Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và trong giai đoạn phát triển của đất nước. Hệ thống Ngân hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòa được nguồn vốn cho nền kinh tế, nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúng chỗ. Do có vai trò quan trọng nên từ sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng có thể đánh giá được sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển, nền kinh tế thị trường đã dần định hình rõ ở nước ta, thì cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường...vv. Trong đó, rủi ro tín dụng gây ra tổn thất lớn nhất cho các Ngân hàng, và Ngân hàng nào quản lý tốt đựợc rủi ro thì Ngân hàng đó mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong thời gian gần đây, hoạt động quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại ở nước ta đã bắt đầu được chú trọng, do yêu cầu của sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. Là một ngân hàng thương mại cổ phẩn điển hình trong hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần của nước ta tỏng những năm gần đây, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội, đã chủ động tiến hành công tác quản lý rủi ro tín dụng trong nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả thu được chưa được như mong muốn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại cổ phần, với những hiểu biết và kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về RRTD và quản lý RRTD tại thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội là công việc có ý nghĩa thực tiễn cao, do đó tôi đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS.TS Lê Doãn Khải. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng diễn đạt tốt nhất những nội dung cơ bản nhất, sâu sắc nhất dựa trên sự tập trung nghiên cứu tìm hiểu về rủi ro tín dụng và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng về mặt lý luận cũng như thực tiễn tại thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, và đưa ra những giải pháp cần thiết, hiệu quả nhất. Song nội dung đề tài chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các bạn.
Trang 1Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ TUẤN ANH
Trang 2DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4
1.1 Tín dụng ngân hàng và ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.2 Vai trò ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng: 7
1.2 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 9
1.2.1 Khái niệm chung về rủi ro 9
1.2.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng 10
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 11
1.2.3 Nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng ngân hàng: 12
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý RRTD trong NHTM 18
1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 18
1.3.2 Tác hại của RRTD và sự cần thiết của công tác quản lý RRTD tại các NHTM 19
1.3.3 Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng: 20
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD: 26
1.4 Kinh nghiệm quản lý RRTD quốc tế 29
1.4.1 Các nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng 29
1.4.2 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và bài học rút ra cho Việt Nam 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI 35
2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 35
2.1.1 Lịch sử và phát triển 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 37
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh: 38
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 38
Trang 32.2.2 Tình hình nợ dưới chuẩn tại Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 42
2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 44
2.3.1 Mô hình tổ chức quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 44
2.3.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 49
2.3.3 Các công cụ quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 51
2.3.4 Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 56
2.3.5 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 63
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH HÀ NỘI 70
3.1 Định hướng phát triển tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội 70
3.1.1 Định hướng chung 70
3.1.2 Quan điểm chỉ đạo về chính sách tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 71
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội, chi nhánh Hà Nội 74
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy cấp tín dụng và quy trình cấp tín dụng 74
3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả 77
3.2.4 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro 81
3.2.5 Các biện pháp hạn chế, bù đắp khi rủi ro xảy ra 86
3.2.6 Các giải pháp về nhân sự 91
3.3 Một số kiến nghị 93
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 93
3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan 96
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 97
3.3.4 Kiến nghị với Hội sở ngân hàng TMCP SHB 98
PHẦN KẾT LUẬN 100 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Bảng 2.1: Quy mô hoạt động của SHB Hà Nội qua các năm: 36
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Hà Nội 38
Bảng 2.3 Doanh số, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng vay vốn giai đoạn 2008-2010 39
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn 39
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng 40
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề cấp tín dụng: 41
Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay theo loại TSBĐ: 42
Bảng 2.8: Phân loại nợ, nợ xấu: 43
Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả quản lý RRTD 57
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện quản lý RRTD: 57
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính có vai tròquan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, và trong giai đoạn pháttriển của đất nước Hệ thống Ngân hàng có hoạt động tốt thì mới điều hòađược nguồn vốn cho nền kinh tế, nguồn vốn được đầu tư vào đúng nơi đúngchỗ Do có vai trò quan trọng nên từ sự thành công hay thất bại trong hoạtđộng kinh doanh của hệ thống Ngân hàng có thể đánh giá được sự phát triểnlành mạnh của nền kinh tế Khi nền kinh tế càng phát triển, nền kinh tế thịtrường đã dần định hình rõ ở nước ta, thì cũng như các doanh nghiệp trongnền kinh tế, các Ngân hàng thương mại phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như:Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường vv Trong đó, rủi ro tín dụnggây ra tổn thất lớn nhất cho các Ngân hàng, và Ngân hàng nào quản lý tốtđựợc rủi ro thì Ngân hàng đó mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả
Trong thời gian gần đây, hoạt động quản lý rủi ro tại các Ngân hàngthương mại ở nước ta đã bắt đầu được chú trọng, do yêu cầu của sự hội nhậpnền kinh tế quốc tế Là một ngân hàng thương mại cổ phẩn điển hình trong
hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần của nước ta tỏng những năm gầnđây, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội, đã chủ động tiến hànhcông tác quản lý rủi ro tín dụng trong nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả thuđược chưa được như mong muốn Nhận thức được tầm quan trọng của hoạtđộng quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại cổ phần, vớinhững hiểu biết và kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng thương mại cổ phầnSài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về RRTD
và quản lý RRTD tại thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà
Nội là công việc có ý nghĩa thực tiễn cao, do đó tôi đã chọn đề tài: “ Một số
Trang 8giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS.TS Lê Doãn Khải
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng diễn đạt tốt nhất nhữngnội dung cơ bản nhất, sâu sắc nhất dựa trên sự tập trung nghiên cứu tìm hiểu
về rủi ro tín dụng và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng về mặt lý luận cũng nhưthực tiễn tại thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, và đưa
ra những giải pháp cần thiết, hiệu quả nhất Song nội dung đề tài chắc chắnkhông tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp bổ sungcủa quý thầy cô và các bạn
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, quản lý rủi ro tíndụng tại các ngân hàng thương mại
- Nêu các biện pháp được áp dụng chủ yếu trong hoạt động quản lýRRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, đánh giáhiệu quả của các biện pháp trên thông qua phân tích thực trạng RRTD tạingân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng
tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận chung về tín dụng quản lý rủi
ro tín dụng, hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng và thực tế công tác quản lý rủi rotín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội trong giaiđoạn từ 2008 đến 2010
Trang 94 Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu: Bao gồm các báo cáo và tài liệu khác của ngân hàngTMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội, thông tin trên internet, trên báo chí
- Phương pháp thống kê, diễn dich, qui nạp
- Phương pháp phân tích, so sánh đánh giá số liệu, tính toán các chỉ tiêuphân tích tài chính, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động tín dụng vàcông tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chinhánh Hà Nội
5 Kết cấu của luận văn:
Sau phần mở đầu chuyên đề được chia làm 3 chương
Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng và quản lý rủi ro tín
dụng ngân hàng.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần Sàn Gòn – Hà Nội, chi nhánh
Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Hà Nội
Trang 10CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1 Tín dụng ngân hàng và ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn
từ nơi có khả năng cung ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạođiều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế Đây là định chế tài tài chính có vai tròhết sức quan trọng trong lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính NHTM cócác chức năng cơ bản sau:
- Chức năng trung gian tài chính: Chức năng trung gian tài chính đượcxem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiệnchức năng trung gian tài chính, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa ngườithừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừa đóngvai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận
là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạolợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay
- Chức năng trung gian thanh toán: Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹcho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hànghóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bánhàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Cùng với sự phát triển củamình, các NHTM ngày càng cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm thanhtoán hơn, bao gồm thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, cung cấp chokhách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủynhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thư tín dụng L/C, chuyền
Trang 11tiền quốc tế trực tiếp (TT)… Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rấtnhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này đãthúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyểnvốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
- Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõbản chất của ngân NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêucầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụkinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chứcnăng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở haichức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huyđộng được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để muahàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thốngNHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứngnhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội
Ba chức năng cơ bản trên của ngân hàng TM tương ứng được thực hiệnqua các hoạt động đặc thù cụ thể, gọi là các nghiệp vụ, bao gồm nghiệp vụnhận tiền gửi, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán…
1.1.1.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (tài sản) củangười sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khitới hạn người sử dụng phải hoàn trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớnhơn giá trị ban đầu
Tín dụng ngân hàng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền, tài sảnthực hoặc uy tín) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay, trong đó ngân
Trang 12hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay trong một thời gian sử dụng trongmột thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn Giao dịch này được thực hiệnqua các nghiệp vụ cơ bản gồm cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảolãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
- Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc camkết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi Hoạt động cho vay chiếm phần lớn tổng tài sản và nguồn thu củangân hàng, đồng thời những rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tậptrung vào danh mục các khoản vay Nghiệp vụ cho vay được phân ra làmnhiều sản phẩm theo phương thức trả nợ, theo kỳ hạn cấp vốn…
- Chiết khấu: là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòicác công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trướckhi đến hạn thanh toán Nghiệp vụ này có rủi ro khi ngân hàng nhận phảinhững thương phiếu giả mạo, hoặc người chịu trách nhiệm thanh toán thươngphiếu mất khả năng thanh toán trước khi thương phiếu đến hạn
- Bảo lãnh: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kếtvới bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chứctín dụng theo thỏa thuận
- Cho thuê tài chính: Hoạt động cho vay là hoạt động tài trợ chủ yếu củangân hàng cho khách hàng, nhưng trong một số trường hợp khách hàng không
đủ điều kiện vay vốn, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ muatài sản theo yêu cầu của khách hàng để cho thuê lại Đây là phương thức vaytài sản thông qua hợp đồng cho thuê, kèm theo lời hứa đơn phương bán cho
Trang 13người thuê một giá nhất định có tính đến những số tiền thuê đã trả Trongnghiệp vụ này, ngân hàng phải xuất tiền theo yêu cầu của khách hàng và saumột thời gian nhất định phải thu đủ gốc và lãi, tài sản cho thuê thường là cáctài sản cố định Hoạt động tài trợ này chứa đựng nhiều rủi ro, khách hàng cóthể kinh doanh không hiệu quả, tài sản cho thuê mang tính đặc chủng, khóbán hay cho thuê lại…
Các loại quan hệ được xếp vào quan hệ tín dụng nêu trên có quan hệ mậtthiết với nhau, chúng là hạt nhân cơ bản mà từ đó các NHTM liên tục nghiêncứu và đưa ra các sản phẩm tín dụng cụ thể, linh hoạt để thu hút khách hàng
và thỏa mãn nhu cầu thực tế của khách hàng Giữa chúng có sự chuyển đổicho nhau, chẳng hạn khi món bảo lãnh phát sinh nghĩa vụ bồi thường rủi rocho khách hàng, khi đó quan hệ bảo lãnh chuyển thành quan hệ cho vay, quahành động ngân hàng thanh toán nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng vàkhách hàng phải nhận nợ bắt buộc, song song với đó là rủi ro tín dụng phátsinh Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, tác giả tiến hành nghiên cứuRRTD trong phạm vi cho vay, tức là giai đoạn chuyển giao tài sản cho kháchhàng dù là bắt buộc (khi phát sinh rủi ro trong bảo lãnh, cho thuê tài chính)hay tự nguyện
1.1.2 Vai trò ý nghĩa của hoạt động tín dụng ngân hàng:
- Đối với NHTM: Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của NHTM
và có mối quan hệ mật thiết tới các hoạt động khác của ngân hàng như chuyểntiền thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, nhận tiền gửi… Với tư cách làđầu ra chủ yếu và truyển thống cho các nguồn huy động vốn của NHTM, hiệuquả của hoạt động tín dụng quyết định hiệu quả củ toàn bộ chu trình luânchuyển vốn: Huy động vốn – cho vay… Trên thực tế, dư nợ tín dụng thườngchiếm trên 50% tổng tài sản của NHTM và thu nhập từ tín dụng thường chiếm50% - 70% tổng thu nhập của NHTM Hiện nay với xu hướng phát triển rộng
Trang 14khắp, tính cạnh tranh cao, xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp của hoạt động tíndụng trong danh mục hoạt động của NHTM là xu hướng tất yếu, tuy nhiên cóthể thấy rằng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản, có tỷ trọng lớn nhấttrong kinh doanh ngân hàng và là nèn tảng thu hút khách hàng cho các dịnh
vụ khác Chính vì vậy công tác quản lý rủi ro tín dụng luôn được quan tâmđặc biệt với một hệ thống quản lý rủi ro chuyên biệt được thành lập ở tất cảcác NHTM với quy mô và cấp độ phát triển khác nhau
- Đối với tổng thể nền kinh tế:
Một là: Tín dụng ngân hàng đóng vai trò là kênh dẫn vốn trong nền kinh
tế Vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ người tạmthời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử dụng cuốicùng Trong quan hệ đó, người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuốicùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm được sản phẩm mới
và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm
Hai là: Ở cấp độ phát triển cao của mình, tín dụng ngân hàng không chỉgiới hạn trong chức năng truyền thống là phân bổ vốn từ nơi thừa vốn đến nơithiếu vốn mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nềnkinh tế Tín dụng ngân hàng sẽ loại bỏ các phương án đầu tư kém hiệu quả, tỷsuất sinh lời thấp, khả năng trả nợ không cao và lựa chọn các dự án đầu tưhiệu quả, có tỷ suất sinh lời cao, có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng
Ba là: Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành, nghề, khuvực kinh tế trọng điểm, sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp
lý Khi thực hiện vai trò này, tín dụng như một đòn bẩy kinh tế có tác dụngkích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, mở rộng thương mại dịch
vụ ở cả thành thị và nông thôn Điều này sẽ góp phần cân đối cơ cấu kinh tếtheo ngành và khu vực, góp phần phát triển nền kinh tế một cách hài hòa và
ổn định
Trang 15Bốn là, tín dụng ngân hàng còn là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia vànền tài chính quốc tế Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới vớiviệc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do,làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc giatrên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết Nền tài chính củamột quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới Các ngân hàngthương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập Đầu tư ra nước ngoàiđang là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận Đồng thời,các quốc gia cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh vànhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu Các ngân hàng thương mại vớinhững nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đặcbiệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩyngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng thực sự đóng vai trò quan trọng trong quátrình thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Tuy nhiên, hoạt động này tiềm ẩn rấtnhiều rủi ro Do đó, để tín dụng ngân hàng phát huy vai trò của mình, hoạtđộng quản trị RRTD là vô cùng cần thiết
1.2 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm chung về rủi ro
Rủi ro là khái niệm phổ biến trong tất cả các hoạt động đời sống kinh tế,chính trị, văn hóa của con người, song khái niệm này được quan tâm nghiêncứu tìm hiểu nhiều nhất trong các hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung vàhoạt động ngân hàng nói riêng Cho tới nay có nhiều cách hiểu khác nhau vềrủi ro, song tất cả các quan niệm đều thống nhất rằng rủi ro là “khả năng xảy
ra các biến cố không lường trước được, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tếkhác kết quả kỳ vọng theo kế hoạch”, và thông thường, đó là kế quả tiêu cực,gây hại tới hoạt động của chủ thể
Trang 16Với các doanh nghiệp trong nền kinh tế, rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ vàtác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể gây lỗ,hoặc thậm chí phá sản Tuy nhiên muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận nó,không thể né tránh nó Vì vậy, đề tồn tại và phá triển, để đứng vững trongcạnh tranh các doanh nghiệp phải đương đầu với rủi ro có thể xảy ra bằngcách tiên liệu phán đoán các rủi ro có thể xảy ra để tìm biện pháp phòng ngừa,hạn chế nhằm giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra, trong đó, với tư cách làloại hình doanh nghiệp kinhdoanh tiền tệ, các NHTM là chủ thể thường xuyênphải đối mặt với nhiều loại rủi ro đặc thù và rủi ro chung của toàn bộ các chủthể khác trong nền kinh tế.
1.2.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng
1.2.2.1 Khái niệm
Lịch sử hình thành và phát triển của các NHTM cho thấy rủi ro tín dụng
là một trong những loại hình rủi ro cơ bản và phổ biến nhất, thường xuyênxảy ra và không thể tránh khỏi của NHTM RRTD cũng được rất nhiều nhàkhoa học nghiên cứu và cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau, ví dụ như:
- Rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trảđược nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay
- Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không thu đượcđầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi khôngđúng kỳ hạn
- Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thểchi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời gian đã ấn định trong hợpđồng tín dụng Đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tíndụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không hoàn trả đượctoàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnhhưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng
Trang 17Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, rủi ro tín dụng là rủi ro màbên vay trong một giao dịch không thực hiện được đúng theo thời hạn và điềukiện của hợp đồng làm cho người cho vay phải gánh chịu tổn thất tài chính.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng, trong đó căn cứ phân loại phổbiến nhất là theo nhân phát sinh rủi ro, theo đó rủi ro tín dụng được phân chiathành các loại như sau :
- Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn,rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phântích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay
+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điềukhoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm,cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch
Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục
Rủi ro nội tại
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro tập trung
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ nghiệp vụ Rủi ro
Rủi ro lựa
chọn
Rủi ro lựa
chọn
Trang 18+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
- Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên
nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngânhàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mangtính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của kháchhàng vay vốn
+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quánhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt độngtrong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhấtđịnh; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Trong các loại rủi ro nêu trên, rủi ro danh mục là loại rủi ro thường gặpnhất, bao hàm các loại rủi ro còn lại
1.2.3 Nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng ngân hàng:
Việc RRTD phát sinh thường xuyên, phổ biến ở tất cả các ngân hàng ởmọi quốc gia với mọi trình độ phát triển khác nhau cho thấy nguyên nhân của
nó là đa dạng và phức tạp, xuất phát từ tính đa dạng của chính các sản phẩmtín dụng và các chủ thể tham gia vay vốn Trong việc tìm hiểu về nguyênnhân phát sinh RRTD, theo tính chất của nó, nguyên nhân phát sinh RRTDđược chia làm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan:
Các nguyên nhân khách quan làm phát sinh các RRTD là các nguyênnhân ở tầm vĩ mô, nằm ngoài phạm vi chi phối trực tiếp của các NHTM, baogồm môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng công
Trang 19nghệ, thông tin… Những tác động bất lợi từ các tác nhân nêu trên làm tổn hạitới năng lực của chủ thể vay vốn một cách khách quan, qua đó làm gia tăngRRTD đối với các NHTM Các nguyên nhân cụ thể là:
- RRTD do môi trường kinh tế không ổn định: Môi trường kinh tế
được nghiên cứu ở đây là môi trường kinh tế chung của cả cá nhân, doanhnghiệp đi vay và các NHTM Trong môi trường đó, các chính sách kinh tếcủa bộ máy nhà nước, đặc thù hoạt động ngành, biến động kinh tế thế giới,các thay đổi trong quy định xuất, nhập khẩu giữa các nước… đều là những tácnhân có khả năng gây nên những tác động bất lợi cho người đi vay và bảnthân các NHTM, qua đó gây ra RRTD Nếu chính phủ điều hành chính sáchkinh tế của mình đúng đắn, sát hợp với thực tế sẽ có tác dụng thúc đẩy nănglực sản xuất, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế làm ăn hiệu quả, hoạt độngtín dụng tăng trưởng và ít nguy cơ gặp RRTD hơn và ngược lại; Trong trườnghợp khác, đối với quan hệ kinh tế quốc tế, việc xảy ra biến động với biên độlớn, nhanh chóng có nhiều khả năng trực tiếp gây ra nhiều bất lợi đối với việchoạt động của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu Và kết hợp vớiđặc thù ngành nghề, như may mặc, da dày, nuôi trồng thủy hải sản… tại ViệtNam, có thể thấy rõ các sự kiện chống bán phá giá, áp hạn nghạch của cácnước Mỹ, châu Âu đã có những tác động to lớn thế nào tới các doanh nghiệphoạt động trong các lĩnh vực trên, qua đó gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấutại các NHTM…
- RRTD do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Môi trường pháp lý
bao gồm các quy định, quy chuẩn, các văn bản pháp luật do chính phủ, ngânhàng Nhà nước và các bộ, ban, ngành hoặc các tổ chức quốc tế có liên quanban hành Khi môi trường pháp lý thiếu rõ ràng, công khai và minh bạch;thiếu thống nhất và còn chồng chéo, mâu thuẫn sẽ làm gia tăng rủi ro cho hoạtđộng tín dụng ngân hàng Môi trường pháp lý như vậy sẽ dẫn đến một môi
Trang 20trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, vừa gây khó khăncho doanh nghiệp và ngân hàng, vừa tạo khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi rocho cả doanh nghiệp, cá nhân vay vốn và NHTM.
