1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông

51 919 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 22,22 MB

Nội dung

Bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần thay đổi. Một trong những vấn đề quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học. Theo các nhà giáo dục học, phương pháp dạy học phải được đổi mới theo hướng phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Tinh thần của vấn đề này là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự tìm hiểu khám phá...

Trang 1

Trong năm học 2011 -2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra nhiệm vụ của năm học là nâng cao hiệu quả việc bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học Có phải chăng đây là một hành động để thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học? Trong thực tế, sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học còn nhiều bất cập Thứ nhất,

đa số thiết bị nhà trường nhận về đều không sử dụng được do kém chất lượng hoặc do chưa có hướng dẫn sử dụng Thứ hai, một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị Thứ ba, hệ thống thiết bị chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với môn Ngữ văn Thiết bị dạy học của môn Ngữ văn chủ yếu là ảnh chân dung của một

số nhà thơ (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Bạch…), một số tranh phong cảnh (phong cảnh Tây Bắc) Với xu thế hiện nay, sử dụng thiết bị dạy học cũng là thực hiện đổi mới phương pháp Vậy, với số lượng thiết bị sẵn có của môn Ngữ văn như hiện nay thì liệu có đảm bảo để thực hiện đổi mới phương pháp hay không? Vì thế, vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để sử dụng hiệu quả những thiết bị dạy học sẵn có? Và làm thế nào để bổ sung, tăng cường thiết bị dạy học tự làm?

Trong nhiều năm học qua, để làm phong phú thêm cho tiết dạy và cũng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi

đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm mới tiết dạy bằng các thiết bị dạy học tự làm, đặc biệt là trong tiết dạy Đọc văn Vì thế, tôi xin chia sẻ với quý thầy cô giáo vấn đề:

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Trang 2

2 Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề

Thiết bị dạy học là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, nếu có sử dụng thiết bị dạy học thì bài giảng sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận sáng tạo, dạy học theo phương pháp phát hiện và giải

quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi

Sử dụng thiết bị dạy học còn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh

Sử dụng thiết bị trong dạy học đã làm thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp trong giảng dạy, kích thích sự húng thú học tập của học sinh, góp phần nâng cáo chất lương học tập cũng như tỉ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học

Ngữ văn

II Phương pháp tiến hành

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Vì vậy, yêu cầu đặt ra

là phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học Để đạt được mục tiêu, Bộ Giáo dục và đào tạo đã triển khai thành nhiều chủ đề cho nhiều năm học Nhiệm vụ của năm học 2011-2012 là: nâng cao hiệu quả việc bảo quản và

sử dụng thiết bị dạy học Bởi, để đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả thì thiết bị

và đồ dùng dạy học trở thành một điều kiện không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng Vì thiết bị và đồ dùng dạy học là những công cụ lao động của quá trình dạy học Dựa trên những công cụ lao động đó, giáo viên sẽ giúp cho học sinh khám phá, chiếm lĩnh tốt các kiến thức của bài học Để thực hiện tốt các phương pháp dạy học cần có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học với những hình thức khác nhau, tạo cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn Chính thiết bị dạy học sẽ cung cấp nguồn thông tin, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc và thuận lợi

Trang 3

Qua thực tiễn cho thấy, sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy không phải là phương pháp mới, phương pháp này đã được sử dụng từ trước đến nay Tuy nhiên, trong bối cảnh phải đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông thì sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trở thành cấp thiết Vì sử dụng thiết bị và đồ đùng dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh

Riêng đối với môn Ngữ văn, một tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học thì khả năng tiếp thu bài của học sinh sẽ hiệu quả hơn, tiết học sẽ phong phú, đa dạng hơn và

vì thế chất lượng sẽ tốt hơn Song, thực tế như chúng ta đã thấy, thiết bị, đồ dùng dạy học của bộ môn Ngữ văn (chương trình THPT) còn rất hạn chế Vì thế, cần phải triển khai phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả

2 Các biện pháp tiến hành

- Khảo sát toàn bộ chương trình để nắm được những bài học nào cần sử dụng đồ dùng dạy học

