Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Lý luận là gốc, tư tưởng dẫn đầu, Người viết: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việcquan trọng nhất của Đảng, phải kiên
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Ngêi híng dÉn khoa häc: TS Nguyễn Văn Long
HÀ NỘI - 2011
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công tác tư tưởng (CTTT) là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọngtrong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nềntảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dânthực hiện các nhiệm vụ cách mạng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Lý luận là gốc,
tư tưởng dẫn đầu, Người viết: “Giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việcquan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”, “Tưtưởng không đúng thì công tác ắt sai lầm”, “Trong Đảng và ngoài Đảng có nhận rõtình hình mới thì tư tưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mớithống nhất; Ngay từ khi thành lập, Đảng ta cũng đã xác định: công tác tư tưởng làmột bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Xây dựngĐảng là nhiệm vụ then chốt củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ".Đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho thành công của sự nghiệpcách mạng nước ta trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng ta
Nhiệm vụ lịch sử này chỉ được hoàn thành thắng lợi khi toàn Đảng nhất trícao, toàn xã hội đồng thuận, tự giác, tích cực thực hiện Đảng ta thông qua côngtác tư tưởng đưa nhân tố tự giác đến từng người, cổ vũ, động viên nhân dân vượtqua mọi thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Thông qua công tác tưtưởng, tạo nên động lực tinh thần to lớn, mạnh mẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụlịch sử trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập quốc tế
CTTT đã có những cống hiến xuất sắc vào những thắng lợi vĩ đại của Cáchmạng trong hơn 80 năm qua Đặc biệt là thời kỳ đổi mới, công tác tư tưởng đã gópphần bảo đảm sự thống nhất trong Đảng, xây dựng và củng cố niềm tin của toàndân vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
Trang 3quốc; tạo cơ sở để tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc, hình thành sức mạnh to lớngiữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; tạo tiền đề cho sự phát triểncông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Đặc biệt là thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, do đòi hỏi của tình hình vànhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới Chúng ta phải coitrọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng
Hiện Việt Nam là thành viên thứ 150 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),với những thời cơ, thách thức lớn đan xen đã và đang tác động rất lớn đến hoạtđộng tư tưởng đó là: Sự phát triển mạnh xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, tác độngsâu rộng đến giao lưu hợp tác văn hóa, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ, nhất là sự phát triển nhảy vọt của công nghệ sinh học, công nghệ vậtliệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ giải trí Cuộc đấu tranh giai cấp, đấutranh dân tộc, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhất là sự cạnh tranh gay gắt thịtrường kinh tế, cũng như cuộc đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu: chạyđua vũ trang, cuộc chiến chống đói nghèo, tật bệnh và vấn đề biến đổi khí hậu Với Việt Nam, còn phải đối mặt với âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực phản động vv
Tình hình thế giới và trong nước tác động rất lớn đến nhận thức, tư tưởng vàtâm lý con người Công tác tư tưởng phải thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thực chất của công tác tư tưởng là tạo nênđịnh hướng đúng trong nhận thức và trong hành vi của mỗi con người trước thựctiễn đầy biến động, qua đó, tạo được sự đồng thuận, sự ổn định xã hội Công tác tưtưởng trong bối cảnh thế giới, trong nước ngày nay là hết sức khó khăn và phức tạphơn bất cứ thời kỳ cách mạng nào của Đảng ta Thế giới đã thay đổi rất nhiều, xãhội Việt Nam đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ, con người Việt Nam đã thayđổi về mọi mặt: dân trí, nhận thức, quan điểm, lối sống, mức sống Điều đó đòihỏi bức thiết phải tiếp tục đổi mới công tác tư tưởng, bản thân công tác tư tưởngphải được nâng lên, phải được đổi mới, phù hợp với thời đại mới Từ phạm vi cả
Trang 4nước, đề cập đến tỉnh Tiền Giang, công tác tư tưởng luôn được xác định là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ tỉnh, nhằm xác lập, phát triển hệ tư tưởng xãhội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị xã hội đúng đắn, góp phầnxây dựng thế giới quan khoa học, đạo đức, lối sống, tri thức, bảo đảm cho cán bộ,đảng viên và nhân dân có những hành động tích cực, sáng tạo, để góp phần thựchiện thắng lợi lý tưởng, mục tiêu của Đảng, của dân tộc
Trong quá trình hội nhập quốc tế những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa,chính trị, an ninh quốc tế trong nước nói chung và Tiền Giang nói riêng, có nhiềudiễn biến cả mặt tích cực và tiêu cực, đã tác động đến tư tưởng, tình cảm và đờisống của cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân Thực hiện Nghị quyết 08 –NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủtrương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam
là thành viên của WTO, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành chương trình hành động
số 07-CTr/TU cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh để quán triệt các mụctiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng và một số nhiệm vụ cụ thể về hội nhập kinh tếquốc tế Qua đó, công tác tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế đã được cáccấp, các ngành trong tỉnh nghiêm túc thực hiện qua nhiều hình thức như thông qua:website, báo chí, đài phát thanh truyền hình, hội thảo chuyên đề góp phần nângcao nhận thức về chính trị, củng cố tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân,tăng thêm lòng tin vào Đảng, khẳng định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xãhội, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận của xã hội Côngtác tư tưởng còn góp phần ổn định tình hình chính trị, tư tưởng; giữ vững quốcphòng, an ninh; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
Những kết quả đạt được thể hiện rõ nét trong việc tăng cường đào tạo, bồidưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quầnchúng cốt cán, làm cho hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh từng bước trở thành hệ tư tưởng chi phối trong xã hội; việc định hướng thôngtin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên đúng quy chế Nâng cao chất lượng
Trang 5thông tin trên báo chí, bảo đảm tính chân thật, tính giáo dục, tính chiến đấu; pháthiện và giới thiệu kịp thời gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, những nhân
tố mới, phát huy tốt vai trò và sức mạnh của văn hóa, văn nghệ trong công tác tưtưởng, trong việc thúc đẩy xây dựng con người mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Qua đó, tạo ra sự thống nhất, tập trung trong công tác tuyêntruyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
Hơn nữa, lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng của tỉnhtrong thời gian qua đã vươn lên không ngừng, có đóng góp xứng đáng vào nhữngthắng lợi của Cách mạng Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng Tuy nhiên,công tác tư tưởng trong tỉnh thời gian qua còn nhiều yếu kém, bất cập, làm hạn chếđáng kể đến chất lượng và hiệu quả của nhiều hoạt động tư tưởng như: tình trạngsuy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên và nhân dân, đòi hỏi Đảng ta phải thực sự đổi mới nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tư tưởng Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài "Đổi mới công tác
tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay"
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc
tế đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu Đến nay có nhiều bài viếtcủa nhiều tác giả ở các góc độ khác nhau được đăng tải trên sách, báo, tạp chí Một
số công trình có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như: Đào Duy Tùng (1999),một số vấn đề về công tác tư tưởng; Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng chủbiên), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, 2001,
Hà Nội; Đào Duy Quát (2001), Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; TS Hồ Văn Chiểu (2005) nângcao hiệu quả công tác tư tưởng trong quá trình chủ động hội nhập nền kinh tế thếgiớ; Lương Khắc Hiếu (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng tập 2, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội; Viện Xây dựng Đảng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Trang 6Minh, Giáo trình công tác tư tưởng của Đảng, Nxb Lý luận chính trị, 2004, HàNội; Bùi Ngọc Thanh, Xây dựng Đảng và công tác cán bộ, Nxb Chính trị quốc gia,
2008, Hà Nội; Trần Thị Anh Đào (2008), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán
bộ làm công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tuyên giáo Trungương (2009), Tập bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh, cấp huyệnnăm 2009
Các công trình trên cho thấy, các tác giả đi sâu phân tích ở góc độ lý luậncông tác tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề hội nhập quốc tế, vấn đềcông tác tư tưởng, khái quát về tình hình cán bộ làm công tác tư tưởng, hoặc đề cập
ở một khía cạnh nào đó về năng lực của đội ngũ làm công tác tư tưởng tại một địaphương
Có thể nói rằng đề tài luận văn "Đổi mới công tác tư tưởng ở Tiền Giang
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” là một đề tài mới, không bị trùng lặp
với bất cứ đề tài nghiên cứu nào đã có trước đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả của côngtác tư tưởng trong quá trình hội nhập của Tiền Giang, luận văn đề xuất các phươnghướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quả công tác tưtưởng ở tỉnh Tiền Giang trong quá trình hội nhập quốc tế
- Đánh giá thực trạng công tác tư tưởng ở tỉnh Tiền Giang trong quá trìnhhội nhập
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tưtưởng của tỉnh Tiền Giang trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Trang 7- Tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng, nhất là sau khi ViệtNam gia nhập WTO.