- RRTD do cơ sở hạ tầng thông tin còn nhiều bất cập: Hiện nay, công
nghệ thông tin đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống con người, và trong hoạtđộng ngân hàng, công nghệ thông tin càng trở nên quan trọng, là thước đođánh giá tính chuyên nghiệp vằ năng lực quản trị của NHTM Về hoạt độngtín dụng, hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thuthập, cập nhật và lưu trữ thông tin về khách hàng trên phạm vi rộng lớn, cótính chất liên minh Vấn đề đặt ra là cần có một hệ thống quản lý thông tinkhách hàng cho toàn bộ các NHTM, cập nhật liên tục, kịp thời các thông tin
về cá nhân, pháp nhân vay vốn, qua đó góp phần sàng lọc khách hàng, hạnchế một phần nguy cơ RRTD có thể phát sinh Tuy nhiên nếu hệ thống trênkhông được thiết lập, hoặc thiết lập nhưng không có quy mô đủ lớn, khôngcập nhật kịp thời các thông tin về khách hàng vay vốn, thì nguy cơ RRTD sẽcao hơn trong trường hợp những khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụngkém tại một NHTM lại trờ thành đối tượng cho vay tiềm ẩn nợ xấu choNHTM khác
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng cũng là một sản phẩm dịch vụ đêbán, có sự thỏa thuận, mặc cả, và RRTD là chi phí cơ hội mà người bán – cácNHTM và người mua – khách hàng vay vốn phải đối mặt Các NHTM cóquyền chọn lựa khách hàng đề quyết định có cho vay hay không, và ngược lạivới những người đi vay (cá nhân, doanh nghiệp) Việc phát sinh các RRTD cóthể bắt nguồn từ chính năng lực thẩm định khách hàng của NHTM hoặc cũng
có thể do bản thân người đi vay mất đi năng lực trả nợ của mình Các nguyênnhân cụ thể như sau:
Trang 21- Nguyên nhân từ phía người đi vay: Người đi vay ở đây bao gồm cả
doanh nghiệp và cá nhân, và tương ứng với đó, nguyên nhân gây ra RRTDmang những đặc thù riêng của chủ thể Tuy nhiên, các nguyên nhân làm phátsinh RRTD nói chung đều được xếp vào các loại chính như sau:
Thứ nhất: Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh
doanh, phương án tiêu dùng cụ thể, khả thi Song thực tế, do số lượng sảnphẩm phục vụ đời sống cá nhân và hình thức kinh doanh của các doanhnghiệp còn bị giới hạn so với nhu cầu thực tế, hoặc đang trong giai đoạn bịhạn chế, siết chặt, nên hoặc cố ý có ý lừa đảo, hoặc bắt buộc phải sử dụng vốnsai mục đích để đáp ứng nhu cầu mà các chủ thể đi vay sử dụng vốn khôngđúng mục đích Và một phần không nhỏ trong số đó đã bị nợ quá hạn, nợ xấu,
mà nguyên nhân trực tiếp là việc sử dụng vốn không được tinh toán kỹ lưỡng,không lường hết các rủi ro Trong trường hợp khách hàng cố ý lừa đảo ngânhàng, thiện chí trả nợ là rất thấp, các đối tượng trên thường là loại tội phạmlừa đảo và gây nhiều thiệt hại cho các NHTM
Thứ hai: Năng lực kinh doanh, tạo nguồn thu nhập để trả nợ không đảm bảo Khi vay vốn, dù là phục vụ mục đích kinh doanh hay tiêu dùng, khách
hàng cũng đều phải dựa trên năng lực trả nợ nhất định theo yêu cầu củaNHTM Trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, song nănglực trả nợ không được thẩm định kỹ càng, hoặc các biến cố khác làm chonăng lực trả nợ bị suy giảm, khi đó khách hàng khôn thể đảmbảo tiến độ trả
nợ, RRTD phát sinh Với các cá nhân, có thể các biến cố đó là thất nghiệp, tainạn, sự tha hóa Với các doanh nghiệp, đa phần vốn vay tập trung vốn đầu tưvào tài sản vật chất, ít chú trọng tới tăng cường công tác quản lý, đầu tư cho
bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kết toán theo đúng chuẩn mực…
Trang 22- Nguyên nhân từ bản thân các NHTM:
NHTM với tư cách là người cho vay, có quyền thẩm định và ra quyết định
từ chối cho vay hoặc đồng ý cho vay Về mặt lý thuyết, các NHTM sẽ chủđộng ngăn ngừa được không gặp phải RRTD nếu như toàn bộ các công táctrong quy trình cho vay và quản lý rủi ro của họ đạt hiệu quả cao nhất, bao gồmcác công việc phát triển sản phẩm hợp lý, thẩm định khách hàng, quản lý kháchhàng sau vay vốn…trên nền tảng quan điểm tín dụng, chính sách tín dụng đúngđắn Trên thực tế không một NHTM nào thực hiện được mục trên, do nhiềunguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất: Đưa ra quan điểm phát triển tín dụng và chính sách tín dụng
-kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụng tiếp theo - không bám sát thực tếnăng lực bản thân NHTM và xu hướng vận động phát triển của môi trườngkinh tế, pháp lý, xã hội Điều này dẫn tới việc sàng lọc các RRTD gặp phảinhiều khó khăn và tăng lượng RRTD bị bỏ sót Chẳng hạn, trong thời kỳ suythoái kinh tế, nếu một NHTM gia tăng hoạt động tín dụng đối với nhómkhách hàng thuộc ngành công nghiệp nặng như chế tạo sắt thép, gang… thìnguy cơ vỡ nợ của các công ty trên là cao, RRTD là lớn…
Thứ hai: Quy trình cho vay, quy chế cho vay và các sản phẩm tín dụng
đưa ra thị trường không được nghiên cứu kỹ lưỡng, sát hợp với thực tế đặcđiểm khách hàng và hành lang pháp lý, qua đó ngay từ đầu đã hạn chế khảnăng sang lọc rủi ro, sàng lọc khách hàng Chẳng hạn với loại sản phẩm tíndụng cho vay đầu tư chứng khoán tại Việt Nam thời gian qua, quy trình chovay đầu tư chứng khoán lần đầu tiên được áp dụng còn gặp nhiều bỡ ngỡ, quytrình cho vay không thực sự sát hợp với quy trình hoạt động của thị trườngchứng khoán và sự biến động liên tục của giá chứng khoán đầu tư hoặc làTSBĐ, qua đó gặp nhiều lúng túng trong việc cấp vốn cho các nhà đầu tư Khithị trường biến động, nhiều nhà đầu tư gặp thiệt hại, phát sinh RRTD
Trang 23Thứ ba: Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ Kiểm tra nội bộ có
điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính linh hoạt ví nó nhanh chóng, kịp thờingay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việckiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưngtrong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầunhư chỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệthống “đề kháng” của cơ thể Cơ thể càng to lớn lớn thì hệ thống này càngphải hiệu quả thì mới bảo vệ được cơ thể trước những rủi ro bệnh tật luônluôn tồn tại thường trực
Thứ tư: Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đềhạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm,nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vôcùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng
Thứ năm: Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay Các ngân hàng
thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khicho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay.Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủđộng để đảm bảo sẽ được hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những tráchnhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nóichung Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điềukhoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm
ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên,trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điều này domột phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngânhàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của cáckhách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin
mà NHTM yêu cầu
Trang 24Thứ sáu: Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo Kinh doanh ngân
hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay
để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tráchkhỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro
Sự hợp tác nảy sinh do yêu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàngkhi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khảnăng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của
nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng chovay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đềucho tất cả chứ không ngoại lệ một ngân hàng nào
1.3 Quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý RRTD trong NHTM 1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
1.3.1.1 Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là quá trình nhận biết, phân tích, đánh giá, đo lường, qua
đó đưa ra quyết định chấp nhận hoặc hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trongcác quyết định đầu tư của các chủ thể Quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết bất
cứ khi nào nhà đầu tư hoặc người quản lý quỹ phân tích và cố gắng địnhlượng nguy cơ bị lỗ trong một quyết định đầu tư từ đó có những hành độngphù hợp, điều chỉnh lại mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhậnđược Nói một cách đơn giản quản lý rủi ro gồm có hai bước chính: xác định
rõ các rủi ro tiềm ẩn trong một quyết định đầu tư và từ đó kiểm soát những rủi
ro này theo cách phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư
Việc quản lý rủi ro cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân
bổ nguồn lực Đây chính là biểu hiện của lý thuyết chi phí cơ hội Dù quản
lý rủi ro làm giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro song các nguồn lực được sử dụng
để quản lý rủi ro lại có thể được sử dụng cho các hoạt động khác có khảnăng sinh lợi cao hơn Do đó, hiệu quả công tác quản lý RRTD là vấn đề
Trang 25được đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung trong việc cân đốithu nhập và chi phí, với mục tiêu cao nhất là lợi nhuận kinh doanh và sựphát triển bền vững.
1.3.1.2 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý RRTD:
- Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng: Xét trong phạm vi hoạt động tíndụng của các NHTM, quản lý rủi ro tín dụng là quá trình trong đó các NHTMtiến hành xác định, phân tích đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt độngcho vay vốn của mình, qua đó chấp nhận hoặc ngăn ngừa, hạn chế sự phátsinh của nó, dựa trên một hệ thống các hoạt động có tổ chức và chuyên biệt.Hiện nay tất cả các NHTM đều thực hiện thiết lập và vận hàng hệ thống quản
lý rủi ro, ở các mức độ khác nhau và tuân thủ thông lệ hoạt động chung trongphạm vi nền kinh tế nước đó và quốc tế
- Khái niệm hiệu quả quản lý RRTD: Hiệu quả quản lý RRTD là kháiniệm để chỉ mức độ thỏa mãn các chuẩn mực yêu cầu trong việc so sánhnhững kết quả đạt được của công tác quản lý RRTD đối với sự phát triển củahoạt động tín dụng nói riêng và tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM nóichung với những chi phí mà NHTM đã chi trả cho công tác đó Các chuẩnmực đo lường là những chỉ tiêu của bản thân các NHTM, hệ thống NHTMcủa một quốc gia và các quy định của các định chế kinh tế quốc tế, tiêu biểunhư các quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, quy định về tỷ lệ đảmbảo an toàn trong cho vay, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng…
1.3.2 Tác hại của RRTD và sự cần thiết của công tác quản lý RRTD tại các NHTM
Xuất phát từ vị trí vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng trong tácNHTM nói riền và tổng thể nền kinh tế nói chung, khi RRTD phát sinh, tùytheo quy mô của nó sẽ có tác hại tới không chỉ một NHTM mà còn cho tổngthể nền kinh tế, do đó sự cần thiết của công tác quản lý nó là không thể thiểu
và phải đạt hiệu quả
Trang 26- Đối với bản thân các NHTM: Công tác quản lý rủi ro tín dụng đóng
vai trò quan trọng và là một phần hoạt động cơ bản trong các NHTM hiệnnay Qua việc nhận biết, phân tích các loại RRTD có thể phát sinh, bằng cáccông cụ của mình, các NHTM có thể kịp thời đưa ra các giải pháp hợp lý,hoặc chấp nhận RRTD ở mức độ cho phép trong tương quan với chi phí cơhội, hoặc hạn chế, ngăn ngừa nó, giảm tác hại của nó và giữ an toàn cho hoạtđộng chung của ngân hàng Điều này phụ thuộc và từng thời kỳ phát triển củaNHTM, khi mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu phát triển bền vững, kết hợp vớicác chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể
- Đối với tổng thể nền kinh tế: Hoạt động tín dụng ngân hàng với vai
trò to lớn của nó là kênh dẫn vốn chủ yếu từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạmthời thiếu, là nguồn lực vốn quan trọng cho các chủ thể kinh tế phát triển Do
đó, công tác quản lý tín dụng tại các NHTM có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc quyết định tín hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh
tế, thông qua việc sàng lọc chủ thể vay, lựa chọn chủ thể có năng lực nhất,định hướng, tư vấn kinh doanh cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa các chủ thể, nâng cao tốc độ và quy mô tiêu dùng của người dân… Qua
đó phát triển nền kinh tế Thực tế cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trên củacông tác quản lý tín dụng, trong trường hợp không được coi trọng đúng mức,hoặc những hạn chế trong nhận thức, lý luận tại một tời điểm của các NHTM,
