GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty TNHH VN Phương Đông (Trang 36 - 38)

Làm thế nào để thực hiện các phương hướng, mục tiêu mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra cũng như hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển của công ty.

Là một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng chế biến là ngành nông nghệp nên việc thúc đẩy xuất khẩu chè là cần thiết. Song với tình hình như hiện nay để có thể đưa ra được các giải pháp có hiệu quả theo tôi công ty cần phải quan tâm và thực hiện một số vấn đề chủ yếu sau.

1. Tổ chức tốt mạng lưới thu mua chè xuất khẩu, chuẩn bị chu đáo cho XK

Như đã trình bày trên, công tác thu mua chè xuất khẩu của công ty còn gặp nhiều khó khăn, các nguồn hàng của công ty phần lớn không ổn định mà chỉ quan hệ buôn bán theo mùa vụ, phạm vi thu mua còn hạn chế. Do vậy, việc tổ chức tốt mạng lưới thu mua chè xuất khẩu, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu là công việc cần thiết mà công ty phải làm.

Hơn nữa, khác với những sản phẩm công nghiệp nói chung và mặt hàng chè nói riêng diễn ra trên một phạm vi rộng, công tác thu mua diễn ra trong thời gian ngắn với khối lượng lớn. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải có mạng lưới thu mua nông sản rộng. Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp chè cho xuất khẩu là tương đối dồi dào, nhưng để tránh những biến động lớn do hạn hán, thiên tai, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chè, hạn ngạch xuất khẩu chè tăng nhanh.

2. Đa dạng hoá mặt hàng và xác định mặt hàng chủ lực.

Ngày nay trong kinh doanh không một doanh nghiệp nào lại chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng cố định như vậy sẽ rất mạo hiểm. Công ty TNHH VN Phương Đông không chỉ kinh doanh xuất khẩu chè mà còn tìm ra chủng loại mới, mặt hàng mới để tăng lợi nhuận cao, kinh doanh có lãi. Do vậy công ty phải tích cực xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu chè.

Kết hợp với việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu chè công ty cần phải ưu tiên tập trung nguồn lực tạo điều kiện xuất khẩu chè đen và chè xanh.

3. Về công tác thị trường.

Công ty phải tuân theo quan điểm của Marketing hiện đại, đặt nghiên cứu nhu cầu của các thượng đế lên hàng đầu. Nghiên cứu các nhu cầu trước rồi

mới tìm cách để thoả mãn các nhu cầu đó, nghĩa là phải luôn tâm niệm “bán những thứ gì thị trường cần chứ không phải bán những thứ gì mình có”. Trong thời gian tới công ty nên tổ chức một đội ngũ Marketing giỏi để xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing hiệu quả

4. Về quản lý nâng cao chất lượng chè xuất khẩu.

Trong thời gian trước mắt: Kiên quyết hướng dẫn chỉ đạo đúng quy

trình sản xuất tại các chân hàng của công ty.

- Khuyến cáo các đơn vị sản xuất xây dựng công nghệ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm cho dây truyền chế biến chè xuất khẩu.

- Yêu cầu người sản xuất đóng gói chè theo đúng quy trình, đảm bảo chè khi đến nơi tiêu thụ vẫn đảm bảo chất lượng.

- Xoá bỏ và không thu những loại chè kém chất lượng.

Về lâu dài: Xây dựng nhà máy chế biến chè xuất khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhà máy sẽ nhập những dây truyền máy móc thiết bị sản xuất chè đen của các nước Ấn Độ, SRilanca, Trung Quốc và nhập dây truyền sản xuất chè xanh ở Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc với yêu cầu các dây truyền sản xuất này phải phù hợp với điều kiện của công ty. Phối hợp thống nhất giữa cán bộ kỹ thuật với cán bộ quản lý để cho những sản phẩm có chất lượng mà thị trường mong muốn.

Xây dựng quan hệ với các vườn chè tập trung dưới sự lãnh đạo của công ty. .Như chúng ta đã biết sản xuất chè có đặc điểm là sai sót trong khâu nông nghiệp như phân bón, thu hái, phun thuốc trừ sâu...đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tóm lại với những giải pháp này công ty có thể chủ động hơn trong việc quyết định chất lượng chè xuất khẩu và chủ động trong khâu thu mua tạo nguồn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty TNHH VN Phương Đông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w