1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương

56 519 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 460 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 3 1.1. Các khái niệm cơ bản 3 1.1.1. Du lịch và khách du lịch 3 1.1.1.1. Du lịch 3 1.1.1.2. Khách du lịch 4 1.1.2. Nguồn khách và đặc điểm của nguồn khách 4 1.1.2.1. Khái niệm nguồn khách 4 1.1.2.2. Ý nghĩa của nguồn khách đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 4 1.1.2.3. Đặc điểm của nguồn khách 5 1.1.3. Marketing – mix, chiến lược marketing – mix 5 1.1.3.1 Marketing - mix 5 1.1.3.2. Chiến lược marketing - mix 5 1.1.4. Những khác biệt của marketing khách sạn 6 1.2. Các chiến lược marketing – mix trong kinh doanh khách sạn 7 1.2.1. Xác định thị trường mục tiêu 7 1.2.2. Chính sách sản phẩm 8 1.2.3. Chính sách giá 8 1.2.4. Chính sách phân phối 9 1.2.5. Chính sách xúc tiến 10 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ CỦA KHÁCH SẠN NGỌC HƯƠNG 13 2.1. Vài nét sơ lược về khách sạn Ngọc Hương 13 ` 1 2.1.1. Vị trí và quá trình hình thành khách sạn 13 2.1.1.1. Vị trí của khách sạn 13 2.1.1.2. Quá trình hình thành khách sạn 13 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý khách sạn 14 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 14 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn 15 2.1.2.3. Đội ngũ nhân viên 16 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Ngọc Hương 18 2.1.3.1. Tình hình khách du lịch đến khách sạn 18 2.1.3.2. Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ 18 2.2. Thực trạng hoạt động Marketing nhằm thu hút khách quốc tế của khách sạn Ngọc Hương 19 2.2.1. Thực trạng về nguồn khách của khách sạn Ngọc Hương qua 3 năm 2008 - 2010 19 2.2.2. Phân tích đánh giá các chiến lược Marketing của khách sạn 21 2.2.2.1. Xác định thị trường mục tiêu 21 2.2.2.2. Các chiến lược Marketing của khách sạn Ngọc Hương 23 2.2.2.2.1. Phân tích cạnh tranh trên thị trường 23 2.2.2.2.2. Chính sách sản phẩm 25 2.2.2.2.3. Chính sách giá 29 2.2.2.2.4. Chính sách phân phối 32 2.2.2.2.5. Chính sách xúc tiến 34 Chương 3. GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN KHÁCH SẠN NGỌC HƯƠNG 36 3.1. Đánh giá chung 36 3.1.1. Những mặt đã làm được 36 3.1.2. Những mặt chưa làm được 36 3.2. Cơ sở của việc đưa ra giải pháp Marketing nhằm thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương 38 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam 38 3.2.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của khách sạn Ngọc Hương 39 3.3. Giải pháp thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương 41 ` 2 3.3.1. Chính sách sản phẩm 41 3.3.2. Chính sách giá 42 3.3.3. Chính sách phân phối 43 3.3.4. Chính sách xúc tiến 44 3.3.5. Vấn đề con người trong thu hút khách du lịch quốc tế đến khách sạn 46 3.3.6. Quan hệ đối tác trong việc thu hút khách tại khách sạn Ngọc Hương 47 3.3.7. Vấn đề tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình trong việc thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương 48 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 KẾT LUẬN 49 KIẾN NGHỊ 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 ` 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang SƠ ĐỒ Sơ đồ: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bộ phận 14 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Khách lưu trú tại khách sạn qua 4 năm 2007 - 2010 21 BẢNG Bảng 1: Cơ cấu lao động của khách sạn Ngọc Hương qua 3 năm 2008 - 2009 16 Bảng 2: Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ qua 3 năm 2008 – 2010 18 Bảng 3: Tình hình biến động nguồn khách của khách sạn Ngọc Hương 20 từ năm 2008 – 2010 24 Bảng 4: Các đối thủ cạnh tranh của khách sạn 24 Bảng 5: Cơ cấu phòng của khách sạn Ngọc Hương 26 Bảng 6.1: Giá các loại phòng 29 Bảng 6.2: Giá các loại phòng 30 Bảng 7: Giá phòng khách sạn Ngọc Hương so với các khách sạn khác 30 Bảng 8: Dịch vụ cơm Cung Đình 31 Bảng 9: Dịch vụ ca múa nhạc Cung Đình 31 Bảng 10: Giá cho thuê hội trường 32 Bảng 11: Các công ty lữ hành, du lịch có hợp đồng với khách sạn 33 Bảng 12: Dự báo tình hình và chỉ tiêu kinh doanh của khách sạn năm 2011 40 ` 4 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các ngành kinh tế của một quốc gia thì du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói. Mỗi năm du lịch đem lại một khoản thu hàng triệu đô la cho đất nước. Hoạt động du lịch đã góp phần làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, trong con mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là tháng 9/2007, Việt Nam lọt vào danh sách 20 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm theo khảo sát của Tạp chí du lịch Conde Nast Traveller, một trong hai tạp chí du lịch uy tín của Mỹ. Không chỉ có vậy, hãng nghiên cứu RNCOS cũng dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016 và ngành du lịch Việt Nam sẽ phát triển ở mức hai con số cho đến năm 2012 theo như báo cáo nghiên cứu thị trường được công bố ngày 16/3/2010. Hoà nhịp với sự phát triển của ngành du lịch trên cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế nơi có một tiềm năng du lịch hết sức to lớn với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được thế giới công nhận là di sản văn hoá thế giới: Cố Đô Huế, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch và là điểm đến lý tưởng của du khách. Nhờ vậy mà số lượng khách sạn trên địa bàn tỉnh đã mọc lên rất nhiều với đủ các tiêu chuẩn, đáp ứng mọi yêu cầu cũng như khả năng chi trả của du khách. Là một khách sạn 3 sao, khách sạn Ngọc Hương là một trong những khách sạn ra đời và phát triển cùng với những thăng trầm của ngành du lịch. Khách sạn đã luôn phấn đấu và nổ lực để có được vị trí cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh đầy rủi ro này. Trong khoảng thời gian thực tập tại khách sạn Ngọc Hương đã giúp tôi nhận ra rằng hoạt động Marketing để thu hút khách quốc tế vẫn chưa được khách sạn chú trọng và đầu tư nhiều. Đây là một thị trường khách hết sức béo bở, biết tận dụng và khai thác một cách có hiệu quả thì sẽ đem lại doanh thu lớn cho khách sạn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương” làm đề tài thực tập của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực trạng chính sách Marketing để khai thác khách du lịch quốc tế của khách sạn qua các năm 2008 – 2010 trên cơ sở đó đề ra những giải pháp Marketing nhằm thu ` 5 hút nhiều hơn nữa lượng khách quốc tế nhằm tăng doanh thu và góp phần thúc đẩy sự phát triển của khách sạn Ngọc Hương nói riêng và cho du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn Ngọc Hương. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Phạm vi không gian: khách sạn Ngọc Hương. • Phạm vi thời gian: qua các năm 2008 – 2010 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Thu thập thông tin Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề có liên quan đến đề tài. Các tư liệu có được trong đề tài bao gồm các bài viết, bài báo cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như: website, các tạp chí Phương pháp này nhằm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn giúp có được tầm nhìn khái quát vấn đề cần nghiên cứu. • Phân tích số liệu Phương pháp này nhằm đưa ra những nhận xét và kết luận thông qua việc phân tích những thông tin vừa thu thập được. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như: tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận sẽ giúp cho việc đánh giá và nhận xét về tình hình của Doanh nghiệp được cụ thể hơn. Từ đó có phát huy những lợi thế cũng như có các biện pháp khắc phục những khó khăn mà Doanh nghiệp mắc phải. ` 6 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch và khách du lịch 1.1.1.1. Du lịch Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành từ rất sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng dần được phát triển và ngày càng được nâng cao lên cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…Ngày nay, hoạt động du lịch đã mang tính toàn cầu, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân các nước kinh tế phát triển. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá đúng mức sống của dân cư nước đó. Và vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Định nghĩa chính thức về “du lịch” của Tổ chức du lịch thế giới được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng 6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”. Theo điều 4 của Luật du lịch Việt Nam (2006) thì thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, có thể chưa có sự thống nhất về ngữ nghĩa và cách dùng từ trong khái niệm du lịch, nhưng những điểm chung có thể thấy về “du lịch” đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở thường xuyên của họ) để nghỉ dưỡng, chữa bệnh thoả mãn các nhu cầu về: văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu về tình cảm, trao đổi học hỏi lẫn nhau về công vụ. Mặt khác, du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm giúp đỡ thực hiện các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người thông qua việc tổ chức, phục vụ vận chuyển, ăn uống, tham quan, lưu trú … tất cả những hoạt động nêu trên tạo nên ngành hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. ` 7 1.1.1.2. Khách du lịch Bản thân việc xây dựng khái niệm du khách là một vấn đề phức tạp, mỗi nước có một quan niệm khác nhau theo những chuẩn mực khác nhau . Do đó đã gây khó khăn cho việc áp dụng công ước quốc tế cũng như hệ thống luật pháp trong nước để bảo vệ quyền lợi của du khách. Chính vì vậy mà các tổ chức quốc tế không ngừng đưa ra một khái niệm thống nhất về du khách đặc biệt là du khách quốc tế Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau. Năm 1963 hội nghị do Liên Hợp quốc tế được tổ chức tại Rome (Ý) thảo luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong một thời gian ít nhất là 24 tiếng đồng hồ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên” Theo Luật du lịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra người ngoài du lịch”. “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”. 1.1.2. Nguồn khách và đặc điểm của nguồn khách 1.1.2.1. Khái niệm nguồn khách Là tổng hợp tất cả các nhu cầu du lịch của nhiều đối tượng khác nhau và các đối tượng này có khả năng thanh toán cho nhu cầu du lịch của mình. 1.1.2.2. Ý nghĩa của nguồn khách đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Với bất kỳ ngành kinh doanh nào, khách hàng luôn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp có thế trụ vững trong nên kinh tế thị trường. Sản phẩm du lịch là sản phẩm trừu tượng không thể dự trữ được. Trong du lịch luôn tồn tại tính thời vụ, lượng khách đến không đều trong năm thì việc chủ động tìm kiếm thị trường là rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh cũng như tiến hành quản lý tiếp thị. ` 8 1.1.2.3. Đặc điểm của nguồn khách Đặc điểm của nguồn khách rất phong phú và đa dạng, có rất nhiều đặc điểm khác nhau về tuổi tác, quốc tịch, sở thích… : - Cơ cấu khách phức tạp: trước đây du lịch được coi là một hiện tượng nhân viên và chỉ có những người thuộc tầng lớp quý tộc. Nhưng ngày nay nó đã trở thành hiện tượng quần chúng hoá cho bất cứ người nào có khả năng thanh toán, cũng như thời gian rãnh rỗi. - Biến động thường xuyên: để có thể thực hiện một chuyến du lịch du khách thường phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như thu nhập, thời gian, thời tiết… Sự tác động của các nhân tố này vừa mang tình khách quan, vừa mang tính chủ quan cho nên nguồn khách này luôn biến động. Sự biến động này phụ thuộc vào: + Khí hậu: đóng vai trò quyết định trong những điều kiện thích hợp cho các cuộc hành trình du lịch. Đây cũng là nhân tố tạo nên tính thời vụ trong du lịch. + Thời gian nhàn rỗi: hiện nay với chế độ nghỉ phép có lương, hưu trí nên ngày càng có nhiều người tham gia vào du lịch. + Thu nhập: là yếu tố hàng đầu cho một chuyến du lịch. 1.1.3. Marketing – mix, chiến lược marketing – mix 1.1.3.1 Marketing - mix