Các loại đèn dùng trên tàu.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 75)

- Nguyên nhân: Chủ yếu là ắcquy khởi động nhưng đủ điện áp và dung lượng để khởi động do:

b. Các loại đèn dùng trên tàu.

Trên tàu thường sử dụng các loại đèn như: - Đèn sợi đốt

- Đèn huỳnh quang (đèn ống) - Đèn thủy ngân cao áp…

Tùy thuộc công dụng có thể có đèn chiếu sáng bình thường, đèn chiếu sáng có phòng nổ, đèn pha…

Hình 2-50: Cấu tạo đèn sợi đốt a. Bóng sợi đốt

b. Hình dạng của một số cổ đèn thường dùng

Loại lắp vào giá đỡ bằng ren. Loại lắp vào đui có ngạnh.

Đèn trên tàu thường có các cấp điện áp 6v, 12v, 24v, 55v,… Nhưng công suất tương đối lớn nên kích thước dây tóc thường tương đối lớn.

Hoạt động của đèn sợi đốt : Khi có dòng điện qua dây tóc, nung nóng dây tóc tới một nhiệt độ nhất định thì dây tóc phát quang làm cho đèn sáng.

Đèn phòng nổ: Ở những nơi dễ nổ đèn chiếu sáng phải dùng đèn phòng nổ. Đèn phòng nổ khác với đèn thông

thường là ở ngoài có 1 lưới tỏa nhiệt bao bọc xung quanh đèn lưới này làm bằng dây đồng.

Đèn phòng nổ có hình dạng như

hình 2-51

Khi có dòng điện qua dây tóc đèn dây tóc được nung nóng và phát quang. nhờ có lưới tỏa nhiệt cho nên nhiệt độ xung quanh đèn không cao để đề phòng nổ ở những nơi có những khí dễ nổ khi

có xúc tác của nhiệt độ. Hình 2-51

Đèn pha:

Đèn pha là 1 nguồn sáng có công suất mạnh cho nên thường dùng đèn công suất lớn thường từ 150 đến hàng ngàn oắt.

Ví dụ đèn Π 3- 24: 110V- 150W

Π 3- 45: 110 V- 127V -1000W

Để đáp ứng góc độ chiếu sáng, khoảng cách chiếu sáng và cường độ chiếu sáng, đèn pha khác đèn thông thường là có các thiết bị quang học như gương phản chiếu parabon, gương hình cầu…

Hình 2-52 Hình dạng đèn pha

1- Giá đèn; 2- Pha đèn; 3- Hộp bảo vệ; 4- Đèn sợi đốt; 5- Dây cáp chì

Hoạt động của đèn pha chỉ khác đèn thường là nhờ các thiết bị quang học để tạo được cường độ chiếu sáng mạnh hơn đèn thường.

Đèn ống và sơ đồ mắc đèn ống. (hình 2-71)

Hình 2-53

Đ: Đèn ống

1- Ống thủy tinh trong ống chứa khí trơ (khí nê ông, Nitơ…)

2- Lớp huỳnh quang để kích thích ánh sáng (màu sắc ánh sáng của đèn phụ thuộc vào thành phần chất huỳnh quang)

3- Điện cực

4- Tắc te (công tắc nhiệt) 5- Chấn lưu

Khi bật công tắc đèn nhờ tắc te đóng cắt làm cho chấn lưu sinh ra sức điện động cảm ứng tạo ra xung quanh điện áp.

Nhờ có xung điện áp tạo ra hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực.

Các điện tích phóng trong ống từ điện cực này đến điện cực kia sẽ va đập vào lớp huỳnh quang bị kích thích phát ra ánh sáng làm đèn sáng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w