luận văn đại học sư phạm hà nội ''Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 149 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
149
Dung lượng
2,73 MB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học, việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng đang trở thành một vấn đề cấp thiết đối với chúng ta. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em: dân tộc Kinh (thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ); Các dân tộc vùng núi phía Bắc gồm có: dân tộc H’Mông, dân tộc Thái, dân tộc Tày, Dân tộc Nùng, Dân tộc Mường, dân tộc Dao ; Ở vùng núi miền Trung, Tây Nguyên có các dân tộc như: dân tộc Vân Kiều, dân tộc Ê- đê, dân tộc Ba-na, dân tộc K’Ho ; Còn ở vùng miền Tây Nam Bộ thì có các dân tộc: dân tộc Chăm, dân tộc Khơ’Me Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa tạo hình độc đáo và rất giàu tính dân gian, những đồ dùng thường ngày của họ cũng mang đầy tính nghệ thuật với những hoạ tiết hoa văn cùng với cách sắp xếp chúng hết sức độc đáo, đặc sắc. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta rất chú trọng tới việc gìn giữ và phát huy bản sắc của các dân tộc trên mọi miền Tổ Quốc. Nghị quyết số 22 của bộ chính trị đã nêu rõ “Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và góp phần phát triển nền văn hóa chung cả nước tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. NTTH là những loại hình hoạt động nhận thức của con người nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống, cho nghệ thuật, nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, trang trí, thủ công mĩ nghệ, kiến trúc…Với hai thể loại: nghệ thuật cơ bản và nghệ thuật ứng dụng, nghệ thuật tạo hình dân tộc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó NTXDT được sử dụng để trình bày mỹ thuật ở các hình thức khác nhau (trên quần áo, đồ gỗ, bát đĩa…) bằng cách gắn các hình trang trí hay các hình theo đề tài đã có sẵn vào một nền chính. Như vậy, NTXDT cũng là một nghệ thuật trang trí mà ở đó người nghệ sĩ thể hiện các hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình, các họa tiết theo một bố cục mang tính nghệ thuật và gắn chúng trên một nền phẳng. Cũng tuân theo quy luật của cái đẹp, tuân theo sự sắp đặt về hình, về màu sắc… nhưng lại khác các ngành nghệ thuật khác về phương thức sắp đặt nên NTXDT có vẻ đẹp riêng của nó. Trong lịch sử phát triển của NTTH, NTXDT đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm đẹp cho cuộc sống xung quanh. Ngay từ ngày xa xưa, người ta có thể sáng tạo ra các bức tranh được làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá cây, vỏ cây… Dần dần theo nhu cầu phát triển của cuộc sống con người luôn muốn làm đẹp cho đồ đạc và làm đẹp cho môi trường sống xung quanh mình, vì thế nên NTTH nói chung và NTXDT nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. HĐTH là một hoạt động quan trọng ở trường mầm non, nó có vị trí to lớn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ về tất cả các mặt: Đạo đức, Trí tuệ, Thể chất, Thẩm mĩ, Lao động hoạt động này bao gồm các thể loại như: vẽ, nặn, xếp dán tranh, chắp ghép, xếp hình, gấp giấy… trong đó HĐXDT đặc biệt là xếp dán tranh trang trí được coi là một trong những hoạt động giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nền tảng ban đầu của xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo nghệ thuật cho trẻ mầm non. Với đặc điểm lứa tuổi của mình, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể cảm nhận và thể hiện được nhịp điệu của bố cục trang trí, của sự sắp xếp các hoạ tiết cũng như cảm nhận được vẻ đẹp trong các mẫu hoa văn trang trí của một số dân tộc. Hơn nữa, trẻ cũng đã có thể tiếp thu, lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. Trong thực tiễn giáo dục mầm non, HĐTH thực sự đã được coi là phương tiện cơ bản để giáo dục trẻ song HĐXDT lại chưa được các giáo viên quan tâm