- Đội ngũ làm công tác tư tưởng và công tác tư tưởng ở tỉnh Tiền Gianghiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác
tư tưởng của Đảng
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng; quan điểm, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước ta về công tác tư tưởng trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế
- Đồng thời, tác giả kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiêncứu của các công trình khoa học có liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử kết hợp với điềutra xã hội học
6 Đóng góp khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng ta về công tác tưtưởng trong quá trình hội nhập quốc tế
- Đánh giá khách quan thực trạng tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng ởtỉnh Tiền Giang và tác động của quá trình hội nhập quốc tế , đặc biệt khi Việt Nam
Trang 8trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 Trên cơ sở đó,chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của công tác tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc
tế, từ đó đề xuất các quan điểm, các dự báo khoa học, khuyến nghị một số giảipháp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong tiến trình hội nhập quốc tế,nhất là trong những năm tiếp theo
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học choviệc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong quá trình hội nhậpquốc tế
- Luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy những vấn đề liên quan đến công tác tư tưởng trong quá trình hội nhậpquốc tế
8 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3chương
Trang 9CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
TƯ TƯỞNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
1.1 Những vấn đề lý luận chung về đổi mới công tác tư tưởng trong điều kiện hội nhập quốc tế
1.1.1 Khái niệm tư tưởng và các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng của Đảng
Có thể nói, có khá nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về khái niệm
tư tưởng, nhưng đều có quan điểm chung là nói đền tư tưởng là nói đến sự phánánh hiện thực trong ý thức, là sự suy nghĩ, hay ý nghĩ của con người Tuy nhiênkhông phải sự phản ánh hay sự suy nghĩ nào cũng đều được coi là tư tưởng; chỉ khinào, sự phản ánh, sự suy nghĩ đó phát triển đến một trình độ khái quát nhất định,
nó trở thành kinh nghiệm và hiểu biết của con người về một vấn đề nhất định, vềthế giới tự nhiên, về xã hội và con người, thì sự khái quát đó của suy nghĩ mớiđược coi là tư tưởng
Là một phạm trù thuộc ý thức xã hội, tư tưởng vừa có sự thụ động nhất định
so với những thay đổi của tồi tại xã hội vừa có khả năng vượt trước, tức là tư tưởng
có khả năng dự báo và trên cơ sở dự báo đó, đề ra mục tiêu, chương trình, kếhoạch, dự định nhằm tiếp tục nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan đó Như
vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: Tư tưởng là một hình thức tồn tại (một bộ phận)
của ý thức xã hội, là kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, hình thành nên những quan niệm, quan điểm của con người (của cá nhân, cộng đồng người, giai cấp xã hội ) nhằm phản ánh hiện thực khách quan, biểu thị thái độ của con người đối với hiện thực đó và nhằm phục vụ lợi ích của con người theo một mục đích nhất định
Trong cuộc sống có nhiều tư tưởng khác nhau Các tư tưởng tương tác vớinhau, tập hợp lại với nhau một cách tự nhiên thành một chuỗi các nhận thức, được
Trang 10thừa nhận và bị loại bỏ theo quy luật tự nhiên Là công cụ của nhận thức, tư tưởngthể hiện thông qua các hành vi, cả những hành vi của tư duy lẫn hành vi bản năng.
Tư tưởng được liên tục lựa chọn bởi các cá nhân cụ thể và có vai trò định hướnghành động Do đó, nhận thức về tư tưởng phải linh hoạt chứ không thể coi
Hệ tư tưởng là sản phẩm của xã hội phân chia thành giai cấp, là hệ thốngnhững quan niệm, quan điểm lý luận và tư tưởng của một giai cấp đại diện cho mộtphương thức sản xuất nhất định về các vấn đề: chính trị, luật pháp, đạo đức, thẩm
mỹ, tôn giáo, triết học nhằm phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp đó, được cácnhà tư tưởng của giai cấp đó khái quát hóa thành lý luận để làm vũ khí trong đấutranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng
1.1.2 Khái niệm công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
CTTT là hoạt động có mục đích của một giai cấp một chính đảng nhằm hìnhthành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúnghành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng Như vậy, tính phổ biến của công tác
tư tưởng của các chính đảng, nhất là chính đảng cầm quyền thể hiện ở chỗ: dùcông công khai, tất cả các chính đảng đều thực hiện công tác tư tưởng với nhữngmục đích và hình thức khác nhau, đều coi công tác tư tưởng như là một phươngthức để thực thi quyền lực chính trị của giai cấp mình
Theo quan điểm của C Mác và Ph Ăng ghen, toàn bộ công tác tư tưởng củađảng là nhằm giáo dục, huấn luyện quần chúng, làm cho quần chúng giác ngộ, có ýchí quyết tâm thực hiện công việc lâu dài gian khó là phá bỏ tất cả những cản trởcủa chế độ củ, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn, do đó công tác tư tưởng cómột vị trí, vai trò quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản Xét
về bản chất, công tác tư tưởng của Đảng cộng sản là một phương thức lãnh đạo,nhằm thực thi quyền lực chính trị của giai cấp vô sản; công tác tư tưởng là toàn bộhoạt động trên lĩnh vực ý thức của con người nhằm biến tư tưởng cách mạng, tiến
bộ và nhân văn thành lực lượng vật chất để cải tạo xã hội, xây dựng chế độ mới.Mục tiêu cơ bản của công tác tư tưởng là làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai
Trang 11cấp công nhân, những giá trị tốt đẹp trong văn hóa dân tộc và những tinh hoa vănhóa thế giới trở thành hệ tư tưởng và các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ chiếm
vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội
Với ý nghĩa đó, công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quantrọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo củamình đối với toàn xã hội và có vai trò hết sức to lớn trong cuộc sống xây dựngCNXH và bảo vệ Tổ quốc Nó không chỉ góp phần tích cực trong việc ổn địnhchính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nhân tố con người, mà nó là mộtđộng lực cơ bản của sự nghiệp đổi mới Công tác tư tưởng giải quyết những vấn đề
lý luận do thực tiễn đặt ra, đồng thời hình thành ý chí, nhiệt tình cách mạng củaquần chúng, hiện thực hóa từng bước lý tưởng XHCN
Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: Công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt
Nam là một phương thức lãnh đạo, nhằm thực thi quyền lực chính trị của Đảng, là những hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo của Đảng, theo hệ thống nhất định trên lĩnh vực tư tưởng, nhằm truyền bá, phát triển hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, làm cho hệ tư tưởng đó giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, nhằm động viên, cổ vũ, thúc đẩy toàn xã hội hành động thực hiện mục tiêu lý tưởng XHCN và phản ánh những nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân.
1.1.3 Các yếu tố cấu thành công tác tư tưởng của Đảng
- Công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là một hoạt động xã hội đặcthù, mang tính quyền lực và thực thi quyền lực chính trị, được đấu tranh bởi cácyếu tố sau: Chủ thể, khách thể của công tác tư tưởng và các chức năng của công tác
tư tưởng
+ Chủ thể công tác tư tưởng: Bao gồm chủ thể của hệ tư tưởng (gắn liền với
giai cấp và chính đảng đại diện cho giai cấp đó); các cơ quan và thiết chế công tác
tư tưởng (thưởng gắn liền với hệ thống tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp
Trang 12cầm quyền); các nhà tư tưởng của chủ thể đó và đội ngũ cán bộ chuyên trách làmcông tác tư tưởng Do công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích, có chủ định củachính đảng của một giai cấp, nên vai trò và hoạt động của chủ thể công tác tưtưởng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác tư tưởng
Trong XHCN, khi Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyển thì chủ thểCTTT là toàn Đảng (trước hết là tổ chức cơ sở Đảng, bí thư cấp ủy và toàn bộĐảng viên); cơ quan tuyên giáo các cấp, các ngành, các đoàn thể trong hệ thống tổchức là lực lượng tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra trong Đảng
và trong toàn xã hội Cán bộ tuyên giáo và các cơ quan chức năng giáo dục tưtưởng bao gồm cả các cơ quan thông tin đại chúng là lực lượng tham mưu giúp cấp
uỷ chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra CTTT trong Đảng và toàn xã hội, đồng thời là lựclượng trực tiếp tiến hành CTTT trên phạm vi toàn xã hội nhằm biến hệ thư tưởngcủa Đảng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội
+ Khách thể của CTTT: là lực lượng chịu sự tác động về mặt tư tưởng của chủ
thể ( bao gồm các nhân, tập thể, cộng đồng, giai cấp trong xã hội mà chủ thể tưtưởng chọn để tác động) Khách thể của CTTT còn có các mối quan hệ xã hội,quan hệ giữa người với trong xã hội; là ý thức, hành vi, thái độ của cá nhân, tậpthể, các tầng lớp xã hội; là các quá trình tư tưởng và các quan hệ xã hội trong đócon người sống và hoạt động
Vì khách thể của CTTT rất rộng, cho nên, xét trong mối quan hệ này, có thể
là chủ thể của CTTT nhưng mối quan hệ khác, có thể là đối tượng của CTTT (một
cá nhân, một tập thể có thể vừa chủ thể của CTTT, khi cá nhân, tổ chức đó sẽ trởthành khách thể của CTTT khi chịu tác động của nó)
+ Chức năng của CTTT bao gồm: Chức năng phát triển lý luận, nghiên cứu đềxuất lý luận, hình thành, phát triển và bảo vệ lý luận: Nội dung cơ bản là nghiêncứu, bảo vệ phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với những tinh hoa trí tuệ củathời đại và của dân tộc; tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận cách mạng;nâng cao trình độ vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng phù
Trang 13hợp với yêu cầu đòi hỏi tình hình; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đề rađường lối, chiến lược, sách lược cách mạng; truyền bá lý luận cách mạng trongĐảng và trong xã hội, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đờisống tinh thần của xã hội; đấu tranh chống mọi sư xuyên tạc về chủ nghĩa Mác –Lênin, chủ nghĩa cơ hội, giáo điều dưới mọi màu sắc.
+ Chức năng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, đảng viên của Đảng: Tuyêntruyền, giáo dục hệ tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, hiến pháp và phápluật của Nhà nước, để cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ, thực sự là đội tiênphong trong phong trào cách mạng của quần chúng
+ Chức năng giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân lao động: Tuyền bácho mọi thành viên trong xã hội tri thức về lĩnh vực chính trị - xã hội; nâng caotrình độ nhận thức, khơi dậy, cổ vũ tính tích cực nhận thức của các thành viêntrong xã hội trước các vấn đề thực tiễn đặt ra
+ Chức năng tổ chức: Hướng dẫn tập hợp quần chúng tham gia xây dựng vàbảo vệ chế độ, tham gia giải quyết một nhiệm vụ cụ thể của xã hội
+ Chức năng phê phán: Xây dựng hình thái ý thức xã hội XHCN đồng thờiphải loại bỏ, phê phán tàn dư, thói quen, hủ tục lạc hậu của hình thái ý thức xã hội
củ không còn phù hợp, đấu tranh với các quan điểm, tư tưởng thù địch đối lập với
hệ tư tưởng XHCN, những tư tưởng lạc hậu nảy sinh trong quá trình tổ chức, xâydựng xã hội XHCN
+ Chức năng dự báo: Dựa trên quy luật vận động của xã hội, nắm vững chủnghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn, công tác tư tưởng dựbáo diễn biến nhu cầu, tâm tư, tình cảm, tâm lý của các thành viên trong xã hội,cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các chủ trương biện pháp giải quyết chínhxác các diễn biến, nhu cầu ấy CTTT còn dự báo xu hướng, khả năng chống phá tưtưởng của địch để Đảng chủ động có biện pháp đề phòng, làm vô hiệu hoặc hạnchế ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm, tư tưởng thù địch
1.1.4 Nội dung và phương thức tiến hành công tác tư tưởng của Đảng.
Trang 14Để giữ vai trò lãnh đạo toàn xã hội, Đảng phải tiến hành CTTT một cách cóhiệu quả, chủ thể làm CTTT trước hết phải chú trong nội dung của CTTT, coi đó làvấn đề cơ bản để thực hiệc các nhiệm vụ tư tưởng đề ra.
- Nội dung của CTTT: là các hoạt động mà chủ thể xác định nhằm thực hiệnmục tiêu được xác định (cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài) Nội dungCTTT bao gồm việc xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng XHCN, biến nóthành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội; giáo dục ý thức tự giác chính trị, hìnhthành niềm tin Bằng nội dung CTTT, chủ thể của CTTT có trách nhiệm truyền thụcho mọi thành viên trong xã hội một hệ thống kiến thức, tri thức về các lĩnh vựcchính trị - xã hội, tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hệ thống kiến thứckhoa học xã hội và nhân văn, kiến thức có liên quan đến nhiệm vụ mà mỗi cá nhânđang sống và hoạt động, nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng trên mọi phươngdiện
+ Hình thức CTTT: Là cách sắp xếp nội dung, tổ chức các hoạt động giữa chủthể và đối tượng của CTTT Hình thức của CTTT rất phong phú, đa dạng như:Hoạt động huấn luyện, giáo dục, hoạt động tuyên truyền, cổ động, công tác vănhóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản; tuyên truyền miệng vv Tùy thuộc vào nội dung,đối tượng (khách thể), nhiệm vụ, hoàn cảnh mà chủ thể lựa chọn hình thức củaCTTT cho phù hợp
+ Phương pháp CTTT: Là con đường, cách thức, biện pháp để chủ thể truyềnđạt mục đích, nội dung CTTT tới khách thể của CTTT, nhằm làm chuyên biến tưtưởng của khách thể theo mục tiêu đã xác định; là con đường, cách thức, biện pháp
để đối tượng CTTT lĩnh hội, tiếp nhận được mục đích, nội dung của CTTT Tiếnhành CTTT bằng cả hệ thống phương pháp phân tích, giải thích, chứng minh, sosánh, nêu gương, giáo dục, thuyết phục, hành chính Phương pháp CTTT do nộidung và đối tượng CTTT quy định
+ Nguyên tắc của CTTT: Là những quy định cơ bản có tính bắc buộc do chủ
Trang 15thể của CTTT xác định để trên cơ sở đó lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức vàphương pháp tác động đến khách thể, nhằm đạt được mục đích đề ra.
Nguyên tắc của CTTT cũng là cơ sở phương pháp luận để xem xét phươnghướng tư tưởng chính trị của nội dung giáo dục và đánh giá chính xác hiệu quảCTTT Những nguyên tắc cơ bản nhất trong CTTT là: nguyên tắc tính Đảng; tínhkhoa học; tính chiến đấu; tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn các nguyên tắcnày là một thể thống nhất không tách rời
+ Phương tiện CTTT: Là các tài liệu, văn kiện Đảng, các ấn phẩm sách, báo,các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, internet, văn hóa –văn nghệ; các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho CTTT
+ Hiệu quả của CTTT: Là sự so sánh giữa kết quả đạt được do hoạt động củaCTTT mang lại so với mục đích CTTT được đặt ra từ trước, sau một chu trình tácđộng tư tưởng, trong một điều kiện nhất định và với một chi phí nhất định TrongCTTT, hiệu quả được đánh giá bằng sự cố gắng của chủ thể CTTT và nhữngchuyển biến của nhận thức, tư tưởng mỗi giai cấp, tầng lớp và toàn xã hội, thể hiệntrong những kết quả kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào Để đánh giá hiệu quả củaCTTT, phải đưa ra các tiêu chí mang tính định tính, hoặc thông qua kết quả cácmặt công tác khác để đánh giá hiệu quả
+ Hình thái của CTTT: Việc tiến hành CTTT là một quá trình từ sáng tạo ra
hệ tư tưởng, đến vận dụng hệ tư tưởng đề ra đường lối của một giai cấp, một chínhđảng và truyền bá hệ tư tưởng, đương lối đó trong xã hội, nhằm đưa hệ tư tưởng,đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống, tất yếu phải thông qua các hình tháiCTTT CTTT có ba hình thái, bao gồm công tác lý luận, công tác tuyên truyền vàcông tác cổ động
Các yếu tố trên của CTTT tác động, quy định lẫn nhau hình thành nên hệthống CTTT vận hành theo những quy luật của lĩnh vực tư tưởng và yếu tố đó đều
có quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, có vị trí, vai trò riêng chi phối đến toàn bộhoạt động của CTTT Mục đích CTTT quy định, nội dung hình thức, phương pháp,
Trang 16phương tiện CTTT Nếu nội dung CTTT phản ánh được dùng đúng mục đíchCTTT, sự lựa chọn hình thức, phương thức, phương pháp, phương tiện CTTT phùhợp với mục đích và đối tượng của CTTT, thì sẽ đảm bảo cho CTTT đạt hiệu quả.Ngược lại, nếu mục đích CTTT xác định đúng, nhưng nội dung, hình thức, hoặcphương pháp, phương tiện CTTT lựa chọn không phù hợp cũng sẽ làm cho CTTTđạt hiệu quả thấp, thậm chí không đạt được hiệu quả, thì chủ thể CTTT phải xácđịnh đúng, đẩy đủ, coi vị trí vai trò của các yếu tố đó và duy trì sự tác động qua lại,trong tương quan giữa chúng không được coi nhẹ, bỏ sót bất cứ yếu tố nào.
