Vận hành và chăm sóc máy phát điện xoay chiều * Vận hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 43)

* Vận hành.

Công tác chuẩn bị:

Trước khi vận hành ngoài công việc chuẩn bị máy lai, đối với máy phát cần phải kiểm tra 1 số nội dung sau:

- Kiểm tra cơ cấu truyền lực giữa máy lai và máy phát phải đảm bảo chắc chắn an toàn.

- Kiểm tra các đầu dây phải bắt chặt, dẫn điện tốt.

- Đối với máy phát điện áp 380/220V, công suất trung bình lớn, trước khi vận hành phải cắt phụ tải và đặt biến trở điều chỉnh điện áp đúng vị trí điện áp bằng 0 để dễ khởi động máy lai.

Khi vận hành cần lưu ý:

- Phải cho máy quay đủ tốc độ quy định và điều chỉnh dòng kích từ đúng định mức để đảm bảo điện áp và tần số dòng điện đạt yêu cầu.

- Kiểm tra điện áp 3 pha phải cân bằng không được chênh lệch nhau quá mức quy định.

- Phải kiểm tra điện áp 3 pha phải cân bằng không được chênh lệch nhau quá mức quy định.

- Phải kiểm tra dòng điện của máy cung cấp cho phụ tải không vượt quá trị số định mức theo thiết kế.

- Máy phát tự kích (có bộ chỉnh lưu) cần phải theo dõi tình hình làm việc của bộ chỉnh lưu không được nóng quá.

Trước khi dừng máy phải cắt phụ tải.

Trước khi dừng, trường hợp máy có công suất lớn cần giảm tải từ từ về 0 sau đó điều chỉnh giảm dần điện áp về không rồi mới dừng máy.

Sau khi máy dừng phải lau chùi máy sạch sẽ, cần kiểm tra khắc phục những hỏng hóc (nếu có) để lần sau vận hành tốt.

* Chăm sóc

Đối với máy phát xoay chiều thì công tác chăm sóc đơn giản hơn máy điện một chiều vì bộ phận lấy điện không dùng cổ góp trừ trường hợp máy kích từ độc lập (Dùng máy phát 1 chiều kích từ) thì công việc chăm sóc máy phát kích từ như chăm sóc máy phát 1 chiều.

Ngoài ra phải lau chùi giá đỡ chổi than và vành trượt của rô to máy phát xoay chiều để đảm bảo phần kích từ tốt khi máy vận hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình bổ túc cấp GCNKNCM máy trưởng hạng ba môn Điện tàu thủy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Trang 43)