thích đáng. Ở các trường mầm non hiện nay số lượng của các giờ HĐXDT còn ít, chất lượng của chúng lại nghèo nàn, sự truyền cảm cảm xúc của các bố cục không gian tranh từ giáo viên sang trẻ còn nhiều hạn chế, họ chưa truyền được cho trẻ thần thái của bố cục trang trí, chưa cho trẻ thấy được nét đẹp của nền văn hoá vùng miền. Bản thân mỗi giáo viên mầm non chưa thấy được vai trò to lớn của việc tổ chức HĐXDTTT trong việc bồi dưỡng và giúp trẻ tìm hiểu, làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, đưa trẻ đến dần với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt Nam. Các giờ HĐXDT chưa thực sự trở thành một môi trường hoạt động hấp dẫn cho trẻ do những phương pháp, biện pháp mà các giáo viên sử dụng còn cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt, mềm dẻo. Hơn nữa các nội dung được lựa chọn để đưa vào chương trình của hoạt động xếp dán tranh còn quá nghèo nàn, đơn giản, không có sự độc đáo. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng tạo hình của trẻ cũng như không thể khơi gợi được sự sáng tạo tiềm ẩn trong bản thân mỗi đứa trẻ. Vì những lí do trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc”. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lí luận và nghiên cứu tình hình thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay để có thể đề xuất một biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, từ đó giúp trẻ hiểu và có được những kiến thức cũng như các kĩ năng cơ bản nằm trong vốn văn hoá chung của con người và nền văn hoá tạo hình nói chung của người dân Việt Nam. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1 Khách thể nghiên cứu. Việc tổ chức HĐTH cho trẻ ở trường mầm non và giáo dục trẻ em thông qua HĐTH. 3.2 Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. 4. Giả thuyết khoa học. Nếu tìm ra và áp dụng hợp lí một số biện pháp nhằm giúp trẻ có những tình cảm, xúc cảm thẩm mĩ đối với các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình truyền thống; nhằm giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội những hiểu biết và kĩ năng tạo hình trang trí; đồng thời bồi dưỡng cho trẻ khả năng trang trí các hoạ tiết trang trí theo một số dạng bố cục hoa văn dân tộc và kích thích khả năng độc lập, tìm kiếm, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động thì có thể giúp trẻ mầm non làm quen, thể hiện được một số dạng bố cục trang trí của các dân tộc. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tiếp cận với một số vốn kiến thức sơ đẳng trong nền văn hoá tạo hình của Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nghệ thuật tạo hình (bao gồm cả các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình), về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non. 5.2. Nghiên cứu thực tiễn tổ chức hoạt động tạo hình và hoạt động xếp dán tranh của trẻ ở trường mầm non. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. -Phương pháp quan sát tự nhiên. -Phương pháp đàm thoại. -Phương pháp điều tra. -Phưong pháp thực nghiệm sư phạm. -Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 7. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu thực trạng ở cả 3 độ tuổi nhưng chỉ tổ chức thực nghiệm ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. - Quá trình thực nghiệm được tôt chức ở một số trường mầm non ở Hà Nội và Ninh Bình; ở cả mô hình trường mầm non công lập và trường mầm non tư thục. - Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, sử dụng một số mẫu hoa văn trang trí của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc : dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông. 8. Đóng góp của đề tài - Luận văn đánh giá được thực trạng của việc tổ chức HĐTH cho trẻ ở các trường mầm non công lập và tư thục. - Luận văn đánh giá được khả năng của trẻ trong việc làm quen với bố cục trang trí của một số dân tộc thông qua hoạt đông xếp dán tranh trang trí. - Luận văn bước đầu đã xây dựng được hệ thống các biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã khẳng định "Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. Chính vì thế nên cùng với các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ…cho trẻ mầm non, thì việc tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu nền nghệ thuật dân tộc và nền văn hoá của một số các dân tộc thiểu số thông qua một các sản phẩm như: tranh vẽ, trang phục, đồ trang sức, đồ dùng hàng ngày… là rất quan trọng và cần thiết. Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có nhiều nét văn hoá rất độc đáo, đặc sắc đặc trưng cho các vùng miền. Mỗi dân tộc sinh sống ở các địa bàn khác nhau cả về địa lí, khí hậu, về cách sinh sống… nên họ cũng có những phong tục tập quán khác nhau, quan niệm về cái đẹp của họ cũng khác nhau, được thể hiện qua hình vẽ, hoạ tiết, màu sắc, bố cục… trên trang phục, đồ dùng, nơi ở, phong cách sinh hoạt của các dân tộc. Trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc nước ta, hoa văn không chỉ có mặt trên đồ vải mà còn thể hiện trên các chất liệu của đồ trang sức (lược, xương, sừng, ngà, gỗ, bạc, đồng…), hay trên các công trình điêu khắc, kiến trúc, hoặc trong các tác phẩm nghệ thuật dân gian. Hoa văn xuất hiện đa dạng trong đời sống con người và mang theo những phong cách tộc người phong phú. Đúng như nhà nghiên cứu nền văn hoá của các dân tộc Diệp Trung Bình đã nói : “Có thể nói các loại hoa văn trên đồ vải các dân tộc nước ta chiếm ưu thế tuyệt đối về màu sắc thể hiện đặc trưng văn hoá dân tộc Việt Nam”[6 ;9]. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoa văn chính là sự bảo tồn nền văn hoá của các dân tộc hay cũng có thể được coi là sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá giữa các vùng miền dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, đòi hỏi mỗi người đều cần phải có những hiểu biết nhất định về nền nghệ thuật cũng như nền văn hoá của các dân tộc ấy. Do vậy, việc bồi dưỡng những cảm xúc, những hiểu biết nhất định về nghệ thuật, về những nét văn hoá… cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo và thông qua các hoạt động giáo dục, đặc biệt là thông qua một dạng hoạt động chuyên biệt- HĐTH. Bản thân của HĐTH đã là một hoạt động mang tính tự biểu hiện, thông qua tính tự biểu hiện ấy cũng thể hiện được ít nhiều sự sáng tạo của những "hoạ sỹ tí hon”. Sự sáng tạo của trẻ được thể hiện rất rõ nét thông qua các dạng của HĐTH trang trí. Trong đời sống xã hội, trang trí là một nhu cầu thiết yếu, là mong muốn thuộc về tình cảm, ý thức, tâm lí của con người. Trẻ mầm non rất cần được hoạt động trong lĩnh vực tạo hình, đặc biệt là trong các hoạt động tạo hình trang trí như vẽ trang trí, xé- cắt dán trang trí… bởi vì, thông qua những hoạt động này trẻ có thể phát huy khả năng sáng tạo, hình thành khả năng cảm nhận thẩm mĩ và thái độ thẩm mĩ. Ngoài ra nó còn tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với các hoạ tiết, cách sắp xếp các hoạ tiết để tạo nên một bố cục trang trí. Xuất phát từ những yêu cầu trên nên vấn đề đặt ra và được rất nhiều các nhà tâm lí, giáo dục quan tâm, nghiên cứu là làm thế nào để có thể giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen được với các bố cục hoa văn của một số dân tộc thiểu số thông qua HĐTH nói chung và hoạt động xếp dán tranh trang trí nói riêng ? Ở nước ngoài đã có rất nhiều các nhà giáo dục học nghiên cứu về HĐTH của trẻ mầm non và khẳng định được ý nghĩa của hoạt động sư phạm trong việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ, đặc biệt là khả năng sáng tạo trong HĐTH. Theo chuyên viên nghiên cứu về HĐTH -V.X. Mukhina thì HĐTH của trẻ em được xem như một hình thức lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn theo A.V.Daparozet thì "HĐTH của trẻ là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Ở đó trẻ không những sử