1.1.5 CTTT trong bối cảnh quốc tế và hiện nay
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế và quốc tế cónhững biến đổi to lớn và sâu sắc, đời sống tư tưởng thế giới ngày càng phức tạp vàtrước sự hiện diện, cạnh tranh giữa nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau;CTTT của Đảng càng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thống nhất về tưtưởng và hành động trong Đảng và trong xã hội
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của mình, CTTT luôn luôn vận động vàphát triển, phù hợp với những hoàn cảnh và điều kiện mà nó được thực hiện Thựctiễn của bối cảnh quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI tác động trực tiếptới nhận thức tư tưởng của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội, đặt ra nhiều vấn
cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức
Công nghệ thông tin đem lại những nguồn thông tin không lồ, khả năng tích
Trang 17lũy kiến thức và giao lưu văn hóa sâu rộng Nhiều khoảng trống trong nhận thứcdần dần được sáng tỏ, tạo động lực mới cho khuynh hướng dân chủ, tự do ở mỗiquốc gia và trên phạm vi toàn cầu Công nghệ thông tin còn làm thay đổi nhiều mặtcủa cơ cấu xã hội, làm cho các quan hệ xã hội thay đổi Trên một hướng khác,những thành tựu sinh học gen và tế bào đã và đang làm thay đổi những phươngthức tư tưởng tư duy vốn có của xã hội Những vấn đề toàn cầu đang là thách thức
và đặt trách nhiệm trước toàn nhân loại
Tất cả những điều đó đang hàng ngày tác động trực tiếp và nhận thức của mỗingười và đang đặt ra yêu cầu nghiên cứu phát triển lý luận, chỉ ra tính khách quan,khoa học của những quy luật vận động chung của dời sống xã hội, từ đó phát triển,hoàn thiện và bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Thực tiễn đang đòi hỏi phảiđổi mới CTTT để đủ sức giải đáp thuyết phục những vấn đề của thực tiễn, phục vụcho quá trình tư tưởng và quan hệ tư tưởng ngày càng phong phú và đang diễn ravới tốc độ rất nhanh trong xã hội
Hai là; CTTT trong điều kiện toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan, tao ra thời cơ để phát triểnnhanh chóng lực lượng sản xuất của toàn nhân loại Toàn cầu hóa đặt ra yêu cầuphải giải quyết những vấn đề toàn cầu: vấn đề môi trường, an ninh kinh tế toàncầu, công bằng xã hội, quyền phát triển, hạn chế các tệ nạn xã hội Toàn cầu hóacũng dẫn đến sự hình thành các thế toàn cầu: tăng cường các vai trò của các tổchức kinh tế, LHQ, tòa án quốc tế, các thỏa thuận pháp lý quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thứcbiểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, tạo ra cơ hội và thách thức đanxen rất phức tạp Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa cácnước càng trở thành phổ biến Do đó đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ CTTT để có thểtham gia giải quyết được về mặt lý luận những vấn đề kinh tế hiện đại, toàn cầuhóa góp phần xây dựng, phát triển đường lối, chính sách, giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một
Trang 18yêu cầu bức thiết hiện nay.
Ba là; CTTT với những vấn đề của CNTB hiện đại.
Sau mấy trăm năm phát triển, CNTB đã có những điều chỉnh nhất định vàngày nay đang chuyển sang giai đoạn mới Hàng loạt vấn đề kinh tế vĩ mô đangđược nhận thức lại, hoặc tái khẳng định vai trò, vị trí trong chiến lược kinh tế củanhiều quốc gia, trong đó nổi bật là vấn đề phát triển bền vững Quyền lực kinh tếthế giới sẽ được phân bổ lại, trong đó không thể bỏ qua vai trò, vị trí của các nềnkinh tế mới nổi lên (BRIC) Trong các nước tư bản phát triển, mối quan hệ về sởhữu, đồng sở hữu trở nên vô cùng phức tạp Mặt khác, cũng từ sự biến động củagiai cấp và giai tầng trong xã hội tư bản, những vấn đề xã hội trở nên cực kỳ căngthẳng, sự tha hóa bản thân con người, của nền văn hóa và những tệ nạn xã hội đang
là những vấn đề thách thức của xã hội tư bản
Những biểu hiện của CNTB hiện đại qua giao lưu quốc tế và thông tin toàncầu đang trực tiếp tác động và nhận thức, tư tưởng của mỗi người, cả chiều thuận
và chiều nghịch yêu cầu phải được giải đáp về mặt lý luận và thực tiễn bản chấtcủa CNTB, dù nó thể hiện ở dưới hình thức nào, bản chất của những biểu hiện mớicũng như sự diệt vong tất yếu của CNTB
Bốn là; CTTT trong điều kiện XHCN thế giới tạm thời thoái trào.
Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ phong trào cách mạng thế giớitạm thời lâm vào thoái trào Sự sụp đổ của CNXH ở một bộ phận quan trọng củaCNXH thế giới có tác động lớn tư tưởng, nhận thức của mỗi người Trong hoàncảnh đó, xung quan những vấn đề lý luận cơ bản về CNXH lại rộ lên những trườngphái khác nhau trên nhiều mức độ Chủ nghĩa đề quốc tranh thủ thời cơ, tấn côngtrực tiếp vào nền tảng lý luận của CNXH và các nước XHCN còn lại, cố chứngminh chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, giương chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền"nhằm phá hoại về mặt tư tưởng, tạo ra lực lượng đối lập, hạ thấp vai trò lãnh đạocủa Đảng Cộng sản, hòng xóa bỏ các nước XHCN còn lại trên thế giơi nhằm thiếtlập một trật tự thế giới mới do Mỹ độc tôn lãnh đạo
Trang 19CTTT trong điều kiện đó cần được đổi mới và tăng cường hoạt động về lýluận, khẳng định tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của thời đại ngày nay dù phảitrải qua những bước quan co; làm rõ những thành tựu của CNXH chỉ ra bản chấtnguy hiểm và phản động của những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; kiên địnhnhững quan điểm cớ bản có tính nguyên tắc của hệ tư tưởng XHCN, phát triển lýluận Mác – Lênin trong điều kiện thực tiễn mới; tăng thêm tính khoa học và sựthuyết phục trong hoạt động thực tiễn của CTTT.
Năm là, CTTT trong bối cảnh đất nước ta hiện nay
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, diện mạo của đấtnước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăngcường, độc lập chủ quyền và chế độ XHCN được giữ vững, vị thế và uy tín củaViệt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục pháttriển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới "Những thành tựu đạt được trong 20 nămthực hiện Cương lĩnh là to lớn và đầy ý nghĩa" Bên cạnh đó, việc thực hiện cácnghị quyết của Đảng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm cụ thể là:
Kinh tế phát triển chưa thật sự bền vững, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế thấp; phân hóa giàu nghèo tăng Một số hạn chế, yếu kém tronglĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môitrường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn
xã hội, suy thoái đạo đức lối sống chưa được ngăn chặn, đẩy lùi Nền dân chủXHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ Một sốmặt của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới,nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dânchuyển biến chậm Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị xã hội
Từ nhận định trên cho thấy nguy cơ, thách thức mà Đảng ta đã từng chỉ ra đếnnay vần còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thểxem nhẹ nguy cơ, thách thức nào Đáng chú ý là tình trạng suy thoái về chính trị,
tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
Trang 20trước hết là một số cán bộ chủ chốt các cấp chậm được khắc phục, đang cản trởviệc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng Mặt khác, trong Đảng đã xuất hiệnkhông ít các ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau về một số vấn đề cơ bảnliên quan đến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởngtới sự thống nhất tư tưởng, gây bất bình, làm giảm lòng tin trong nhân dân, làmgiảm một số vấn đề tư tưởng, tâm trạng bức xúc đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tínhđồng thuận xã hội.
Xu hướng mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, bên cạnh những thuận lợi mớitrong phát triển kinh tế, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và kinh nghiệmquản lý của các nước trên thế giới, hàng ngày, hàng giờ chúng ta phải đối mặt vớinhững hoạt động phá hoại tinh vi, sự xâm nhập của những tư tưởng, quan điểmphản động, lối sống thực dụng, đồi trụy từ bên ngoài Điều đó đã tác động sâu sắcđến tâm lý, tư tưởng của mỗi người, nảy sinh những phức tạp trong tư tưởng, nhậnthức Phản ánh hiện thực của thời kỳ quá độ rất đa dạng, phức tạp trên mọi lĩnhvực của đời sống xã hội, tình hình tư tưởng xã hội cũng hết sức phong phú, phứchợp, nhiều vẻ và nhiều mâu thuẫn
Trước thực tế đó, vai trò của CTTT càng vô cùng quan trọng Đòi hỏi CTTTphải không ngừng đổi mới đặc biệt là trong thời kỳ nước ta gia nhập kinh tế quốc
tế, tiến hành CTTT một cách thuyết phục nhằm góp phần tăng cường đồng thuận
xã hội để thực hiện mục tiêu chung "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh", lấy đó làm cở sở của đoàn kết trong Đảng, trong xã hội, là ngọn cờ tập hợpsức mạnh của toàn dân tộc trong bối cảnh mới
1.1.6 Những khái niệm về Hội nhập quốc tế của Đảng ta.
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hưởng,tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dântộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đóchúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới
Toàn cầu hoá về kinh tế có thể xem như sự liên kết của nhiều nước cùng
Trang 21trong chiều hướng phát triển chung, cùng tham gia hoạt động trong một thị trườngchung, hay nói cách khác, toàn cầu hoá kinh tế mang ý nghĩa của một sự hội nhậpvào hệ thống kinh tế thế giới, một sự hùn vốn, đưa sản phẩm từ quốc gia này sangquốc gia khác.
Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy nhanh chóng quan hệ kinh tế thương mại trênphạm vi quốc tế, tạo ra sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế, thương mại, tàichính quốc tế và khu vực: WTO, IMF, WB, ADB, EU, NAFTA, APEC dẫn đến
sự hình thành các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội rất lớn như UNDP,UNFPA, UNESCO, UNICEF, UNTAD, FAO Các tổ chức này đang tác độngmạnh đến tất cả các nước trên phạm vi toàn cầu
Hội nhập quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học côngnghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu; là quá trình tham gia giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu hoá như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên,bảo vệ môi trường sống ; là quá trình loại bỏ dần các hàng rào trong thương mạiquốc tế, thanh toán quốc tế và việc di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước
1.2 Quan điểm và yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay.
Lý luận và thực tiễn cho thấy, CTTT luôn sáng tạo, luôn nhận thức rõ các yêucầu đổi mới để đạt chất lượng, hiệu quả
1.2.1 Quan điểm về đổi mới CTTT của Đảng.
Đổi mới là vấn đề có tính quy luật trong quá trình vận động, phát triển của tất
cả các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội Đổi mới là yêu cầu khách quan của
sự nghiệp cách mạng nói chung, đổi mới không phải là phủ nhận thành tựu và cáchlàm trước đây, mà là tiếp tục khẳng định những tư duy và hành động đúng, loại bỏnhững suy nghĩ và hành động sai; hoặc những gì trước kia đúng nhưng nay khôngphù hợp, bổ sung nhận thức và cách làm mới, đáp ứng nhu cầu của tình hình mới Bản thân lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối quan điểm của Đảng đòi hỏi phải không ngừng được nghiên cứu, bổ sung, phát
Trang 22triển cho phù hợp với sự vận động, phát triển của đời sống hiện thực, đủ sức lý giảimột cách khoa học những vấn đề của thực tiễn đặt ra, để không rơi vào giáo điều CTTT của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị Tuynhiên đặc điểm của nội dung, phương pháp và hình thức, CTTT cần thiết phải cólực lượng chuyên môn, chuyên nghiệp, tức đội ngũ những người chuyên làmCTTT Đổi mới và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của những ngườichuyên làm CTTT là nhiệm vụ khó khăn phức tạp, cần phải làm thường xuyên,liên tục và lâu dài Việc tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện CTTT chuyênnghiệp hợp lý, tạo điều kiện để đội ngũ này đáp ứng yêu cầu của CTTT trong từnggiai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, đôi khi có tác động quyết định đến nâng caohiệu quả CTTT
Đổi mới tổ chức, bộ máy, phương thức đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế chính sách
sử dụng làm nhiệm vụ thường xuyên đặt ra cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng,hiệu quả CTTT Đổi mới CTTT phải đặt dưới sự lãnh đạo chặc chẽ của cấp ủy, tổchức Đảng các cấp, sự chỉ đạo hướng dẫn, định hướng của Đảng và của cơ quanchức năng cấp trên, sự đồng tình, tích cực tham gia, hưởng ứng của đội ngũ cán bộ,đảng viên Vì vậy, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hìnhthức và cách làm phù hợp, phải có lãnh đạo, chỉ đạo chặc chẽ thống nhất mới manglại hiệu quả thiết thực
Tóm lại, đổi mới CTTT của Đảng là quá trình đổi mới tư duy, phương thứclãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện nội dung, cải tiến, đa dạng hóa hình thức, phươngpháp tổ chức hoạt động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vàphương tiện tiến hành CTTT nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụmới của cách mạng, kịp thời phát hiện, giải quyết những mâu thuẩn và khắc phụcnhững bất hợp lý, yếu kém, trì trệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT, đápứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong điều kiện mới đặcbiệt là nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2 Yêu cầu phải đổi mới CTTT của Đảng trong tình hình mới.
Trang 23Trong giai đoạn mới, mục tiêu chung của cách mạng nước ta là phát huy sứcmạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH – HĐH, tăng cường hội nhậpquốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đổi mới CTTT trong quátrình hội nhập quốc tế là nhầm góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân hoàn thành sựnghiệp cách mạng vẻ vang đó.
Hiện nay, CTTT đang diễn ra trong bối cảnh tình hình tư tưởng trong Đảng vàtrong xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn địnhchính trị, xã hội Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng ngày càng phức tạp, vớinhững tác động của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhấp quốc tế và toàn cầuhóa; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và cuộcsống, tư tưởng đang có nhiều thay đổi Những nhân tố đó ảnh hưởng đến tâm lý, tưtưởng và tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân theo nhữngchiều hướng khác nhau và ngày càng phức tạp hơn
Từ những nhận định trên, Đảng ta đã đề ra mục đích của việc đổi mới CTTThiện nay là: mọi hoạt động của chủ thể, các lực lượng tham gia đổi mới đều hướngtới nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT Đổi mới CTTT là nhầm góp phần cùngtoàn Đảng, toàn dân hoàn thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng trong giaiđoạn mới, trong đó nhiệm vụ trong tâm trong những năm tới 2011 – 2015 là toànĐảng, toàn dân phấn đầu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghịquyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra
Yêu cầu đổi mới CTTT của Đảng thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
- Một là; CTTT phải gắn chặt hơn với việc thực hiện nhiệm vụ chính với
phong trào cách mạng của quần chúng, với từng đối tượng
- Hai là; Đổi mới CTTT cần kết hợp chặc chẽ các nội dung giáo dục: Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức khoa học, phẩm chất và đạo đứccách mạng; kết hợp nghiên cứu và giáo dục lý luận, quan điểm cơ bản với giáo dụctình hình và nhiệm vụ trước mắt
Trang 24- Ba là; Đổi mới CTTT cần kết hợp hài hòa CTTT với công tác tổ chức và
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
- Bốn là; Đổi mới CTTT cần kết hợp giáo dục tư tưởng với việc rèn luyện
trong thực tiển cách mạng
- Năm là; Đổi mới CTTT cần kết hợp giáo dục tư tưởng trong sinh hoạt của
tất cả các tổ chức, kết hợp CTTT trong Đảng với CTTT trong xã hội
- Sáu là; Đổi mới CTTT cần kết hợp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng
với phê phán triệt để những biểu hiện tư tưởng phi vô sản; biểu dương những ưuđiểm với phê bình nghiêm khắc khuyết điểm
1.3 Vai trò của CTTT trong tiến trình hội nhập quốc tế
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ hộinhập quốc tế thì CTTT trở nên vô cùng quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu củathực tiễn đất nước, góp phần hoàn chỉnh những vấn đề lý luận đã được các Đại hộicủa Đảng từ VI đến XI và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lênCNXH đặt ra Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trí tuệ của toàn Đảng, toàndân lên một bước mới, đặc biệt quan trọng là cổ vũ, khơi dậy lòng nhiệt tình cáchmạng của quần chúng, hiện thực hóa thắng lợi mục tiêu đổi mới đất nước trong quátrình hội nhập quốc tế
Công tác lý luận cần hướng vào nhiệm vụ tiếp tục triển khai những thành quảcủa tư duy lý luận đã đạt được trong thời gian qua, đi sâu tổng kết thực tiển và pháttriển lý luận một cách sáng tạo Để thực hiện nhiệm vụ đó trước hết đòi hỏi phảikhái quát hóa những kinh nghiệm cơ bản trong những năm đổi mới vừa qua, nhằmluận chứng tính đúng đắn và ngày càng sáng tỏ con đường đi lên CNXH ở ViệtNam
Song song đó, trong hội nhập quốc tế phải kiên quyết làm cho chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò, vị trí chủ đạo trong đờisống tinh thần xã hội CTTT phải giữ định hướng giá trị XHCN ngay trong thời kỳquá độ như: ý thức tập thể - cộng đồng, tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa, ý chí
Trang 25làm giàu dựa trên lao động chính đáng, giúp người khác cùng làm giàu, chấp nhậncanh tranh lành mạnh, vừa tự lực tự cường vừa chủ động hội nhập vào đời sốngkinh tế thế giới
Việc hình thành con người mới với những phẩm chất tốt đẹp vừa là mục tiêucủa CTTT, vừa là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thắng lợi trongquá trình đất nước hội nhập quốc tế
Hiện nay, các thế lực thù địch đã công khai thực hiện âm mưu "Diễn biến hòabình", thực chất là cuộc chiến trang không tiếng súng nhầm lật đổ chế độ XHCN,xóa bỏ nền độc lập của đất nước ta CTTT hiện nay cần hướng vào nhiệm vụ đấutrang chống lại âm mưu, lật đỗ đó Các thế lực phản động luôn coi công tác lý luận
tư tưởng là trận địa trọng yếu; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như:báo chí, tạp chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các diễn đàn khoa học làmkhâu đột phá để tấn công vào chế độ XHCN CTTT cần phải vạch trần các thủđoạn mà chúng thường sử dụng như: Xuyên tạc và bôi đen lịch sử - lịch sử cáchmạng, lịch sử các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước; đồng nhất những sai lầm khuyếtđiểm của chủ nghĩa xã hội hiện thực với bản chất chủ nghĩa Mác – Lênin và chủnghĩa xã hội hiện thực
Thêm nữa, nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa thực chất là một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường,vừa chịu sự chi phối bởi các luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảmbảo tính định hướng XHCN Do đó, CTTT phải tạo ra và hướng xã hội đi vào kinh
tế thị trường một cách chủ động, tích cực
Công tác tuyên truyền, công tác cổ động cần xây dựng niềm tin trong nhândân về chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN Điều đó sẽ làm cho nhân dân trong nước, kiều bào ởnước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinhdoanh Công tác tư tưởng, luận cần tiếp tục nghiên cứu, khái quát từ thực tiễn quanđiểm cơ bản của Đảng về phát triển kinh tế gắn liền với việc thực hiện từng bước
Trang 26công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển, khắc phục cả hai thái cực, chỉtập trung chăm lo phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tốc độ tăng trưởng màthiếu chú ý đến giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong nền kinh tế thị trường,
và ngược lại chỉ quan tâm đến công bằng xã hội, thiếu ý chí tới duy trì và phát huyđộng lực lợi ích kinh tế
Trên lĩnh vực xã hội trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, CTTT cần xác lậpnhững quan niệm mới về công bằng; đồng thời xây dựng các quan hệ xã hội nhân
ái, văn minh Công bằng xã hội dựa trên nguyên tắc người làm việc có hiệu quảhơn, có đóng góp nhiều hơn thì thu nhập nhiều hơn và ngược lại Điều đó cũng cónghĩa là chính sách xã hội mới chống chủ nghĩa bình quân, phê phán tư tưởng ỷ lại,chống đặc quyền, đặc lợi, chống tham nhũng, hối lộ và các tiêu cực mặt trái của cơchế thị trường
Lĩnh vực văn hóa, văn nghệ có vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức,lối sống Văn hóa, văn nghệ phải phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, mục tiêukinh tế - xã hội, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hóa của nhân loại Văn hóa, văn nghệ cần khắc phục khuynh hướng thươngmại hóa chạy theo thị hiếu tầm thường, tuyên truyền lối sống bạo lực, lai căng
1.4 Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, hình thức chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam
1.4.1 Mục tiêu của hội nhập quốc tế
Chủ động hội nhập quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thu hút vốn,công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo địnhhướng xó hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015
1.4.2 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong tiến trình hội nhập Quan điểm thứ nhất: quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX của
Đảng là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối
Trang 27đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập, tự chủ và địnhhướng xó hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”1.
