Thông số kỹ thuật của máy phát điện thường được ghi trên nhãn máy gọi là các đại lượng định mức bao gồm:
- Điện áp dây và điện áp pha (Ud, UP) - Công suất (P)
- Tần số (f)
* Điện áp
Điện áp dây (Ud) là điện áp đo giữa hai đầu dây pha.
Điện áp pha (UP) là điện áp đo giữa điểm đầu và điểm cuối của 1 pha. Trường hợp nối Y, quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha: Ud= 3Up
Quan hệ giữa dòng điện dây và dòng điện pha trong cách nối hình sao: Id = Ip
* Công suất
- Công suất tác dụng (P)
Trị số công suất có đơn vị đo là oát, kí hiệu là W P3F = 3 Ud.Id.cos φ = 3.Up. Ip.cosφ = 3.Rp. I2
p
Trong đó: Rp : điện trở pha; cosφ là hệ số công suất. Trị số cosφ phụ thuộc vào tính chất tải nối với máy phát.
Công suất phản kháng (Q) đơn vị là Var Q = 3 Ud.Id.sin φ = 3.Up. Ip.sinφ = 3.Xp. I2
Trong đó : Xp điện kháng pha
Công suất biểu kiến (S) (công suất toàn phần) Đơn vị đo ký hiệu là VA (có bội số là KVA) S = 3 Ud.Id = 3. Up. Ip
* Tần số dòng điện (f)
Dòng điện xoay chiều là dòng điện biến đổi tuần hoàn cho nên có sự dao động lặp đi lặp lại. Dặc trưng cho sự dao động nhanh hay chậm của dòng điện gọi là tần số, đơn bị đo là hec ( Hz). Tần số dòng xoay chiều trong công nghiệp của nước ta là 50Hz, hiện nay một số nước phát triển đã sử dụng dòng xoay chiều tần 60Hz.
Ngoài các đại lượng cơ bản, ở những máy có công suất lớn còn ghi các đại lượng định mức như:
Tốc độ quay định mức (vòng/phút) Hệ số công suất (cosφ)