Tác động của tính thời vụ đến hiểu quả kinh doanh của khách sạn Huế Queen I

49 729 0
Tác động của tính thời vụ đến hiểu quả kinh doanh của khách sạn Huế Queen I

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch giờ đây đã không còn là một nhu cầu xa xỉ nữa, nó đã trở thành xu hướng chung của nhiều tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt, khi mà cuộc sống công nghiệp ngày càng phát triển, con người cứ luôn phải bận rộn với những băng khoăn thường nhật thì vào thời gian rỗi, du lịch là điều họ mong muốn thực hiện. Nó không chỉ giúp con người ta nghỉ ngơi thư giản, mà còn giúp tăng hiểu biết và thỏa mãn ham muốn khám phá những điều mới mẻ của mỗi con người….Theo thống kê của sở du lịch, trong năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007. Năm 2009, dưới tác động mạnh mẻ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nằm trong xu thế chung, lượng khách quốc tế ước đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010, du lịch Việt Nam đã quay trở lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Tính chung 12 tháng năm 2010 ước đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2009. Những con số tăng trưởng liên tục, cho thấy sự phát triển vượt bậc của du lịch Việt Nam. Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá. Huế thật sự là một thành phố đẹp và là nơi lý tưởng để du lịch. Như Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam - từng nói: “Du lịch Huế có một vị trí không thể thay thế trên bản đồ du lịch Việt Nam”. Tuy nhiên, một thực tế được nhìn nhận với du lịch Huế từ trước đến nay mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến đó là tại sao ngành du lịch nơi đây mãi vẫn chưa tạo được hình ảnh du lịch tương xứng, không thể đạt được những chỉ số kinh doanh hợp lý so với tiềm năng du lịch to lớn mà Huế có được. Du lịch Huế nổi bật với những loại hình như tham quan văn hóa, các di tích lịch sử, chùa chiền. Thời gian gần đây, các loại hình như du lịch sinh thái, du lịch biển, khám phá Phá Tam Giang …được đưa vào khai thác và nhận được sự phản hồi tích cực từ phía du khách. Theo bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng phòng nghiệp vụ (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Huế), tính đến hết tháng 11/2010, Huế đã đón gần 1,4 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với năm ngoái, trong đó khách du lịch nước ngoài đến Huế tăng 7,9%, nguồn khách Thái Lan và Pháp chiếm nhiều nhất. Nếu đem những số liệu này so sánh với các thành phố du lịch khác trong cả nước thì vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng nó đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc trong nội tại ngành du lịch Huế, là bước khởi đầu đáng mừng cho những đầu tư, phát triển ngành du lịch tỉnh nhà. Năm Du lịch quốc gia 2012 với chủ đề "Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới" sẽ được tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức. Đây là sự kiện du lịch lớn được tổ chức với nhiều hoạt động xuyên suốt trong năm nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên-Huế và thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch nội địa. Sự kiện này một lần nữa khẳng định tiềm năng to lớn của du lịch Huế Tuy nhiên, có một thực tế rằng: những loại hình du lịch đang được khai thác tại Huế phần lớn đều chiụ ảnh hưởng bởi thời tiết. Ngoài ra, du lịch là một ngành chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan, là nhu cầu cao cấp của mỗi con người. Một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên nhu cầu du lịch đó là “thời gian rỗi”. Do đó, Du lịch tồn tại một quy luật đã trở thành đặc trưng của ngành: ”tính thời vụ”…không nằm ngoài quy luật chung đó, ở Huế cũng có những “mùa du lịch” và điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch của địa phương. Trong đợt thực tập cuối khóa, tôi có cơ hội được thực tập tại khách sạn Huế Queen I. Không phải là một ngoại lệ, khách sạn này cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ. Do đó, thông qua cơ hội này, tôi thực hiện đề tài nghiên cưú “Tác động của tính thời vụ đến hiểu quả kinh doanh của khách sạn Huế Queen I” để thông qua đó có cái nhìn đúng đắn hơn về tính thời vụ cũng như những tác động của nó, từ đó đưa ra một số biện pháp khắc phục và phần nào giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn hiện tại do tính thời vụ gây ra. Đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ các mục đích sau:  Tìm hiểu khả năng kinh doanh của khách sạn Huế Queen I.  Tác động của tính thời vụ đến hiệu quả kinh doanh, cụ thể là của khách sạn Huế Queen I.  Tìm hiểu nguyên nhân của tính thời vụ và đưa ra một số giải pháp khắc phục. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thời vụ du lịch tại khách sạn Huế Queen I. Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong phạm vi khách sạn Huế Queen I và một số thông tin về du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian qua Các thông tin số liệu thu thập và được xử lý trong đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các sách báo, internet, từ các giáo trình ,Trang web chính thức của khách sạn Huế Queen, Thông tin từ phòng hành chính và kế toán của khách sạn Huế Queen I… kết hợp với các dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp một vài nhân viên làm việc tại khách sạn. Từ đó, các thông tin sẽ được xử lý bằng cách kết hợp các phương pháp như: phương pháp Thống kê, phân tích tổng hợp từ những số liệu thu thập được, thực hiện các phép toán xử lý, phân tích các chỉ số về tính thời vụ phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dãi… PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Các khái niệm cơ bản: 1.1. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng như cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưởng trong một khoảng thời gian nhất định (Theo luật du lịch Việt Nam). 1.2. Khách du lịch: là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong một thời gian ít nhất là 24 tiếng đồng hồ và ở đó họ không có nơi cư trú thường xuyên và không vì mục đích kiếm tiền.(Theo luật du lịch Việt Nam). Khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du kịch nội địa.Theo điều 34 của luật du lịch Việt Nam thì khách du lịch quốc tế và khách du lịch Việt Nam được định nghĩa như sau:  Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.  Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam 1.3. Tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, lịch sử - văn hóa, công trình lao đọng sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.(Luật du lịch Việt Nam) 1.4. Điểm du lịch : là nơi có tài nguyên hấp dẫn được đưa vào khai thác nhằm phục vụ du lịch 1.5. Kinh doanh khách sạn: là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhắm mục đích có lãi. 1.6. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn:  Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại điểm du lịch.  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao.  Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật: kinh tế, xã hội, thời vụ…. 1.7. Sản phẩm của khách sạn du lịch: sản phẩm của khách sạn là tất cả những hàng hóa và dịch vụ mà khách sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. Sản phẩm của khách sạn bao gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ  Sản phẩm hàng hóa: là những sản phẩm hữu hình mà khách sạn cung cấp. Đây là loại sản phẩm mà sau khi trao đổi thì quyền sở hữu sẽ thuộc về người phải trả tiền.  Sản phẩm dịch vụ: là những giá trị về vật chất hoặc tinh thần mà khách đồng ý bỏ tiền ra để đổi lấy chúng. Gồm: o Dịch vụ chính: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của khách khi họ lưu lại khách sạn. o Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ khách ngoài 2 loại dịch vụ trên nhằm thỏa mãn nhu cầu thứ yếu của khách khi họ lưu lại tại khách sạn. 1.8. Đặc điểm của sản phẩm khách sạn du lịch: a/ Tính vô hình:  Không thể kiển tra chất lượng trước khi mua và bán  Khó đánh giá chất lượng  Khó định giá  Không thể sản xuất hàng loạt b/ Tính không đồng nhất:  Phụ thuộc vào nhân tố con người  Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khó kiểm soát trước. c/ Tính sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời:  Có sự tham gia trực tiếp của khách hàng  Khách hàng và nhân viên phục vụ tác độnh qua lại trực tiếp  Lý thuyết vai trò d/ Tính dễ hỏng:  Không thể để dành, đầu cơ, tích trữ  Không thể trả lại, đổi lại  Không cho phép làm lại, làm thử e/ Tính cao cấp: Luôn đòi hỏi tính chất lượng cao II. Tính thời vụ trong du lịch 2.1. Khái niệm: Thời vụ du lịch được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định. 2.2. Đặc điểm của tính thời vụ: • Thời vụ trong du lịch là quy luật có tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. • Một nước hoặc một vùng có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch được khai thác ở đó. • Cường độ của thời vụ du lịch không đều nhau vào các tháng khác nhau  Thời gian mà cường độ của thời vụ du lịch lớn nhất (cực đại) được gọi là thời vụ chính hoặc chính vụ (mùa cao điểm)  Thời gian có cường độ nhỏ hơn vào trước và sau mùa chính có thể gọi là trước mùa chính (đầu mùa) và sau mùa chính (cuối mùa)  Thời gian còn lại với cường độ rất nhỏ thì gọi là ngoài mùa (mùa chết) • Ở các nước, các vùng du lịch phát triển, thời vụ du lịch