Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương (Trang 43)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam

Việt Nam là nước có lợi thế về phát triển du lịch với rất nhiều danh lam thắng cảnh được cả thế giới công nhận. Hơn nữa Đảng Bộ và Nhà Nước luôn giành sự quan tâm và phát triển hơn nữa ngành du lịch. Hiện nay, ngành du lịch là ngành có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, giải quyết được phần nào vấn đề thất nghiệp ở các nước. Theo nhận định của Tổng cục du lịch Việt Nam: “Năm 2010 đã đánh dấu một mốc son trong chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển của Du lịch Việt Nam. Năm của nhiều cơ hội đan cài với những thách thức lớn. Năm của 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Năm đánh dấu sự thành công của hàng loạt các chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch với điểm nhấn là chương trình “Việt Nam – Điểm đến của bạn”

Mục tiêu của ngành du lịch đặt ra trong giai đoạn 2010 – 2020 là không ngừng phấn đấu tăng trưởng GDP du lịch bình quân năm đạt từ 11 – 11,5%. Đến năm 2020, phấn đấu đón 10 – 11 triệu lượt khách quốc tế, 30 – 35 triệu lượt khách nội địa với tổng thu nhập du lịch đạt khoảng 9,9 tỉ USD.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá thông tin và Du lịch đã đề nghị năm 2011 ngành Du lịch nên xác định là năm của tính mục tiêu, sự hợp tác và giải pháp chủ động, cụ thể:

+ Làm sâu sắc hơn tính mục tiêu từ chương trình hành động quốc gia về du lịch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia đến các thị trường mục tiêu, đối tượng khách mục tiêu, tập trung xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia… vì một mục tiêu chung cho sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam để chúng ta có sự nghiên cứu, giải pháp và hành động tương thích.

+ Cộng tác, hợp tác và đối tác là yêu cầu bắt buộc của sự phát triển du lịch. Trước hết là hợp tác trong Ngành, đề cao sự cộng lực, cộng sinh giữa văn hóa, thể thao và du

lịch, liên kết giữa du lịch và văn hóa, du lịch và thể thao, cả ba và ngược lại, trong đó liên kết quảng bá là ưu tiên số một. Tăng cường vai trò của Hiệp hội du lịch Việt Nam.

+ Hợp tác, tạo thành mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, hiệp hội là ưu tiên, là giải pháp then chốt cho sự phát triển du lịch Việt Nam không những chỉ năm 2011 và cả các năm tiếp theo. Việc hình thành cơ chế hợp tác thực chất có ý nghĩa sống còn trong hình thành và duy trì sự hợp tác cùng phát triển, với công việc đầu tiên có thể là phát động sáng kiến từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch nhằm vừa củng cố thị trường truyền thống, vừa tạo cho các doanh nghiệp du lịch cơ hội mở rộng thị trường, đổi mới sản phẩm, giảm tính mùa vụ hay thực hiện các chiến dịch thử nghiệm.

+ Xúc tiến quảng bá du lịch sẽ được chuyên nghiệp hóa và thực hiện theo chương trình, chiến dịch có trọng điểm tập trung vào thị trường mục tiêu đã xác định; Hình thành cơ quan xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện ở nước ngoài, lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Phát động thị trường tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài với sự hợp tác chặt chẽ của các hãng lữ hành gửi khách đến Việt Nam. Đẩy mạnh việc tổ chức các chiến dịch xúc tiến du lịch trong nước, khảo sát tiềm năng, sản phẩm, điểm du lịch với sự tham gia chủ động, tích cực của các doanh nghiệp. Đồng thời phát động thị trường nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho doanh nghiệp du lịch giới thiệu sản phẩm du lịch mới trực tiếp tới người tiêu dùng. Tập trung nâng cấp các sản phẩm hiện có và xây dựng các sản phẩm du lịch mới được kiểm soát chất lượng, có tính đặc trưng, đặc sắc (du lịch biển, MICE…) với sự hiến kế và tham gia trực tiếp của các doanh nghiệp. Tăng cường xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp.

+ Tổng rà soát các nguồn lực để phát triển du lịch, tái cấu trúc và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên du lịch, nhân lực du lịch, vốn cho du lịch…) khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng, khả năng liên kết, bổ trợ trong phát triển du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp là mục tiêu, là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và ưu tiên đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý. Xác định lĩnh vực ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với khách sạn Ngọc Hương (Trang 43)