Mạch điện tín hiệu a Còi điện một chiều

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 68)

- Nguyên nhân: Chủ yếu là ắcquy khởi động nhưng đủ điện áp và dung lượng để khởi động do:

2.3.3 Mạch điện tín hiệu a Còi điện một chiều

Để phối hợp (liên lạc) giữa tàu với bên ngoài, trên tàu thủy được trang bị các thiết bị phát tín hiệu, trong đó còi là một thiết bị không thể thiếu được trên tàu thủy.

Cấu tạo: 1- Nguồn điện 2- Dây dẫn 3- Cầu chì 4- Nút bấm 5- Còi điện Hình 2-42: Sơ đồ mạch còi

Đánh dấu cực + và - của nguồn vào hình vẽ Hình 2-43: Cấu tạo còi điện

1. Màng rung W. Cuộn dây quấn trên lõi thép 2. Đĩa hoặc thanh thép từ K. Tiếp điểm thường đóng 3. Đai ốc điều chỉnh âm thanh của còi C. Tụ điện

Nguyên lý làm việc

Khi nối 2 đầu cuộn dây W với 2 cực của nguồn điện một chiều.

- Khi tiếp điểm K đang đóng có dòng điện của nguồn cung cấp cho cuộn dây của còi đi qua tiếp điểm K, cụ thể dòng điện từ cực dương của nguồn qua dây dẫn (W) đến cần động của tiếp điểm, cần tĩnh của tiếp điểm rồi về cực âm của nguồn. (nếu dòng điện đi theo chiều đã thuyết minh thì phải đổi N sang dây kia và đánh dấu cực)

Cuộn dây W có điện sinh ra từ trường và hút thanh thép (2) dịch chuyển sang phải làm cho trục tác động vào màng rung theo chiều từ trái sang phải.

Khi thanh thép (2) dịch chuyển thì đai ốc (3) dịch chuyển đập vào thanh dần đàn hồi (cần động của tiếp điểm ) làm cho tiếp điểm K mở nên cuộn dây W bị mất điện.

- Khi tiếp điểm mở cuộn dây mất điện nên mất từ trường, mất lực hút nhờ phản lực của màng rung và thanh lò xo, thanh thép (2) và đai ốc (3) được đẩy về vị trí ban đầu làm cho tiếp điểm K lại đóng.

- Tiếp điểm K đóng lại, cuộn dây W lại được nối với nguồn nên hoạt động của còi lại lặp lại.

Như vậy: Khi nối hai đầu dây của còi với nguồn thì thanh thép và đai ốc dao động lặp đi lặp lại làm cho màng rung dao động nhờ vậy mà còi kêu.

Sự cố thường gặp của còi

- Tiếp điểm không tiếp xúc do lắp ráp không chuẩn xác hoặc bị cháy mòn.

+ Hiện tượng khi sử dụng còi không kêu

+ Khắc phục điều chỉnh cho tiếp xúc tốt, lắp ráp cho chuẩn, nếu tiếp điểm cháy mòn quá thay tiếp điểm mới.

- Tiếp điểm cháy rỗ do tia lửa nên tiếp xúc kém.

+ Hiện tượng: Khi sử dụng còi kêu không đạt yêu cầu.

+ Khắc phục dùng giấy giáp mịn đánh bóng tiếp điểm sau đó chỉnh cho tiếp xúc tốt.

- Còi mở tiếp điểm khi sử dụng do khe hở giữa đai ốc điều chỉnh và cần động của tiếp điểm ( thanh dần đàn hồi ) lớn quá hoặc khe hở giữa thanh thép động với cuộn dây nhỏ quá.

+ Hiện tượng khi sử dụng còi không kêu

+ Khắc phục điều chỉnh các khe hở giữa đai ốc với thanh đàn hồi của tiếp điểm hoặc khe hở giữa thanh thép động với lõi thép của cuộn dây cho phù hợp.

- Thanh dẫn ( cần tiếp điểm ) không cách điện với nhau do lắp ráp không chuẩn xác hoặc do cách điện hỏng.

+ Hiện tượng: Khi sử dụng còi không kêu

+ Khắc phục: Kiểm tra nếu 2 thanh không cách điện do lắp ráp sai lệch thì điều chỉnh lại, nếu do cách điện bị hỏng thì phải thay.

- Khe hở giữa thanh thép với cuộn dây nhỏ quá

+ Hiện tượng: Còi kêu nhỏ

+ Khắc phục: Điều chỉnh tăng khe hở giữa lõi thép và cuộn dây, khe hở giữa thanh đàn hồi và thanh đai ốc điều chỉnh.

+ Cuộn dây bị chạm mát do cách điện giữa cuộn dây với lõi thép bị xây xát, bị cháy.

Trường hợp này nếu nguồn có đấu mát có thể làm cho cuộn dây bị cháy hoặc làm cho từ trường của cuộn dây không đủ mạnh để hút thanh nên còi không kêu.

+ Cuộn dây bị chập các vòng dây thì hiện tượng xảy ra cũng tương tự bị chạm mát.

Trường hợp cuộn dây chạm mát hay bị chập các vòng dây thì phải quấn lại cuộn dây.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w