kéo dài hơn và chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời kỳ trước và sau mùa vụ chính thể hiện yếu hơn Ngược lại, ở những nơi du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn hơn và sự chênh lệch cường độ của mùa du lịch chính so với thời gian trước và sau mùa chính thể hiện rõ nét hơn. • Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các loại hình du lịch khác 2.3. Ảnh hưởng của tính thời vụ Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. Do cơ sở vật chất chỉ được sử dụng vào 1 thời gian nào đó trong năm nên tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ du lịch tăng lên, ảnh hưởng đến chính sách giảm giá thành để tạo lợi thế cạnh tranh. Đối với du khách, tính thời vụ làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Vào mùa du lịch chính, du khách tập trung quá đông tại các điểm du lịch, vùng du lịch làm giảm chất lượng phục vụ cho du khách. Ngược lại, tại mùa thấp điểm các cơ sở vật chất và người lao động lại trở nên nhàn rỗi, gây lãng phí. Lượng khách Thời gianCác mùa trong du lịch 1 2 3 4 1: Trước mùa chính 2: Thời vụ chính 3: Sau mùa chính 4: Mùa chết Việc phân bổ không đồng đều của hoạt động du lịch theo thời gian cũng gây ảnh hưởng không tốt đến các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan. 2.4. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong du lịch: Du lịch là nhu cầu cao cấp, nó chỉ được đáp ứng khi các nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn. Trong cuộc sống ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ biến và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, Cầu du lịch rất linh hoạt và mềm dẻo.Trong khi đó cung di lịch lại có tính tương đối ổn định. Chính điều đó đã dẫn đến sự mất cân đối cung_cầu du lịch, tạo nên tính thời vụ giữa các mùa du lịch trong năm. Những nhân tố chính tác động đến tính thời vụ bao gồm:  Khí hậu  Thời gian rỗi  Sự quần chúng hóa trong du lịch  Phong tục tập quán  Tài nguyên du lịch  Sự sẵn sàng đón tiếp du khách 2.5. Các biện pháp khắc phục  Đa dạng hóa khả năng đón tiếp  Sữ dụng tích cực động lực kinh tế  Tuyên truyền quảng cáo  Tổ chức lao động hợp lý III. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả kinh doanh của khách sạn. 3.1. Công suất sử dụng phòng trung bình: là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quá sữ dụng cơ sở vật chất kĩ thuật trong kinh doanh du lịch. Nó được tính bởi công thức: Công suất sử dụng phòng TB = Tổng số buồng i có khách * 100% Tổng số buồng i có khả năng đáp ứng Chỉ tiêu này thường được dùng như một tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động, kinh doanh của một cơ sở kinh doanh lưu trú. 3.2. Chỉ số thời vụ (hay còn gọi là hệ số thời vụ): là chỉ tiêu được dùng để phản ánh tính thời vụ trong du lịch, được tính bởi công thức. Ij = Y i Y Trong đó: Y là lượng khách trung bình đến trong 1 tháng Yj là lượng khách trung bình đến trong tháng j trong n năm, được tính bởi công thức: Yj = Σ Y i n Lưu ý: Để tính chỉ số thời vụ cần phải thống kê số liệu trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Số liệu thống kê càng nhiều năm thì chỉ số thời vụ càng chính xác. 3.3. Doanh thu khách sạn: cũng giống như doanh thu của một cơ sở sản xuất kinh doanh bất kì. Doanh thu là toàn bộ số tiền khách sạn thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu khách sạn thường gồm có doanh thu từ dịch vụ kinh doanh chính và doanh thu từ các dịch vụ vụ bổ sung. D = dk * K Trong đó: D là tổng doanh thu của khách sạn dk là doanh thu bình quân một khách K là tổng khách 3.4. Nghiên cứu biến động của doanh thu theo thời gian: là nghiên cứu biến động của yếu tố cần nghiên cứu dựa trên mối quan hệ với 2 hay nhiều yếu tố khác có liên quan. Từ đó thấy được sự biến động của yếu tố đó giữa năm nghiên cứu với năm so sánh. Trong đề tài này chỉ nghiên cứu biến động của doanh thu, xét trong mối quan hệ với hai nhân tố liên quan là doanh thu bình quân một khách (dk) và tổng khách (K). Thường được biểu diễn như sau: Ta có, D = dk * K nên áp dụng hệ thống chỉ số trong phân tích ta có: ID = Idk * IK D 1 = d k1 .K 1 D 0 d k0 .K 0 D 1 = d k1 .K 1 x d k0 .K 1 D 0 d k0 .K 1 d k0 .K 0 ⇔ Y = X 1* X 2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: D 1 - D 0 = (d k1 .K 1 - d k0 .K 1 )– (d k0 .K 1 - d k0 .K 0 ) Lượng tăng ( giảm) tương đối: D 1 - D 0 = d k1 .K 1 - d k0 .K 1 x d k0 .K 1 - d k0 .K 0 D 0 D 0 D 0 Từ đó đưa ra nhận xét về biến động của doanh thu dưới tác động của từng nhân tố ⇔ ⇔ ⇔ [...]... cắt giảm vào các th i i m cao i m và thấp i m trong năm Qua các thông số về lượt khách, và các tính toán chỉ số th i vụ đ i v i từng lo i khách, ta có bảng tổng hợp chỉ số th i vụ của tất cả du khách đến v i khách sạn Huế Queen I như sau: Biểu đồ 7: Biến động chỉ số th i vụ của tổng khách qua 3 năm 2008, 2009, 2010 t i khách sạn Huế Queen I: Trong chu kì một năm ta thấy lượng khách đến v i khách sạn. .. khách sạn Huế Queen cũng phần nhiều chịu chung hoàn cảnh v i tính th i vụ ở Huế Tuy nhiên, là một doanh nghiệp, v i qui mô nhỏ hơn và những chiến lược kinh doanh cụ thể hơn, tình hình ở Huế Queen I cũng có những khác biệt nhất định Dựa trên thông số về chỉ tiêu lượt khách xét trong m i quan hệ v i cơ cấu nguồn khách t i khách sạn Huế Queen: tính th i vụ chịu tác động lớn của nguồn khách, các lo i khách. .. du khách đến v i Huế cũng như v i khách sạn Huế Queen I Cho nên, lượng khách đến trong th i gian này khá đông Có thể n i, th i vụ của khách Âu v i khách sạn Huế Queen đạt đỉnh vào tháng 3 và i vào mùa chết vào tháng 9 v i lượt khách trung bình trong tháng chỉ khoảng 312 lượt ngư i Biểu đồ 5: Biến động chỉ số th i vụ của khách Á qua 3 năm Thành phần khách Á i du lịch lưu trú ở khách sạn chủ yếu là khách. .. i u chỉnh đáng kể chế độ lương t i khách sạn Huế Queen I III Phân tích kết quả kinh doanh 3.1 Phân tích biến động của doanh thu Doanh thu phòng có liên hệ trực tiếp v i số phòng cũng như lượt khách V i khách sạn Huế Queen I, có đến 60%-70% doanh thu là doanh thu từ hoạt động lưu trú Còn l i là doanh thu từ nhà hàng và các dịch vụ bổ sung Do đó, khi doanh thu phòng thay đ i sẽ tác động rất lớn đến doanh. .. tièn cao hơn để được lưư trú t i khách sạn Ngo i ra, các dịch vụ khác ngo i dịch vụ lưu trú đã được chú trọng đầu tư, du khách có nhiều sự lựa chọn hơn khi lưu trú t i khach sạn Các dịch vụ bỏ sung được sử dụng nhiêu hơn, nâng cao đựoc tổng doanh thu cho khách sạn 3.2 Biến động của doanh thu theo th i vụ Kết quả kinh doanh theo th i vụ: biểu hiện trực tiếp của tính th i vụ là lượng khách đến một i m... năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc: Giám đốc hiện t i là chị Châu Thị Hoàng Mai, là ngư i đ i diện trước pháp luật của khách sạn, có quyền hạn cao nhất, i u hành chung các công việc trong khách sạn và chịu m i trách nhiệm trong công việc kinh doanh của khách sạn Phó giám đốc kinh doanh: Là ngư i chịu trách nhiệm chính về các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn Phó giám n i chính: Chăm lo công việc... lịch của các đ i tượng khách khác nhau đã phần nào kéo d i được th i vụ du lịch cho khách sạn Huế Queen I Như v i khách sạn Queen I, vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 là th i gian khách Âu đến lưu trú t i khách sạn khá đông, những ngược l i th i gian từ tháng 5 đến tháng 9 l i rất ít Bù vào đó khách du lịch n i địa l i chủ yếu i du lịch vào th i gian từ tháng 5 đến tháng 8 Do đó, chu kì phục vụ du khách. .. khách khi đến v i khách sạn Vào các tháng 8,9 10,12 khách tương đ i ít so v i các tháng còn l i Doanh thu trong những th i i m này cũng giảm Đặc biệt là vào tháng 9, được xem là mùa chết đ i vứoi khach sạn Huế Queen I (và của cả ngành du lịch Huế) Đây là th i i m khó khăn đ i v i doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp ph i có sự cơ cấu l i các nguồn lực, cắt giảm t i đa các chi phí và một phần l i ích của. .. sạn Huế Queen I có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm Vào các tháng 1, 2 , 3, 4, 6 ,7, 11, có chỉ số th i vụ cao ở đây ta đặc biệt chú ý, v i khách sạn huế queen I lượng khách chủ yếu là thị trường khách quốc tế v i 77,1%, đặc biệt khách Âu chiếm đến 59,4% do đó tác động của mùa khách Âu đến công suất phòng cũng như đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn là rất lớn…Sự chênh lệch về th i gian r i cũng... cấp là 1 khách sạn 3 sao, v i i u kiện vật chất đầy đủ và các i u kiện sản phẩm dịch vụ đủ sức đáp ứng những nhu cầu cao của khách nước ngo i 2.2.2 Phân tích chỉ số th i vụ của Huế Queen I: Th i gian và cường độ của mùa du lịch có sự khác nhau phụ thuộc vào từng lo i khách du lịch Do đó, khi phân tích tính th i vụ t i đã tách tổng khách của khách sạn ra để phân tích riêng cho từng lo i khách từ . khăn hiện t i do tính th i vụ gây ra. Đề t i nghiên cứu nhằm phục vụ các mục đích sau:  Tìm hiểu khả năng kinh doanh của khách sạn Huế Queen I.  Tác động của tính th i vụ đến hiệu quả kinh doanh, . ph i là một ngo i lệ, khách sạn này cũng chịu ảnh hưởng của tính th i vụ. Do đó, thông qua cơ h i này, t i thực hiện đề t i nghiên cưú Tác động của tính th i vụ đến hiểu quả kinh doanh của khách. là của khách sạn Huế Queen I.  Tìm hiểu nguyên nhân của tính th i vụ và đưa ra một số gi i pháp khắc phục. Đ i tượng nghiên cứu chính của đề t i là th i vụ du lịch t i khách sạn Huế Queen I.

Ngày đăng: 24/04/2015, 19:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    • I. Các khái niệm cơ bản:

    • II. Tính thời vụ trong du lịch

      • 2.2. Đặc điểm của tính thời vụ:

      • 2.3. Ảnh hưởng của tính thời vụ

      • 2.4. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong du lịch:

      • 2.5. Các biện pháp khắc phục

      • III. Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính thời vụ và kết quả kinh doanh của khách sạn.

      • CHƯƠNG II: TÍNH THỜI VỤ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN KHÁCH SẠN HUẾ QUEEN I

        • I. Khách sạn Huế Queen I

          • 1.3. Cơ cấu tổ chức

          • 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn Huế Queen

          • 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

          • II. Phân tích tính thời vụ tại khách sạn Huế Queen I

            • 2.1. Đặc điểm của địa bàn Thừa Thiên Huế:

            • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên:

            • 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội - cơ sở hạ tầng:

            • Bảng 2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được của Thừa Thiên Huế năm 2010.

              • I

              • 2.1.3 Du lịch Huế

              • 2.2. Tính thời vụ tại khách sạn Huế Queen I

              • 2.2.1 Phân tích tính thời vụ qua cơ cấu nguồn khách: Là một khách sạn đặt trên địa bàn thành phố Huế, tính thời vụ ở khách sạn Huế Queen cũng phần nhiều chịu chung hoàn cảnh với tính thời vụ ở Huế. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp, với qui mô nhỏ hơn và những chiến lược kinh doanh cụ thể hơn, tình hình ở Huế Queen I cũng có những khác biệt nhất định. Dựa trên thông số về chỉ tiêu lượt khách xét trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn khách tại khách sạn Huế Queen: tính thời vụ chịu tác động lớn của nguồn khách, các loại khách khác nhau thường có xu hướng thời vụ du lịch không giống nhau. Xét lượt khách đến lưu trú taị Huế Queen trong 3 năm 2008, 2009, 2010 ta có bảng cơ cấu khách của Huế Queen như sau:

              • III. Phân tích kết quả kinh doanh

                • 3.1. Phân tích biến động của doanh thu

                • 3.2. Biến động của doanh thu theo thời vụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan