- Nguyên nhân: Chủ yếu là ắcquy khởi động nhưng đủ điện áp và dung lượng để khởi động do:
c. Một số mạch điện tín hiệu khác trên tàu * Mạch điện đèn nhấp nháy trên tàu.
* Mạch điện đèn nhấp nháy trên tàu.
P1, P2: Rơ le điện từ. Đ : Đèn nhấp nháy.
C : Tụ điện bảo vệ tiếp điểm. * Hoạt động của đèn:
- Khi nối mạch đèn vào nguồn thì cuộn
dây của rơ le P1 có điện đóng tiếp điểm P1
đèn sáng.
- Sau khi các tiếp điểm P1 đóng thì cuộn dây của rơ le P2 có điện làm cho tiếp điểm thường đóng P2 mở cắt điện cuộn P1 nên các tiếp điểm thường mở P1 lại mở- Đèn tắt.
- Sau khi tiếp điểm P1 mở cuộn dây P2 mất điện thì tiếp điểm P2 lại đóng và hoạt động của đèn lại lặp đi lặp lại (sáng, tắt, sáng…)
Hình 2-46
* Mạch điện báo hỏa, báo đắm
Mạch báo hỏa điều khiển bằng nút bấm.
Hình 2-47: Sơ đồ mạch báo hỏa điều khiển bằng nút bấm
a) Khu vực phát tín hiệu tàu có hỏa hoạn đặt chỗ nhiều người qua lại.
b) Khu vực nhận tín hiệu tàu có hỏa hoạn, bố trí ở phòng thuyền trưởng hoặc phòng trực ban.
Hoạt động :
Khi tàu có hỏa hoạn hoặc có sự cố cần báo cho thuyền trưởng hoặc sỹ quan trực ban, người phát hiện ấn nút bấm (1), đèn (Đ) bị ngắn mạch để cuộn dây của rơ le (λ), đủ dòng điện đóng tiếp điểm (λ1) nối với đèn và chuông báo động.
Sau khi tiếp điểm (λ1) đóng thì rơ le (λ2) có điện và mạch đèn, chuông báo động (3,4) có điện, tiếp điểm (λ2) mở làm cho đèn (Đ) tắt còn đèn (4) sáng và chuông (3) reo báo cho thuyền trưởng hoặc trực ban biết.
Sau khi đã nhận được tín hiệu, người trực ban hoặc thuyền trưởng dùng tay mở tiếp điểm (λ1) để cắt điện mạch cuộn dây (λ2) và đèn, chuông báo động.
Cuộn dây (λ2) mất điện thì tiếp điểm (λ2) đóng đèn (Đ) sáng báo cho người báo động biết trực ban đã nhận được tín hiệu.
Mạch điện báo hỏa tự động.
Hình 2-48: Sơ đồ mạch điện báo hỏa hoạn tự động
1 và 2 là thanh kim loại ghép được hàn với nhau bằng chất dễ nóng chảy đặt ở nơi dễ xảy ra hỏa hoạn ;
4 và 5 : đèn và chuông báo động.
Hoạt động :
Khi không có hỏa hoạn thì 1, 2, 3 như hình trên nên đèn 4 và chuông 5 không có điện.
Khi có hỏa hoạn, chất dễ nóng chảy hàn 1 với 2 nóng chảy, nhiệt độ khu vực hỏa hoạn cao làm cho thanh 2 giãn nở và bị uốn cong chập vào 3 làm cho đèn và chuông thông mạch, đèn sáng chuông reo phát tín hiệu báo động để sỹ quan trực ban biết.
Mạch điện báo hỏa của tàu có nhiều điểm báo hỏa.
Hình 2-49 Sơ đồ mạch điện báo hỏa hoạn của tàu có nhiều điểm báo hỏa
1- Điểm báo hỏa bố trí theo từng cụm ở từng nơi nhất định không có người qua lại
2- Cuộn dây và tiếp điểm thường mở (3) của rơ le. 3- Đèn kiểm tra.
4- Công tắc (5) để kiểm tra mạch điện báo hỏa. 1 2
3 4
Hoạt động:
Khi có 1 cụm nào đó bị cháy, thì điểm báo hỏa tại điểm đó nóng chảy làm cho điểm báo hỏa (1) chập lại thì cuộn dây của rơ le (2) có điện làm cho tiếp điểm (3) đóng lại.
Khi tiếp điểm (3) đóng thì chuông điện thông mạch nên chuông reo.
Chuông điện mắc ở phòng trực ban, nhờ vậy người trực ban nhận được tín hiệu có hỏa hoạn kịp thời điều động lực lượng cứu hỏa.
2.3.4.Mạch điện chiếu sáng. a. Khái niệm
- Chiếu sáng là nhu cầu hết sức quan trọng trong sản xuất và phục vụ sinh hoạt trên tàu.
- Chiếu sáng trên tàu có thể chia thành 3 nhóm chính: Chiếu sáng chính, chiếu sáng sự cố và chiếu sáng lưu động.
Chiếu sáng chính bao gồm chiếu sáng bên trong (buồng máy, buồng thuyền viên, buồng khách…) Và chiếu sáng bên ngoài (các đèn chiếu sáng trên boong, đèn pha, đèn cột, đèn hành lang…). Nguồn cung cấp cho chiếu sáng chính là trạm phát điện chính (nếu có) hoặc nguồn điện chính của tàu.
Chiếu sáng sự cố là chiếu sáng dùng trong những trường hợp tàu có sự cố để chiếu sáng ở những nơi tối cần thiết như buồng vô tuyến điện, đèn gọi cấp cứu… Nguồn cung cấp chiếu sáng sự cố chủ yếu là ắc quy hoặc trạm phát điện phụ (nếu có).
Chiếu sáng lưu động là những nguồn sáng xách tay phục vụ kiểm tra trên tàu. Nguồn cung cấp điện là những nguồn có điện áp thấp 12 hoặc 24V để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.