- Tự sưu tầm những hình ảnh phù hợp với bài dạy

- Tự làm đồ dùng dạy học trên cơ sở nội dung bài giảng

- Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh

- Phát huy khả năng tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh

- Tạo giờ học hứng thú

- Góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh

II Giải pháp của đề tài

1 Thuyết minh tính mới

a Sự cần thiết của việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học

Trang 4

Thiết bị, đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy và học Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn Đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn chủ yếu là tranh ảnh, các sơ đồ, các file âm thanh… đây là những hình ảnh, dụng cụ trực quan để học sinh có thể khái quát hóa và cụ thể hóa cảm nhận của bản thân Bởi, văn học là một

bộ môn khoa học của ngôn từ, trong tác phẩm, các nhà thơ, nhà văn dùng ngôn từ để

vẽ nên hình tượng vì thế những hình ảnh minh họa, những tranh phong cảnh cụ thể sẽ giúp cho người học cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp của phong cảnh cũng như vẻ đẹp của hình tượng Nói một cách dễ hiểu, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong dạy học Ngữ văn là điều kiện, là phương tiện để đổi mới phương pháp dạy học

Tuy nhiên, thực tế hiện nay thiết bị, đồ dùng dạy học của môn Ngữ văn rất hạn chế Vì vậy, để có phương tiện dạy học giáo viên cần thiết phải tự làm đồ dùng dạy học

b Đồ dùng dạy học tự làm: tác dụng và ý nghĩa

Thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, thiết bị dạy học không chỉ minh họa kiến thức mà là nơi chứa đựng nguồn thông tin học sinh phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân, theo hướng học chủ động tích cực, tìm tòi phát hiện trong thực tế Tuy nhiên, như trên đã

đề cập, thiết bị, đồ dùng dạy học môn Ngữ văn rất hạn chế, vì thế để có thiết bị sử dụng cho các tiết học mỗi giáo viên phải tự ý thức, tự sưu tầm, tìm tòi những đồ dùng dạy học mới phù hợp với nội dung bài học Việc tự làm đồ dùng dạy học trở thành hoạt động thường xuyên của giáo viên Vì thế, tự làm đồ dùng dạy học không chỉ là trách nhiệm của người dạy mà còn là niềm hạnh phúc của mỗi giáo viên Hơn thế nữa, môn Văn có đặc thù riêng, mỗi thiết bị dạy tự làm phù hợp với nội dung của bài dạy còn là một sáng tạo

c Giải pháp thực hiện có hiệu quả việc làm thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm

- Nhà trường phát động cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học, có khen thưởng những thiết

bị, đồ dùng dạy học phù hợp, thiết thực với nội dung chương trình

- Tổ chuyên môn tiến hành họp tổ bàn về vấn đề sử dụng thiết bị dạy học Thống kê bài nào cần thiết bị, thiết bị đó như thế nào Sau đó phân công cá nhân phụ trách việc

Trang 5

làm và hoàn thiện thiết bị đó Yêu cầu là thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm đó phải phù hợp với mục tiêu bài học và phải phát huy được vai trò tối ưu của nó

- Tổ chức dạy thực nghiệm với đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm, sau đó nhận xét, rút kinh nghiệm và nếu được sẽ đưa vào sử dụng chung cho cả nhóm bộ môn

d Hệ thống đồ dùng dạy học tự làm

Để có thể hoàn thiện đồ dùng dạy học tự làm, giáo viên có thể sưu tầm trên sách, báo, tài liệu tham khảo, trên mạng Iternet hoặc có thể vẽ… Đối với âm thanh, giáo viên có thể sưu tầm, tìm kiếm, có thể tự ghi âm…Từ năm học 2010-2011 đến nay, bản thân tôi đã làm được một số đồ dùng dạy học như sau, có thể tạm phân thành 04 nhóm:

* Nhóm chân dung và tiểu sử tác giả:

