Những thành tựu trên đã khiến cho chóng tarất vui mừng và tự hào về nền giáo dục nước nhà đặc biệt là giáo dục tiểu họcnhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến cho nhiều ng
Trang 4Phần 1: MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỉ 20 chấm dứt, nhân loại bước vào thế kỉ 21 - một thế kỉ sẽ đượcchứng kiến nhiều biến đổi to lớn cụ thể khoa học và công nghệ sẽ có nhữngbước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quátrình phát triển lực lượng sản xuất, toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế kháchquan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia…Vì vậy, đi vào thiên niên kỉmới này, tất cả các quốc gia đều chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo, khoahọc - công nghệ, coi đây là con đường và biện pháp cơ bản để chấn hưng đấtnước, phát triển kinh tế - xã hội
Đất nước Việt Nam chóng ta trong quá trình giao lưu, hội nhập và pháttriển tất nhiên cũng không tránh khỏi vòng quay này Có thể nói sau hơn 15năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nước ta đã thu được những thànhtựu rất đáng khích lệ, mọi mặt, mọi lĩnh vực đều có sự thay đổi mạnh mẽ gópphần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - một mụctiêu lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang cố gắng thực hiện
Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng đã
xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 là: "Đưa
Trang 5hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [7;252]
Yêu cầu trên đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta nhưng cũngđòi hỏi một sự phấn đấu rất cao nếu chúng ta nhìn từ thực tiễn đất nước hiệnnay Để đạt được mục tiêu này nhân dân ta phải hết sức nỗ lực trong đó ngànhgiáo dục - đào tạo có một vai trò đặc biệt quan trọng
Thực tế, trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và nhà nước ta luôn chăm lođến sự nghiệp "trồng người", toàn dân tham gia giáo dục vì lợi Ých của mỗigia đình, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội Bước sang thời kì đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục - đào tạo ngày càng được đÒ cao
hơn nữa với quan điểm: "giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu", "lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững".
Với những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vànhà nước, ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay đã có sự biến chuyển
rõ rệt Nếu như trước đây, học sinh, sinh viên hoàn toàn học theo phươngpháp thụ động có nghĩa là thầy giảng, trò ghi, thầy dạy như thế nào thì học tròchỉ biết có như thế Êy thì ngày nay, đổi mới phương pháp dạy và học đã vàđang được áp dụng trên tất cả các cấp học ở mọi nơi trên khắp đất nước…Bên cạnh sự đổi mới về phương pháp kể trên, chúng ta còn thấy sự thay đổi
về chương trình đào tạo, về trình độ của các giáo viên… Những sự thay đổitrên ngày càng được thể hiện rõ nét trong đời sống xã hội mang lại nhữngkhuynh hướng mới cho ngành giáo dục - đào tạo
Trong các cấp học thì giáo dục tiểu học có vai trò rất to lớn không chỉđối với quá trình học nói riêng mà còn đối với đời sống của mỗi một conngười nói chung Người ta thường nói: "Vạn sự khởi đầu nan" vì thế chấtlượng giáo dục phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục tiểu
Trang 6học Khi chóng ta hoàn thành tốt bậc tiểu học đó sẽ là nền tảng vững chắc đểchúng ta vững bước trong những bậc học tiếp theo.
Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhànước, giáo dục tiểu học của ta đã có những thành tựu rất đáng biểu dương.Chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cậptrung học cơ sở trong cả nước Những thành tựu trên đã khiến cho chóng tarất vui mừng và tự hào về nền giáo dục nước nhà đặc biệt là giáo dục tiểu họcnhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề khiến cho nhiều người phảilên tiếng trong đó có hiện tượng học thêm, dạy thêm đang xuất hiện tràn lannổi bật là ở các vùng đô thị phát triển Quả thật, học thêm dạy thêm đang làmột vấn đề bức xúc của nền giáo dục nước ta hiện nay Thực chất, học thêmdạy thêm là một hiện tượng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nền giáo dục trên thếgiới đặc biệt ở các nước châu Á, học thêm dạy thêm là khá phổ biến nhưngkhông gây khó chịu trong dư luận xã hội bởi chúng ta không thể không thừanhận những giá trị tích cực của việc học thêm dạy thêm trong việc góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, đây vẫn đang làmột vấn đề gây "đau đầu" cho những người làm công tác giáo dục bởi họcthêm dạy thêm đã và đang trở thành một vấn nạn của xã hội Tại sao lại nhvậy? Học thêm dạy thêm ở nước ta có khiếm khuyết gì mà khiến cho rất nhiềungười phải lên tiếng nh thế?
Sở dĩ học thêm dạy thêm đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xãhội ta hiện nay là bởi nó đã bị lạm dụng do mục đích không lành mạnh vàkhông dựa trên một nhu cầu có thực Có thể thấy rằng đã có rất nhiều ngườitrong quá trình đi học không tham dự bất cứ một buổi học thêm nào nhưng rađời vẫn trở thành một con người rất thành đạt Nh vậy vấn đề chỉ nằm trongtâm lí của mỗi người mà thôi Bất cứ một bậc cha mẹ nào cũng muốn conmình được học tốt, được học những thứ mà con của những người khác cũng
Trang 7mong muốn đó mà bắt Ðp con mình phải học thêm nhiều môn, nhiều buổi thì
nó lại trở thành nhu cầu giả tạo Chính nhu cầu giả tạo này "buộc học sinh phải học thêm ngoài giờ: trên lớp, học tư, học cả ngày và cả tối dẫn đến thãi quen dựa dẫm vào thầy, ngại tự học, ngại tìm tòi, suy nghĩ độc lập, cho nên
cứ dời thầy, dời trường ra là cứ lơ ngơ như một chú gà công nghiệp, mới ra khỏi chuồng lại luống cuống tìm cách chui lại vào chuồng…" [20] Bên cạnh
đó, hàng loạt thầy cô giáo "lãng phí công sức vào việc dạy thêm lu bù, không còn thời gian nâng cao trình độ, làm nghiên cứu khoa học cải tiến công việc của mình" [20] Hơn nữa, do dạy thêm có thu tiền ở trong nhà trường, hoặc
ngoài nhà trường của người giáo viên đã dẫn đến hiện tượng một số giáo viên
có biểu hiện sa sút về phẩm chất Nhiều giáo viên dạy sơ sài ở trên lớp rồi
bằng nhiều thủ đoạn trực tiếp và gián tiếp đã "bắt Ðp học sinh của mình phải học thêm chính môn của mình dạy ở lớp chính khóa" [20] Với việc học thêm
theo một cái đích giả tạo nh thế, tài năng sáng tạo và tuổi trẻ đáng quí củahàng triệu học sinh đang bị lãng phí Nhiều học sinh học thêm bù đầu bù óc
đã không còn thời gian quan tâm đến những người thân trong gia đình, ngoài
xã hội, chúng trở nên vô cảm, thờ ơ với người thân, bạn bè, và xã hội đặc biệttrong đó không Ýt học sinh có một cái nhìn căm thù và khinh thường đối vớigiáo viên bắt Ðp mình học thêm
Mặc dù chính phủ đã ra chỉ thị cấm từ hơn chục năm nay (Quyết định
số 242/TTg ngày 24/5/1993 của thủ tướng chính phủ về việc dạy thêm ngoài
giờ của giáo viên các trường phổ thông công lập): "các trường công lập không được tổ chức dạy thêm đồng loạt đối với học sinh ở các lớp học phổ thông và không được dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Ðp buộc học sinh phải học thêm ngoài giờ học" nhưng tình trạng học thêm - dạy thêm
vẫn tiếp tục phát triển và ngày một phát triển hơn Một triết gia đã từng nói:
"Cái gì tồn tại phải có hạt nhân hợp lí của nó" Vậy "hạt nhân hợp lí" của
việc học thêm và dạy thêm là ở đâu?
