1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ học sinh tiếp cận kiến thức vật lý Trung học phổ thông đạt hiệu quả

26 510 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 720,5 KB

Nội dung

Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ học sinh tiếp cận kiến thức vật lý THPT đạt hiệu quả

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

Trang 2

A-ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lời mở đầu:

- Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu trọng tâm của Ngànhgiáo dục Vì vậy, việc tập trung điều chỉnh và xây dựng phương pháp dạy vàhọc sao cho phù hợp với tình hình mới đang là vấn đề thiết yếu ở các trườnghọc Chúng ta đang ở trong thời đại công nghệ thông tin, với những thành tựu

mà công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên ứng dụng sự phát triển củacông nghệ thông tin vào dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Giải quyết được thử thách, nâng cao tính trực quan sinh động đối với các mônhọc, đặt biệt là các môn học yêu cầu minh họa, trực quan nhiều hình vẽ, màusắc…, để hình thành khái niệm, kiến thức kỹ năng cho học sinh; sự hỗ trợ củamáy tính và các phần mềm máy tính sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt hơn Bêncạnh đó để nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên phải đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp tích cực kết hợpvới các thành tựu của công nghệ thông tin, phấn đấu để trong một tiết dạy,học sinh được hoạt động, thực hành nhiều hơn, thảo luận suy nghĩ nhiều hơn

- Việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy và học hiện nay góp phần to lớntrong việc giải quyết được tình hình thực tại, có tác dụng làm tăng hiệu quả sưphạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều Nhưng việc thựchiện nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao còn phụ thuộc vào cơ sở vậtchất và trình độ về tin học của giáo viên Đứng trước trực trạng trên, Chúng tacần tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy học sinh Hình thức này tuykhông còn mới mẻ, giáo viên đã quen thuộc Tuy nhiên việc ứng dụng CNTTtrong dạy học vẫn chưa phát huy hết ưu điểm của nó để đem đến nhiều lợi ích

mà cụ thể là kết quả học tập của học sinh Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong dạy học là một yêu cầu quan trọng của việc đổi mới phươngpháp dạy học Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác sử dụng,cập nhật và trao đổi thông tin, làm tăng sự chú ý của học sinh bằng một số

Trang 3

hiệu ứng…) giáo viên có thể cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh, băng hình và đây

là vấn đề cần thiết với bộ môn Vật lý

- Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, môn Vật lý cũng là môn rấtnhạy bén với các vấn đề thực tiễn trong đời sống hằng ngày của các em họcsinh Trong chương trình SGK môn Vật lý THPT có một số khái niệm mới,trừu tượng đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh phải trực quanhơn, đa dạng hơn tạo điều kiện chuẩn trong thao tác tư duy của học sinh đểhiểu sâu bản chất của hiện tượng Nên CNTT sẽ hỗ trợ đắc lực trong vấn đềnày Giáo viên sẽ có nhiều thời gian tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận,phát huy tính năng chủ động tích cực và sự say mê hứng thú của học sinhtrong học tập học sinh hiểu bài nhanh hơn, giờ học có hiệu quả hơn Chính

vì thế tôi đã mạnh dạn đưa việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Sáng kiến

kinh nghiệm “Sử dụng giáo án điện tử hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệu quả” đã được bản thân tôi đúc kết từ việc sử dụng giáo án

điện tử (GA ĐT) để giảng dạy ở nhiều lớp HS trong những năm gần đây.Qua theo dõi bản thân tôi nhận thấy rất rõ: Việc sử dụng GA ĐT trong quátrình giảng dạy đã thực sự hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý THPT đạt hiệuquả cao

II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1 Thực trạng

Trong quá trình dạy học môn Vật lý THPT, chắc chắn nhiều GV trong đó

có bản thân tôi đã thường xuyên sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp thu kiến thứcVật lý trong nhiều bài giảng của mình Có thể nói: Việc sử dụng GA ĐT củanhiều GV trong những năm học qua chưa được chú trọng và chưa đượcthường xuyên, còn mang tính tự phát Và hầu hết các thầy cô đều gặp nhữngkhó khăn và thuận lợi tương tự nhau

a Khó khăn:

- Hệ thống đèn chiếu rất đắt nên không phải phòng học nào cũng có máychiếu cả

Trang 4

- Không phải bài giảng nào cũng có thể dạy được bằng GA ĐT, đôi lúc gặpkhó khăn khi soạn GA ĐT với những bài nhiều lý thuyết, khó minh họa bằnghình ảnh.

- Khi dạy bằng GA ĐT đôi lúc học sinh xao nhãn, hoặc chép bài không kịp,yêu cầu dừng lại để chép bài làm bài giảng ngắt quãng không được xuyênsuốt, trôi chảy

b Thuận lợi:

- Sữa chữa và thay đổi dễ dàng hơn so với giáo án thông thường

- Giáo viên có thể lên mạng downloads GA ĐT về sửa lại theo ý của mình.

- Có thể dùng các clip để mô tả thí nghiệm hoặc tiến hành thí nghiệm ảothay thế các thiết bị thực hành bị hư hỏng hoặc chưa được trang bị tại trường

- Bài giảng sinh động hơn nhất là khi có các hình ảnh hoặc video clip liênquan đến bài học

- Ứng dụng nhiều hiệu ứng cũng như các hình ảnh đẹp làm cho học sinhhứng thú, kích thích quá trình học tập

- Đỡ tốn thời gian vẽ các hình ảnh minh họa tại lớp, có thể vẽ trước tại nhà

Từ những khó khăn và thuận lợi trên ta thấy rõ nguyên nhân dẫn đến thựctrạng sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý ở trường THPTchưa đạt hiệu quả cao Có thể lấy một ví dụ cụ thể để minh họa cho nhận địnhtrên như sau:

Ví dụ 1: Điều tra thực trạng kết quả sử dụng GA ĐT của bản thân tôi khi

giảng dạy HS các lớp: 12C4, 12C5, 12C11, 11A9 (năm học 2010-2011) củanhà trường

Phương pháp nghiên cứu

+ Phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin từ HS để biết rõ hơn về các khó

khăn, thuận lợi và các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng GA

ĐT

Trang 5

+ Sử dụng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến cá

nhân tất cả 170 HS của 04 lớp trên Tỉ lệ phản hồi phiếu điều tra của tất cả cácđối tượng đạt 100% Mẫu phiếu điều tra được mô tả như sau:

+ Mẫu phiếu hỏi dành cho học sinh

Họ và tên: ……… Lớp………

Các em vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây

Chú thích: Giáo án điện tử là bài giảng được xây dựng dưới dạng trình

chiếu (presentation) slide điện tử, có thể tạo từ Powerpoint của Microsoft Office, Impress của Open Office hay một phần mềm trình diễn tương tự.

Câu 1 Em đã được học môn Vật lý với giáo án điện tử bao giờ chưa?

A Chưa bao giờ

Câu 4 Em cảm thấy thế nào khi học môn Vật lý với giáo án điện tử?

(Chọn một hoặc nhiều phương án)

A Dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học

B Không nắm bắt được trọng tâm bài giảng (Phần nào cần ghi chép, phần nào không cần ghi chép)

C Thú vị vì có hình ảnh, clip sôi động

Trang 6

D Không thích vì giáo viên giảng bài như đang đọc lại các slide; kiến thức rời rạc, khô khan

Câu 5 Em thích học môn Vật lý theo phương pháp nào?

A Không sử dụng giáo án điện tử

Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các em!

Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra thống

kê tính tổng số đối tượng chọn và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu hỏinhằm đánh giá thực trạng để có cơ sở định hướng việc nâng cao hiệu quả sửdụng GA ĐT trong việc dạy và học môn Vật lý ở nhà trường

Trang 7

+ Kết quả thu được từ phía học sinh:

Dựa vào kết quả thu về từ các phiếu điều tra bản thân tôi thu được một số

ý kiến rất khách quan từ phía các em học sinh khi được hỏi các vấn đề liênquan đến việc học bằng GA ĐT, kết quả cụ thể như sau:

Câu 1 Em đã được học môn Vật lý với giáo án điện tử bao giờ chưa?

A Chưa bao giờ (5/170 bạn, 2.94 %)

Câu 4 Em cảm thấy thế nào khi học môn Vật lý với giáo án điện tử?

(chọn một hoặc nhiều phương án)

A Dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học (85/170 bạn, 50 %)

B Không nắm bắt được trọng tâm bài giảng (Phần nào cần ghi chép,phần nào không cần ghi chép) (17/170 bạn, 10 %)

C Thú vị vì có hình ảnh clip sôi động (62/170 bạn, 36.47 %)

D Không thích vì giáo viên giảng bài như đang đọc lại các slide; kiếnthức rời rạc, khô khan (6/170 bạn, 3.53 %)

Câu 5 Em thích học môn Vật lý theo phương pháp nào?

A Không sử dụng giáo án điện tử (2/170 bạn, 1.18%)

Trang 8

2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng nghiên cứu trên

Dựa vào số liệu thống kê ở trên ta thấy hầu hết các em học sinh đã đượchọc với GA ĐT nhưng chưa thường xuyên Khi học với GA ĐT nhiều em cảmthấy hứng thú (70%), thầy cô dạy sinh động (76.47 %), thích thú vì có hìnhảnh, clip sôi động (36.47 %), dễ tiếp thu và nhanh nắm bắt được bài học (50

%) Bên cạnh đó cũng có một số em cảm thấy bình thường hoặc chán khi họcvới GA ĐT (30 %), khó nắm bắt được trọng tâm bài học (10 %) Phần lớn đều

có thái độ tích cực khi học với GA ĐT nhưng vẫn thích học theo phương phápkết hợp sử dụng GA ĐT và giảng dạy theo phương pháp thông thường hơn(85.88%)

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Các giải pháp thực hiện

Trang 9

Sau đây là cơ sở lý thuyết và nội dung công việc cụ thể về các giải pháp

đã thực hiện của bản thân tôi trong năm học 2012-2013 và đã thực sự sử dụng

có hiệu quả GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý đạt hiệu quả tốt đốivới những lớp HS mà tôi trực tiếp giảng dạy

A Cơ sở lý thuyết:

- Vận dụng lý luận phương pháp dạy học tích cực, đặc trưng của phươngpháp dạy học tích cực: dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tậpcủa HS, dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường họctập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với đánhgiá của trò Trong các điều kiện có thể, người GV có thể sử dụng máy tínhlàm công cụ hố trợ giảng dạy, mô phỏng các hiện tượng, thí nghiệm Vật lý màtrong điều kiện hiện tại không thể thực hiện được do các yếu tố kỹ thuật, trangthiết bị

- Nghiên cứu soạn bài dạy bằng GA ĐT kết hợp với các yếu tố sư phạmcủa GV có thể hỗ trợ HS tiếp cận và nắm bắt được nhiều kiến thức Vật lýTHPT đạt hiệu quả cao

B Các giải pháp được thực hiện

1 Giải pháp giúp HS tập làm quen với việc học tập bằng GA ĐT

- Trước hết bản thân tôi đã giúp HS hiểu rõ: GA ĐT trong các bài dạy của

GV đã và đang trở nên phổ biến Nó được gắn dưới mục đích tốt đẹp là giảngdạy bằng phương pháp hiện đại - trực quan - sinh động Nhưng không phảibài học nào HS cũng cần học với GA ĐT Đây chỉ là một trong nhiều phươngpháp dạy học tiên tiến chứ không phải hiệu quả trong mọi trường hợp GVcũng phải thấy rõ là nếu lạm dụng, nhất là tình trạng sao chép GA của nhau,

dù là GA ĐT hay không điện tử thì cũng mang lại tác dụng ngược đối với HSbởi mỗi lớp học cần một giáo án khác nhau Chính vì vậy, trong năm học2012-2013 bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học cụ thể bằng

GA ĐT cho HS (chú trọng tiết học nào của chương trình, nội dung nào của

Trang 10

bài có thể dạy và học bằng GA ĐT) Bằng những tiết dạy cụ thể có sử dụng

GA ĐT, tôi đã giúp HS làm quen dần với phương pháp học bằng GA ĐT;hướng dẫn HS cách tiếp thu và cách ghi nội dung bài học một cách phù hợp

và hiệu quả

- Mặt khác HS càng thấy rõ: Học bằng GA ĐT của thầy cô chỉ thực sựhiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình donhiều nguyên nhân, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiếnthức mới, thì việc học theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho

HS, các em có điều kiện ghi tất cả nội dung bài dạy của thầy cô trên mặtbảng, GV dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lạitừng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử

- Tư duy theo mạch kiến thức “vận dụng” của HS với phấn trắng bảngđen đã quen thuộc và các “slide” trong GA ĐT của thầy cô sẽ thực sự giúpcác em tiếp cận kiến thức Vật lý trong nhiều bài học đạt hiệu quả cao

2 Giải pháp thiết kế kịch bản dạy học của GV

- Như chúng ta đã biết động cơ học tập của HS chủ yếu là thi tốt nghiệp,

đại học và cao đẳng, đồng thời muốn vận dụng những kiến thức đã học ápdụng vào giải thích các hiện tượng Vật lý diễn ra trong thực tế và các ứngdụng khác trong cuộc sống Khả năng học tập của HS lại khác nhau nên GVphải tích cực hơn trong việc thiết kế kịch bản dạy học của mình trong nhiềubài giảng nhằm hỗ trợ HS tiếp cận và nắm bắt được các kiến thức Vật lý ở cácmức độ khác nhau đạt hiệu quả

- Kịch bản dạy học phải đáp ứng được yêu cầu của việc lựa chọn phươngpháp dạy học là khoa học và hiệu quả mục tiêu, nội dung bài học bám sátSGK, điều kiện khách quan, chủ quan, tận dụng được thời gian nhất là khi HSlàm bài tập trắc nghiệm, hệ thống bài tập những chỗ HS thấy khó, hay mắc sailầm có nội dung hướng dẫn được ẩn đi, những bài khó được đánh dấu *

tạo cơ hội dạy học phân hóa, tương tác…

3 Giải pháp sử dụng sơ đồ bài học (graph bài học)

Trang 11

- Xây dựng dàn ý tóm tắt bài học chính là việc rút ra những nội dụng chủyếu của bài học đó Do vậy, dàn ý tóm tắt bài học phải là một bản tóm tắt kháiquát nhất, đầy đủ nhất về nội dung bài học, nhìn vào đó có thể thấy ngay bàihọc nghiên cứu về vấn đề gì, các nội dung được đề cập đến trong bài, các kiếnthức cơ bản của từng nội dung và mối quan hệ giữa các kiến thức được thểhiện như thế nào Qua đó HS nắm bài một cách vững chắc, ghi nhớ được lâu,tái hiện nhanh Đồng thời qua việc tự tóm tắt dàn ý bài học sẽ hình thành ở HStính tự giác, tích cực học tập; có thái độ, động cơ học tập đúng đắn; có tinhthần trách nhiệm cao đối với công việc, phát triển năng lực nhận thức, hìnhthành được phương pháp học tập phù hợp với khả năng của HS.

4 Giải pháp kiểm tra, đánh giá việc tiếp cận và nắm bắt kiến thức của HS

- GV có vai trò tổ chức, hướng dẫn HS học tập bằng nhiều phương pháp;tuy nhiên để phù hợp với đề tài SKKN này, bản thân tôi lựa chọn phươngpháp tổ chức HS thảo luận vào trọng tâm một số chuyên đề nội dung kiến thức

đã chuẩn bị trước theo kế hoạch và thời gian viết đề tài Nội dung các cuộcthảo luận phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu: đòi hỏi HS phải vận dụng kiếnthức của cá nhân, phải có tính vấn đề, có mức độ khó khăn nhất định và đặcbiệt phải gây sự hấp dẫn đối với người tham gia thảo luận Các chủ đề thảoluận có thể do GV đề ra hoặc cũng có thể do các HS đề ra Nếu là các chủ đề

do HS đề ra thì GV phải là người kiểm soát, sắp xếp, lựa chọn để tránh trườnghợp các chủ đề trùng nhau, GV có thể xóa bỏ các chủ đề có nội dung khôngphù hợp

- Các chủ đề thảo luận được đưa ra dưới dạng các câu hỏi, các bài toán

mà lời giải của nó không có sẵn trong tài liêu SGK Để tìm kiếm câu trả lời,

HS phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức, phải tranh luận, bổ sung, hoặcbác bỏ các ý kiến của những người cùng tham gia để cuối cùng đi đến thốngnhất một cách lý giải hợp lý cho vấn đề đã đặt ra

II Các biện pháp để tổ chức thực hiện

Trang 12

Trong năm học 2012-2013, bản thân tôi đã có những biện pháp cụ thể

trong khâu tổ chức thực hiện SKKN: “Sử dụng giáo án điện tử hỗ HS tiếp cận kiến thức Vật lý đạt hiệu quả” ở một số lớp mà bản thân tôi trực tiếp

giảng dạy Để có minh chứng cụ thể cho SKKN này, tôi xin giới thiệu chi tiếtquá trình đã tổ chức thực hiện của bản thân trong năm học như sau:

2.1 Biện pháp tổ chức cho HS làm quen với giờ học bằng GA ĐT

- Dựa trên kết quả điều tra thống kê bằng phiếu hỏi dành cho HS đã nêu ởtrong ví dụ 1 trên, tôi thông báo kết quả này cho tất cả HS ở những lớp mà tôitrực tiếp giảng dạy trong năm học 2012-2013; Thông qua kết quả đó, HS cónhận thức bước đầu về phương pháp tiếp cận kiến thức Vật lý trong giờ họcbằng GA ĐT

- Căn cứ vào phân phối chương trình, CSVC của trường, kế hoạch hoạtđộng dạy học cá nhân, bản thân tôi lập kế hoạch cụ thể việc dạy học bằng GA

ĐT ở các lớp HS và các tiết học có thể sử dụng GA ĐT giảng dạy cho HStrong thời gian năm học

2.2 Biện pháp tổ chức cho HS học tập với GA ĐT theo kế hoạch GV

- Tiến hành giảng dạy bằng GA ĐT theo kế hoạch hoạt động dạy học củabản thân Trong năm học 2012-2013, bản thân tôi đã thực hiện được nhiều tiếtdạy học bằng sử dụng GA ĐT ở các lớp HS được giao; có thể nói việc sửdụng GA ĐT của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã thực sự có tácdụng tốt đối với HS và đã giúp HS tiếp cận được kiến thức môn Vật lý đạthiệu quả tốt Một trong những ví dụ cụ thể minh chứng cho việc làm đó là:

Ví dụ 2: Sử dụng GA ĐT hỗ trợ HS tiếp cận kiến thức Vật lý khi học Tiết 54,

55 (Theo ppct) - Ôn tập, Bài tập: Chương V - Dòng điện xoay chiều (SGK Vật

lý 12 NC) Tiết 54: GV dạy tiết Ôn tập chương; Tiết 55: GV dạy tiết Bài tậpchương Đây là 2 tiết học nhằm giúp HS làm bài kiểm tra học kỳ I đạt hiệuquả cao

* Giáo viên:

Trang 13

+ Khâu chuẩn bị GA: Soạn bằng GA ĐT xây dựng được hệ thống kiếnthức cơ bản và trọng tâm của chương “Dòng điện xoay chiều”- Vật lý 12 NCdưới dạng hỗ trợ quá trình HS tiếp cận nội dung kiến thức của chương.

+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy song song lớp đối chứng(ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) ở trường theo phương án đã thiết lập Phân tíchđịnh tính và định lượng kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sưphạm, từ đó rút ra kết luận của đề tài

* Học sinh: Cần tiếp cận được nội dung khoa học của các kiến thức trong

chương “Dòng điện xoay chiều”, cụ thể là:

- Phương trình của dao động điện từ cưỡng bức

- Hiện tượng cộng hưởng điện

- Giá trị tức thời của dòng điện xoay chiều

- Giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều

- Khái niệm về giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

Ngày đăng: 08/06/2014, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w