dụng các vật thể sẵn có mà bao gồm cả việc làm ra cái gì đó mới mẻ hay tạo ra một sản phẩm nhất định (như tranh vẽ, nặn bức tượng hay tranh xé dán…) bằng cách thực hiện dự kiến xảy ra trong óc trẻ ’’ [59 ;78- 84] Khi nghiên cứu về nền nghệ thuật trang trí dân gian các nhà giáo dục E.I. Kovanxkoi và E.I.Vaxilieva đã chứng minh và thấy được ảnh hưởng to lớn của chúng tới sự phát triển năng lực thẩm mĩ của trẻ. Theo họ thì nó vừa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, lại vừa là “nguồn dinh dưỡng giàu có" cho khả năng tri giác nghệ thuật và chúng có tác động tới sự phát triển những rung động thẩm mĩ ở trẻ em. Quả thật đúng như vậy, các tác phẩm nghệ thuật trang trí mang đậm màu sắc dân gian thường có một vẻ đẹp rất độc đáo, cổ điển, kích thích được thị hiếu của người xem, vì thế nên nó có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng cách tri giác nghệ thuật cho mỗi người. Bàn về vấn đề này, nhà giáo dục học Xô Viết D.A. Bogacheva đã nghiên cứu về việc sử dụng nghệ thuật trang trí ở nước mình. Trong tài liệu "Cắt dán trang trí theo kiểu dân tộc ở mẫu giáo”, bà đã chỉ ra những cách trang trí của các dân tộc và bà cũng hướng dẫn cho giáo viên cách đưa trang trí dân tộc vào việc dạy cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời bà cũng đưa ra các mẫu cắt- xé dán để giúp trẻ có thể trang trí ở trường mầm non. Đây thực sự là một tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc giáo dục trẻ ở trường mầm non.[17 ;17] Dựa vào lý luận về việc hình thành các hoạt động trí tuệ theo giai đoạn của nhà tâm lí học P.A. Galperin, nhà giáo dục học E.C.Poraleva đã có nghiên cứu về cơ sở cảm giác của hoạt động xé- cắt, dán và đưa ra nhận xét rằng: Để cảm nhận được tính nhịp điệu trong bài vẽ trang trí, thì trước đó cần phải tiến hành các giờ cắt- dán trang trí trước. Đây là một nhận xét rất xác đáng bởi vì khi trẻ được trực tiếp lựa chọn, sắp đặt các hình mảng, các hoạ tiết bằng chính đôi bàn tay của mình thì không những đôi bàn tay của trẻ được hoạt động mà chính bộ não của trẻ cũng được hoạt động mạnh mẽ. Đây là điều kiện giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận về nhịp điệu và màu sắc tốt hơn. Những nhận xét này chính là “khung xương" để giúp cho các giáo viên lên kế hoạch và sắp xếp hợp lí các hình thức dạy học nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động. Bằng các nghiên cứu của mình, nhà giáo dục học I.L. Guxarova đã chỉ ra : Để đạt hiệu quả cao trong giờ hoạt động cắt- dán thì việc dạy cắt- dán nên bắt đầu chính từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể- tạo các hình quen thuộc- sự hứng thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được những trở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật.[17 ;4]. Mục đích cần đạt được ở trẻ trong giờ HĐTH là sự hứng thú của chúng, khi hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ say sưa thể hiện mình trong đó mà không cần phải nghĩ rằng mình làm như thế có đẹp không, mọi nguời có thích không? Điều này rất có lợi cho sự phát triển của đứa trẻ. Trong bài viết "Cảm xúc và sáng tạo"nhà giáo dục học T.X. Komarova đã nhấn mạnh rằng: Sự thể hiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán sẽ giúp trẻ chính xác hoá và củng cố biểu tượng, kiến thức. Tạo ra sản phẩm bằng các vật liệu khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm tính chất và khả năng thể hiện chúng…[19;113]. Điều này có nghĩa rằng, khi tham gia vào các hoạt động khác nhau của HĐTH sẽ giúp trẻ củng cố những biểu tượng, những kiến thức có được trong quá trình khám phá thế giới xung quanh. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề về HĐTH và HĐTH trang trí đối với sự phát triển của trẻ mầm non như T.S. Phan Việt Hoa, với đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình" bà đã khẳng định được vai trò của cảm xúc thẩm mĩ trong việc giáo dục thẩm mĩ và trong giáo dục phát triển toàn diện con người. Qua công trình nghiên cứu này, bà chứng minh được vai trò của các dạng HĐTH trong việc bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ cho trẻ và bà cũng đưa ra được các biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ trong HĐTH. Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lí luận cho ngành giáo dục Mầm non, PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết đã có những kết luận sắc bén trong việc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình. Theo bà thì trẻ rất ham thích hoạt động tạo hình song chúng lại chưa có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và chưa biết phát hiện ra cái đẹp trong sản phẩm tạo hình. Do đó, bà cho rằng “ trẻ em cần phải được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn bé mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻ được xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị ” .[300 ;38]. Cùng với những kết luận này, PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết còn đưa ra các tiêu chí để giúp giáo viên lựa chọn những tác phẩm tạo hình phù hợp với trẻ. Đồng thời bà cũng nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ trong quá trình cảm thụ nghệ thuật, bà đã viết “… Xem triển lãm hội hoạ hay bảo tàng mỹ thuật có phải là những việc làm quá cao siêu đối với lứa tuổi thơ không ? Điều đó là tuỳ cách hướng dẫn của người lớn ”[301;38]. Những nhận xét này của bà đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc hướng dẫn giáo viên thực hiện các nhóm biện pháp được đề xuất trong luận văn. Cũng bàn về vấn đề tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, PGS.TS Lê Thanh Thuỷ có nhận xét “Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian đóng vai trò là người giúp việc đắc lực nhất trong việc phát triển tình cảm, ý thức xã hội và nhân cách của trẻ em Chính tình cảm thẩm mĩ- đạo đức được hình thành ở trẻ trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình sẽ lại là nguồn dự trữ vô cùng dồi dào cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật tạo hình nói riêng và hoạt động sáng tạo nói chung của trẻ sau này ” .[260;47]. Như vậy, kết luận này cho chúng ta xem xét một cách nghiêm túc cách thức tổ chức cho trẻ tri giác các tác phẩm nghệ thuật trong chương trình dạy HĐTH ở trường mầm non hiện nay. Khi tìm hiểu “Ảnh hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi”, PGS.TS. Lê Thanh Thuỷ đã nghiên cứu về các điều kiện để nâng cao khả năng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, bà đã cho rằng: Việc tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ hiểu biết về hệ thống chuẩn mẫu cảm giác và giúp trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết đó vào quá trình tri giác, đặc biệt là tri giác các tác phẩm nghệ thuật sẽ tạo điều kiện để trẻ làm xuất hiện, phát triển cảm hứng của mình trong hoạt động tạo hình. Dựa vào kết luận này chúng tôi đã hiểu được khả năng của trẻ trong HĐTH, từ đó có những tác động cần thiết làm xuất hiện những xúc cảm, tình cảm của trẻ đối với HĐTH. [...]... tạo, tích cực trong hoạt động cho trẻ - Dạy trẻ biết chủ động lựa chọn và tạo ra các hoạ tiết trang trí thích hợp - Dạy trẻ biết sắp xếp các hoạ tiết hợp lý để tạo ra một bố cục trang trí gọn, đẹp, mang màu sắc dân tộc 6.3.2 Cách thức tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non * Về các phương pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non Có thể nói rằng, trẻ mầm non được tiếp thu các kiến... dạng- màu sắc - Dạy trẻ cách sắp xếp các hình mảng để tạo nên bố cục hợp lý * Giáo dục cho trẻ nắm bắt được một số dạng bố cục trang trí hoa văn của các dân tộc - Dạy trẻ lựa chọn hình dáng hoạ tiết phù hợp - Dạy trẻ biết nhận ra các đặc điểm đặc trưng của một bố cục trang trí hoa văn của các dân tộc - Nắm bắt được cách lựa chọn hoạ tiết và sắp xếp các hoạ tiết phù hợp