Trang 8Chóng ta hãy cùng nghĩ xem? Phải chăng không học thêm thì chúng ta
sẽ không hiểu được bài, không được điểm cao, không có thành tích học tậptốt?
Bậc tiểu học - bậc học đầu tiên mà mỗi học sinh lần đầu được biết đọc,biết viết được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, nhà trường, là lứa tuổi đang cầnđược chăm lo nhiều nhất, liệu việc học thêm ở ngay bậc tiểu học có trở nênquá tải đối với học sinh tiểu học không? Đánh giá của các bậc cha mẹ về vấn
đề này nh thế nào? Đối với những bậc cha mẹ cho con tham gia các lớp họcthêm, họ nhìn nhận như thế nào về học thêm của học sinh tiểu học hiện nay:lợi hay hại? Họ ủng hộ hay không ủng hộ? Nguyên nhân gì khiến họ để chocon mình tham gia các lớp học thêm?
Trăn trở trước những vấn đề trên đồng thời có mong muốn tìm hiểu,
đánh giá và phán xét, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay và đánh giá của các bậc phô huynh" làm đề tài nghiên cứu
Qua đề tài nghiên cứu, tôi muốn khẳng định hơn nữa những lí thuyết xãhội học đã được học trong nhà trường nh lí thuyết hành động xã hội, lí thuyếttrao đổi và lí thuyết tương tác biểu trưng
Với quy mô và thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên trong báo cáo củamình tôi không thể chuyển tải hết các khía cạnh của vấn đề học thêm Vì thếnhững kết quả trong báo cáo này sẽ phần nào gợi mở cho những nghiên cứu
Trang 9tiếp theo trong việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề đang thu hút được sựquan tâm chú ý của rất nhiều người trong xã hội hiện nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cho chóng ta một cái nhìn toàn diện về thựctrạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay, nguyên nhân của hiện tượngnày và đánh giá của các bậc cha mẹ Ngoài ra, đề tài của tôi còn có một ýnghĩa thực tiễn rất quan trọng là nhìn nhận những mặt tích cực cũng nhưnhững mặt tiêu cực của vấn đề học thêm bởi hiện tại nhiều người vẫn chorằng đây là một hiện tượng không tốt cần phải dẹp bỏ Thông qua việc phântích những thông tin thu được sẽ giúp cho các nhà quản lí giáo dục, nhữngnhà hoạch định chính sách có cái nhìn khoa học và thực chứng về hiện tượngnày để phát huy những mặt tích cực cũng như hạn chế những mặt tiêu cực từ
đó góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học tập củacon cái
Tìm hiểu thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay, nguyênnhân khiến cho các bậc cha mẹ cho con mình học thêm từ đó xem xét đánhgiá của các bậc cha mẹ đối với vấn đề này
Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp cho vấn đề học thêm của họcsinh tiểu học hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các cơ sở lí thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu thựctrạng học thêm của học sinh tiểu học và thái độ của các bậc cha mẹ đối vớivấn đề này
Trang 10 Phân tích thực trạng cũng nh nguyên nhân học thêm của học sinh tiểuhọc hiện nay.
Phân tích và xem xét đánh giá của các bậc phụ huynh về vấn đề họcthêm của học sinh tiểu học
ĐÒ xuất một số khuyến nghị và giải pháp
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện
nay và đánh giá của các bậc phô huynh
4.2 Khách thể nghiên cứu: Các bậc cha mẹ có con học tại trường PTCS
Kim Liên - Hà Nội
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trường PTCS Kim Liên
Thời gian: Tháng 4 năm 2004
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu: Trong quá trình viết báo cáo, tôi có sử
dụng một số bài viết về vấn đề học thêm trên các báo, tạp chí… phục vụ chonghiên cứu của mình
5.2 Phương pháp định lượng: Tiến hành thu thập thông tin bằng cách
phỏng vấn qua bảng hỏi
Bảng hỏi của tôi gồm 20 câu với hai phần câu hỏi rất rõ ràng:
Phần câu hỏi về thực trạng học thêm
Phần câu hỏi về thái độ của các bậc cha mẹ
5.3 Phương pháp định tính: Trong quá trình thu thập thông tin, tôi đã tiến
hành phỏng vấn sâu 8 người trong đó không chỉ có các bậc cha mẹ mà còn có
cả giáo viên trong trường và sinh viên đang dạy thêm
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trang 11Bước sang nền kinh tế thị trường khi tất cả mọi người đều bận rộn vớicụng việc của mỡnh thỡ họ vẫn luụn giành thời gian để quan tõm, đụn đốc việchọc tập của con cỏi Tuy nhiờn ngoài giờ học chớnh trờn lớp và giờ học bỏntrỳ, hiện nay cú rất nhiều em học sinh tiểu học đó phải đi học thờm.
6.2 Giả thuyết 2:
Cỏc bậc phụ huynh cú những lí do nhất định nh: muốn con học giỏi,
sợ con bị điểm kộm, muốn con biết thờm nhiều điều mới… để quyết định chocon mỡnh đi học thờm
6.3 Giả thuyết 3:
Cỏc yếu tố nh giới tớnh, nghề nghiệp, thu nhập… của cỏc bậc phụhuynh đó chi phối rất nhiều đến cỏch nhỡn nhận của họ về vấn đề học thờmcủa con cỏi
tr ờng đìnhGia Cộng đồng Môi tr ờngxã hội
Nhận thức của các bậc phụ huynh
về vấn đề học thêm
Trang 12Phần 2: NỘI DUNG CHÍNHChương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Phương pháp luận Mac - xit: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi khoahọc nói chung và xã hội học nói riêng Vận dụng tổng hợp những lí luận nàychúng tôi tuân theo các nguyên tắc sau:
Tuân thủ nguyên tắc lịch sử cụ thể: nghiên cứu vấn đề trong điều kiệnlịch sử cụ thể về không gian, thời gian, vùng, miền, khu vực
Những sự kiện, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ,trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những qui luật vốn có củanó
Xem xét các sự vật, hiện tượng xã hội phải hướng tới cái bản chất,không hướng tới cái ngẫu nhiên, bất bình thường
Tôi nghiên cứu đề tài mà mình đã chọn một cách khách quan đặt trongmối liên hệ với nhiều hiện tượng xã hội khác Thêm vào đó, đặt hiện tượngnày trong bối cảnh lịch sử cụ thể để hướng tới cái bản chất của hiện tượng
1.2 Các lí thuyết nghiên cứu
Trang 13 Hành động xã hội có tính định hướng mục đích
Hành động xã hội là hành động hướng tới người khác
Trên thực tế không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều làhành động xã hội Những hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tínhđến hành vi của người khác như việc hai người đi xe đạp vô tình va quệt vàonhau trên đường phố không phải hành động xã hội, hành động giống nhau củacác cá nhân trong một đám đông như hành động mọi người cùng mặc áo mưakhi tự nhiên trời đổ mưa cũng không được coi là hành động xã hội… Vớinhững hành động nh thế này, chúng ta thấy hầu nh không có sự tham gia củayếu tố ý thức mà đó chỉ là sự phản ứng tự nhiên trước hoàn cảnh mà thôi.Chúng ta thực hiện hành động đó hoàn toàn không có sự suy nghĩ Thêm nữanhững hành động này thường diễn ra bất chấp ý chí hay mong muốn chủ quancủa chúng ta Các nhà xã hội học gọi đây là hành động vật lí - bản năng
Lí thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của cácnhà hành vi luận cho rằng chúng ta không thể nghiên cứu được những yếu tốbên trong qui định hành vi của các cá nhân mà chỉ có thể biết đến những phảnứng bên ngoài Theo các nhà xã hội học, chúng ta không đơn thuần chỉ nghiên
Trang 14cứu phản ứng của các cá nhân trước các kích thích mà chúng ta hoàn toàn cóthể nghiên cứu những gì đang diễn ra bên trong, những gì tiềm Èn trong mỗi
cá nhân
Để minh chứng cho quan điểm của mình, các nhà xã hội học đã đưa ra
mô hình sau:
[1;129]
Mô hình trên đã cho chóng ta thấy cấu trúc của hành động xã hội Các thành
tố này không hề tách dời nhau mà có mối liên hệ mật thiết với nhau
Vận dụng lí thuyết này, chúng ta thấy rằng hành động cho con tham giacác lớp học thêm của các bậc cha mẹ là hành động xã hội Đây là một hànhđộng có ý thức, có sự cân nhắc kĩ càng của các bậc cha mẹ (chủ thể hànhđộng) Xuất phát từ nhu cầu muốn con học tập thật tốt đã nảy đến động cơcho con tham dự các lớp học thêm Các thầy cô - những người dạy trong cáclớp học thêm chính là công cụ, phương tiện giúp cho các bậc cha mẹ đạt đượcmục đích của mình Chúng ta có thể hiểu được hành động này của các bậc cha
mẹ bởi những người làm cha làm mẹ ai cũng có mong muốn con mình họctốt, được bằng bạn bằng bè Có thể có nhiều ý kiến cho rằng học thêm làkhông cần thiết đặc biệt là với bậc tiểu học nhưng trên thực tế, các bậc cha mẹ
Trang 15học thêm là do sự "gợi ý" khéo léo của các giáo viên nhưng cũng có ngườicho con đi học thêm là do nhu cầu của chính bản thân họ Đây chính là tínhđịnh hướng mục đích của hành động cho con học thêm Đặt trong "hoàncảnh" của hành động xã hội, việc cho con đi học thêm tất nhiên chịu tác độngcủa các giá trị, chuẩn mực xã hội vì vậy không thể không khẳng định rằngviệc cho con đi học thêm không hướng tới những người khác đặt trong tươngtác với chủ thể hành động.
b Lí thuyết trao đổi của Homans
Trung tâm của thuyết trao đổi của Homans nằm trong một tập hợp cácđịnh đề chủ yếu Một số định đề của ông cũng đề cập đến tương tác giữa hai
cá thể nhưng ông vẫn đề cao các nguyên tắc tâm lí học xã hội trong quan hệtrao đổi Theo ông thì các quá trình tâm lí của chủ thể khi hành động trao đổi
có liên quan đến yếu tố chức năng xã hội của nó vì thế Homans đã phê phánthuyết chức năng là bỏ qua các yếu tố, các phẩm chất cá nhân của chủ thểhành động Những yếu tố liên quan đến quá trình trao đổi như tương tác, điềukiện, phương tiện của hành động đã được Homans xây dựng trên cơ sở củathuyết hành vi Mặt khác ông thừa nhận rằng hành vi của con người phức tạphơn nhiều so với hành vi của con vật Ông nêu ra một số định đề nh sau:
Định đề thành công: Đối với mọi hành động do các cá nhân thực hiện,một hành động cụ thể của một cá nhân càng được ban thưởng nhiều càng cókhả năng cá nhân sẽ thực hiện hành vi đó
Định đề kích thích: Nếu trong quá trình kích thích hoặc một tập hợpkích thích làm cho chủ thể hành động thành công thì khi xuất hiện những kíchthích tương tự chủ thể có xu hướng hành động hoặc sẽ hành động tương tựnhư trong quá khứ
Định đề giá trị: Kết quả hành động của một cá nhân càng có giá trị đốivới anh ta càng có khả năng anh ta sẽ thực hiện hành động đó
Trang 16 Định đề thiếu thốn - thoả mãn: Trong một quá khứ gần chủ thể càngnhận được nhiều phần thưởng thì phần thưởng đó trở nên kém giá trị đối vớianh ta.
Các định đề về gây hấn - bằng lòng:
Định đề A: Khi hành động của một cá nhân không nhận được phầnthưởng như anh ta mong đợi, hay lại nhận được sự trừng trị mà anh ta khôngmong đợi, anh ta có khả năng thực hiện hành vi gây hấn và các kết quả củahành vi đó trở nên có giá trị hơn đối với anh ta
Định đề B: Khi hành động của một cá nhân nhận được ban thưởng anh
ta kì vọng đặc biệt là một ban thưởng lớn hơn so với kì vọng của anh ta, hoặckhông nhận được một sự trừng trị anh ta mong đợi, anh ta sẽ hài lòng và anh
ta có khả năng hơn để thực hiện hành vi bằng lòng Các kết quả của hành vi
đó trở nên có giá trị hơn đối với anh ta
Định đề hợp lí: Trong quá trình lựa chọn hành động, chủ thể hành động sẽlựa chọn những hành động nào mà anh ta cho là hợp lí nhất để đạt tới kết quả,mục tiêu đã đặt ra [4; 413]
Đất nước ta chuyển mình sang thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước với việc đặt con người ở vị trí trung tâm thì hơn bao giờ hết, ngành giáodục - đào tạo càng phải phát huy hết những thế mạnh của mình Làm sao đấtnước có thể có được những nhân tài, những nhân lực giỏi với trình độ cao?Đây là một câu hỏi lớn giành cho ngành giáo dục Và để có được những conngười nh thế thì ngay từ bậc giáo dục tiểu học, việc dạy dỗ các em học sinh làcực kì quan trọng Ngày nay, lo lắng cho tương lai của con trong một "xã hộihọc tập" phát triển không ngừng, nhiều bậc cha mẹ đã cho con đi học thêm đểnâng cao và bồi bổ kiến thức Ở đây, việc con họ học giỏi tôi cho đó là "phầnthưởng" và tất nhiên để đạt được phần thưởng này, các bậc cha mẹ sẽ tự lựa
Trang 17phát huy được tác dụng, các bậc cha mẹ sẽ tiếp tục lặp lại cách thức đó vàngược lại Theo quan điểm của nhiều vị phụ huynh, rõ ràng trong một chừngmực nào đó việc học thêm đã mang lại những hiệu quả nhất định vì thế họcho con mình tham dự các lớp học thêm Ngược lại, một số vị phụ huynh lạikhông thấy được tác dụng của việc học thêm, cho rằng học thêm chỉ khiếncho con họ mất thời gian vui chơi và nghỉ ngơi vì vậy đã có thái độ phản ứnglại việc học thêm Đây chính là nguyên nhân lí giải cho thái độ của các vị phụhuynh đối với việc học thêm.
c Lí thuyết tương tác biểu trưng:
Lí thuyết tương tác biểu trưng gắn với tên tuổi của Herbert G Mead làmột trong những lí thuyết quan trọng của khoa học xã hội học Trên lậptrường quan điểm của mình, Mead cho rằng: Con người không những chịu áplực từ phía xã hội như Durkheim đã nói mà nó còn chịu tác động ngay từ phíanội tâm của chủ thể hành động Tuy nhiên cuộc đấu tranh của thế giới nội tâmcũng không phải là hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc bản năng như Freud đã nói
mà là sự dung hoà giữa một bên là các thôi thúc bản năng và một bên là áplực của xã hội Hơn nữa hành động của con người không chỉ đơn thuần lànhững hành vi mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp được mà còn bao gồm cảnhững khía cạnh bên trong, "ngấm ngầm" trong khoảng thời gian khi các kíchthích được phát ra và trước khi có phản ứng đáp lại
Trong thực tế cuộc sống, khi con người tiếp xúc với thế giới đối tượng,thế giới hiện thực - nơi các cá nhân có khả năng thoả mãn nhu cầu của mìnhthì đối tượng hoạt động của con người không phải là các sự vật mà quan trọngnhất là các chủ thể khác Vì vậy để tồn tại và phát triển, để đạt được mục đích,mỗi cá nhân buộc phải có sự trao đổi với người khác về hành động của mình
cụ thể để hiểu được các chủ thể khác, bản thân chủ thể hành động phải đặt
Trang 18nhận thức của mình thông qua ý nghĩa biểu trưng vào cái mà các chủ thể khácđang hành động Sự trao đổi này diễn ra dựa trên việc các chủ thể nhận thức
nh thế nào về ý nghĩa hành động của nhau Bên cạnh đó là việc chủ thể hànhđộng điều chỉnh hành vi của mình theo ý nghĩa biểu trưng mà anh ta học đượctrong quá trình tương tác với người khác
Trong thế giới hiện thực của chúng ta, tồn tại cả biểu trưng có ý nghĩa
và biểu trưng không có ý nghĩa Biểu trưng có ý nghĩa là khi "chúng gợi ra ởcác cá thể thực hiện chúng một phản ứng giống nh (không cần phải đồngdạng) phản ứng gây ra ở những người mà các điệu bộ này không hướng tới
Mead coi hành động là "đơn vị cơ bản" nhất trong lí thuyết của mình.Ông chia hành động thành 4 giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
Giai đoạn 1: Sự thôi thúc: bao gồm một "kích thích tức thời mang tínhcảm giác", và phản ứng của chủ thể với kích thích, nhu cầu làm một việc gì
đó về nó Điều này có nghĩa là khi con người có một nhu cầu nào đó đối vớimột vấn đề hay một sự việc nào đó con người đòi hỏi phải có những tác độngtrực tiếp lên các giác quan Sau tác động của các kích thích lên các giác quanchủ thể sẽ phản ứng trên các kích thích đó
Giai đoạn 2: Sự nhận thức: Trước các kích thích, chủ thể sẽ có sự nhậnthức nhưng không trả lời các kích thích này một cách trực tiếp mà trả lời mộtcách gián tiếp thông qua các biểu trưng Sự nhận thức của chủ thể về các kíchthích nh thế nào phụ thuộc vào số lượng cũng nh chất lượng của các biểutrưng Thêm vào đó, con người có xu hướng chấp nhận tất cả những gì từ thếgiới bên ngoài mang lại nhưng chấp nhận một cách có lựa chọn Khi các kíchthích được lựa chọn và phân tích thông qua các biểu trưng dựa vào kinhnghiệm và tư duy của chủ thể, các động cơ đó sẽ trở thành mục tiêu của hànhđộng
Trang 19 Giai đoạn 3: Sù thao tác: ở đây, chủ thể cần phải cân nhắc, lựa chọn cácthao tác hành động trong những tình huống cụ thể
Giai đoạn 4: Thực hiện hành động: Khi tình huống đã được thao tácxong, chủ thể quyết định thực hiện hành động Vì hành động đã được thựchiện từ 3 giai đoạn trước nên về cơ bản khi kết thúc hành động, con người đãđược thoả mãn nhu cầu của mình [4; 297]
Qua những phân tích của Mead, có thể thấy rõ một điều rằng cái có ýnghĩa quyết định đến kết quả của hành động chính là việc chủ thể hành độngdiễn giải ý nghĩa của các biểu trưng nh thế nào Làm được điều này hoàn toànphụ thuộc vào vốn văn hoá hay hệ giá trị của mỗi một chủ thể hành động
Vận dụng lí thuyết này, chúng ta thấy cho con đi học thêm là một biểutrưng có ý nghĩa trong đời sống hiện nay cụ thể:
Giai đoạn 1: Sự thôi thúc: Trong xã hội hiện nay, học tập của con làmột vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm chú ý Với mong muốn con mìnhhọc tốt, nhiều bậc cha mẹ đã cho con tham gia các lớp học thêm Như vậy,việc cho con đi học thêm được hình thành từ sự kết hợp giữa việc giáo dụcđược lưu tâm trong xã hội và mong muốn nảy sinh từ trong trạng thái nội tâmcủa các bậc cha mẹ
Giai đoạn 2: Sự nhận thức: Khi quyết định cho con đi học thêm, chắcchắn trong thế giới nội tâm của các bậc cha mẹ sẽ diễn ra quá trình phân tích,
lí giải ý nghĩa của việc học thêm: Học thêm có cần thiết không? có mang lạilợi Ých gì không? nếu không học thêm thì con mình sẽ như thế nào Tấtnhiên, quá trình diễn ra ở mỗi người là khác nhau do hệ giá trị của mỗi người
là khác nhau Tuy nhiên, khi họ lựa chọn việc này có nghĩa đây là cái "đángước muốn", cái cần phải thực hiện và nó đã thúc đẩy hành động của họ
Giai đoạn 3: Sù thao tác: Nh trên đã nói, khi các bậc cha mẹ quyết địnhcho con đi học thêm thì theo họ đó là cái "đáng ước muốn" Tuy nhiên khả
Trang 20năng đáp ứng cho việc này là một điều hoàn toàn không dễ Để biến mục tiêucủa mình thành hành động, mỗi bậc cha mẹ sẽ có những cách thức riêng củamình Chúng ta biết rằng học thêm sẽ rất tốn kém nếu không có sự cân nhắc
kĩ lưỡng của các bậc cha mẹ Thêm vào đó có thể sẽ không thu được kết quả
gì Bởi vậy, trước khi cho con đi học thêm, mỗi bậc phụ huynh sẽ luôn luônphải cân nhắc kinh tế của gia đình, lựa chọn và xem xét người sẽ dạy cho conmình… từ đó sẽ có sự lựa chọn đúng đắn mang lại hiệu quả cho bản thân conmình và gia đình mình
Giai đoạn 4: Thực hiện hành động: Tất nhiên với việc chuẩn bị kĩ càng
từ 3 giai đoạn trước, mỗi bậc phụ huynh sẽ cho con đi học thêm và dần sẽ đạtđược mục đích của mình
Các giai đoạn trên có mối quan hệ tương hỗ với nhau vì thế để đạt đượcmục đích của mình, mỗi bậc cha mẹ phải cân nhắc và có sự chọn lựa kĩ càngbởi trên thực tế, không Ýt trường hợp cho con đi học thêm nhưng khôngmang lại lợi Ých gì mà chỉ thấy các em học sút đi và mệt mỏi hơn mà thôi Vìthế, khi có sự cân nhắc và lựa chọn đúng đắn, chắc chắn việc học thêm sẽphát huy được tác dụng của mình không chỉ đối với các em học sinh mà conđối với các bậc cha mẹ - những người luôn luôn chăm lo đến việc học tập củacon mình
2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đất nước ta từ khi thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do đại hộiĐảng 6(12/1986) đề ra: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước đã có sự thay đổimạnh mẽ về mọi mặt Chúng ta không thể phủ nhận những thành công mà nềnkinh tế thị trường mang lại như thu nhập đầu người tăng, đời sống của đại bộphận nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng bên
Trang 21đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo Hiện tượng học thêm dạy thêmcũng có thể coi là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường Có cầu thì ắt sẽ cócung Trong thời đại mà tri thức có vị trí quyết định nh ngày nay thì nhu cầuđược hiểu sâu, biết rộng, học lên cao là chính đáng và bức thiết Vì thế, họcthêm ra đời cũng phần nào đáp ứng nhu cầu vô bờ bến này của con người.Tuy nhiên, làm thế nào để học thêm có thể làm thoả mãn mục đích của conngười?
