viên:... 2.3.2.1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và căn cứ pháp lý của dự án Trước tiên, cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá mục tiêu đầu tư của dự án để biết dự án được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu gì? mục tiêu về tài chính hay mục tiêu về kinh tế xã hội Và các mục tiêu đó phải phù hợp với những qui định, chiến lược chính sách của Đảng và nhà nước Từ mục tiêu của dự án, cán bộ thẩm định sẽ thẩm định . ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI HỘI SỞ CHÍNH - NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMCHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY. tiêu của dự án, cán bộ thẩm định sẽ thẩm định về: Sự cần thiết đầu tư của dự án, tại sao phải đầu tư dự án đó. Cán bộ thẩm định nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng