Nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Địa tại trường THPTqua việc sử dụng Atlat Địa lí 12
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA TẠI TRƯỜNG THPT LAM KINH QUA VIỆC SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ 12. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5 năm gần đây, môn Địa lí liên tục có mặt trong kì thi tốt nghiệp THPT ( Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013). Đây là một thuận lợi cho giáo viên dạy môn Địa có điều kiện năng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi các phương pháp dạy học có hiệu quả thông qua việc ôn tập cho học sinh. Một thực tế không thể phủ nhận rằng: những bộ môn như Sử, Địa ở các trường THPT trong cả nước chỉ đến khi Bộ GD&ĐT công bố môn thi tốt nghiệp thì học trò mới bắt đầu quan tâm đến việc ôn tập như thế nào để có điểm cao. Ở trường THPT Lam Kinh cũng không phải là ngoại lệ. Bản thân học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp nhiều khi rất áp lực vì đó là kết quả của 12 năm học tập, rèn luyện. Nhiều môn, trong đó có môn Địa khi chính thức công bố thi tốt nghiệp học sinh mới bắt đầu chú ý, nhưng đa số các em đếu rất ngại, chán khi nhìn vào quyển sách giáo khoa vì bài học nhiều lí thuyết, số liệu lâu nay các em lại chỉ học mang tính đối phó. Những thực tế đó từ học sinh làm tôi trăn trở, suy nghĩ rất nhiều khi tiến hành ôn thi tốt nghiệp cho các em, làm sao để những tiết hoc các em không chán mà vẫn đảm bảo kiến thức để thi. Trong bối cảnh như vậy tôi nghĩ đến một phương tiện dạy học của môn Địa không hề mới nhưng cũng không hề cũ đó là khai thác những kiến thức từ cuốn Atlat. Thực tế đã có 14 năm trong nghề, ôn thi tốt nghiệp cho học sinh đã nhiều. Bản thân tôi đã trải qua những đổi mới trong giáo dục như: thay SGK, học các chuyên đề Từ khi thực hiện việc thay sách, trong các đề thi tốt nghiệp câu hỏi liên quan đến sử dụng Atlat chiếm từ 2 đến 3 điểm. Điều đó là rất thuận lợi cho học sinh khi ôn tập. Bản thân tôi – dù tuổi nghề không phải là ít nhưng đã có lúc xem nhẹ Atlat, nhìn thấy cũng không ít đồng nghiệp còn lúng túng trong cách hướng dẫn học sinh xem Atlat. Xuất phát từ rất nhiều những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Địa tại trường THPT Lam Kinh qua việc sử dụng Atlat Địa lí 12. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của vấn đề. Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng, Anhxtanh cho rằng: “Điều tồi tệ nhất đối với môi trường học là làm việc với phương pháp cưỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo, cách đối xử như vậy sẽ làm hỏng tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra những con người chỉ biết phục tùng”. (Trích bài của Nguyễn Ngọc Thuận-Giáo dục Thời đại số 40/2000). Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao để các tiết học Địa nói chung và việc ôn thi tốt nghiệp nói riêng được học sinh đón nhận một cách nhẹ nhàng, hứng thú là điều mà người giáo viên dạy Địa phải nghĩ đến. 1 Mục đích của việc sử dụng Atlat trong dạy học môn Địa lí lớp 12 là giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, góp phần phát triển tư duy, nhận thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đó cũng góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, điều này đã được nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định:“ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh’’. Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục, tại điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’. Atlat được xem như cuốn sách thứ hai của học sinh trong việc ôn thi tốt nghiệp, nhưng việc khai thác Atlat như thế nào thì người giáo viên đóng vai trò quan trọng. Muốn có kết quả tốt học sinh phải yêu thích môn học, phải gắn với các giờ học trên lớp. Thực tế nhiều học sinh còn cho rằng môn Địa là môn phụ. Vì vậy chỉ đến khi báo môn thi tốt nghiệp các em mới bắt đầu quan tâm. Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên khi ôn tập cho các em, vì vậy việc người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng học tập cho học sinh. Học qua Atlat học sinh sẽ thấy việc ôn tập môn Địa nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tất nhiên, để một bài thi tốt nghiệp Địa được điểm cao thì không chỉ mình Atlat nhưng rõ ràng thực tế cho thấy trong đề thi tốt nghiệp Địa không chỉ câu hỏi liên quan đến Atlat mới cần Atlat mà kể cả những câu hỏi không hề có từ Atlat học sinh vẫn có thể dùng Atlat ( tất nhiên học sinh sẽ không được điểm tối đa, nhưng thà làm qua Atlat để có điểm còn hơn các em để trống câu hỏi, tác giả sẽ đề cập sau). 2. Thực trạng của vấn đề. Như đã nói ở trên, Atlat được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong học tập môn Địa, là “tài liệu” hợp pháp được mang vào phòng thi trong kì thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên để sử dụng “ tài liệu” này cho có hiệu quả không phải là dễ, nhất là đối với học sinh học lực yếu, trung bình vẫn có điểm khá ở môn Địa thì người giáo viên phải biết cách hướng dẫn chi tiết cho các em, cầm tay chỉ việc cho các em. Còn với học sinh ở mức khá trở lên thì chắc chắn sẽ được điểm cao hơn. Nhiều học sinh quan niệm học Địa là phải học thuộc ( nỗi sợ của rất nhiều học sinh). Điều này là hoàn toàn sai lầm, môn Địa rất cần tư duy trong quá trình học, thế thì người giáo viên phải giúp các em nhận thức được điều này. Tất nhiên học qua Atlat cần phải kết hợp với kiến thức SGK, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ cho nhau. Mục đích của người viết là học trên Atlat nên chỉ những bài nào quá khó mới dùng đến SGK. 2 Trước đây Atlat chưa thông dụng nên gây khó khăn cho việc dạy và học. Ngày nay Atlat trở thành phương tiện không thể thiếu trong kì thi tốt nghiệp THPT. Đây sẽ là một cứu cánh cho học sinh trong việc tránh điểm liệt, hướng tới điểm 5 và cao hơn nữa. Bản thân tác giả đã gần gũi với học sinh để hỏi xem việc ôn tập qua Atlat thế nào thì đa số học sinh đều rất hứng thú, ít nhất các em thấy đỡ ngại hơn rất nhiều vì không phải học thuộc mà vẫn có điểm cao ( Điều này sẽ rất hiệu quả với học sinh học ban A), lại được biết rất nhiều thông tin về đất nước-con người Việt Nam những nơi mà các em chưa có điều kiện được đặt chân tới. Như vậy, nếu người giáo viên truyền cảm hứng học cho học sinh qua Atlat thì người giáo viên sẽ đạt được rất nhiều mục đích: vừa ôn tập cho học sinh thi tốt nghiệp, vừa giúp các em yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo qua từng trang Atlat. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện a. Nội dung của Atlat “Atlat là một tập hợp có hệ thống các bản đồ địa lí, được sắp xếp một cách có logic để phục vụ cho mục đích dạy học một chương trình địa lí cụ thể. Nó có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ, Atlat được phân biệt theo sự bao trùm lãnh thổ, theo nội dung và theo mục đích sử dụng”. Theo đó nội dung cụ thể của cuốn Atlat được phân bố như sau: - Phần 1: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta ( bao gồm 63 tỉnh, thành phố) - Phần 2: Thể hiện chủ yếu của các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, khoáng sản, khí hậu - Phần 3: Thể hiện các yếu tố về dân cư xã hội, bao gồm dân cư, dân tộc - Phần 4: Thể hiện các ngành kinh tế của nước ta như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại - Phần 5: Địa lí các vùng kinh tế của nước ta, bao gồm 7 vùng. - Phần 6: Địa lí biển đảo. b. Giải pháp thực hiện Trên cơ sở nôi dung của Atlat nêu trên, để giáo viên có thể tổ chức tốt, có hiệu quả việc ôn thi tốt nghiệp đòi hỏi giáo viên và học sinh cần nắm vững các kĩ năng sau: *Đối với giáo viên: - Tìm hiểu kĩ danh mục, nội dung, công dụng của từng bản đồ để dạy từng bài cụ thể. -Trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp, giáo viên nên dự kiến những kiến thức sẽ được khai thác trong Atlat như thế nào. -Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn phù hợp với từng bài cụ thể để học sinh dễ hiểu, chú ý khai thác kĩ năng đọc bản đồ của học sinh. -Atlat cần được khai thác cả khâu học sinh tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng địa lí kể cả việc đánh giá, ôn tập khái quát hóa kiến thức cũng như khi làm bài thi. * Đối với học sinh: 3 - Nắm vững kí hiệu nằm ở trang bìa. - Nắm vững nội dung từng trang Atlat. - Đọc kĩ đề thi xem yêu cầu những gì. - Để đáp ứng yêu cầu của đề thi thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ đó nằm ở đau? -Tìm đến trang bản đồ cần sử dụng tương ứng với đề thi ( rất nhiều học sinh bỏ qua bước này), trong khi ở một trang bản đồ đôi khi có rất nhiều bản đồ với nội dung khác nhau, cùng nội dung nhưng có thể liên quan ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau, tránh tình trạng tốn thời gian trong việc tìm kiếm kiến thức và thậm chí khai thác sai kiến thức cần tìm so với yêu cầu. - Nắm vững bản chú giải thông qua các màu sắc, các kí hiệu - Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét theo yêu cầu của đề thi, đây là khâu tương đối khó. * Hướng dẫn sử dụng các bản đồ trong Atlat theo chủ đề bám sát kiến thức SGK để ôn thi tốt nghiệp Thực tế qua những lần ôn thi tốt nghiệp cho học sinh, tôi nhận thấy rằng học sinh bây giờ chủ yếu học khối A, số các em học khối C, học đều các môn là rất ít, bởi vậy bảo các em học lại lí thuyết là điều rất khó. Lí thuyết đã học từ đầu năm, nhưng khi báo môn Địa thi tốt nghiệp nhiều em còn không biết có những bài nào, có nội dung gì. Cũng đến lúc báo môn thi tốt nghiệp các trường mới lên kế hoạch ôn tập cho học sinh, có trường ôn theo tiết học, có trường ôn thành một buổi học. Trước thực trạng đó người giáo viên phải có kế hoạch ôn tập sao cho học sinh không chán học, vẫn đảm bảo được kiến thức. Bằng chút kinh nghiệm của bản thân qua những lần ôn tốt nghiệp tôi thấy rằng, giáo viên nên sử dụng Atlat ôn tập cùng kiến thức cơ bản theo chủ đề bám sát sách giáo khoa. Cụ thế: -Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên Trước hết, giáo viên cần củng cố kiến thức lí thuyết cho học sinh dưới dạng sơ đồ như sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đất nước nhiều đồi núi Địa lí tự nhiên Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Sử dụng bảo vệ tự nhiên Với mỗi bài giáo viên có thể nêu nhanh kiến thức cơ bản cho học sinh nắm được. Ví dụ: bài Đất nước nhiều đồi núi học sinh cần nắm được: 4 +Đặc điểm chung của địa hình +Có 2 dạng địa hình chính là đồi núi và đồng bằng. +Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Tức là với mỗi bài giáo viên cần nêu kiến thức cơ bản cho học sinh để học sinh tự tái hiện lại kiến thức đã học từ đầu năm cho đến thời điểm thi. Sau khi hệ thống hóa kiến thức cơ bản ở SGK( việc này mất rất ít thời gian), giáo viên cho học sinh làm việc với Atlat bằng những câu hỏi cụ thể liên quan đến phần tự nhiên. Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hành chính và kiến thức đã học, hãy xác định vị trí địa lí của nước ta. Trên đất liền , trên biển, nước ta giáp với các nước nào? Với câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xem bản đồ hành chính, ở trang này còn có bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á. Như vậy muốn xác định được câu trả lời của câu hỏi này, học sinh phải tìm kiếm dữ liệu ở cả trang hành chính. Sau khi hướng dẫn học sinh xem qua Atlat, giáo viên chốt kiến thức cho học sinh: - Việt Nam nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Trên đất liền nước ta giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, giáp Lào, Cămpuchia ở phía Tây. - Trên biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, philippin, Malaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh cần phải xem Atlat ở trang địa chất, khoáng sản. Học sinh cần nắm vững các kí hiệu mỏ dầu là gì, mỏ khí là gì. Học sinh tiếp tục làm việc với Atlat, sau khi học sinh có câu trả lời, giáo viên nêu nhận xét đúng sai, sau đó chốt kiến thức đúng cho các em như sau: -Các mỏ dầu, khí chủ yếu ở phía nam, nằm gần nhau, không quá xa đất liền. -Về các mỏ dầu có: Bể Cửu Long ( Hồng Ngọc, rạng Đông, Rồng, Bạch Hổ). Bể Nam Côn Sơn ( Đại Hùng, Cái Nước). -Mỏ khí: Bể sông Hồng ( Tiền Hải). Nam Côn Sơn ( ( Lan Tây, Lan Đỏ). Chủ đề 2: Địa lí dân cư Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. Địa lí dân cư Lao động và việc làm. Đô thị hóa. 5 Với mỗi bài giáo viên lại hệ thống những kiến thức cơ bản để học sinh tái hiện kiến thức như phần trên. Sau đó giáo viên tiếp tục nêu các câu hỏi Atlat liên quan đến nội dung dân cư. Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100000 người trở lên ở nước ta. Kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương? Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần xác định trang Atlat cần xem là trang dân cư ( Trang 15 ), đọc kĩ bảng chú giải, màu sắc trên bản đồ để nêu nhận xét sau: -Phần lớn các đô thị có quy mô từ 100000 người trở lên ở nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, duyên hải. ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB là những nơi có dân cư tập trung đông nhất. - 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ. Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư của nước ta. Giải thích nguyên nhân. Câu hỏi này vẫn thuộc phần dân cư, học sinh tiếp tục khai thác kiến thức trang 15 để trả lời: -Dân cư nước ta phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở mền núi. Đồng bằng phía bắc mật độ lớn hơn phía Nam. Tây Bắc, Tây Nguyên là những vùng có mật độ dân cư thấp. -Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác Chủ đề 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Với câu hỏi này, đương nhiên học sinh sẽ xem Atlat liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, câu này khác với câu khác là học sinh nên xem biểu đồ có sẵn trong Atlat để nêu. Nhìn vào biểu đồ miền ở trang này, học sinh sẽ thấy cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta có sự chuyển dịc theo hướng tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu I, khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Sự chuyển dịch này là tích cực, phù hợp với xu hướng đổi mới. Học sinh láy dẫn chứng ngay ở biểu đồ có sẵn trong Atlat mà không phải học thuộc. Chủ đề 4: Các ngành kinh tế 6 Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. Ngành nông nghiệp Vấn đề phát triển nông nghiệp. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Ví dụ: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình sản xuất và phân bố cây lúa nước ở nước ta. Ở trang này có 3 bản đồ liên quan đến 3 lĩnh vực của ngành nông nghiệp, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn các em chọn đúng biểu đồ liên quan đến lúa nước, sau khi học sinh tìm hiểu có thể đưa ra câu trả lời sau: -Lúa chiếm phần lớn trong cây lương thực, mà cây lương thực lại chiếm trên 50% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. -Diện tích gieo trồng năm 2007 đạt 7,2 triệu ha ( có biến động nhỏ). -Sản lượng lúa năm 2007 đạt 35,9 triệu tấn, tăng hơn 3,3 triệu tấn so với năm 2000. -ĐBSCL và ĐBSH là hai vùng trọng điểm trồng lúa ở nước ta, sau đó đến các tỉnh duyên hải miền trung. -Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lúa nhiều: An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Thái Bình Cơ cấu nghành công nghiệp Công nghiệp Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Ví dụ: Dựa vào Atlat trang bản đồ công nghiệp năng lượng, hãy nêu tên các nhà máy điện có công suất trên 100000MW ở nước ta và giải thích sự phân bố của chúng. Câu hỏi này nêu rất rõ ràng, đó là: dựa vào Atlat trang công nghiệp năng lượng, học sinh chỉ việc giở đúng trang này ( trang 22), quan sát kĩ các kí hiệu sau đó nêu các nhà máy có công suất như đề bài yêu cầu. Giao thông vận tải Hệ thống GTVT, các tuyến chính Thương mại Nội thương, ngoại thương Du lịch Hai nhóm tài nguyên du lịch, tình hình phát triển 7 Với những nội dung này, học sinh học qua Atlat khá dễ vì gần như các kiến thức cơ bản đều đầy đủ như hệ thống giao thông đường bộ, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a- Kể tên các trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta. b- Các di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới ở nước ta. Học sinh sử dụng toàn bộ trang du lịch để trả lời với các kí hiệu rất chi tiết. Cụ thể: a- Các trung tâm du lịch quốc gia gồm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP HCM. b- Các di sản thiên nhiên thế giới như: Vịnh Hạ Long Các di sản văn hóa thế giới: cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn Chủ đề 5: Địa lí các vùng kinh tế Vùng TDMNBB Vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng Bắc Trung Bộ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam Bộ Vùng ĐBSCL Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh QP ở BĐ Các vùng kinh tế trọng điểm. Đây là chủ đề xuất hiện khá nhiều trong các kì thi tốt nghiệp môn Địa. Cũng tương tự như các chủ đề trên, với mỗi vùng giáo viên cũng hệ thống lại kiến thức cơ bản nhất để học sinh nắm được, sau đó vận dụng các câu hỏi liên quan đến Atlat. Khi xem Atlat ở các vùng, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tùy vào từng câu hỏi để khai thác Atlat phần tự nhiên hay phần kinh tế, vì trong Atlat mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế. Nhiều học sinh không được hướng dẫn các em rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ: trong đợt thi thử tốt nghiệp do Sở GD & ĐT ra đề có câu: Kể tên các cảng biển đã và đang xây dựng của vùng Bắc Trung Bộ. 8 Trong quá trình chấm bài, tôi đã phát hiện rất nhiều em có câu trả lời là: cửa Đáy, cửa Hội, của Nhượng thay cho câu trả lời đúng phải là: Vũng Áng, Chân Mây, Nghi Sơn. Như vậy số học sinh này đã nhầm lẫn nội dung khi xem Atlat. Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 21): a-Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào, nêu tên ngành công nghiệp từng trung tâm. b-Nhận xét về sự phân bố các trung tâm ccoong nghiệp của vùng TDMNBB. c-Nêu tên các của khẩu quan trọng của TDMNBB và cho biết các cửa khẩu đó thuộc tỉnh nào? Học sinh quan sát Atlat(bản đồ kinh tế) vùng TDMNBB, sau đó giáo viên có thể gọi học sinh cầm Atlat lên bảng làm để thay đổi không khí lớp học với câu trả lời chính xác như sau: a-Các trung tâm CN và các ngành CN của vùng: + Việt Trì: hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất giấy. + Thái Nguyên: Khai thác sắt, cơ khí, luyện kim đen, luyên kim màu, sản xuất vật liệu xây dựng. + Hạ Long: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng. + Cẩm Phả: cơ khí, khai thác than. b- Nhận xét Các trung tâm CN phân bố ở trung du, nơi có địa hình thấp, vị trí thuận lợi đẻ giao lưu với bên ngoài, sẵn nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. c-Các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Lào Cai (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Trà Lĩnh và Tà Lùng (Cao Bằng), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh). Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên( ở vùng Đông Nam Bộ ). a. Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. b. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. c. Các mỏ dầu Với câu hỏi nay học sinh cần xem bản đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ để trả lời: a.Các nhà máy thủy điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn. b.Các vườn quốc gia: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Là Gò Xa Mát. Các khu dự trữ sinh quyển: Cần Giờ, Cát Tiên. c. Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông. Trên đây là những hướng dẫn cụ thể cách sử dụng Atlat theo từng chủ đề. Ngoài ra để sử dụng Atlat có hiệu quả giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh khai thác các dạng biểu đồ có trong Atlat Các dạng biểu đồ đều được thể hiện trong Atlat. Vì vậy, đây là một kênh thông tin không thể thiếu được đối với thí sinh. Bởi lẽ, bài tập kĩ năng vẽ biểu đồ là 9 một câu bắt buộc trong các kỳ tuyển sinh và chiếm 2 điểm, nhưng nhiều thí sinh còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, thập chí vẽ sai so với yêu cầu. Vì vậy, cần dựa vào các dạng biểu đồ trong Atlat so với yêu cầu đề bài để vẽ chính xác. Ngoài ra các biểu đồ trong Atlat còn giúp thí sinh có được số liệu để chứng minh cho các câu hỏi của đề bài (việc nhớ số liệu là”nỗi sợ” của học sinh). Ví dụ: Hãy nêu dẫn chứng để chứng minh Việt Nam là nước có dân số đông? Với câu này học sinh cần phải có số liệu để chứng minh, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh xem số liệu ở trang dân số, ở đó có biểu đồ cột thể hiện số dân của Việt Nam. Tất nhiên chỉ số liệu ở Atlat là không đủ, nhưng ít ra học sinh cũng đỡ “ngán” với số liệu không phải là ít của môn Địa. Việc lấy dẫn chứng cho các ngành kinh tế, GDP, các vùng, thành phần kinh tế hầu hết đều có trong Atlat. Trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp giáo viên không nên bỏ qua khâu hướng dẫn học sinh khai thác các biểu đồ ở Atlat. Giáo viên lưu ý học sinh: Khi học đến bài nào, học sinh cần đối chiếu với trang Atlat liên quan để hiểu và nhớ bài hơn. Qua việc đối chiếu, học sinh biết được các địa danh, số liệu nào đã được thể hiện trong Atlat để khi cần thì huy động mà không cần mất nhiều thời gian, việc học như vậy sẽ nhàn hơn. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đều có trong Atlat. Nắm vững các vấn đề được thể hiện trong Atlat, thí sinh sẽ tự tin hơn. Vấn đề quan trọng ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó như thế nào. Để có kết quả cao đối với bộ môn Địa, không chỉ sử dụng mình Atlat. Atlat không phải là câu thần chú “ Vừng ơi, mở cửa ra” mà còn phải kết hợp nhiều phương tiện, nhiều kiến thức khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả không thể tham vọng nêu hết ý tưởng của mình mà chỉ nêu một khía cạnh của việc ôn thi tốt nghiệp đó là sử dụng Atlat. Trong quá trình ôn tập cho học sinh tôi thường phân chia thời gian như sau, thời gian một buổi là 3 tiết: Củng cố kiến thức lí thuyết(đã nêu), lấy dẫn chứng bằng các câu hỏi sử dụng Atlat và cuối cùng là các bài tập thực hành liên quan cũng theo chủ đề. Giáo viên cũng không nên ôn cho học sinh nhiều loại biểu đồ phức tạp, không cần thiết như biểu đồ đường chỉ số, tính bán kính đối với biểu đồ hình tròn( chỉ thi Đại học) vì thực tế trong các đề thi tốt nghiệp câu hỏi vẽ biểu đồ rất dễ, không đánh đố học sinh và nêu cụ thể dạng biểu đồ. Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ hình tròn, vẽ biểu đồ cột chỉ cần giáo viên dạy để học sinh nhận dạng biểu đồ là được, dạy cách nhận xét cơ bản từ chung đến riêng, lấy dẫn chứng năm đầu, năm cuối 4. Kiểm nghiệm Đề tài này tôi thực hiện từ năm học 2010 đến nay, đặc biệt trong năm học 2012-2013 tôi tiến hành thực hiện ở 4 lớp là: 12C1, 12C6, 12C8,12C9. Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp tôi đã làm phiếu thăm dò học sinh với câu hỏi: Em thấy việc sử dụng Atlat để ôn thi tốt nghiệp như thế nào: Thích : 10 [...]... khác Lê Thị Hương 12 IV- PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Địa ( NXB giáo dục năm 2007) 2 Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT-Nhà xuất bản Gíao DụcNăm 2004 3 Atlat Địa lí Việt Nam của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo (Nhà xuất bản GDVN-2009) 4 Sách giáo khoa Địa lí 12 5 Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2011-2 012 môn Địa lí ( Phạm Thị Sen... Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân khi thực hiện việc ôn thi tốt nghiệp môn Địa cho học sinh lớp 12 qua Atlat Đề tài tôi chọn chắc cũng không mới với nhiều đồng nghiệp, và chắc chắn còn nhiều thi u sót, nhưng tôi hi vọng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó cho bộ môn Địa nói chung và việc ôn thi tốt nghiệp qua Atlat nói riêng ngày càng tốt hơn Rất mong nhận được những đóng góp quý báu Tôi xin chân... hỏi, đọc cho học sinh chéptôi biết nhiều giáo viên viên còn áp dụng cách này, có sử dụng Atlat thì qua loa), học sinh sẽ không hứng thú, dựa dẫm vào tài liệu để mang vào phòng Bản thân giáo viên dạy cũng sẽ rất mệt mỏi Vì vậy, bản thân mỗi người giáo viên nói chung, dạy môn Địa nói riêng, nhất là khi ôn thi tốt nghiệp luôn luôn phải tìm tòi, sáng tạo để lôi cuốn học sinh yêu thích bộ môn của mình hơn... nói Atlat không chỉ phục vụ cho thi tốt nghiệp mà các em còn xem như một cuốn sách hay để dùng sau này Như tác giả đã nói, Atlat không phải là câu thần chú “ Vừng ơi mở của ra”, chỉ là một phương tiện hỗ trợ để thực hiện ôn thi tốt nghiệp với môn Địa, vì vậy người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo để các em lĩnh hội kiến thức 1 cách tự nhiên, không nhàm chán Năm học 2011-2 012 khi thực hiện ôn tốt nghiệp. .. kết quả bộ môn Địa ở trường tôi khá cao( cả trường đậu tốt nghiệp là 99,8%) Cụ thể: -80% học sinh đạt từ 5 điểm trở lên trong đó: + Điểm 10: không + Điểm 9: 0,8 % + Điểm 7-8: 50 % + Điểm 5-6: 20,2% - 20% số học sinh còn lại điểm dưới 5 Năm học 2 012- 2013, hi vọng với cách dạy này, kết quả điểm thi tốt nghiệp của các em sẽ cao hơn năm ngoái III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Điểm của một bài thi tốt nghiệp bao... trong đó có nội dung sử dụng Atlat Bản thân tôi, năm nào có thi tốt nghiệp môn Địa tôi đều tham gia ôn tập cho các em, tôi nhận thấy nếu người giáo viên chỉ dạy đối phó, không tìm tòi, sáng tạo thì những tiết ôn tập của các em sẽ trở thành” cực hình”, thậm chí trước đây có những buổi ôn thi tốt nghiệp tôi dạy thì chỉ có 17 em theo học, trong khi sĩ số lớp là 40 Tôi đã từng rơi vào trường hợp này, tôi...Không thích : Tạm được : Đánh dấu x vào câu trả lời của em, chỉ được chọn một đáp án Kết quả mà tôi thu được như sau: Tổng số học sinh được hỏi ở 4 lớp là 165 Thích: 102 học sinh Tạm được: 50 học sinh Không thích: 13 học sinh Kết quả này theo tôi phản ánh đúng tâm lí của học sinh vì thực tế các em được ôn thi qua kênh hình nhiều màu sắc rất hiệu quả như Atlat, lại được biết nhiều thông tin về... giáo viên kỹ năng sử dựng Atlat trong dạy và học - Tổ chức các hội thảo chuyên đề về sử dụng Atlát Việt Nam để GV các trường cùng trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau - Mỗi năm học nhà trường nên mua cho giáo viên 1 cuốn Atlat xuất bản mới nhất để giáo viên cập nhật thông tin XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa ngày 25 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội... con người Việt Nam, nhiều kiến thức ở Atlat học sinh tỏ ra thích thú ví dụ các điểm du lịch, các cửa khẩu, các đường giao thông mà em sẽ đi trong kì thi Đại học đỡ phải học kiến thức lí thuyết, ít nhất nắm vững Atlat+ kĩ năng vẽ biểu đồ chắc chắn các em sẽ được 5 điểm, với học sinh khá giỏi kết quả này còn cao hơn Trước đây nhiều em không dám bỏ tiền ra để mua cuốn Atlat, thì hiện nay các em sẵn sàng . cập nhật thông tin. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa ngày 25 tháng 5 năm 2 013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Thị Hương 12 IV- PHẦN. 4. Kiểm nghiệm Đề tài này tôi thực hiện từ năm học 2010 đến nay, đặc biệt trong năm học 2012-2 013 tôi tiến hành thực hiện ở 4 lớp là: 12C1, 12C6, 12C8,12C9. Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp. Tổng số học sinh được hỏi ở 4 lớp là 165 Thích: 102 học sinh Tạm được: 50 học sinh Không thích: 13 học sinh. Kết quả này theo tôi phản ánh đúng tâm lí của học sinh vì thực tế các em được ôn thi