phòng ngừa khăc phục.
Hư hỏng của máy phát điện một chiều cũng như các máy điện khác có thể có rất nhiều và mức độ hư hỏng có thể khác nhau, ở đây chỉ để cập đến một số hư hỏng nhỏ hay xảy ra trong quá trình sử dụng để thợ vận hành biết phòng ngừa hoặc xử lý đảm bảo cho quá trình vận hành máy được an toàn.
* Một số hư hỏng thường gặp đối với phần cảm.
Dây quấn bị ẩm ướt sinh ra hiện tượng rò điện ra vỏ máy làm cho máy không hoạt động bình thường.
+ Đối với máy phát điện, máy quay đủ tốc độ nhưng điện áp vẫn không đạt yêu cầu, kèm theo mạch kích từ có thể nóng;
+ Đối với động cơ có thể không khởi động được khi khởi động;
Mạch kích từ không đảm bảo dòng điện để máy hoạt động bình thường (máy phát không đủ điện áp, động cơ khó khởi động) do các điểm nối của mạch kích từ tiếp xúc không tốt.
Mạch kích từ bị chập 1 số vòng dây do dòng điện cung cấp cho mạch lớn quá quy định khi máy hoạt động làm cho 1 số vòng dây bị cháy cách điện (Có khi cháy toàn bộ lớp bọc cách điện). Nếu mạch kích từ bị chập thì khi vận hành có những hiện tượng sau.
+ Máy phát điện không phát đủ điện áp khi số vòng quay đạt định mức kèm theo mạch kích từ nóng;
+ Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được;
Khi tháo máy để sửa chữa, sau khi sửa chữa đấu sau mạch kích từ (đấu nhầm vị trí của 2 đầu mạch kích từ).
+ Máy phát điện đấu nhầm 2 đầu dây mạch kích từ với phần ứng thì khi vận hành, điện áp của máy giảm dần rồi mất hẳn do hiện tượng khử từ gây nên;
+ Động cơ điện đấu nhầm đầu dây mạch kích từ thì động cơ sẽ quay ngược chiều quy định;
Máy mất từ dư (đối với động cơ thì hư hỏng này không quan trọng ) nhưng đối với máy phát nếu mất từ dư thì khi vận hành máy không tự kích được.
Nguyên nhân mất từ dư:
+ Thường gặp đối với máy đưa vào vận hành lần đầu hoặc để lâu không vận hành;
+ Máy đang vận hành: nếu đang vận hành mà bị mất dòng kích từ đột ngột cũng có thể dẫn đến máy bị khử từ làm mất từ dư;
Phòng ngừa và phương pháp khắc phục
+ Tuyệt đối không được để nước dầu bắn vào các cuộn dây (đối với máy phát đang sử dụng) máy dự trữ phải cất giữ nơi khô ráo thoáng mát, đối với máy đang sử dụng phải có thiết bị che chắn, chống ướt. Trường hợp các cuộn dây ẩm ướt phải sấy khô để khôi phục cách điện của các cuộn dây với vỏ máy;
+ Trong quá trình sử dụng thỉnh thoảng cần phải kiểm tra để kịp thời bảo dưỡng và bắt chặt các điểm nối dây, đảm bảo cho các điểm nối dẫn điện tốt;
+ Không vận hành máy ở điện áp hoặc dòng điện lớn quá trị số cho phép, không vận hành khi nhiệt độ máy cao quá mức quy định. Nếu các cuộn dây bị cháy cách điện thì phải đưa máy về xưởng sửa chữa khôi phục lại cách điện (tẩm sấy lại) hoặc phải quấn lại;
+ Trường hợp tháo máy để sửa chữa, nếu phải tháo đầu dây mạch kích từ nên đánh dấu trước khi tháo để khi lắp lại không nhầm lẫn;
+ Trường hợp nối lại bị nhầm lẫn thì phải đấu nối lại. Đối với máy phát sau khi nối lại phải dùng nguồn điện một chiều có điện áp 20- 50% điện áp định mức của mạch kích từ để mồi từ cho máy;
+ Máy đang sử dụng không cắt mạch kích từ đột ngột, nếu máy phát bị mất từ dư do nguyên nhân sử dụng hay do nguyên nhân bảo quản phải mồi từ lại;
* Một số hư hỏng thường gặp ở phần ứng Hư hỏng
- Cổ góp bẩn do có dầu làm cho bụi bẩn bám nhiều nên dẫn điện không tốt. Khi vận hành thì máy phát không phát đủ điện áp. Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được.
- Cổ góp bị xước rỗ, bị rám dẫn đến dẫn điện kém nhưng giữa cổ góp và chổi than sinh ra tia lửa điện.
- Các phiến góp bị chập do bụi than, đồng do quá trình máy hoạt động sinh ra bám vào rãnh giữa các phiến góp.
+ Máy phát hoạt động điện áp không đạt yêu cầu và rô to nóng.
+ Động cơ làm việc có hiện tượng quay không ổn định (hiện tượng giật). - Dây quấn phần ứng bị cháy, cổ góp bị rám đen do máy vận hành quá tải trong thời gian dài hoặc do vận hành điện áp quá cao.
Phòng ngừa và phương pháp khắc phục các hư hỏng trên
- Không để dầu mỡ bắn vào cổ góp bằng cách không cho mỡ vào ổ trục nhiều quá, phải cho mỡ đúng loại, giữa ổ đỡ và cổ góp phải có phớt chắn dầu , nếu cổ góp có mỡ phải dùng rẻ mềm tẩm xăng lau sạch và thổi khô. Khi tháo phần ứng ra khỏi máy và lắp vào phải cẩn thận, nên dùng giấy cát tông bọc cổ góp để bảo vệ.
- Trường hợp rỗ xước, rám nhẹ thì có thể tháo hoặc không cần tháo rôto ra khỏi máy mà chỉ cần giấy ráp mịn số “000” đánh bóng, sau khi đánh bóng phải thổi sạch bụi cát, đồng.
- Các phiến góp bị chập thì phải dùng khí nén thổi sạch, hoặc phải tỉa rãnh phiến góp (dùng que mỏng cạo rãnh).
- Không vận hành quá tải, nếu đã bị cháy dây quấn, cổ góp rám đen thì phải đưa máy về xưởng sửa chữa.