Ở nhiều nước, học thêm dạy thêm không trở thành một vấn nạn mà làmột hiện tượng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì thế đây làmột hiện tượng lành mạnh và được nhiều người hưởng ứng nhưng ở nước ta,
do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường mà hiện tượng này đã bị biến dạng đikhá nhiều Với sự chi phối của đồng tiền, nhiều giáo viên đã mở các lớp họcthêm chỉ để phục vụ cho mục đích kiếm tiền và trong trường hợp học sinh nàokhông đi học thêm sẽ có hình thức "trừng phạt ngầm"với học sinh đó Dẫubiết rằng đồng lương giáo viên là Ýt ỏi và nhiều người đã phải đi dạy thêm đểkiếm thêm phụ giúp cho gia đình nhưng việc các giáo viên biến nơi học thêmthành nơi để kiếm tiền thì không thể nào chấp nhận được Người ta thườngnói: nghề giáo là nghề của những "kĩ sư tâm hồn" hay thậm chí giáo dụckhông chỉ là một nghề thông thường mà là một sự nghiệp cao cả nhưng quốcnạn học thêm dạy thêm đã làm cho nhiều thế hệ học sinh sớm thất vọng ởnhững điÒu cao đẹp bởi hàng ngày trước mặt học sinh là các hình ảnh méo
mó của không Ýt thầy cô chạy theo dạy thêm, kiếm tiền thậm chí làm giàumột cách tàn nhẫn thông qua quyền lực giáo viên
Tuổi thơ phải được học hành, vui chơi, lao động một cách hài hoà, cânđối mới mong trong tương lai có được những công dân phát triển bìnhthường, khỏe mạnh Học thêm không tạo điều kiện cho trí thông minh pháttriển mà tạo thói quen lao động trí óc không theo cách tìm tòi, sáng tạo Học
Trang 22thêm suốt ngày làm cho thể lực học sinh suy thoái, không còn sức lực để làmnhững việc khác nữa Tôi đã từng chứng kiến một cậu học sinh líp 4 ngoài giờhọc chính trên lớp, giờ học bán trú thì trong một tuần, cậu bé đó phải họcthêm 4 buổi nữa Một học sinh tiểu học, lứa tuổi cần được phát triển hài hoà
cả thể chất lẫn tinh thần nay lại phải chịu những áp lực quá lớn từ gia đình củachính cậu Cậu là một học sinh chậm hiểu và bố mẹ cậu vì lo lắng cho cậu nên
đã tìm thầy cho cậu học thêm Theo lời của gia sư, cậu bé này chẳng tiến bộđược mấy mà lại có những biểu hiện mệt mỏi sau mỗi giờ học Chúng ta hoàntoàn có thể hiểu được thực tế trên bởi cậu bé này hoàn toàn không có thờigian để nghỉ ngơi và vui chơi sau mỗi giờ học chính trên lớp Bên cạnh hìnhảnh trên, tất nhiên còn có rất nhiều hình ảnh các em học sinh có thành tíchhọc tập rất tốt sau mỗi giờ học thêm Đó là kết quả của sự phối hợp chặt chẽgiữa nhà trường, thầy cô và gia đình Như vậy, nếu như có sự quản lí chặt chẽcủa những người làm công tác giáo dục trong việc cưỡng chế hoạt động họcthêm dạy thêm, biết tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểmchắc chắn việc học thêm sẽ không trở thành một "quốc nạn" mà trở thành mộthiện tượng góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
Học thêm dạy thêm là một hiện tượng xuất hiện ở nước ta từ khá lâu vàcũng đã có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này Có người thì cho rằngđây là một hiện tượng cần thiết vì nó mang lại những lợi Ých nhất định như:giúp cho những học sinh yếu kém học tốt hơn, trang bị cho học sinh nhữngkiến thức mới mà trên lớp không dạy…Một số người khác thì cho rằng hiệntượng này chỉ mang lại sự mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh, khiến học sinhhọc vẹt, học tủ…
Với tầm quan trọng đến như vậy nên học thêm dạy thêm được rất nhiềungười quan tâm cụ thể trên các báo xuất hiện một loạt bài viết về học thêm
Trang 23báo giáo dục và thời đại), Khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan(Trần bá Giao - báo nhân dân), Giải pháp nào cho dạy thêm học thêm(Nguyễn thị Trâm - báo giáo dục và thời đại)…Mặc dù có nhiều bài báo cũngnhư có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này nhưng đối với khoa học xãhội học thì đây vẫn còn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ Những đề tài nghiêncứu về vấn đề này còn rất Ýt và vẫn còn bỏ ngỏ Tôi mới chỉ được đọc hai đề
tài nghiên cứu về vấn đề này đó là: "Dư luận xã hội của các bậc cha mẹ về vấn
đề học thêm của học sinh trung học cơ sở hiện nay", "Nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề học thêm đối với học sinh tiểu học" Nh vậy, nghiên cứu về
vấn đề học thêm của học sinh tiểu học cũng chưa có nhiều có lẽ một phần là
do đây là lứa tuổi Ýt đi học thêm hơn so với các lứa tuổi còn lại Khác với hai
đề tài trên, đề tài của tôi tập trung làm rõ thực trạng học thêm của học sinhtiểu học qua đó cho thấy thái độ của các bậc cha mẹ đối với vấn đề này Tôi hivọng nghiên cứu của mình sẽ có những phát hiện mới về vấn đề học thêm đặcbiệt là vấn đề học thêm của học sinh tiểu học hiện nay từ đó góp phần khẳngđịnh và làm giàu cho những nghiên cứu về vấn đề học thêm
3 VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
3.1 Địa bàn nghiên cứu
Trường tiểu học Kim Liên nằm trên địa phận quận Đống Đa - thànhphố Hà Nội là một trường tiểu học có tiếng hàng năm thu hút được rất nhiềucác bậc cha mẹ gửi gắm con vào ngôi trường này
Trường được xây dựng trên nền tảng bề dày truyền thống nhà trườnggắn liền với địa phương cán bộ dân trí lão thành cách mạng - đại đa số là con
em cán bộ công nhân viên chức, gia đình lão thành cách mạng
Hiện nay số học sinh của trường là 3376 học sinh với 59 líp trong đó:nam là 1653 học sinh và nữ là 1723 học sinh cụ thể:
Khối 1: 13 lớp với số học sinh là 721 em
Trang 24 Khối 2: 13 lớp với số học sinh là 726 em
Khối 3: 12 lớp với số học sinh là 692 em
Khối 4: 9 lớp với số học sinh là 520 em
Khối 5: 12 lớp với số học sinh là 717 em
Tổng số giáo viên của nhà trường là 66 giáo viên trong đó 33 giáo viên
có trình độ đại học và 27 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm (9 đồng chíđang theo học đại học tại chức) 31 giáo viên có chuyên môn dạy tốt và 29giáo viên có chuyên môn dạy khá
Với truyền thống sẵn có, trường tiểu học Kim Liên vẫn duy trì phongtrào thi đua "hai tốt" đạt kết quả cao - giữ vững nề nếp kỉ cương của nhàtrường
Toàn trường là một khối tập thể đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xâydựng, giữ vững danh hiệu trường lá cờ đầu bậc tiểu học của thành phố -trường tiên tiến xuất sắc nhiều năm - trường có phong trào vở sạch chữ đẹp
Trong hoạt động dạy và học, giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm túcchương trình, qui chế chuyên môn Thực hiện có hiệu quả, cải tiến trong quátrình giảng dạy Đổi mới phương pháp dạy học cho cả 9 môn Thực hiện tốtchương trình giảm tải
Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng ngay từ đầu nămhọc, qua nhiều kì thi học sinh giỏi cấp quận, thành phố trường vẫn đạt giảiđồng đội ở các cấp
Phong trào phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các môn đã được tập thểgiáo viên hưởng ứng Đội ngũ giáo viên có nề nếp chuyên môn, có ý thứcphấn đấu
Công tác đoàn đội được quan tâm, thường xuyên và phát triển mạnh
mẽ, tích cực tham gia các phong trào của trường, quận, thành phố
Trang 25Chi hội cha mẹ học sinh đã phối hợp với ban giám hiệu nhà trường suốtquá trình năm học, tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường đẩy mạnhcác hoạt động giáo dục.