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Tô Hoài

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Kim Lân

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Nguyễn Thi

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Nguyễn Minh Châu

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Sôlôkhốp

- Chân dung và tiểu sử nhà văn Hêminhuê

- Chân dung và tiểu sử nhà biên kịch Lưu Quang Vũ

Cách làm: Đây là sáng kiến mới nhất, thể hiện rõ đặc điểm ưu việt của nó trong dạy học Ngữ văn 12 Thiết bị này được mô tả như sau: trên cùng một trang giấy

có cả chân dung và tiểu sử của tác giả, in trên giấy ảnh có ép nhựa với diện tích 70cm

x 90cm Khi dạy đến phần tác giả, giáo viên không cần ghi bảng mà chỉ cần treo đồ dùng dạy học này

Với loại đồ dùng dạy học này, giáo viên dùng trong phần tìm hiểu khái quát,

cụ thể là tìm hiểu tiểu sử của tác giả Với diện tích phù hợp, giáo viên có thể treo lên

¼ phần bảng đầu tiên, thay cho phần ghi bảng, điều này sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian mà học sinh cũng dễ ghi những kiến thức trọng tâm nhất về tác giả

* Nhóm tranh phong cảnh, hình ảnh minh họa:

Trang 6

- Bộ ảnh về những người thân của Bác Hồ

- Bộ ảnh về thảo nguyên, hoa lilalilalila, điệu nhảy Flamenco…:

- Bộ tranh về sông Đà

- Bộ tranh về sông Hương

- Bộ tranh về Tây Nguyên

- Bộ tranh về cuộc sống thuyền chài

- Bộ ảnh về cuộc đời của Xôcôlốp

- Bộ ảnh về cuộc chiến giữa lão Xantiagô chiến đấu với con cá kiếm

Cách làm: đối với loại đồ dùng dạy học này giáo viên có thể sưu tầm trên các loại tài liệu, được in màu trên khổ giấy A3, có ép nhựa

Loại đồ dùng dạy học này dùng để bổ sung kiến thức, cụ thể hóa những hình ảnh, những chi tiết được miêu tả trong tác phẩm Tác dụng là: làm cho bài học sinh động, phát huy trí tưởng tượng của học sinh

* Nhóm bản đồ:

- Bản đồ về con sông Đà

- Sơ đồ dòng chảy sông Hương

Cách làm: giáo viên có thể sưu tầm trên các tài liệu, có thể in màu trên giấy A3 hoặc có thể vẽ lại

Dùng để giới thiệu vị trí địa lý, những đặc trưng riêng của từng dòng sông, giúp học sinh củng cố thêm hiểu biết của mình về đối tượng được miêu tả

Trang 7

- Thương vợ

- Tự tình

- Chiều tối

- Từ ấy…

Cách làm: in vi tính bài thơ trên giấy A2 hoặc A0, có ép nhựa

Giúp học sinh đọc, cảm nhận, phát huy khả năng cảm thụ và phân tích văn bản thơ

* Nhóm băng, đĩa âm thanh:

- Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập

- Ghi âm đọc văn bản: Hai đứa trẻ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa…

- Các bài hát: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn, Đây thôn Vĩ Dạ, Dòng sông ai đã đặt tên?

- Trích đoạn phim, kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Số đỏ, Làng Vũ Đại ngày ấy…

Cách làm: tìm kiếm trên Internet một số bài thơ được phổ nhạc, một số trích đoạn thơ, hoặc tự đọc và ghi âm tác phẩm văn xuôi Sau đó chép vào đĩa, khi dạy mở trên các phương tiện phát âm thanh để học sinh theo dõi

Thông qua thiết bị này, học sinh có thể cảm nhận tác phẩm ở một phương diện mới Văn bản được ghi âm sẽ cho học sinh cảm nhận nội dung câu chuyện bằng một giác quan khác Bài thơ được phổ nhạc sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn giá trị đặc sắc của tác phẩm Một trích đoạn phim sẽ giúp cho người học hình dung ra được các nhân vật trong tác phẩm…

Giúp học sinh có những cảm nhận cụ thể về cuộc đời của

cô Tấm Tiết học sinh động, hấp dẫn

Trang 8

Dương Vương

và Mỵ Châu, Trọng Thủy

Trọng Thủy, đền thờ An Dương Vương, lễ hội Cổ Loa…

sinh về thành Cổ Loa, đền thờ An

Thủy…Từ đò tiết học sẽ hấp dẫn, kiến thức sẽ được tiếp thu hiệu quả

14 40 Đọc văn: Nhàn Văn bản bài thơ

Nhàn

Thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình phân tích tác phẩm

Trang 9

Giúp học sinh có cảm nhận đầy đủ về không gian của

truyện Hai đứa trẻ,

cũng như không khí buồn tẻ của phố huyện về chiều

14 53,54 Đọc văn: Chí

Phèo

Tượng Chí Phèo, Thị Nở

để từ đó khắc sâu những kiến thức cơ bản về hai nhân vật này

- Bộ ảnh về Huế,

về thôn Vĩ

- Cho học sinh cảm nhận bài thơ ở một phương diện khác

- Có ấn tượng sâu sắc về cảnh đẹp ở Huế, đặc biệt là ở thôn Vĩ

11

Trang 10

24 86 Đọc văn: Từ ấy Văn bản bài thơ

Từ ấy

Thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình phân tích tác phẩm

2 4 Tác giả Nguyễn

Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Bộ ảnh về những người thân của Bác Hồ

Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn

về thân thế của Nguyễn Ái Quốc –

Ý nghĩa, giá trị của bản tuyên ngôn được học sinh cảm nhân một cách đầy

đủ và ý nghĩa nhất

ghita của Lorca

- Bộ ảnh về thảo nguyên, hoa lila lila lila, điệu nhảy Flamenco, đấu bò tót

- Bài hát Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

Học sinh sẽ hiểu hơn về những hình ảnh trong bài thơ và

có cảm nhận sâu sắc

về hình tượng người nghệ sĩ Lorca qua bài hát

ở tính cách hung bạo

17 49,50 Đọc văn: Ai đã

đặt tên cho

- Bộ tranh về sông Hương

Học sinh sẽ có cảm nhận toàn diện về

12

Trang 11

dòng sông? - Bản đồ dòng

chảy sông Hương

từ thượng nguồn

đổ về thành phố Huế

vẻ đạp của dòng sông Hương

20 55,56 Đọc văn: Vợ

chồng Aphủ

Chân dung, tiểu

sử tác giả Tô Hoài

Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

22 60,61,62 Đọc văn: Vợ

nhặt

- Chân dung và tiểu sử tác giả Kim Lân

- Hình ảnh về nạn đói

- Ghi âm lời đọc văn bản

Tiết kiệm thời gian đọc văn bản và thời gian ghi bảng Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm sẽ được khắc sâu hơn qua hình ảnh về nạn đói

23 64,65 Đọc văn: Rừng

xà nu

- Chân dung và tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Thành

- Bộ tranh về sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên

- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh

dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

- Cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tây Nguyên sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về tinh

Trang 12

thần chiến đáu của các nhân vật trong tác phẩm

Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

25 70,71 Đọc văn: Chiếc

thuyền ngoài xa

- Chân dung và tiểu sử tác giả Nguyễn Minh Châu

- Bộ tranh về cuộc sống thuyền chài

- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh

dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

- Cuộc sống gian khổ, vất vả của những người hàng chài sẽ được học sinh cảm thông và thấu hiểu

27 76,77 Đọc văn: Thuốc Chân dung và tiểu

sử tác gải Lỗ Tấn

Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

28 79,80 Đọc văn: Số

phận con người

- Chân dung và tiểu sử tác giả Sôlôkhốp

- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh

Trang 13

- Bộ ảnh về cuộc đời của Xôcôlốp

dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

- Cuộc đời, số phận của Xôcôlốp được diễn tả cụ thể qua

bộ ảnh minh họa

29 82,83 Đọc văn: Ông

già và biển cả

- Chân dung và tiểu sử tác giả Hêminhuê

- Bộ ảnh về cuộc chiến đấu giữa lão Xantiagô với con

cá kiếm

- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh

dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

- Hành trình chiến

Xantiagô với con cá kiếm được minh họa bằng những hình ảnh cụ thể sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc về hàm