mà hoạt động tín dụng bị nhiều rủi ro phát sinh, gây tác hại nghiêm trọng, dẫntới phá sản ngân hàng và khủng hoảng nền tài chính, kinh tế không chỉ mộtquốc gia và mang tính toàn cầu Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu năm 2008, bắt nguồn từ hoạt động cho vay tiêu dùng dưới chuẩn tại Mỹ
1.3.3 Nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng:
1.3.3.1 Quy trình quản lý RRTD:
Xuất phát từ khái niệm quản lý RRTD là quá trình nhận biết, phân tích,đánh giá, đo lường, qua đó đưa ra quyết định chấp nhận hoặc hạn chế những
Trang 27nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của các NHTM, quy trình của quản
lý RRTD được chia ra làm các bước như sau:
- Bước 1: Nhận biết RRTD
Tại giai đoạn này, NHTM tiến hành xác định các RRTD mà mình có thểgặp phải trong quá trình cấp tín dụng Trong đó, các NHTM đi phân tích thịtrường hoạt động chung nền kinh tế, của từng ngành nghề và đặc điểm của cácchủ thể vay vốn, qua đó đưa ra các giả thuyết có thể phát sinh rủi ro.Công việctrên được tiến hành thường xuyên liên tục, thông qua các hoạt động chuyênbiệt của bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, bộ phận quản lý rủi ro
- Bước 2: Đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng:
Tại một thời kỳ nhất định, dựa trên những phân tích nhận biết đã tiếnhành đối với RRTD, NHTM tiến hành đánh giá mức độ, số lượng các RRTD
có thể phát sinh Việc đánh giá trên được tiến hành trong phạm vi linh hoạttheo từng khách hàng (qua công tác chấm điểm khách hàng), theo lĩnh vựckinh doanh, và trên qui mô toàn bộ nền kinh tế Trên thế giới hiện tại sử dụngnhiều mô hình phân loại và lượng hóa các loại RRTD, trong đó tiêu biểu là
mô hình xếp hạng tín dụng Moody’s, mô hình 6C…
- Bước 3: Kiểm soát rủi ro tín dụng Từ các kết quả của công tác nhậnbiết và định lượng RRTD về mức độ cũng như số lượng, NHTM đưa ra hànđộng cụ thể của mình ở tầm chiến lược và cụ thể cho từng thời kỳ Trong đó,NHTM thực hiện hai vấn đề quan trọng bao gồm ngăn ngừa hạn chế RRTD
và chấp nhận RRTD ở mức độ cân bằng với chi phí cơ hội bỏ ra
Các bước trong quy trình quản lý RRTD của NHTM nằm trong mộtchuỗi công việc có tính chất kế thừa và có quan hệ bổ trợ, tăng cường hiệu
Nhận biết
RRTD
Đo lường, đánh giá RRTD
Kiểm soát RRTD
Trang 28quả cho nhau Thực tế hoạt động kiểm soát RRTD là kinh nghiệm quý báucho hoạt động nghiên cứu nhận biết và định lượng RRTD hiệu quả hơn, vàngược lại
1.3.3.2 Công cụ quản lý RRTD:
Để thực hiện quản lý RRTD, NHTM sử dụng một loạt các công cụchuyên biệt có tính hệ thống, trực tiếp và cả gián tiếp Trong đó chia làm hianhóm là nhóm công cụ về cơ chế quản lý RRTD và nhóm công cụ vận hành
hệ thống quản lý RRTD
1.3.3.2.1 Nhóm công cụ cơ chế chính sách quản lý RRTD: Là các quanđiểm được cụ thể hóa thành chiến lược, đính hướng, chính sách… làm khuônkhổ cho hoạt động tín dụng nói chung và quản lý RRTD nói riêng củaNHTM, bao gồm:
- Một là: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro:
Đây là điều kiện tiên quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bién động phức tạp, đòi hỏi mỗi ngânhàng cần phải có chiến lược rõ ràng trong việc quản trị rủi ro tín dụng, bời vì
đó là “kim chỉ nang” cho hoạt động tín dụng Một chiến lược rõ ràng, chínhxác trong dự báo đảm bảo cho bản thân các ngân hàng có thể linh hoạt trongphòng ngừa và xử lý những rủi ro tín dụng có thể xảy ra Nó góp phần địnhhướng cho các hoạt động tín dụng trong tương lai nhằm đảm bảo mục tiêu antoàn và lợi nhuận cao Nhất là trong điệu kiện hội nhập của nền kinh tế vớikhu vực và thế giới Chiến lược này có thời hạn trong thời gian dài, nó quyếtđịnh đến sự tồn tại của cả ngân hàng, bởi vì hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệlớn trong hoạt động ngân hàng
- Hai là: Xây dựng chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng của ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản:Lợi nhuận, an toàn và lành mạnh Một chính sách tín dụng hợp lý phải đượcxây dựng dưa trên những căn cứ sau:
Trang 29- Nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động, và vốn chủ sởhữu Dựa vào quy mô nguồn vốn, ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư ,loại hình cho vay phù hợp.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đếnnhu cầu tín dụng của thị trường Do đó ngân hàng cần phải có sự phù hợpthống nhẩt đối với các điểu chỉnh vĩ mô của Chính phủ
- Thị trường mục tiêu của ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ củađội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt độngcủa ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định Chính những nhân tốnày sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
- Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanhnói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Đây là những phân tích mang tínhchất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước, điển hình lãnhững phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tề như lãi suất, lạm phát,ngoại tệ…
1.3.3.2.2 Nhóm công cụ vận hành hệ thống quản lý RRTD:
- Một là: Thiết lập hệ thống các bộ phận chuyên biệt trong quản lý
RRTD, với nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cần thiết trong công tác nghiêncứu nhận biết, đánh giá định lượng và kiểm soát RRTD Các bộ phận trên cóthể là các phòng ban chuyên biệt có chức năng quản lý RRTD như phòngquản lý RRTD, phòng chính sách và phát triển sản phẩm, phòng kiểm trakiểm soát nội bộ… hoặc là một phần hoạt động có chức năng quản lý RRTDnhư bộ phận tái thẩm định tín dụng… Việc thiết lập các phòng ban với quy
mô, cấp độ là phụ thuộc vào từng NHTM trong từng giai đoạn phát triển.Điều này phụ thuộc vào quan điểm của NHTM đó, và những tính toán về cânđối chi phí trong việc phát triển hệ thống quản lý RRTD và chi phí cơ hộiphải bỏ ra để vận hành nó
Trang 30- Hai là: Tiến hành các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động quản lý RRTD
theo các định mức cần thiết đặt ra Công việc này gồm nhóm các yêu cầu địnhmức về chất lượng hoạt động tín dụng và quản lý RRRTD của NHTM, đượcthực hiện theo từng giai đoạn của qui tình tín dụng và quản lý RRTD, baogồm các công việc như sau:
Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng.