Quan điểm thứ hai: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn diện;
trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thànhphần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai chủ chủ đạo
Quan điểm thứ ba: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa
đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cầntỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theođối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ,thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng
Quan điểm thứ tư: Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề
ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước,vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia;tranh thủ những ưu điểm dành cho các nước đang phát triển và các nước có nềnkinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường
Quan điểm thứ năm: Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với
yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sứcmạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnhgiác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòabình” đối với nước ta đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
1.4.3 Nội dung hội nhập quốc tế
Khi nói tới hội nhập quốc tế là nói tới việc tham gia các tổ chức quốc tế khuvực và thế giới, nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Nội dung chủ yếu của các quy định trong WTO là:
+ Về trao đổi thương mại: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi quan thuế.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ được áp dụng trờn cơ sở khoa học và
Trang 28công bằng, không được lạm dụng để cản trở thương mại Toàn bộ biểu thuế nhậpkhẩu được ràng buộc ở mức hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận; côngnhận quyền kinh doanh của các chủ thể kinh tế nước ngoài trên lãnh thổ mình vàđược bình đẳng trước pháp luật.
+ Về lĩnh vực dịch vụ: với sự phân loại thành 12 lĩnh vực và 155 tiểu ngành,
các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ; cungcấp qua biên giới; sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại thông qualiên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài
+ Về đầu tư: WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan thương
mại (TRIMS), theo đó, các nước cam kết không áp dụng đối với đầu tư nước ngoàicác yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, về cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cậnnguồn ngoại tệ…
- Các tổ chức kinh tế quốc tế về cơ bản đều hoạt động theo các nguyên tắcchung của WTO, nhưng mỗi tổ chức có yêu cầu về nội dung, lộ trình, mốc thờigian hội nhập khác nhau
+ AFTA quy định các thành viên cũ phải giảm thuế quan xuống còn 0,5%vào năm 2003; Việt Nam là năm 2006; Lào và Myanmar là năm 2008 Hiện nay,các nước thành viên cũ của ASEAN đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiệnAFTA để tới năm 2010, sáu nước thành viên của ASEAN cũ sẽ đạt được mục tiờuthực hiện thuế suất của toàn bộ các mặt hàng giảm xuống bằng 0% Với các nướcmới gia nhập, sẽ thực hiện vào năm 2015
+ APEC đặt mục tiêu tương tự cho các nước phát triển vào năm 2010 và cácnước đang phát triển vào năm 2020 Tuy nhiên, gần đây xu hướng chung là muốnđẩy lên sớm hơn
+ ASEAN cho đến nay, chưa có quy định cụ thể về mốc thời gian thực hiện
tự do hoá mậu dịch Những hoạt động chủ yếu hiện nay ta có thể tham gia là tìmkiếm khả năng mở rộng hợp tác kinh tế, tăng trưởng hợp tác Á - Âu trong các lĩnhvực văn hoá, thông tin, khoa học - cụng nghệ
Trang 29+ WTO thoả thuận các thành viên là nước phát triển cam kết giảm mức thuếhàng cụng nghiệp từ 6,3% năm 1994, xuống cũn 3,9% năm 2000; các nước chuyểnđổi tương ứng giảm từ 8,6% xuống còn 6% và các nước đang phát triển từ 15,3%xuống còn 12,3% Về nông nghiệp, các nước đang phát triển cam kết giảm từ 36%mức thuế quan trung bình trong vũng 6 năm từ 1995 đến 2000, ít nhất giảm 15%cho mỗi sản phẩm; các nước đang phát triển giảm 24% trong vũng 10 năm từ 1995đến 2004, ít nhất 10% mỗi sản phẩm; các nước có nền kinh tế đang chuyển đổiphải giảm trung bình 36%
Những quy định này áp dụng cho các nước đó là thành viiên, còn đối với cácnước chưa phải là thành viên và đang đàm phán gia nhập thì được xem xét và thoảthuận trong quá trình đàm phán, ví dụ như nước Nga là một điển hình
1.4.4 Hình thức hội nhập
Hội nhập cả hình thức đa phương và song phương Hội nhập quốc tế khôngchỉ có việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà việc thiết lập quan hệ thươngmại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật với từng nước có ý nghĩa rất quan trọng Tuynhiên, trong thực tế hiện nay, các định chế kinh tế đa phương, nhất là đa phươngtoàn cầu có giá trị hướng dẫn, tạo khuôn khổ khống chế các quan hệ song phương;
do đó, hợp tác song phương nhìn chung là phải dựa theo các quy định của hợp tác
đa phương Các quan hệ đa phương không chỉ giới hạn ở các quan hệ lợi ích kinh
tế, thương mại trực tiếp, cụ thể, mà còn có các lợi ích khác như liên kết các nướcđang phát triển cùng nhau đấu tranh bảo vệ lợi ích chung trên các diễn đàn quốc tế,chống lại việc áp đặt không công bằng, không bình đẳng của các nước phát triển
1.4.5 Nguyên tắc và phương châm hội nhập
Nguyên tắc cơ bản và bao trùm là chủ động hội nhập trên cơ sở bảo đảm giữvững độc lập, tự chủ và định hướng xó hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninhquốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Giữ vững độc lập tự chủ trong quá tránh hội nhập được thể hiện trước hếttrong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đồng thời đối phó
Trang 30thắng lợi với các thách thức trong quá trình hội nhập.
- Sự chủ động cần được thể hiện trong việc chọn lựa các tổ chức tham gia,các đối tác nước ta có quan hệ và thời điểm tham gia
- Tính chủ động còn được thể hiện qua việc xây dựng lộ trình hội nhập hợp
lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh pháp luật, chính sách chophù hợp; chủ động tổ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm nângcao không ngừng khả năng cạnh tranh không chỉ trong thị trường hội nhập nội địa
mà cả trên thị trường quốc tế, chủ động phương thức thực hiện các cam kết
Phương châm cơ bản để tiến hành hội nhập là bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đa phương mà nước ta tham gia.
- Phát huy cao độ nội lực (có ý nghĩa quyết định), đồng thời tranh thủ tối đanguồn lực bên ngoài (có ý nghĩa quan trọng), kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoạilực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước nói chung và để thực hiện hộinhập kinh tế nói riêng
- Tranh thủ các thời cơ thuận lợi trong hội nhập
- Thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan
hệ kinh tế trong hội nhập
- Luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước âm mưu đen tối của các thế lựcthù địch lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại để xâm nhập, thực hiện diễn biến hoàbình, phá hoại, lật đổ chế độ ta
1.5 Những cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế
1.5.1 Những cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam
Chủ động hội nhập đã tạo cơ hội để nước ta mở rộng thương mại quốc tế,thúc đẩy tăng trưởng thương mại Nếu vào năm 1990, Việt Nam mới có quan hệthương mại với 30 nước thì hiện nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với hơn
167 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó ký kết hiệp định thương mại với
81 quốc gia và vùng lãnh thổ với điều kiện giành cho hàng hoá của nhau quy chế
Trang 31đối xử tối huệ quốc, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và định chế tài chínhquốc tế
Xuất khẩu đã trở thành trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam, kim ngạchxuất khẩu chiếm gần 50% GDP, nếu tính cả nhập khẩu tỷ trọng này là hơn 90%
Tự do hóa thương mại cùng với qúa trình cải cách kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa đã góp phần trực tiếp, tuy chưa thực sự vững chắc, cho tăng trưởngGDP từ 10% đến 20% Như vậy, chính sách mở cửa và hội nhập đã trở thànhnguồn động lực to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong việc phát huy nội lực, tạo ranhững tiền đề vật chất quan trọng cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển Quantrọng hơn, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở nước ta một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp vàdịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốcdân; đã mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nướcphát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn có một số tác động gián tiếp đối vớităng trưởng kinh tế thông qua các nhân tố như: tiếp cận được những thành tựukhoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị tiên tiến; tạo sức ép cạnh tranhtrong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trongnước; mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần làmcho giá thành sản xuất thuyên giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao lưu thuậntiện; mở ra nhiều cơ hội nâng cao trình độ lao động, tiếp cận thông tin qua đó pháttriển vốn con người, đến lượt nó tác động tích cực lên tăng trưởng bền vững
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần củanhân dân từ thành thị đến nông thôn Những chương trình hợp tác văn hoá songphương và đa phương trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và thế giới đã làm tăng
sự giao lưu nước ta với bên ngoài, làm cho nhân dân ta hiểu biết hơn nhân dân các
Trang 32nước khác, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của thế giới, bổ sung và làm giàu chonền văn hoá dân tộc.
1.5.2 Những thách thức, khó khăn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta gặp không ít khó khăn
và đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn địnhchính trị của Việt Nam
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ
mô chưa tạo được động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnhtranh Hệ quả là năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hiện vẫnđứng ở thứ hạng rất thấp và rất bấp bênh trên thế giới Tính cạnh tranh chưa caocủa lực lượng lao động tiếp tục là những thách thức lớn đối với Việt Nam trongquá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có những cố gắng lớn hơntrong chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầucủa thời đại; cơ hội phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng vùng được
mở rộng dẫn đến kết quả tất yếu là tình trạng phân hoá giàu nghèo, phân tầng xãhội, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng; những mặt trái của cơ chế thịtrường như các tệ nạn xã hội, văn hoá đồi truỵ, tội phạm và buôn lậu quốc tế có cơhội phát triển và lây lan
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phân công lao động quốc
tế theo hướng mỗi nước tập trung vào các ngành lĩnh vực họ có ưu thế và hiệu quảkinh tế cao, và do vậy nếu không có định hướng chính sách tốt về cơ cấu kinh tếthì chúng ta phải đối mặt với nguy có mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu của nềnkinh tế do vậy làm cho nền kinh tế của ta lại càng thiếu độ an toàn, dễ bị tổnthương và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới
Bên cạnh đó, tác động của hội nhập kinh tế ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, vănhoá như: gây mơ hồ về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, nhân dân ta như sùngbái hội nhập, có những ý nghĩ sai lầm rằng: hội nhập đem lại cho mọi nước, giàu
Trang 33cũng như nghèo, những vận hội tốt đẹp như nhau, chia đều lợi ích cho nhau ; lợidụng việc giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, các thế lực thùđịch đưa vào nước ta những quan điểm, luận điểm sai trái hòng làm cho một bộphận cán bộ, nhân dân ta giảm lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng và CNXH, phủnhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành tựu cáchmạng và đổi mới; tạo ra những mầm mống chống đối, gây bất ổn trong nội bộ ta,thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” hòng xoá bỏ Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta Ngoài ra, bản sắc văn hoá dân tộc bị đe doạ; chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng cơ hội, thực dụng, khuynh hướng văn hoá lai căng, khuynh hướng “thươngmại hoá” báo chí, xuất bản phát triển
Thêm vào đó, công tác hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay mới chỉ tậptrung triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương; sự tham gia của các ngành, cáccấp, tuy có được đặt ra nhưng còn rất yếu và chưa đồng bộ, do đó, chưa tạo đượcsức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế
Sự phân tích của Đảng về xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hoá, cácquan điểm chỉ đạo và bước đi của quá trình hội nhập chính là nội dung cơ bản củacông tác tư tưởng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới
1.6 CTTT của Đảng ta trong quá trình hội nhập quốc tế
Chủ động hội nhập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, chủtrương mang tính chiến lược này có cơ sở lý luận và thực tiễn được hình thành vàhoàn thiện trong suốt hơn 20 năm đổi mới Lợi dụng quá trình toàn cầu hoá và chủtrương hội nhập kinh tế của ta Các thế lực thù địch định đã và đang sử dụng nhiềuphương tiện, bằng nhiều con đường và với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấncông chúng ta trên các hướng sau: Xuyên tạc, bài bác, phủ định học thuyết về chủnghĩa xã hội khoa học của Mác- Lênin; xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội ViệtNam, phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong quá trình đổi mới,đồng thời thổi phòng những yếu kém, khuyết điểm của Nhà nước ta trong quản lýkinh tế, quản lý xã hội coi tệ quan liêu, tham nhũng; xuyên tạc lịch sử, hạ bệ thần
Trang 34tượng, phủ nhận thắng lợi lịch sử có tính quốc tế của nhân dân Việt Nam trong haicuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; xuyên tạc tình hình thực tế Việt Nam, vucáo ta vi phạm dân chủ nhân quyền, cố tình đổi trắng thay đen, dựng chuyện Việtnam đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số
Nguy hiểm hơn, chúng bằng mọi cách tác động vào nội bộ ta, dựng chuyện
có phái này, phái nọ (phái bảo thủ, phái cấp tiến) trong các cơ quan Đảng, Nhànước nhằm tạo ra nội bộ nghi ngờ nhau, suy giảm đoàn kết trong các cơ quanĐảng, Nhà nước và trong nhân dân
Để thực hiện những việc trên, các thế lực thù địch đã huy động "sức mạnhtổng hợp": hệ thống thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), các ấnphẩm văn hoá( sách, tạp chí, băng, đĩa ), mạng Internet để chuyển tải các thôngtin sai lệch phản động đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam, trước hết là đội ngũcán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp, tầng lớp thanh niên, sinh viên,học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số Họ hậu thuẫn và hỗ trợcho các phần tử chống đối và bọn phản động trong nước để truyền bá các tư tưởng,luận điện phải động nói trên Thông qua con đường hợp tác kinh tế, trao đổi vănhoá, du lịch để truyền bá các tư tưởng thù định, phản động vào các tầng lớp nhândân và xâm nhập hệ thống chính trị các cấp
Toàn bộ các hoạt động nói trên của các thế lực thù địch đều hướng vào mụctiêu là làm cho đại đa số nhân dân Việt Nam nghi ngờ thành quả cách mạng trongquá khứ, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy tiêu cực, bất ổn, nhìn về tương lai mờmịt, từ đó suy giảm, thậm chí mất lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hànhquản lý của Nhà nước vào con đường đi lên CNXH, đi đến hình thành tâm lý xãhội bất ổn, bất bình, mong muốn và trông chờ có sự thay đổi về chính trị
Do vậy, CTTT góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên như sau:
- Trước hết, tạo ra được nhận thức đúng đắn, thống nhất trong toàn Đảng,
toàn dân về những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh này như: nhận diện đầy đủđúng đắn âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù
Trang 35địch, để không chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; đồng thời thấy rõ trách nhiệm củatừng cán bộ, đảng viên, của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từTrung ương đến địa phương, cơ sở trong cuộc đấu tranh trên mặt trận nóng bỏngnày
- Hai là, đã tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị, về