ý của đoạn trích

30 85,86 Đọc văn: Hồn

Trương Ba, da hàng thịt

- Chân dung và tiểu sử nhà biên kịch Lưu Quang

- Trích đoạn phim

- Tiết kiệm thời gian ghi bảng của giáo viên Học sinh

dễ dàng tiếp thu những kiến thức cơ bản về tác giả

- Bi kịch của Trương Ba sẽ được

Trang 14

học sinh cảm nhận đầy đủ hơn khi nghe những lời thoại của nhân vật

f Một vài ví dụ minh họa

Trang 15

* Nhóm chân dung và tiểu sử của tác giả

- Chân dung và tiểu sử tác giả Tô Hoài: sử dụng trong tiết Đọc văn Vợ chồng APhủ

NHÀ VĂN TÔ HOÀI

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Sinh 10/8/1920: Làng Nghĩa Đô, huyện Từ

Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Cầu

Giấy, HN)

- 1943: gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc

- Trong kháng chiến chống Pháp cũng như

khi hòa bình lập lại, ông chủ yếhoạt động

trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ

- Tác phẩm đầu tay: Dế mèn phiêu lưu kí

- Từ sau 1954 ông thành công ở nhiều thể

loại khác nhau (truyện ngắn, truyện dài, hồi

kí, tiểu luận…)

- 1996 ông được Nhà nước tặng Giải thưởng

Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí, O

chuột, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, Miền tây,

Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Ba người

khác…

Trang 16

- Chân dung và tiểu sử tác giả Kim Lân: sử dụng trong tiết Đọc văn Vợ nhặt

NHÀ VĂN KIM LÂN

- Tên thật: Nguyễn Văn Tài, sinh

1/8/1920, tại

làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc

Ninh

- Học hết tiểu học

- 1941 viết truyện ngắn -> là cây bút

truyện ngắn chuyên nghiệp

- Nội dung:

+ Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông

thôn VN và cuộc sống lam lũ, vất vả của

người nông dân

+ Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở

nông thôn như: đánh vật, chọi gà, thả

chim

- Kim Lân hiểu thấu đáo cảnh ngộ, nỗi

lòng và khao khát của người nông dân

Ông viết về họ bằng tình cảm tâm hồn

của một người vốn là con đẻ của đồng

ruộng -> KL là nhà văn của những người

nông dân nghèo

- Năm 2001 được tặng Giải thưởng Nhà

nước về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng,

Con chó xấu xí…

Trang 17

- Chân dung và tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Thành: sử dụng trong tiết Đọc văn Rừng xà nu

NHÀ VĂN NGUYỄN TRUNG THÀNH

- Sinh 1932

- Tên thật: Nguyễn Văn Báu, quê ở huyện

Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

- Năm 1950, ông gia nhập quân đội Ông từng

công tác ở báo Quân đội nhân dân Liên khu V,

tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung

Bộ, báo Văn nghệ, Ban chấp hành Hội Nhà văn

Việt Nam…

- Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong

kháng chiến chống Pháp có nhiều gắn bó với

chiến trường Tây Nguyên

- Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rẻo

cao, Trên quê hương những anh hùng Điện

Ngọc, Đất Quảng…

Trang 18

- Chân dung và tiểu sử tác giả Nguyễn Minh Châu: sử dụng trong tiết Đọc văn

Chiếc thuyền ngoài xa

NHÀ VĂN NGUYỄN MINH CHÂU

- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

- Quê quán: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu,

Nghệ An

- 1950: tham gia quân đội, là nhà văn quân đội

- Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967),

Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970),

Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy

(tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu

thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra

(tiểu thuyết, 1982), Người đàn bà trên chuyến tàu

tốc hành (tập truyện ngắn, 1983), Bến quê (tập truyện

ngắn, 1985), Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn,

1987), Cỏ lau (tập truyện ngắn, 1989)…

- Phong cách sáng tác:

+ Trước 1975: Đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên

trong tâm hồn con người

+ Sau 1975 văn chương Nguyễn Minh Châu

đi vào cuộc sống đời thường

=>Là nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng nhất

của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc) Năm 2000,

ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về

văn học nghệ thuật

Trang 19

- Chân dung và tiểu sử tác giả Lỗ Tấn: sử dụng trong tiết Đọc văn Thuốc

NHÀ VĂN LỖ TẤN

- Tên thật: Chu Thụ Nhân (1881 – 1936), Lỗ

Tấn là bút danh (lấy từ họ mẹ và chữ Tấn hành)