Theo Philip Kotler: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác. Marketing – mix là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trường mục tiêu. Marketing – mix là việc kết hợp các công cụ trong Marketing để được một biện pháp Marketing tốt nhất, phù hợp nhất để bán được nhiều hàng hoá - dịch vụ. Bao gồm những yếu tố có thể kiểm soát được như: sản phẩm, giá cả, địa điểm, xúc tiến, lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói, con người và quan hệ đối tác. 1.1.3.2. Chiến lược marketing - mix Chiến lược Marketing là một chuỗi những hoạt động hợp nhất dẫn đến một ưu thế cạnh tranh vững chăc (John Scully). Chiến lược Marketing là việc lựa chọn hướng hành động liên quan đến những nhóm khách hàng cụ thể (thị trường mục tiêu), phương pháp liên lạc, kênh phân phối ` 9 và cơ cấu giá. Chiến lược Marketing – mix là những yếu tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp đưa ra để thích ứng với thị trường mục tiêu. 1.1.4. Những khác biệt của marketing khách sạn Các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn có những đặc trưng mà các ngành dịch vụ khác không có. Có 8 khác biệt cụ thể trong các dịch vụ của ngành là: - Thời gian tiếp cận với dịch vụ ngắn hơn: Đối với sản phẩm hàng hóa và nhiều dịch vụ khác khách hàng có thể tiếp xúc và dùng hàng tuần, hàng tháng và đôi khi là hàng năm. Tuy nhiên sự tiếp xúc của khách với hầu hết các dịch vụ khách sạn thường ngắn hơn, dịch vụ khách sạn thì không có sự bảo đảm vì tính chất vô hình của dịch vụ. - Hấp dẫn mua dựa trên khía cạnh tình cảm nhiều hơn: Khách hàng mua sản phẩm hàng hóa vì biết rằng chúng sẽ thực hiện một chức năng cụ thể nào đó cho khách hàng. Với các dịch vụ khách sạn thì sự ràng buộc tình cảm này sảy ra thường xuyên hơn vì ngành khách sạn liên quan đến con người. - Chú trọng hơn về quản lí “bằng chứng”: Trong khi một hàng hóa là cơ bản là vật thể hữu hình thì dịch vụ về bản chất là sự thực hiện. Họ tin vào những “dấu vết” hoặc bằng chứng hữu hình đó khi mua dịch vụ. Khi quyết định mua gì, khách hàng của khách sạn thường dựa vào 4 “bằng chứng” sau: Môi trường vật chất, giá cả, truyền thống và khách hàng. - Nhấn mạnh hơn về hình tượng và tầm cỡ: Hình tượng và tầm cỡ của khách sạn là một khái niệm liên tưởng do các dịch vụ cung cấp hầu hết là vô hình và khách hàng thường mua dịch vụ vì lí do tình cảm. Vì vậy mà các tổ chức bỏ ra nhiều nỗ lực trong việc tạo ra những liên kết về tinh thần mong muốn. - Đa dạng và nhiều loại kênh phân phối hơn: Không có hệ thống kênh phân phối vật chất cho các dịch vụ khách sạn. Thay vì một hệ thống phân phối, ngành khách sạn có một hệ thống đặc trưng các trung gian môi giới về lữ hành, gồm các đại lí lữ hành và các công ty cùng đưa ra các chương trình trọn gói. - Phụ thuộc nhiều hơn vào các tổ chức bổ trợ: Kết quả marketing trong một khách sạn không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực chung của toàn khách sạn mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các nhà cung cấp khác như: công ty lữ hành, công ty vận chuyển, Những nhà cung cấp này phụ thuộc và bổ xung cho nhau. - Sao chép dịch vụ dễ dàng hơn: Hầu hết các dịch vụ khách sạn đều dễ bị sao ` 10 [...]... động Marketing nhằm thu hút khách quốc tế của khách sạn Ngọc Hương 2.2.1 Thực trạng về nguồn khách của khách sạn Ngọc Hương qua 3 năm 2008 - 2010 Trong hoạt động kinh doanh khách sạn việc khai thác và thu hút nguồn khách là một vấn đề quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp Vì khách đến lưu trú thì khách sạn mới có doanh thu Do đó việc phân tích tình hình tăng giảm lượng khách đến khách sạn có... hiểu về lịch sử ngoài ra cũng có một số khách công vụ lưu trú Khách sạn Ngọc Hương có một vị trí thu n lợi cho khách đi lại và làm việc Bên cạnh đó có một số khách du lịch Pháp đến lưu trú tại khách sạn cũng một phần là nhờ có những khách quen Pháp đã ở từ trước họ đã giới thiệu khách cho khách sạn Trong tập khách châu Á thì khách sạn cũng đặc biệt chú ý đến tập khách du lịch Thái Lan, khách sạn đang... chung phòng với bố mẹ được miễn phí tiền phòng Bảng 7: Giá phòng khách sạn Ngọc Hương so với các khách sạn khác (ĐVT: USD) Loại phòng Suite Executive ROH Khách sạn Khách sạn Khách sạn Ngọc Hương Festival Duy Tân 90 90 95 70 39 54 50 37 30 (Nguồn điều tra trực tiếp 2 khách sạn ở Huế) Qua bảng so sánh giá các loại phòng của 2 khách sạn đồng hạn một điều rất dễ nhận thấy đó là khách sạn Ngọc Hương có mức... của khách quốc tế thì khách sạn cần có nhiều biện pháp khai thác tốt cũng như nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm Lượng khách du lịch đến khách sạn năm 2010 giảm 2372 khách, giảm 15% so với năm 2009 nguyên nhân cũng là do dư âm của nền kinh tế khủng hoảng năm 2009 Mặc dù số lượng khách quốc tế đến khách sạn là khá lớn so với tổng lượng khách nhưng thời gian lưu lại bình quân của mỗi khách. .. đồng 16 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ CỦA KHÁCH SẠN NGỌC HƯƠNG 2.1 Vài nét sơ lược về khách sạn Ngọc Hương NGOC HUONG HOTEL Địa chỉ: 8-10 Chu Văn An Thành Phố Huế Điện thoại: (84-54) 3830111/3830112 Fax: (84-54) 3829316 Email: ngochuonghue@dng.vnn.vn Website: info@ngochuonghotel.com 2.1.1 Vị trí và quá trình hình thành khách sạn 2.1.1.1 Vị trí của khách sạn Đối với ngành... 100% người lao động tại khách sạn đều được tham gia các loại hình Bảo hiểm bắt buộc, trong đó, tổng kinh phí trích nộp hơn 380 triệu đồng 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Ngọc Hương 2.1.3.1 Tình hình khách du lịch đến khách sạn Khách sạn Ngọc Hương chủ yếu là đón khách quốc tế Trong 2 năm 2009 và 2010, khi tình hình kinh tế thế giới biến động, lượng khách quốc tế giảm, cộng thêm việc... lượng khách du lịch nói chung ở cả nước có xu hướng giảm Năm 2009 mặc dù có những bất ổn về tình hình kinh tế chính trị, nhiều dịch bệnh xuất hiện làm cho khách du lịch ngại đi lại nhưng khách sạn Ngọc Hương vẫn có một lượng khách đạt 15.779 khách, tăng 21,2 % so với năm 2008 Khẳng định doanh nghiệp là điểm đến an toàn cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế Đây có thể xem là một nổ lực rất lớn của khách. .. vì vậy thị trường du lịch là rất rộng lớn Xuất phát từ thực trạng cũng như tình hình cơ sở vật chất kỹ thu t, khả năng đón khách thì khách sạn đã chủ động đón khách quốc tế, chủ yếu là khách Trung Quốc, Nga, Pháp, Nhật, Hàn,….Ngoài ra khách sạn còn khai thác nguồn khách nội địa từ các công ty du lịch ở trong và ngoài thành phố như:công ty du lịch Vietravel, Green travel, công ty du lịch Việt Xanh, VietNam... hạn • Các khách hàng đặt phòng thông qua các hiệp hội với mức giá ưu đãi mà khách sạn là thành viên • Thị trường khách hội nghị, hội thảo và tham gia các sự kiện • Thị trường khách du lịch Châu Âu • Thị trường khách du lịch Châu Á • Các mảng khách đặt phòng qua mạng và hệ thống đặt phòng quốc tế • Thị trường khách vãng lai • Thị trường khách đặt phòng qua các công ty du lịch Hiện nay khách sạn đang... đơn vị nên lượng khách quốc tế đến khách sạn giảm rõ rệt Khách quốc tế đến Việt Nam giảm hơn 11% trong năm 2009, sự suy giảm về số lượng của khách quốc tế cùng với sự tăng trưởng tích cực của kinh tế nội địa khiến cho tỷ lệ phòng bán cho khách nội địa tính theo phần trăm tổng số phòng bán được tăng lên, tỷ lệ này tăng từ 19,7% năm 2008 lên đến 26,3% trong năm 2009 Thêm vào đó, khách sạn đi vào hoạt . thì sẽ đem lại doanh thu lớn cho khách sạn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương làm đề tài thực. sở của việc đưa ra giải pháp Marketing nhằm thu hút khách quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương 38 3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam 38 3.2.2. Phương hướng và mục. tiến 10 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ CỦA KHÁCH SẠN NGỌC HƯƠNG 13 2.1. Vài nét sơ lược về khách sạn Ngọc Hương 13 ` 1 2.1.1. Vị trí và quá trình hình thành khách sạn 13 2.1.1.1.

Ngày đăng: 24/04/2015, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w