lịch sử văn hiến Việt Nam, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quátrình dựng nước, giữ nước Phải tổ chức tốt hơn công tác giáo dục đạo đức, lốisống, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong hệ thống trường học từ tiểu học đếnđại học và sau đại học Trên cơ sở có nhận thức đúng đắn thống nhất trong toànĐảng, toàn dân, cần đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống,trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong hệ thống nhà trường, vừa đổi mới nội dungphương pháp công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, lốisống trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội Đó là cơ sở chính trị - xã hộivững chắc để tiến hành cuộc đấu tranh chống lại âm mưu và hoạt động chống phácủa các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị
- Ba là, đã tổ chức cuộc đấu tranh phản bác lại luận điệu phản động của các
thế lực thù địch Chúng ta thiếu những công trình lớn, có giá trị (sách, tài liệuchuyên khảo trong lĩnh vực này), thiếu cả những bài biết có thông tin sắc bénthuyết phục Trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu,cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hoá, tư tưởng chính trị Các cơ quan Đảng,Nhà nước cần cung cấp các điều kiện làm việc và thông tin cho cán bộ khoa học,cán bộ nghiên cứu để họ có điều kiện sáng tạo những công trình có giá trị Tổ chứcvẫn là khâu quyết định
Các cơ quan truyền hình báo chí, phát thanh cần dành đủ vị trí trang trọng cầnthiết (thời lượng phát sóng, diện tích mặt báo) để chuyển tải các công trình khoahọc phản bác lại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch Các đài truyềnhình, phát thanh của chúng ta thiếu hẳn những người bình luận chính trị - xã hộixuất sắc, có sức truyền cảm thuyết phục Chính họ là những chiến sĩ thông minh,
Trang 36tài ba, dũng cảm trên mặt trận tư tưởng chính trị Nếu có được dăm bảy nhà bìnhluận chính trị - xã hội xuất sắc như vậy, thì việc cho họ hưởng chế độ đãi ngộ vậtchất, tinh thần như các đồng chí Bộ trưởng cũng không có gì là quá đáng Nói rộng
ra, cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những chiến sĩđang trực chiến đấu trên lĩnh vực chính trị tư tưởng Phải xem đó là một " cú hích"
để khởi động và cỗ máy của chúng ta vận hành với một tốc độ lớn hơn, hiệu quảhơn Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và các điều kiệncần thiết cho việc nghiên cứu, in và phát hành các công trình (sách, tài liệu chuyênkhảo ) trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức; lối sống
Có thể nói, đấu tranh với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địchtrên lĩnh vực tư tưởng, chính trị là nhiệm vụ to lớn, phức tạp và khó khăn Cuộcđấu tranh này quan hệ đến sinh mệnh chính trị của Đảng, đến sự tồn vong của chế
độ XHCN đến sự thịnh suy của đất nước Do đó, cuộc đấu tranh này nhất thiết phảiđặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, Thường vụcấp uỷ và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trungđến địa phương, cơ sở phải nắm lấy việc này, phải xem là một nhiệm vụ trọng tâmthường xuyên của mình trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, không được giao khoáncho các cơ quan chuyên môn giúp việc
Việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng và khắc phục sự suy thoái về chính trị
tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phảiđược xem là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi trongcuộc đấu tranh này Là đảng viên, là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam mọi người đều có trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp tham gia vào cuộc đấutranh phản bác luận điệu phản tuyên truyền, phản động của các thế lực thù địch.Cấp uỷ và chính quyền các cấp, trước hết là những cán bộ chủ chốt các ngành, cáccấp phải vững vàng về tư tưởng chính trị, có lối sống trong sáng lành mạnh, tôntrọng và gắn bó mật thiết với quần chúng Đó là những điều kiện cần và đủ đểgiành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu và hoạt động chống phá
Trang 37của các thế lực thù địch
Đảng ta luôn coi phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén đã bảo vệ chế độ.Việc đưa ra quyết tâm, giải pháp đúng đắn, hợp lòng dân, cho đến nay vẫn còn ýnghĩa nóng hổi, vẫn là coi những phương châm chỉ đạo chúng ta trong cuộc đấutranh phản bác quan điểm sai trái thù địch : "Những người cộng sản phải dũng cảmnhìn vào sự thật Trong Đảng, không thể dung tha che giấu khuyết điểm, thổiphồng thành tích, lừa dối cấp trên, thái độ nể nang hoặc đàn áp, trả thù người phêbình" và "với lương tâm của người cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêmkhắc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu trong lối sống Người có chức vụ càng cao thì yêucầu về sự gương mẫu càng lớn" Trong quá trình toàn cầu hoá và chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, công tác tư tưởng đã coi nội dung trên đây là cựu kỹ quantrọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, của công tác giáo dục và tuyên truyền củaĐảng và đó cũng là vũ khí hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu pháhoại trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của các thế lực thù địch
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh
Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền vớichiều dài trên 120 km Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông; phíaTây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc,Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là2.484,2 km2; dân số toàn tỉnh (đến tháng 12/2009) là 1,75 triệu người
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 8 huyện, 1 thị xã, 1thành phố với 169 đơn vị hành chính cấp xã Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá -
xã hội của tỉnh là thành phố Mỹ Tho - đô thị loại 2, đồng thời là hợp điểm giao lưukinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùngĐBSCL
Tiền Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chínhquan trọng cả đường bộ lẫn đường thuỷ nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố HồChí Minh; là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia; do
đó, tỉnh có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sảnxuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác,giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch
Nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng bìnhquân là 8,1%/năm, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện Cơ cấu kinh
tế hiện nay của tỉnh là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ Thu nhập
Trang 39bình quân đầu người năm 2009 là 1.030 USD (Theo Báo cáo chính trị Đại hội Tỉnhđảng bộ Tiền Giang lần IX).
+Về kinh tế: Các huyện ở tỉnh Tiền Giang có tiềm năng về quỹ đất lớn nên là
địa bàn chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; là nơi cungcấp chủ yếu các mặt hàng nông, thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạchxuất khẩu của tỉnh Một số giống cây trồng, vật nuôi của các huyện đã trở thànhthương hiệu nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vú sữa Vĩnh Kim (ChâuThành), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Phước, sơ
ri Gò Công, nghêu Gò Công,…Trong cơ cấu kinh tế của các huyện, tỷ trọng sảnxuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang từng bước được cải thiện, nâng lênnhưng chưa chiếm ưu thế, hầu hết các huyện vẫn còn duy trì cơ cấu kinh tế nôngnghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ Trên địa bàn cáchuyện đều có quy hoạch khu, cụm công nghiệp và một số dự án đã được triển khainhư KCN Long Giang (Tân Phước), KCN Tân Hương (Châu Thành), Cụm côngnghiệp Vàm Láng, Soài Rạp (Gò Công Đông)
+Về văn hóa - xã hội: các huyện ở tỉnh Tiền Giang là những vùng đất giàu
truyền thống văn hóa, lịch sử được lưu dấu như: di tích chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút (Châu Thành); mộ, đền thờ và khu căn cứ “đám lá tối trời” của TrươngĐịnh; đền thờ và mộ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân (Chợ Gạo), khu di tích đìnhLong Hưng (Châu Thành), nơi lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộckhởi nghĩa Nam Kỳ năm 1941; di tích chiến thắng Ấp Bắc (Cai Lậy); di chỉ khảo
-cổ Óc Eo ở Gò Thành (Chợ Gạo)… Cuộc vận động “ Toàn dân đòan kết xây dựngđời sống văn hóa ” được đẩy mạnh trong những năm gần đây giúp cho bộ mặtnông thôn ở trong tỉnh có nhiều đổi mới Các hoạt động văn hóa - thể thao đượcduy trì thường xuyên, có bước chuyển biến tốt
+Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được các huyện tiếp tục đầu tư,
phát triển cả về quy mô và chất lượng; 7/8 huyện được công nhận đạt chuẩn quốcgia phổ cập trung học cơ sở (còn huyện Tân Phú Đông chưa đạt); chủ trương xã
Trang 40hội hóa giáo dục và chương trình kiên cố hóa trường lớp đã tạo bước chuyển biếntích cực về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.
+Về y tế: Các huyện (trừ huyện Tân Phú Đông) đều có bệnh viện huyện;
100% xã, thị trấn có trạm y tế tạo thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe nhândân Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế được đầu tư; y đức và tay nghềcủa đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ của các huyện84,6 %; trong đó, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo đạt 100%
+Về quốc phòng - an ninh: tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự
xã hội chuyển biến theo hướng tích cực Việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội vớicủng cố quốc phòng - an ninh luôn được các Đảng bộ huyện quan tâm; công táctuyển quân, xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang, chínhsách hậu phương quân đội được thực hiện tốt
Với những tiềm năng, lợi thế nêu trên và những kết quả đạt được trong nhữngnăm qua đã khẳng định vị trí quan trọng của các huyện trong chiến lược phát triểntoàn diện của tỉnh Tiền Giang hiện nay
2.1.2 Đặc điểm của tỉnh trong tiến hình hội nhập: thuận lợi, khó khăn và thách thức.
2.1.2.1 Về Thuận lợi:
Với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ nêu trên,Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên nhiên nhiên, phát triểnsản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợptác, giao lưu kinh tế, văn hóa du lịch với các tỉnh trong vùng đặc biệt là thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đất đai của tỉnh được quy hoạch hình thành nhiều khu, cụm công nghiệpvới vị trí, hạng tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp Thuận lợi vềgiao thông thủy bộ và nằm ở vị trí trung chuyển của khu vực Bắc Sông Tiền, TiềnGiang là hợp điểm giao lưu của các tỉnh trong vùng và khu vực miền Đông TiềnGiang có lợi thế trong việc hình thành các chợ đầu mối, trung tâm phân phối nông