* Đặc điểm
Là máy phát loại nhỏ nên:
- Số cực từ phổ biến có 4 cực, có 2 phương pháp đấu mạch kích từ: + 4 cực từ đấu nối tiếp thành một mạch kích từ.
+ 4 cực từ đấu thành 2 mạch kích từ.
Cách đấu theo quy định của từng máy, quá trình sử dụng không tự ý thay đổi cách đấu.
- Điện áp định mức thường từ 27 - 28V; - Công suất định mức từ 1,2 - 1,5 kW; - Tốc độ quay định mức 2700 - 3500 v/ph;
- Vì máy có cấp điện áp thấp cho nên ở 1 số máy sử dụng phương pháp tải điện 1 dây và lợi dụng vỏ tàu (vỏ sắt) để thay thế cho một đường dây. Trường hợp này thì 1 nhóm chổi than giá đỡ không lắp cách điện với nắp máy (chổi than đấu mát).
* Cấu tạo
Hình 2-17 : Sơ đồ cấu tạo của máy phát điện trên tàu kiểu Γ -731 do Liên Xô chế tạo.
Hình 2- 16: Cấu tạo máy phát điện một chiều kích từ song song kiểu Γ - 731 do Liên Xô chế tạo
1- Trục quay (trục phần ứng) 2- Đai ốc 3- Quạt gió làm mát 4- Vít bắt nắp máy 5- Giá bắt vít 4; 6- Cavet để hãm pu ly
7- Nắp che quạt gió (nắp bảo hiểm)
8- Vòng bi 9- Giá đỡ chổi than 10- Cách điện giữa giá đỡ chổi
than với nắp máy.
11- Vít bắt nắp máy
12- Nắp che quạt gió
* Nguyên lý hoạt động:
Sau khi chế tạo xong, người ta đã từ hóa cho lõi cực của máy cho nên khi máy chưa hoạt động, lõi cực đã có từ trường nhưng từ trường ban đầu này còn rất yếu gọi là từ dư.
Nếu ta nối mạch kích từ song song với phần ứng và cho phần ứng quay với tốc độ định mức thì trong dây quấn phần ứng sinh ra một sức điện động cảm ứng.
Nhờ có Sđđ cảm ứng ban đầu đó, thông qua cổ góp và chổi than sẽ có dòng điện 1 chiều cung cấp cho mạch kích từ làm cho từ trường của các cực từ mạnh dần lên cho đến khi dòng điện cung cấp cho mạch kích từ đạt trị số định mức thì từ trường của các cực đạt tới bão hòa từ;
Khi từ trường của các cực đã bão hòa thì Sđđ cảm ứng đạt tới trị số định mức nếu tốc độ quay của phần ứng ổn định ở trị số định mức;
Đồ thị biến đổi của sức điện động khi có dòng kích từ tăng dần từ 0 đến trị số trên định mức như Hình 2-17a;
Ứng với Sđđ của máy khi phần ứng quay với tốc độ định mức và dòng kích từ định mức thì giữa 2 chổi than dương và âm của máy có điện áp lớn nhất gọi là điện áp không tải (U0).
- Sau khi máy đạt điện áp lớn nhất (U0) nếu đóng phụ tải vào máy và tăng dần phụ tải đến trị số vượt quá trị số cho phép thì điện áp của máy giảm theo Hình 2-17b. E Iktđm Iktđm U Uđm Ipttđm Ipt
Hình 2-17a
Đặc tính không tải của máy
Hình 2-17b
Đặc tính ngoài của máy Trong hình 2- 17b
Uo - Điện áp của máy khi không tải; Uđm - Điện áp định mức của máy;
Iđm - Dòng điện của máy cung cấp cho mạch ngoài khi phụ tải đóng vào máy định mức;
Ic - Dòng điện chập mạch (sau thời gian quá độ khoảng 0,1 đến 0,2 giây).