Chi bộ có 25 đồng chí Đảng viên là lực lượng nòng cốt, gương mẫutrong mọi phong trào (là chi bộ vững mạnh liên tục trong nhiều năm)
Trường được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của Uỷ ban nhân dân từphường đến quận, các phòng ban chức năng, phòng giáo dục - đào tạo quậnĐống Đa cho phép nâng cấp dần khang trang sạch đẹp
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, trường còn có rất nhiều khó khăntrong việc nâng cao chất lượng học tập như: cơ sở vật chất còn thiếu, khungcảnh sư phạm nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu… Đây là những khókhăn nhà trường đang phấn đấu khắc phục để đạt tới mục tiêu trở thànhtrường tiểu học đạt chuẩn quốc gia - lá cờ đầu của bậc tiểu học trên địa bànthành phố Hà Nội
3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng được chọn để tiến hành khảo sát là các bậc cha mẹ đang cócon học tại trường tiểu học Kim Liên - Hà nội và được chọn theo nguyên tắcngẫu nhiên Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu trong đó có 252 phiếu hợp lệ
cụ thể:
- Cơ cấu giới :
Nam: 119 phiếu, chiếm 47,2 %
Nữ: 133 phiếu, chiếm 52,8%
- Cơ cấu tuổi:
Độ tuổi 20 - 30: 20 phiếu, chiếm 7,9%
Độ tuổi 31 - 40: 145 phiếu, chiếm 57,5%
Độ tuổi 41 - 50: 87 phiếu, chiếm 34,5%
- Cơ cấu trình độ học vấn:
Trang 26 Tiểu học: 2 phiếu, chiếm 0,8%.
Phổ thông trung học : 50 phiếu, chiếm 19,8%
Cao đẳng/ đại học/ trung cấp: 181 phiếu, chiếm 71,8%
Trên đại học: 19 phiếu, chiếm 7,5%
- Cơ cấu nghề nghiệp:
Cán bộ nhà nước: 123 phiếu, chiếm 48,8%
Công nhân: 28 phiếu, chiếm 11,1%
Giáo viên: 49 phiếu, chiếm 19,4%
Buôn bán dịch vụ: 46 phiếu, chiếm 18,3%
Thủ công nghiệp: 6 phiếu, chiếm 2,4%
- Cơ cấu thu nhập:
< 1 triệu/tháng: 27 phiếu, chiếm 10,7%
Từ 1 - 2 triệu/tháng: 121 phiếu, chiếm 48%
Từ 2 - 3 triệu/tháng: 104 phiếu, chiếm 41,3%
4 CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
4.1.Học thêm: Là hình thức hoạt động học tập ngoài giờ học chính trên
lớp do Bộ giáo dục - đào tạo quy định
4.2 Học sinh tiểu học: Theo luật giáo dục của nước ta vừa được quốc
hội thông qua và ban hành thì giáo dục phổ thông bao gồm hai bậc học: giáodục tiểu học và giáo dục phổ thông
Trang 27Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5 Tuổi của học sinhvào lớp một là 6 tuổi.
Học sinh tiểu học nằm trong bậc học tiểu học
4.3 Đánh giá: Có hai nghĩa:
- Định giá tiền
- Nhận xét, bình phẩm về giá trị
Đánh giá thể hiện sự nhìn nhận, phán xét của mọi người với một vấn đềnào đó cụ thể như xem xét một vấn đề tốt hay xấu, lợi hay hại… qua đó phầnnào thấy được thái độ của mọi người đối với vấn đề đó
4.4 Phô huynh: Là cha mẹ, anh chị, người đại diện cho học sinh.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ HỌC THÊM CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆNNAY
1.1 Mức độ quan tâm của các bậc phụ huynh đối với vấn đề học tập của con cái
Nền kinh tế thị trường du nhập vào nước ta đã cuốn mọi người vào mộtvòng quay mới, một vòng quay đòi hỏi mỗi người phải cố gắng hết mình đểcạnh tranh, để tồn tại Trong vòng quay này, không có chỗ cho những ngườilười biếng, chậm chạp mà chỉ có chỗ giành cho những con người năng động,sáng tạo, luôn luôn đổi mới mà thôi Chính vì sự cạnh tranh gay gắt và mệtmỏi để tìm được một chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường nên
Trang 28những người làm cha làm mẹ không phải ai cũng có điều kiện để chăm sóccho con mình một cách đầy đủ nhất Miếng cơm, manh áo, đồng tiền dường
nh đã bao phủ hết tâm khảm của nhiều người Vậy trên thực tế hiện nay, cácbậc phô huynh đã quan tâm đến việc học tập của con cái nh thế nào? Họ còn
có nhiều thời gian để kiểm soát việc học tập của con mình không?
Biểu đồ dưới đây sẽ cho chóng ta thấy được điều này
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm của các bậc phô huynh với vấn đề học tập
của con cái
Th êng xuyªn ThØnh tho¶ng Ýt khi Kh«ng bao giê
Qua biểu đồ trên, chóng ta nhận thấy các bậc phụ huynh hầu hết là lựachọn phương án "thường xuyên": có 165 người lựa chọn phương án này,chiếm 63,5%; 71 người lựa chọn phương án "thỉnh thoảng", chiếm 28,2%; 20người chọn phương án "Ýt khi", chiếm 7,9%; 1 người chọn phương án
"không bao giê", chiếm 0,4% Với những con sè nh trên, chúng ta có thể kếtluận rằng: Mặc dù rất bận rộn với công việc của mình nhưng các bậc cha mẹvẫn luôn quan tâm chăm lo đến việc học tập của con cái
Vậy những lÝ do nào khiến cho các bậc cha mẹ luôn quan tâm chăm lođến việc học tập của con mình?
Trang 29Biểu đồ 2: Những lÝ do làm cho các bậc phụ huynh luôn quan tâm
đến việc học tập của con cái
4: Muốn con mình được bằng bạn bằng bèTrong những lÝ do mà những người được phỏng vấn trả lời thì có 143người lựa chọn phương án "muốn con mình học tốt hơn", chiếm 56,7%; 41người chọn phương án "lo lắng sợ con mình không tiếp thu hết kiến thức",chiếm 16,3%; 14 người lựa chọn phương án "sợ con đạt điểm không tốt",chiếm 5,6% và có 15 người lựa chọn phương án "muốn con mình được bằngbạn bằng bè", chiếm 6% Những số liệu trên một lần nữa lại khẳng định lại sự
Trang 30quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học tập của con cái mình Điều này làhoàn toàn bình thường bởi bất cứ ai cũng vậy, khi cho con đi học cũng muốncho con mình học thật tốt, học thật giỏi Chính vì thế, để đạt được mục đíchcủa mình, mặc dù rất bận rộn nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn luôn thường xuyênquan tâm, đôn đốc đến việc học tập của con cái.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi mà sự cạnh tranhgiữa các cá nhân rất gay gắt thì không phải ai cũng có cơ hội được chăm sóccho việc học tập của con mình một cách đầy đủ nhất
Vậy những lÝ do nào khiến cha mẹ không thường xuyên đôn đốc, kiểmtra việc học tập của con mình
Biểu đồ 3: Những lÝ do khiến các bậc phô huynh Ýt quan tâm đến việc học
tập của con cái
3
1: Không có thời gian 2: Muốn con tù giác học tập 3: Tin tưởng vào lực học của con mìnhQua biểu đồ trên, phương án "không có thời gian" được các bậc phụhuynh lựa chọn nhiều nhất sau đó là phương án "muốn con tự học tập" và "tintưởng vào lực học của con mình" Cụ thể, ta thấy có 60 người lựa chọnphương án không có thời gian, chiếm 23,8%; 29 người lựa chọn phương ánmuốn con tự học tập, chiếm 11,5% và 20 người lựa chọn phương án tin tưởng
Trang 31buổi hiện nay, không phải ai cũng có cơ hội để quan tâm, đôn đốc đến việchọc tập của con cái và lÝ do để họ không có điều kiện làm nh vậy là vì họ
"không có thời gian" Vậy những người chọn phương án không có thời gianthuộc những nhóm nghề nào?
