Sự cố thường gặp của mạch nạp

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 59)

Sự cố mạch nạp ắc quy bao gồm sự cố của máy phát điện, của tiết chế, ắc quy hoặc sự cố của đường dây. Hiện tượng và mức độ sự cố cũng rất phong phú và đa dạng. Để giúp người sử dụng cách phát điện và biện pháp xử lý, ở đây chỉ trình bày những sự cố có tính chất phổ biến của mạch trong quá trình vận hành mà khả năng thợ máy có thể giải quyết được để đảm bảo an toàn trong ca trực của mình, sau đây là một số sự cố thường gặp:

* Sự cố của máy phát điện.

- Máy phát nóng khi nạp điện.

- Máy phát không phát đủ điện áp không nạp ắc quy được. - Máy phát mất hẳn điện áp.

- Chổi than và cổ góp đánh lửa mạnh vv…

* Một số sự cố của tiết chế.

Qua cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tiết chế, ta có thể suy ra tiết chế hệ tiếp điểm thường có những sự cố chung là:

Các tiếp điểm đóng cắt nhiều khi đóng cắt sinh ra tia lửa và tác động về cơ học (va chạm) nên tiếp điểm hay bị mòn, bị cháy rỗ hoặc bị bám muội đen dẫn đến tiếp xúc kém làm tăng điện trở tiếp xúc của tiếp điểm, làm cho mạch nạp không đảm bảo các thông số theo yêu cầu.

Cách nhận biết mà không cần phải mở nắp bảo vệ của tiết chế. Các tiếp điểm tiếp xúc kém thì có 2 khả năng: có thể mất dòng nạp ắc quy hoặc dòng nạp ắc quy nhỏ quá khi máy quay ở tốc độ quy định và ắc quy mới đưa vào nạp vì:

+ Tiếp điểm thường đóng của rơ le điện áp hay rơ le dòng điện hoặc cả hai tiếp xúc kém hay không tiếp xúc thì điện áp của máy không đạt yêu cầu, trường hợp này nếu rơ le dòng điện ngược vẫn đóng được tiếp điểm thì có dòng nạp, nhưng dòng nạp không đạt yêu cầu và có thể không ổn định.

+ Nếu tiếp điểm rơ le dòng điện không đóng được (do điều chỉnh điện áp đóng cáo) thì không có dòng nạp ắc quy.

+ Tiếp điểm rơ le điện áp và rơ le dòng điện đều tiếp xúc tốt mà tiếp điểm rơ le dòng điện ngược tiếp xúc kém thì dòng điện nạp thấp và cũng có thể không ổn định vì điện trở mạch nạp lớn và không ổn định do đánh lửa ở tiếp điểm không đều mặc dầu điện áp của máy đạt yêu cầu khi máy quay đủ tốc độ.

Tiết chế bị nóng hoặc bị cháy các cuộn dây điện áp (cuộn dòng điện cũng có thể có sự cố này nhưng ít gặp hơn ở cuộn điện áp).

- Nguyên nhân nóng hoặc cháy cuộn điện áp chủ yếu là do điều chỉnh trị số khống chế của rơ le điện áp cao quá, kèm theo máy hoạt động tốc độ cao nên điện áp đặt vào các cuộn điện áp vượt quá giới hạn chịu đựng làm cuộn dây nóng và có thể cháy (kể cả khi máy phát chưa có phụ tải).

Phòng ngừa và hướng khắc phục:

+ Phải căn cứ vào quy cách chế tạo của cuộn điện áp và điện áp định mức của máy phát mà điều chỉnh trị số khống chế của rơ le đúng quy định (thường là điều chỉnh lực căng lò xo khống chế tiếp điểm).

Rơ le dòng điện ngược không đóng mạch nạp khi máy đã phát đủ điện áp nên mất dòng nạp ắc quy.

- Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân chính:

+ Do điều chỉnh lực căng của lò xo khống chế căng quá mức.

+ Dây tiếp mát của tiết chế (nếu mạch nạp lắp theo sơ đồ 1 dây) do quá trình ô xy hóa và chấn động nhiều nhưng quá trình sử dụng không kiểm tra nên đầu dây

tiếp mát tiếp xúc kém hoặc bị rơ lỏng làm cho dòng điện cung cấp cho cuộn điện áp giảm hoặc mất điện.

- Gặp trường hợp này phải kiểm tra lại đầu dây tiếp mát của tiết chế, nếu đầu dây tiếp mát không có vấn đề gì thì phải căn chỉnh giảm bớt lực căng của lò xo khống chế tiếp điểm.