với bố cục trang trí * Giáo dục tính... 6.3.1 Nội dung giáo dục hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non Với mục tiêu “… phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo… tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở tiểu học và các bậc học sau có kết quả” thì việc tổ chức các HĐXDTTT nhằm giúp trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân. .. trình vẽ tranh trang trí hay xếp dán tranh trang trí trẻ dễ dàng chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn, sử dụng các hoạ tiết, màu sắc trang trí và tạo nên những bố cục trang trí phong phú, đa dạng khác nhau 5.3 Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em mầm non HĐTH là một hoạt động học tập mang tính tổng hợp, thông qua đó trẻ không chỉ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ…... đặc biệt là HĐXDTTT của trẻ mầm non Việt Nam Với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi hy vọng sẽ đề ra và đưa vào thử nghiệm một số biện pháp tổ chức HĐXDTTT để thông qua đó có thể giúp trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi có cơ hội làm quen với một số dạng bố cục hoa văn các dân tộc thiểu số, từ đó giúp trẻ nhỏ dần dần từng bước tiếp cận với nền văn hoá đặc sắc của một số dân tộc trên đất nước Việt... nghiên cứu.[32] Với đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học vẽ trang trí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi , Ths Hoàng Thị Lan Hương đã đi đến kết luận các giờ học vẽ trang trí có tác dụng trong việc phát triển trí tuệ, khiếu thẩm mĩ và giúp trẻ có thể ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động hàng ngày của trẻ, đồng thời nó có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và bồi dưỡng tình cảm cho trẻ mầm non... vật xung quanh Trong các loại hoa văn dùng để trang trí, các nhà nghiên cứu đã phân tích và phân biệt thành các loại hoa văn như: Hoa văn “hình học - là các loại hoa văn xuất phát từ những hình thức không gian chung nhất của hiện thực; Hoa văn “hình thảo mộc”- đó là các hình vẽ dựa theo dáng của cỏ, cây, hoa, lá…; Hoa văn “hình thú”- đó là hình người hay hình những con vật đã được cách điệu hoá Vì thế... non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Tác giả cũng nhận thấy hiệu quả của giờ học vẽ trang trí phụ thuộc rất lớn vào việc giáo viên biết lựa chọn và sử dụng những biện pháp tác động thích hợp với đặc trưng của hoạt động vẽ trang trí Nghiên cứu này đã giúp chúng tôi có được những ý tưởng cho việc tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí của trẻ đạt hiệu quả [18] Bằng những tổng kết về các nguồn tài... hoàn thành của trẻ Đồng thời, giáo viên cũng cần động viên trẻ tích cực, cố gắng và tin tưởng vào chính khả năng của mình 5.4 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non Để tổ chức các hoạt động tạo hình người ta có thể tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Theo sự phân chia kiểu truyền thống, người ta chia ra 2 hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, đó là: - Hoạt động tạo... dàng dùng các cơ của bàn tay để xé toạc, xé bứt, hay xé tỉ mỉ theo những đường kim châm Với đặc thù của mình, hoạt động tạo hình nói chung hay hoạt động xếp dán tranh nói riêng luôn tạo cho trẻ có một tâm thế thật thoải mái trong quá trình hoạt động, chính điều này đã làm cho cơ thể trẻ cũng được phát triển một cách tốt nhất 6.3 Nội dung giáo dục và cách tổ chức hoạt động xếp dán tranh cho trẻ mầm non . giáo dục trẻ em thông qua HĐTH. 3.2 Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. 4 biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc, từ đó giúp trẻ hiểu và có được những kiến thức cũng như các kĩ năng. trang trí. - Luận văn bước đầu đã xây dựng được hệ thống các biện pháp tổ chức hoạt động xếp dán tranh trang trí nhằm giúp trẻ 5- 6 tuổi làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc. NỘI DUNG NGHIÊN