Bảng 1: Tương quan giữa nghề nghiệp của các bậc phụ huynh với
lÝ do " không có thời gian"
số tương ứng là 18,7%; 12,2% và 16,7%
Ở đây, hệ số cramer's V = 0,273 víi mức ý nghĩa Approx.Sig = 0,001
đã cho thấy mối quan hệ phụ thuộc giữa nghề nghiệp của các bậc cha mẹ với
lÝ do "không có thời gian" để kiểm tra, đôn đốc việc học tập của con
Những con số trên đã cho thấy tỉ lệ những người làm công nhân vànhững người làm buôn bán dịch vụ có Ýt thời gian để quan tâm đến việc họccủa con hơn những ngành nghề còn lại Thực tế này cũng là dễ hiểu bởi bướcvào nền kinh tế thị trường, mỗi người phải luôn cố gắng để duy trì công việccủa mình, phải làm việc cật lực để kiếm những đồng tiền nuôi sống cho cả gia
Trang 32đình do đó không Ýt người đôi khi đã quên cả sự nghiệp giáo dục của conmình Những người làm nghề buôn bán dịch vụ và những người làm côngnhân khác các ngành nghề khác ở chỗ thời gian làm việc của họ không cốđịnh và nhiều hơn các ngành nghề khác Nghề giáo viên và cán bộ nhà nướclàm 8 tiếng trong một ngày trong khi nghề công nhân và buôn bán dịch vụlàm nhiều hơn thế đôi khi còn phải làm đêm nữa Với quỹ thời gian hạn hẹp
và không nhất quán như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến các bậc cha mẹ trong
việc bớt chút thời gian để quan tâm kiÓm tra việc học tập của con cái: " Có bậc cha mẹ nào lại không muốn quan tâm đến việc học tập của con cơ chứ Nhưng quỹ thời gian thì có hạn nên tôi không thể thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con được." (Nữ, 40 tuổi, công nhân).
Bên cạnh lÝ do không có thời gian, những lÝ do còn lại chiếm một tỉ lệkhông đáng kể, các bậc cha mẹ lựa chọn các phương án này Ýt bởi cấp 1 làlứa tuổi vẫn cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ khi chúng chưahoàn toàn có thể tự giác học tập và chúng ta cũng không thể dám chắc là cóthể tin tưởng vào lực học của chúng được Tuy nhiên những phân tích trênmới chỉ là những nhận định chủ quan của người nghiên cứu
Qua 3 biểu đồ nói trên, chúng ta đã phần nào thấy được mức độ quantâm của cha mẹ đến việc học tập của con cái, những lÝ do khiến họ thườngxuyên quan tâm cũng như những lÝ do khiến họ không thể quan tâm mộtcách đầy đủ nhất đến việc học tập của con mình
1.2 Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học
1.2.1 Đánh giá của các bậc phô huynh về nội dung, chương trình học của họcsinh tiểu học hiện nay
Bậc tiểu học là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng trong cuộc đời củamỗi một con người Một người chỉ có thể học tốt các bậc học tiếp theo khi họ
Trang 33nắm vững được kiến thức nền mới giúp cho mỗi học sinh tiếp thu những bàihọc mới một cách hiệu quả nhất Vậy trên thực tế, nội dung, chương trình họctrên lớp đã phù hợp với lứa tuổi này hay chưa? Dưới đây là biểu đồ cho thấynhận định của các bậc cha mẹ.
Biểu đồ 4: Đánh giá của các bậc phụ huynh về nội dung, chương
trình học trên lớp của học sinh tiểu học
Trang 34phù hợp và một nửa là bình thường "Bình thường" ở đây chúng ta có thể hiểu
là có chỗ phù hợp và có chỗ chưa phù hợp nhưng vẫn chấp nhận được
Phần lớn các bậc cha mẹ đều cho rằng nội dung, chương trình học trênlớp là bình thường và phù hợp nghĩa là nội dung, chương trình học đã đáp ứngđược phần nào mục đích của các bậc cha mẹ Nhưng trên thực tế, học thêmvẫn tồn tại và phát triển thậm chí ngay cả trong những gia đình có con học rấtkhá Tại sao lại nh vậy? Nguyên nhân gì khiến cho các bậc cha mẹ cho con đihọc thêm? Học sinh tiểu học hiện nay học những môn gì? Thời gian học rasao?
1.2.2 Thực trạng học thêm của học sinh tiểu học hiện nay
Với câu hỏi," Ngoài giờ học chính trên lớp, ông bà có cho con mìnhhọc thêm không?" thì tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 5: Số lượng người cho con đi học thêm
61.5 38.5
1: Có 2: Không Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng số người cho con đi học thêm gấp
Trang 35155 người cho con đi học thêm, chiếm 61,5% và 97 người không cho con đihọc thêm, chiếm 38,5% Những con số này cho thấy số lượng học sinh tiểuhọc đi học thêm là khá nhiều mặc dù nhiều vị phụ huynh đã nhận định rằngnội dung, chương trình học trên lớp là bình thường và phù hợp nghĩa là có thểchấp nhận được với con mình Vậy các bậc phô huynh đã cho con mình họcthêm những môn nào? dưới hình thức nào? số lượng buổi học thêm? thờigian, địa điểm, tiền học cũng nh lÝ do khiến các bậc cha mẹ cho con đi họcthêm?
Biểu đồ 6: Những môn học sinh tiểu học học thêm hiện nay
Trang 36cấp học nào khi thi tốt nghiệp đều không thể thiếu hai môn này Riêng mônngoại ngữ là một môn học còn khá mới đối với bậc tiểu học.