Sau khi xử lý cả hai nguyên nhân khả nghi trên vẫn không được thì có khả năng cuộn dây của rơ le chạm mát hay chập mạch hoặc dính. Trường hợp này phải đưa quấn lại cuộn dây đúng như cuộn dây cũ. Trong khi chưa quấn lại được cuộn dây thì có thể tạm thời nạp điện theo sơ đồ hình 2-51

Dòng nạp ắc quy quá thấp khi máy quay đủ tốc độ:

Dòng điện nạp nhỏ có thể do các tiếp điểm tiếp xúc kém như đã nêu ở trên ngoài ra còn có thể do trị số khống chế của rơ le dòng điện hoặc rơ le điện áp thấp cần phải điều chỉnh tăng lực căng lò xo khống chế của rơ le điện áp và rơ le dòng điện cho phù hợp.

Dòng điện nạp ắc quy không ổn định khi tốc độ máy ổn định:

- Nguyên nhân ở tiết chế: điện trở điều chỉnh mạch kích từ bị cháy đứt.

- Nguyên nhân do máy phát: chổi than và cổ góp tiếp xúc không tốt, không đều..

Cần kiểm tra lại điện trở điều chỉnh của tiết chế và tiếp xúc của chổi than, cổ góp của máy phát để xác định và khắc phục.

* Sự cố đường dây nạp

- Đường dây nạp đứt (thường là đứt cầu chì hoặc cầu dao không tiếp xúc) sẽ mất dòng nạp ắc quy.

- Các điểm nối dây bắt không chặt làm cho dòng nạp nhỏ hoặc không ổn định (kể cả đường dây nạp và đường dây kích từ của máy).

- Mạch nạp theo sơ đồ 1 dây có 1 điểm bị chạm mát hoặc mạch nạp theo sơ đồ 2 dây có 2 điểm của 2 dây tải điện chạm mát. Những sự cố này có mấy hiện tượng: mất dòng nạp, dòng nạp nhỏ, dòng nạp không ổn định, cần kiểm tra đường dây để khắc phục (kể cẩ đường dây nối tiết chế với mạch kích từ).

* Sự cố của ắc quy.

- Ắc quy nạp điện kém do bị sunfat hóa ở đầu trụ cực, sunfat hóa bản cực. - Mất dòng nạp có thể do 1 chùm cực trong 1 ngăn nào đó của ắc quy bị đứt, cầu nối gãy.

- Ắc quy nóng có thể do các ngăn đơn bị chập vv…

2.3.2 Mạch điện khởi động máy diezen.a. Mạch điện khởi động kiểu cần gạt a. Mạch điện khởi động kiểu cần gạt

Trên sơ đồ: rơ le gài khớp có 2 cuộn dây, cuộn dòng có số vòng dây ít nhưng tiết diện dây lớn, cuộn áp có số vòng dây nhiều nhưng tiết diện dây nhỏ, cuộn dòng ở rơ le gài khớp có tác dụng làm sụt điện áp ban đầu khi đi vào động cơ để động cơ quay với tốc độ thấp.

Hình 2- 38: Mạch khởi động kiểu cần gạt 1: Động cơ khởi động, 2 : Rơ le gài khớp, 3 : Rơ le trung gian N: Nút nhấn khởi động, K1: Tiếp điểm của rơ le trung gian. K2: Tiếp điểm cuả rơ le gài khớp.

Nguyên lý hoạt động.

Thực chất đây là hệ thống khởi động kiểu cưỡng bức, nhấn nút N dòng điện đi từ cực dương ắc quy qua cuộn hút của rơ le trung gian, dòng điện này sinh ra lực từ hóa làm đóng tiếp điểm K1. Khi K1 đóng, dòng điện đi từ cực dương ắc quy qua tiếp điểm K1 qua rơ le gài khớp, lúc này trong rơ le gài khớp có hai dòng điện: dòng điện đi qua cuộn dòng qua cực dương động cơ sau đó về cực âm ắc quy, lúc này động cơ quay với tốc độ thấp do điện áp đặt vào động cơ không đủ định mức (bị rơi điện áp trên cuộn dòng của rơ le gài khớp). Dòng điện thứ hai đi qua cuộn áp của rơ le, dòng điện này sinh ra lực từ hóa hút lõi thép động của rơle gài khớp và cần gạt đẩy bánh răng ăn khớp với động cơ. Do có tốc độ quay chậm của động cơ nên bánh răng không bị kẹt, khi bánh răng của động cơ khởi động vừa ăn khớp vào bánh đà của động cơ diezen thì cũng là lúc tiếp điểm K2 được đóng lại, lúc này dòng điện đi trực tiếp từ cực dương ắc quy qua K1 qua K2 qua cực dương động cơ về cực âm ắc quy. Động cơ được cấp đủ điện áp định mức nên có mô men khởi động rất lớn đủ để khởi động động cơ diezen. Khi động cơ nổ ta buông tay khỏi nút nhấn, rơ le trung gian mất điện, tiếp điểm K1 mở, rơ le gài khớp mất điện, động cơ mất điện,

dưới tác dụng của lò xo đàn hồi bánh răng của động cơ khởi động được thu về vị trí ban đầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w