Hư hỏng thường gặp của máy phát điện xoay chiều và phương pháp phòng ngừa khắc phục.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 44)

ngừa khắc phục.

* Máy quay đủ tốc độ và không tải nhưng không phát điện.

Nguyên nhân: Mạch kích từ hoặc thiết bị khống chế, điều chỉnh dòng kích từ hở mạch.

Phòng ngừa và cách khắc phục:

- Trước khi vận hành máy cần kiểm tra máy phát kích từ (nếu máy phát xoay chiều kích từ độc lập). Kiểm tra dây nối biến trở điều chỉnh mạch kích từ với mạch kích từ của máy hoặc dây nối bộ chỉnh lưu và chổi than (máy phát tự kích), kiểm tra tình trạng tiếp xúc của chổi than với vành trượt của máy phát xoay chiều.

- Nếu các điểm tiếp xúc không đảm bảo phải khắc phục.

* Tốc độ máy ổn định nhưng điện áp dao động. Nguyên nhân:

- Dòng kích từ của máy không ổn định do các điểm nối dây mạch kích từ bắt lỏng nên tiếp xúc không ổn định.

- Chổi than và vành trượt tiếp xúc không đều có thể do chổi than hoặc vành trượt hư hỏng.

- Cầu dao hoặc dây nối của phụ tải tiếp xúc không ổn định, phụ tải chập mạch không ổn định...vv...

Phòng ngừa và khắc phục:

Trước khi vận hành cần kiểm tra và khắc phục các điểm nối dây phải tiếp xúc tốt, kiểm tra và bảo dưỡng vành trượt, chổi than để đảm bảo, tiếp xúc tốt.

Nếu dây nối phụ tải bắt chưa chặt, phải bắt cho chặt, nếu đường dây chập thì phải khắc phục ngay.

* Máy phát đấu hình sao mà có 1 pha mất điện. Nguyên nhân: Có 1 pha bị đứt.

Khắc phục: Cần tìm chỗ đứt để nối lại.

* Máy không phát đủ điện áp định mức. Nguyên nhân:

- Dòng kích từ không đạt yêu cầu do nhiều nguyên nhân. - Máy quay không đủ tốc độ.

Khắc phục:

Kiểm tra máy phát kích từ (nếu máy phát kích từ độc lập). Kiểm tra tiếp xúc của chổi than và vành trượt.

Khắc phục máy phát kích từ (nếu máy phát kích từ có sự cố).

Khắc phục tình trạng tiếp xúc giữa chổi than với vành trượt hoặc đường dây nối từ máy phát kích từ đến chổi than hoặc từ bộ chỉnh lưu đến chổi than nếu đường dây có sự cố.

* Máy phát nóng quá

- Nguyên nhân: Máy quá tải, vận hành điện áp cao quá, các pha bị chập các vòng dây v.v...

- Khắc phục: Căn cứ vào các nguyên nhân khả nghi, tiến hành kiểm tra để xác định.

+ Nếu máy quá tải thì phải cắt bớt phụ tải của máy.

+ Các cuộn dây pha bị chập thì đưa máy về xưởng sửa chữa.

+ Điện áp của máy cao quá thì phải giảm bớt tốc độ quay hoặc giảm bớt dòng kích từ của máy v.v...

2.3. Mạch điện trên tàu thủy.

Ở các phần trước đã giới thiệu những khái niệm chung về mạch điện, máy điện và những thiết bị điện được dùng phổ biến trên tàu. Phần này sẽ giới thiệu một số mạch điện có tính phổ biến trên tàu sông:

- Mạch điện nạp cho ắc quy.

- Mạch điện khởi động máy diezen. - Mạch điện tín hiệu.

- Mạch điện chiếu sáng.

2.3.1 Mạch nạp ắc quy

Trên tàu thủy, ắc quy được sử dụng rất rộng rãi, dùng để khởi động máy diezen, làm nguồn điện dự trữ khi máy phát điện có sự cố hoặc không hoạt động. Vì vậy ắc quy phải đảm bảo luôn được tích điện đầy đủ, do đó sau mỗi lần phóng điện cần phải nạp điện bổ xung cho ắc quy.

Để đáp ứng yêu cầu nạp điện bổ xung cho ắc quy sau mỗi lần phóng điện, trên tàu thủy được lắp mạch nạp ắc quy. Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị trong mạch nạp và cải thiện điều kiện làm việc cho thợ vận hành máy, trong mạch nạp có

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w