Các hư hỏng khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 38)

+ Chổi than mòn quá phải thay mới đúng loại nếu chổi đã mòn quá 1/3 chiều cao, chổi than bề mặt sứt mẻ phải rà lại bề mặt cho tiếp xúc với cổ góp ít nhất là 75% diện tích mặt chổi.

+ Áp lực lò xo lớn quá hoặc nhỏ quá phải điều chỉnh cho đạt từ 150- 450g/cm2.

+ Ổ đỡ mòn quá gây xoáy cốt phải thay ổ đỡ.

+ Rơ dọc trục phải siết lại bulông giằng hoặc thêm căn đệm vào nắp chặn đầu trục. Đối với động cơ khởi động ngoài những hư hỏng trên còn có thể hư hỏng ở cơ cấu truyền lực như rãnh xoắn của trục quá bẩn hoặc nhiều mỡ két lại gây kẹt bánh răng v..v…

2.2.2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha.

Máy phát điện xoay chiều là chiều máy dùng để biến đổi cơ năng thành điện năng theo nguyên lý cảm ứng điện từ, nhưng khác với máy phát điện 1 chiều là dòng điện của máy phát xoay chiều có trị số và chiều biến đổi tuần hoàn theo hình sin.

Máy phát điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn máy phát 1 chiều như: Cấu tạo đơn giản nên tiện cho công tác chăm sóc, bảo quản

Máy phát xoay chiều phần ứng phổ biến bố trí ở phần tĩnh nên lấy điện không phải qua chổi than và cổ góp đây là một ưu điểm rất cơ bản.

Vì có nhiều ưu điểm như trên cho nên máy phát điện xoay chiều đóng vai trò là nguồn cung cấp điện năng chính trong sản xuất và phục vụ đời sống, vì vậy trên tàu máy phát xoay chiều đã đang ngày càng được dùng rộng rãi thay thế cho máy điện một chiều.

a. Cấu tạo

Máy phát điện xoay chiều 3 pha gồm 2 phần - Phần tĩnh (Stato, phần ứng) - Phần quay (Rôto) 1- Vỏ máy phát 2- Bạc lót 3- Stato 4- Giá đỡ 5- Bộ chỉnh lưu 6- Bộ điều chỉnh điện 7- Vòng tiếp điểm 8- Rôto

* Phần tĩnh (Stato, phần ứng)

Hình 2-21: Biểu diễn cấu tạo máy phát điện 3 pha cắt ngang trục

1. Vỏ máy

2. Lõi thép phần ứng 3. Dây quấn phần ứng (dây quấn ba pha) 4. Dây quấn phần cảm 5. Lõi thép phần cảm 6. Chổi than

7. Vành trượt

Phần tĩnh bao gồm các chi tiết cố định cùng vỏ máy như nắp máy, lõi thép và dây quấn phần ứng.

- Vỏ máy: để bảo vệ các chi tiết bên trong và cố định phần ứng, bệ đỡ, nắp máy. - Phần ứng: Dây quấn (3) lồng vào các rãnh của lõi thép (2). Nguồn điện cung cấp cho tải khi vận hành được lấy từ dây quấn (3). Dây quấn (3) gồm 3 cuộn dây (3 mạch dây, 3 cuộn dây pha) đặt lệch nhau 1200 điện. Mỗi cuộn dây có hai đầu dây (1 đầu đầu và 1 đầu cuối). Các cuộn dây pha có ký hiệu AX, BY, CZ. Các đầu A, B, C là các đầu đầu và X, Y, Z là các đầu cuối của các cuộn dây.

Dây điện nối từ các điểm đầu A, B, C tới phụ tải gọi là các dây pha.

Khi sử dụng, thường 3 cuộn dây pha đấu với nhau theo sơ đồ hình Y (các đầu cuối nối với nhau thành dây trung tính).

* Phần quay (Rô to)

- Phần quay gồm có: Trục quay, nam châm điện (dây quấn trên lõi thép), vành trượt và chổi than dùng để nối dây quấn nam châm với nguồn cung cấp điện.

- Nam châm điện trong phần quay tạo ra từ trường để cảm ứng ra điện áp trên phần ứng nên nam châm điện còn được gọi là phần cảm.

Để nam châm điện tạo ra từ trường cần phải cung cấp nguồn điện một chiều cho nam châm. Nguồn cung cấp cho phần cảm gọi là nguồn kích từ, dòng điện chạy trong dây quấn của nam châm gọi là dòng kích từ (IKT).

- Nguồn kích từ cho máy phát 3 pha có nhiều loại: có thể dùng nguồn một chiều hoặc cũng có thể nguồn xoay chiều có chỉnh lưu.

b. Nguyên lý hoạt động

Ba cuộn dây pha được nối theo sơ đồ hình sao (Y)

w: Dây quấn kích từ được nối với nguồn điện một chiều thông qua 2 vành trượt và 2 chổi than.

Hình 2-22: Sơ đồ nguyên lý của máy phát điện 3 pha.

Khi cấp nguồn điện một chiều (UKT - nguồn kích từ) cho cuộn dây của phần cảm → có IKT tạo ra từ trường phần cảm sẽ quét qua dây quấn phần ứng, trong dây quấn phần ứng sẽ cảm ứng các điện áp (sức điện động ) xoay chiều trên 3 cuộn dây pha. Các điện áp này có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau 1200.

Có thể biểu diễn các điện áp này như sau: uA = Um.sin.ωt

uB = Um.sin (ωt - 1200) uC = Um.sin (ωt + 1200)

- Nếu các cuộn dây pha AX, BY, CZ được nối kín mạch với phụ tải thì có dòng điện chạy trong các pha, 3 dòng điện này cũng có cùng biên độ, cùng tần số lệch pha nhau 1200, gọi là dòng điện 3 pha.

Hình 2- 23: Đồ thị hình sin của điện áp 3 pha

Thực tế, máy phát điện xoay chiều ít khi dùng nguồn một chiều độc lập từ bên ngoài mà nguồn cung cấp UKT thường lấy ngay từ điện áp pha nên trong máy có thêm bộ phận chỉnh lưu từ xoay chiều tạo thành nguồn một chiều để cung cấp cho mạch kích từ của máy phát nên còn gọi là máy phát điện xoay chiều tự kích. Các bộ chỉnh lưu của máy phát điện hiện nay thường sử dụng đi ốt hoặc thyristo.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w