- Quê: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền

Đông Nam Trung Quốc

- Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc và thế

giới

- Trước khi trở thành nhà văn, ông đã học nhiều

nghề: hàng hải, khai khoáng, y khoa đều với

mục đích đẹp đẽ: vì đất nước, nhân dân

- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: phơi bày căn

bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người

tìm cách chạy chữa, đưa dân tộc thoát khỏi tình

trạng u mê, tăm tối, nô lệ Vì vậy, chủ đề nổi bật

trong sáng tác của ông là "phê phán quốc dân

tính" với lối viết lạnh lùng, tỉnh táo

- Những tác phẩm của Lỗ Tấn: Gào thét, Bàng

hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Cỏ dại,

Nấm mồ Học sinh chỉ cần nêu chính xác tên 2

tác phẩm (hoặc tên 2 truyện cụ thể như Cố

hương, Thuốc, A.Q chính truyện )

Trang 20

- Chân dung và tiểu sử tác giả Hêminhuê: sử dụng trong tiết Đọc văn Ông già và biển cả

NHÀ VĂN HÊ MINH UÊ

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mĩ,

sinh ra tại một thành phố nhỏ thuộc ngoại vi

Chicagô, trong một gia đìng khá giả

- Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích

phiêu lưu mạo hiểm Hêminguê là nhà báo, nhà

văn xông xáo hoạt động, đã từng tham gia nhiều

cuộc chiến tranh

- Ông được tặng giải thưởng Nôben văn học năm

1954

- Hêminguê là người đề xướng và thực thi

nguyên lí “tảng băng trôi”: nhà văn không trực

tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây

dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc

có thể rút ra phần ẩn ý

- Sự nghiệp văn học của Hêminguê khá đồ sộ,

trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như Giã

từ vũ khí, Chung nguyện hồn ai, Ông già và

biển cả

Trang 21

- Chân dung và tiểu sử tác giả Lưu Quang Vũ: sử dụng trong tiết Đọc văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)

NHÀ BIÊN KỊCH LƯU QUANG VŨ

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Hạ

Hòa, Phú Thọ (quê gốc: Đà Nẵng)

- Từ năm 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào

bộ đội, phục vụ torng quân chủng Phòng không

– Không quân

- Từ 1978 đến lúc mất: ông là biên tập viên tạp

chí Sân khấu và bắt đầu viết kịch

- Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng: viết

kịch, làm thơ, viết văn, vẽ tranh…Nhưng đóng

góp lớn nhất của ông là kịch

- Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn

kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật

Việt Nam hiện đại

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải

thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm tiêu biểu: Sống mãi tuổi 17, Lời nói

dối cuối cùng, Nàng Xita, Chết cho điều chưa

có, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta, …

Trang 22

* Nhóm tranh phong cảnh, hình ảnh minh họa:

- Bộ ảnh về những người thân của Bác Hồ: sử dụng trong bài Tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12) Những tấm ảnh này được sử dụng ở phần giới

thiệu về cuộc đời, con người và thân thế Hồ Chí Minh

+ Thân sinh: Nguyễn Sinh Sắc

+ Chị gái: Nguyễn Thị Thanh

Trang 23

+ Anh trai: Nguyễn Sinh Khiêm

- Bộ ảnh về thảo nguyên, hoa lilalilalila, điệu nhảy Flamenco…: sử dụng trong

bài Đàn ghita của Lorca (Ngữ văn 12) Hệ thống ảnh này được dùng trong phần tìm

hiểu tác phẩm, cụ thể là tìm hiểu hình ảnh tiếng đàn, hình ảnh áo choàng bê bết đỏ và chuỗi âm thanh lila lila lila Chính những hình ảnh này sẽ góp phần làm tăng giá trị của bài thơ

+ Vũ điệu Flamenco

Trang 24

+ Hình ảnh đấu bò tót

Trang 25

+ Hình ảnh hoa lila lila lila

- Bộ tranh về sông Đà: sử dụng trong bài Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12)

Những hình ảnh cụ thể về con sông Đà là bằng chứng hùng hồn và thuyết phục nhất khi giảng bình đến phẩm chất hung bạo của con sông Đà

Ngày đăng: 25/04/2015, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w