Thực hiên phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánhgiá khách hàng và tính hiệu quả của dự án trước khi cho khách hàng vay Việcphân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay Đó làyêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tínhkinh tế của đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả.Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng thời han và đầy
đủ Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lòi haykhông, qua dố đảm bảo chu kỳ đồng vốn của ngân hàng từ huy động đến chovay đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hànghay không
Thứ hai: Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng:
Các yêu cầu TSĐB của ngân hàng với mục đich nhằm hạn chế rủi rotrong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợpđồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn Tuy nhiên việc thựchiên hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của kháchhàng, và của bản thân ngân hàng cho vay
Thứ ba: Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng :
Cán bộ tín dụng phải theo sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng cóđúng mục đích không và để kiểm tra việc bảo quản vật tư hàng hóa hình thành
từ vốn vay, tình hình TSĐB, tiến độ thực hiện dự án… có thực hiện đúng theohợp đồng hay không
Trang 31Hơn nữa, mục đích của việc giám sát tín dụng là để phát hiện ra nhữngrủi ro tiềm ẩn, giúp cho ngân hàng phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ
có vấn đề, qua đó có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết
Thứ tư: Xử lý hiệu quả nợ quá hạn
Để có thể xử lý được nợ quá hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro
có thể xảy ra đối với ngân hàng, bản thân các ngân hàng cần phải ý thức đượcrằng những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ vay có vấn đề, cho nên phải
có quyết định kịp thời, hoặc là tiếp tục gia hạn nợ nếu đánh giá người vay vẫncòn khả năng trả nợ Nhưng như thế này khả năng rủi ro tín dụng vẫn cồn rấtcao, hoặc là thanh lý, thu hồi khoản nợ trước hạn Đây là những quyết định rấtquan trọng, nó cho thấy ngân hàng có thể bị rủi ro hay không
Thứ năm: Phân tán rủi ro tín dụng:
Đây là động tác mà mỗi ngân hàng bắt buộc phải duy trì trong suốt cảquá trình quản lý tín dụng Yêu cầu các ngân hàng phải tôn trọng các giới hạntrong cho vay ( dưới 15% VTC), dựa trên những đánh giá về TSĐB (nhỏ hơnhoặc bằng 70% giá trị TSĐB), thực hiện đồng bộ với chỉ tiêu an toàn vốn tốithiểu trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểmcho các tài sản hình thành từ vốn vay và TSĐB Không nên tập trung cho vayquá nhiều vào một loại đối tượng, một ngành, một địa bàn, cần phải đa dạnghoá danh mục cho vay nhằm mục đích đa dạng hoá rủi ro, tăng cường khả năng
xử lý linh hoạt các tình huống có thể xảy ra Đồng thời cũng cần phải sử dụngnghiệp vụ cho vay hợp vốn nhằm mục đích san sẻ rủi ro cho các đơn vị khác
Thứ sau: Sử dụng các công cụ ngoại bảng :
Đây là biện pháp hạn chế rủi ro rất hữu hiệu của ngân hàng, nó khôngnhững có thể hạn chế được rủi ro mà còn có thể mang lại được lợi nhuận chongân hàng Đòi hỏi sử dụng công cụ thị trường phái sinh phải có hệ thống,bao gồm các công cụ quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi
Trang 32Trên cơ sở các hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh, mỗi ngânhàng cần phải đưa ra các chính sách sử dụng các công cụ phái sinh dựa trênnhững phân tích đánh giá về tình hình biến động của thị trường tiền tệ Đây làbiện pháp quản lý cấp cao trong hoạt động ngân hàng Hiện nay xu hướng giảiquyết RRTD trong hoạt động ngân hàng bằng các công cụ phái sinh đangngày càng phổ biến, và rất hiệu quả Nhưng nó cũng có tính hai mặt, nếu dựđoân phân tích sai về thị trường sẽ dẫn tới rủi ro cao hơn vừa cả RRTD màcòn rủi ro trong khả năng thanh toán các khoản lỗ do kinh doanh các công cụnày gây ra Trên thực tế, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũngbắt nguồn từ sự đổ vỡ khả năng thanh toán các công cụ tài chính phái sinh từthị trường cho vay BĐS.
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD:
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý RRTD là sự kết hợp của hệthống các chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD kết hợp với các định mức NHTMđặt ra, và các chỉ tiêu nội tại về chi phí cơ hội trong quản lý RRTD
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu nói lên chất lượng tíndụng của một ngân hàng
- Công thức tính: Tỷ lệ nợ quá hạn: = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%
Trang 33Tỷ lệ này phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng trên thực tế đối với cáckhoản cho vay, tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ chất lượng các khoản vay
và khả năng thu lời của các NHTM càng cao, và cho thấy hiệu quả quản lýRRTD tại NHTM đó càng cao Tại Việt Nam, các khoản nợ quá hạn trong hệthống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và đượcphân chia theo thời hạn thành 04 nhóm :
- Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
- Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ
- Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm các nhóm nợ như sau :
● Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Trang 34+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3.
● Nợ nghi ngờ bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4
● Nợ có khả năng mất vốn bao gồm :
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chời xử lý;
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5
- Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ
xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng
của một NHTM và mức độ của nó phản ánh hiệu quả công tác quản lý RRTDcủa NHTM đó
Trang 351.3.4.2 Chỉ tiêu phản ánh chi phí cơ hội của việc vận hành hệ thống quản lý RRTD
Hệ thống quản lý RRTD được thiết lập và vận hàng nhằm kiểm soátRRTD của NHTM, nó không trực tiếp đem lại doanh thu kinh doanh, do đóhiệu quả của hệ thống quản lý RRTD được thể hiện thông qua hiệu quả kinhdoanh chung của hoạt động tín dụng, trong đó nổi bật là sự cân đối giữa chiphí vận hành hệ thống quản lý RRTD so với chi phí cơ hội mà NHTM phảiđánh đổi Hệ thống quản lý RRTD được cho là hoạt động có hiệu quả khi nóhạn chế tối đa việc phát sinh và gây thiệt hại của RRTD trong giới hạn chi phínhất định
1.4 Kinh nghiệm quản lý RRTD quốc tế
1.4.1 Các nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyêngia giám sát các hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975 bời các thốngđốc ngân hàng trung uơng của nhóm G10( Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhậtbản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, và Mỹ) Ủy ban tổ chức họp thường niên tạitrụ sở ngân hàng thanh toán Quốc tế( BIS) tại Washington( Mỹ) hoặc tạithành phố basel( thụy sĩ)
Quan điểm của ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng củamột quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổnđịnh về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó Ủy ban Basel không chỉ bó hẹphoạt động trong phạm vi các nước thành viên mà mởi rộng mối liên hệ vớicác chuyên gia trên toàn cầu và ban hành 2 ấn phẩm:
Một là, những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngânhàng một cách hiệu quả( hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện phápthận trọng)
Hai là, tài liệu hướng dẫn( được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo,các hướng dẫn và tiêu chuẩn của Ủy ban Balse
Trang 36Như vậy từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế vềthanh tra và giám sát ngân hàng, ủy ban Balse về giám sát ngân hàng ngàynay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàngđược quốc tế công nhận Ủy ban Balse đã ban hành 17 nguyên tắc trong quảntrị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tíndụng, các nguyên tắc này tập trung vào các nội dưng cơ bản sau đây:
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dungnày, Ủy ban Balse yêu cầu hội đùng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳchính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiếnlược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng( tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhậnrủi ro…) trên cơ sở này, các Ban, Tổng giám đốc có trách nhiểm thực thi cácđịnh hướng và phá triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện đo lường,theo dõi và kiểm soát nợ xấu, trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoảntín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩmmới phải có sự phê duyệt của hội đổng quản trị
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xácđịnh rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đốitượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…) Ngân hàng cầnxây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng và nhóm kháchhàng vay vốn để tạo ra cách loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể
so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với kháchhàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Ngân hàng phải có quy trình
rõ rang trong phê duyệt tín dụng và bộ phận cấp tín dụng Đồng thời cần pháttriển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thứcnhằm đưa ra những nhận định thện trọng trong ciệc đánh giá, phê duyệt vàquản lý rủi ro tín dụng
Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10nguyên tắc): các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối
Trang 37với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng,thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vaytheo quy mô và mức đọ phát triển của ngân hàng Đồng thời hệ thống nàyphải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ cácgiao kèo của khách hàng để phát hiện kịp thời khoản vay có vấn đề Cácchính sách rủi ro có vấn đề Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàngxây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi rotín dụng, giúp phân biệt rủi ro tín dụng.
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắcBasel có một số điểm cơ bản :
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phântích tín dụng và bộ phân phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi củacác bộ phận tham gia
- Nâng cao năng lực của cán bọ quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhập thông tin hiệu quả để duytrì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩmđịnh và quản lý rủi ro tín dụng
1.4.2 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và bài học rút ra cho Việt Nam
a Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước
Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:
+ Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của cán
bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn
+ Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thếchấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu mà khôngđánh giá nguồn trả nợ chính
Trang 38+ Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuynhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây
đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấpkhông đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ làrất lớn
+ Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao
+ Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình
+ Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả
+ Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản chovay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,
+ Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụngkhoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ…
Từ một số nguyên nhân trên trong vô vàn các nguyên nhân gây ra cáckhoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương
tự - Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để hạn chế được những nguy cơtiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Mỹ:
Mỹ là quốc gia có nền tài chính ngân hàng phát triển bậc nhất thế giới về
cả quy mô lẫn trình độ, cũng là quốc gia trung tâm trong các cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới lớn nhất, như cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933,
và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và kéo dài cho tới nay.Nhìn từ nền tài chính ngân hàng Mỹ, Việt Nam có thể rút ra một số bài họckinh nghiệm về quản lý RRTD như sau:
Bài học về chính sách phát triển tín dụng bền vững, trong đó để cao tíndụng có bảo đảm và tốc độ tăng trưởng phù hợp
Bài học về các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng, áp dụng cácquy chuẩn quốc tế trong hoạt động ngân hàng và công tác kế toán, thông tin
Trang 39Bài học về kinh doanh chứng khoán phải sinh liên quan tới thế chấpchứng khoán tại ngân hàng Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấynguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinhdoanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng khôngđược coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹtrước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào nhữngkhoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năngthanh toán và không thu hồi được nợ Đó cũng là bài học kinh nghiệm quýbáu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự
b Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới vềquản lý rủi ro tín dụng, có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm mà các ngânhàng thương mại Việt Nam nói chung cần vận dụng:
Một là, ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữuhiệu, trên cơ sở đó có phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụngnhững quy trình thẩm địn và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng kháchhàng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dung và có chính sách tíndụng phù hợp với từng khách hàng
Hai là, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loạirủi ro tín dụng
Ba là, tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay:
Bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thẩm định; áp dụng nghiêm ngặtnhững nguyên tắc tín dụng, thẩm định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lựccảu khách hàng và tính khả thi của việc sử dụng vốn vay
Bốn là, quy định cụ thể trích lập dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo duy trìhoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra
Trang 40Năm là, cần tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng Theo đó, quy địnhviệc quyết định tín dụng theo mức tăng dần cho từng người, từng bộ phậnnghiệp vụ, phân định rõ rang trách nhiệm, và quyền hạn của từng cán bộ ngânhàng, giảm bớt tình trạng gian lận tín dụng của cán bộ tín dụng từ đó hạn chếrủi ro tín dụng.
Nhìn chung ở Việt Nam, với những đặc thù riêng có, việc nghiên cứu đểtìm ra bước đi hợp lý trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước đi trướctrong công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết để đưa ra những giảipháp phù hợp hiệu quả, đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thương mại
Tóm lại, trên đây là những khái quát về rủi ro tín dụng và công tác quản
lý rủi ro tín dụng Có thể nói rằng tín dụng là một hoạt động rất quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi
ro, nó không chi gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, củadoanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội Xuất phát từnhững phân tích, đánh giá về bản chất, dấu hiệu, nguyên nhân dẫn đến rủi rotín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn các hiải pháp thích hợp để ngăn ngừa,hạn chế và khắc phục thành công rủi ro