Trong quá trình thu thập thông tin, tôi cũng đã thu được kết quả là: Có75% các bậc cha mẹ có con học lớp 1 cho con học thêm tiếng anh; ở lớp 2 là58,3%; líp 3 là 71,8%; líp 4 là 75%; líp 5 là 72,2%
Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng không nên dạy ngoại ngữ ở bậc tiểuhọc bởi đây là lứa tuổi tiếng việt còn chưa hiểu rõ thì làm sao có thể họcngoại ngữ được Nhưng những số liệu trên lại hoàn toàn ngược lại Không chỉriêng học sinh líp 3, 4, 5 mới học thêm môn tiếng anh mà ngay cả lớp 1, 2 cácbậc phụ huynh cũng đã cho con mình học thêm tiếng anh Thực tế này đãkhiến cho chóng ta phải quan tâm Lớp 1, 2 là lứa tuổi mới lần đầu được họcđọc, học viết thậm chí ngữ pháp tiếng việt còn chưa thông thạo thì sao có thểhiểu một thứ ngôn ngữ khác được Tuy nhiên vẫn có nhiều bậc cha mẹ chocon đi học thêm môn này Qua việc tìm hiểu ý kiến của các bậc cha mẹ thì tôithấy rằng một số bậc cha mẹ cho con mình học tiếng anh ở các câu lạc bộ.Đây là một hình thức học cũng khá mới ở nước ta bởi ngoài các trung tâmtiếng anh, các câu lạc bộ tiếng anh vẫn đang được mở ra không chỉ phục vụcho những học sinh, sinh viên hay những người lớn tuổi có nhu cầu mà cònphục vụ cho các đối tượng nhỏ tuổi hơn Đây là một môi trường rất tốt để các
em có thể học tập và giao tiếp - một môi trường sẽ làm cho các em trở nênbạo dạn và tự tin hơn, những đức tính rất cần thiết cho một xã hội hiện đại.Trong các lớp học này, các em không học nặng nề nh những độ tuổi khác màchỉ học những phần giao tiếp rất đơn giản, giúp các em làm quen với tiếnganh Học được những điều này thì đến những độ tuổi lớn hơn, các em khôngcòn bỡ ngỡ với môn tiếng anh nữa Ngoài hình thức học như thế này, nhiềubậc cha mẹ cũng cho con học gia sư tiếng anh ngay tại nhà khi con họ đang
Trang 37học cho cháu bởi trong một buổi mà chỉ học toán với tiếng việt sợ sẽ làm cho cháu chán mất thôi Tất nhiên, tôi không yêu cầu gia sư dạy nặng nề môn ngoại ngữ mà chỉ dạy đơn giản thôi, làm sao để các cháu biết đọc và nói được những câu đơn giản là được Tuổi này cũng chưa cần thiết phải học tiếng anh lắm, nhưng biết một chút thì cũng tốt."(Nam, 35 tuổi, buôn bán dịch
vụ)
Nh vậy, đã có rất nhiều bậc phụ huynh cho con đi học thêm tiếng anh
Ở đây không chỉ có lớp 3, 4, 5 mà ngay cả lớp 1, 2 cũng đã học thêm tiếnganh Nguyên nhân của việc này là các bậc cha mẹ muốn con mình kiếm đượcmột công việc tốt khi trưởng thành cụ thể trong quá trình phỏng vấn sâu, tôi
đã nhận được câu trả lời của một bậc phụ huynh như sau: " Trong thời buổi này không thể thiếu ngoại ngữ được Cháu xem đấy, những người có ngoại ngữ thường rất được trọng dụng, cơ hội kiếm được một việc làm tốt cũng rất cao Bác cho nó đi học ngoại ngữ cũng là mong muốn tương lai của nó sẽ thuận lợi hơn mà thôi." (Nữ, 50 tuổi, cán bộ nhà nước).
Rõ ràng, trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển, hội nhập đôngtây mở rộng thì những người giỏi ngoại ngữ vẫn luôn luôn được khuyến khích
và chú ý Trên đất nước ta ngày nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ được mở
ra để đáp ứng nhu cầu của người học trong đó không thể không kể đến cáctrung tâm tiếng anh Tiếng anh ngày nay đã trở thành "mốt", một môn học
"thời thượng" thu hút rất nhiều các em học sinh và các bậc cha mẹ
Trong quá trình phát phiếu hỏi, ngoài ba bộ môn kể trên tôi còn nhậnđược một số thông tin của các bậc cha mẹ khi họ cho con đi học thêm cácmôn khác như hát múa, vẽ, học võ Đây là những môn học rất cần thiết chothể chất của học sinh sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi ở trên lớp.Trên truyền hình hay trên các báo, thỉnh thoảng chúng ta lại bắt gặp hình ảnhcủa các cô bé, cậu bé vác một cái cặp to tướng sau lưng, nhiều khi còn thấy
Trang 38cặp nặng hơn cả người Thể chất của những cậu bé, cô bé nay sẽ ra sao vớinhững chiếc cặp nh thế? Chính vì thế, khi học thêm những môn học nh hát,múa, vẽ… thể chất và tinh thần của các em sẽ được đảm bảo Các em sẽ đượcgiải trí sau những giờ học đồng thời có thể phát triển tài năng của mình quacác bộ môn nghệ thuật khác Như khoản 1 điều 24 luật giáo dục qui định:
"Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết
về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật." [9; 27].
Từ những số liệu ở trên, tôi đi đến kết luận như sau: Ngoài những giờhọc chính trên lớp, bên cạnh việc học thêm những môn rất quan trọng nhưtoán, tiếng việt, ngoại ngữ, các bậc cha mẹ có điều kiện đều cho con tham giacác lớp nghệ thuật giúp cho các em phát triển toàn diện, tạo điều kiện khoẻmạnh về thể chất và tinh thần giúp các em tiếp thu những kiến thức trên lớpngày một tốt hơn
Trên đây là các môn mà các bậc cha mẹ cho con đi học thêm Vậy các
em học những môn này dưới hình thức nào là phổ biến?
Biểu đồ 7: Các hình thức học thêm của học sinh tiểu học
Trang 393: Học gia sư tại nhàQua biểu đồ trên, trong 155 người cho con đi học thêm thì có 37 ngườilựa chọn phương án "học thêm do nhà trường tổ chức" (chiếm 14,7%); 18người lựa chọn phương án "học thêm do giáo viên chủ nhiệm tổ chức" (chiếm7,1%) và 106 người lựa chọn phương án "học thêm tại nhà" với sự dạy dỗ củacác gia sư (chiếm 42,1%).
Số lượng các bậc cha mẹ lựa chọn học thêm do nhà trường và giáo viên
tổ chức là rất Ýt Điều này cũng trùng với một thực tế là nhà trường tổ chứchọc thêm không nhiều Theo lời của hiệu trưởng nhà trường thì nhà trường chỉ
tổ chức học thêm cho học sinh líp 5 để các em được chuẩn bị kĩ càng trước kìthi tốt nghiệp và thời gian học thêm chỉ khoảng một tháng mà thôi Trườnghợp giáo viên chủ nhiệm tổ chức học thêm là tổ chức học thêm cho các emhọc sinh học quá yếu và bồi dưỡng cho các học sinh giỏi đi thi các kì thi củaquận, của thành phố hay của quốc gia Đa phần các vị phụ huynh hiện naycho con học gia sư ở nhà là chính
Thời đại kinh tế thị trường cũng đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạtcác trung tâm gia sư Như để đáp ứng nhu cầu của con người, các trung tâmgia sư mọc lên như nấm và không Ýt các bậc cha mẹ đã thuê gia sư về dạycho con mình với mong muốn các gia sư sẽ thay cho các thầy cô giáo trên lớpcủng cố lại những kiến thức cho con Và hình thức học gia sư tại nhà ngàycàng phát triển hơn khi nhu cầu học của con người ngày một nâng cao
Vậy những gia đình cho con học gia sư tại nhà là những gia đình làmnghề gì? Có sự khác biệt giữa nghề nghiệp của các bậc cha mẹ khi cho conhọc gia sư tại nhà không?
Trang 40Bảng 2: Tương quan giữa nghề nghiệp của các bậc cha mẹ và
phương án " học gia sư tại nhà"
số người cho con học gia sư tại nhà là rất khác nhau cụ thể những người làmcán bộ nhà nước, buôn bán dịch vụ và thủ công nghiệp cho con học gia sưnhiều hơn những người làm nghề công nhân và giáo viên Con số lần lượt là:cán bộ nhà nước: 73,8%; buôn bán dịch vụ: 78,1%; thủ công nghiệp: 75%;công nhân: 50%: giáo viên: 48,3%
Có thể giải thích điều này là do: Những người làm cán bộ nhà nước,buôn bán dịch vụ và thủ công nghiệp là những người có thu nhập khá và ổnđịnh nên họ hoàn toàn có thể cho con học gia sư tại nhà mà không phải suynghĩ gì nhiều bởi xét cho cùng, học gia sư tại nhà không phải ai cũng có thểthuê được khi số tiền cho một buổi học gia sư khá cao Cũng chính bởi thế, tỉ
lệ những người làm công nhân cho con học gia sư không nhiều do thu nhậpcủa họ không cao như những ngành nghề còn lại, đôi khi thu nhập cũng chỉ
đủ để họ trang trải cho những thứ cần thiết phục vụ cho sự tồn tại của mìnhthôi mà không đủ chi trả cho việc học thêm của con
Riêng đối với những người làm nghề giáo viên, tỉ lệ cho con học gia sưtại nhà cũng không cao có lẽ là do đây là một đội ngũ có trình độ nên họ hoàn