Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 27)

* Nguyên lý tạo ra dòng điện

a) b)

Hình 2-14 Nguyên lý tạo ra dòng điện

a: Tạo dòng điện xoay chiều b: Tạo dòng điện một chiều

Hình 2.14.a, khung dây có 2 đầu được gắn với 2 vành trượt tỳ lên 2 thanh quét (chổi than). Khung dây quay trong từ trường của nam châm, theo hiện tượng cảm ứng điện từ thì trong khung dây xuất hiện sức điện động (nguồn điện). Tại thời điểm như hình vẽ thì có dòng điện đi từ chổi than (1) qua tải và về chổi than (2). Sau khi quay 1800 thì cạnh ab và cạnh cd đổi chỗ cho nhau, dòng điện từ chổi than (2) qua tải về chổi than (1). Như vậy dòng điện chạy qua tải có chiều biến thiên liên tục.

Hình 2.14.b xảy ra hiện tượng gần như tương tự hình 1 nhưng do 2 đầu khung dây chỉ nối với 2 nửa vành khuyên (không giống hình a, mỗi đầu khung dây đều nối với 1 vành khuyên). Khi có hiện tượng đổi chiều dòng trong khung dây thì chổi than cũng đổi chỗ tiếp xúc với bán khuyên kia, do vậy dòng điện đi qua tải theo một chiều nhất định và 2 chổi than tương ứng với 2 đầu nguồn có 1 cực dương (chổi than dương) và 1 cực âm (chổi than âm).

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 1 chiều tự kích:

Sơ đồ nguyên lý máy phát điện một chiều kích từ song song.

1. Phần quay (rôto). 2. Chổi than.

3. Mạch kích từ (phần tĩnh). 4. Puly lắp trên trục rôto.

điện một chiều tự kích

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện một chiều như sau:

Do tính chất nhiễm từ của các cực từ trong lõi thép cực từ (ở chi tiết số 3) đã có từ trường nhưng rất nhỏ (bằng 3 ÷ 5% từ trường định mức) nên được gọi là từ dư nên máy phát điện sau khi chế tạo xong, thì trong các cực từ đã có từ dư.

Tác dụng lực làm quay puly (4) ⇒ rôto quay. Do vậy quấn phần ứng nằm trong từ trường phần cảm (từ dư) ⇒ 2 đầu chổi than có điện áp (hiện tượng cảm ứng điện tử).

Do mạch kích từ được nối kín (cuộn dây (3) nối vào 2 đầu của chổi than) ⇒ có dòng điện cung cấp cho mạch kích từ (3) ⇒ từ trường phần mạch kích từ 3 tăng ⇒ điện áp ở 2 đầu chổi than cũng tăng. Giá trị điện áp UF này tỷ lệ với dòng kích từ (dòng chạy qua cuộn dây 3) và tốc độ quay n của máy.

Khi tốc độ quay của máy phát đủ quy định thì điện áp của máy phát đạt điện áp định mức (trường hợp dòng kích từ IKT đạt giá trị cho phép).

UF∼ n và IKT

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w