CTTT của Đảng ta trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 33)

Chủ động hội nhập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, chủ trương mang tính chiến lược này có cơ sở lý luận và thực tiễn được hình thành và hoàn thiện trong suốt hơn 20 năm đổi mới. Lợi dụng quá trình toàn cầu hoá và chủ trương hội nhập kinh tế của ta. Các thế lực thù địch định đã và đang sử dụng nhiều phương tiện, bằng nhiều con đường và với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công chúng ta trên các hướng sau: Xuyên tạc, bài bác, phủ định học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác- Lênin; xuyên tạc tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong quá trình đổi mới, đồng thời thổi phòng những yếu kém, khuyết điểm của Nhà nước ta trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội coi tệ quan liêu, tham nhũng; xuyên tạc lịch sử, hạ bệ thần

tượng, phủ nhận thắng lợi lịch sử có tính quốc tế của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; xuyên tạc tình hình thực tế Việt Nam, vu cáo ta vi phạm dân chủ nhân quyền, cố tình đổi trắng thay đen, dựng chuyện Việt nam đàn áp tôn giáo, kỳ thị, phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.

Nguy hiểm hơn, chúng bằng mọi cách tác động vào nội bộ ta, dựng chuyện có phái này, phái nọ (phái bảo thủ, phái cấp tiến) trong các cơ quan Đảng, Nhà nước nhằm tạo ra nội bộ nghi ngờ nhau, suy giảm đoàn kết trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và trong nhân dân...

Để thực hiện những việc trên, các thế lực thù địch đã huy động "sức mạnh tổng hợp": hệ thống thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), các ấn phẩm văn hoá( sách, tạp chí, băng, đĩa...), mạng Internet để chuyển tải các thông tin sai lệch phản động đến các tầng lớp nhân dân Việt Nam, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp, tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, trí thức, đồng bào dân tộc thiểu số... Họ hậu thuẫn và hỗ trợ cho các phần tử chống đối và bọn phản động trong nước để truyền bá các tư tưởng, luận điện phải động nói trên. Thông qua con đường hợp tác kinh tế, trao đổi văn hoá, du lịch... để truyền bá các tư tưởng thù định, phản động vào các tầng lớp nhân dân và xâm nhập hệ thống chính trị các cấp.

Toàn bộ các hoạt động nói trên của các thế lực thù địch đều hướng vào mục tiêu là làm cho đại đa số nhân dân Việt Nam nghi ngờ thành quả cách mạng trong quá khứ, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy tiêu cực, bất ổn, nhìn về tương lai mờ mịt, từ đó suy giảm, thậm chí mất lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước vào con đường đi lên CNXH, đi đến hình thành tâm lý xã hội bất ổn, bất bình, mong muốn và trông chờ có sự thay đổi về chính trị

Do vậy, CTTT góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên như sau: - Trước hết, tạo ra được nhận thức đúng đắn, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân về những vấn đề liên quan đến cuộc đấu tranh này như: nhận diện đầy đủ đúng đắn âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù

địch, để không chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; đồng thời thấy rõ trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, cơ sở trong cuộc đấu tranh trên mặt trận nóng bỏng này.

- Hai là, đã tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị, về lịch sử văn hiến Việt Nam, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước, giữ nước. Phải tổ chức tốt hơn công tác giáo dục đạo đức, lối sống, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong hệ thống trường học từ tiểu học đến đại học và sau đại học. Trên cơ sở có nhận thức đúng đắn thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, cần đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân trong hệ thống nhà trường, vừa đổi mới nội dung phương pháp công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội. Đó là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc để tiến hành cuộc đấu tranh chống lại âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị.

- Ba là, đã tổ chức cuộc đấu tranh phản bác lại luận điệu phản động của các thế lực thù địch. Chúng ta thiếu những công trình lớn, có giá trị (sách, tài liệu chuyên khảo trong lĩnh vực này), thiếu cả những bài biết có thông tin sắc bén thuyết phục. Trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hoá, tư tưởng chính trị. Các cơ quan Đảng, Nhà nước cần cung cấp các điều kiện làm việc và thông tin cho cán bộ khoa học, cán bộ nghiên cứu để họ có điều kiện sáng tạo những công trình có giá trị. Tổ chức vẫn là khâu quyết định.

Các cơ quan truyền hình báo chí, phát thanh cần dành đủ vị trí trang trọng cần thiết (thời lượng phát sóng, diện tích mặt báo) để chuyển tải các công trình khoa học phản bác lại hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Các đài truyền hình, phát thanh của chúng ta thiếu hẳn những người bình luận chính trị - xã hội xuất sắc, có sức truyền cảm thuyết phục. Chính họ là những chiến sĩ thông minh,

tài ba, dũng cảm trên mặt trận tư tưởng chính trị. Nếu có được dăm bảy nhà bình luận chính trị - xã hội xuất sắc như vậy, thì việc cho họ hưởng chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần như các đồng chí Bộ trưởng cũng không có gì là quá đáng. Nói rộng ra, cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những chiến sĩ đang trực chiến đấu trên lĩnh vực chính trị tư tưởng. Phải xem đó là một " cú hích" để khởi động và cỗ máy của chúng ta vận hành với một tốc độ lớn hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và các điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu, in và phát hành các công trình (sách, tài liệu chuyên khảo...) trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức; lối sống. Có thể nói, đấu tranh với các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị là nhiệm vụ to lớn, phức tạp và khó khăn. Cuộc đấu tranh này quan hệ đến sinh mệnh chính trị của Đảng, đến sự tồn vong của chế độ XHCN đến sự thịnh suy của đất nước. Do đó, cuộc đấu tranh này nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, Thường vụ cấp uỷ và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung đến địa phương, cơ sở phải nắm lấy việc này, phải xem là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của mình trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, không được giao khoán cho các cơ quan chuyên môn giúp việc.

Việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng và khắc phục sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này. Là đảng viên, là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mọi người đều có trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh phản bác luận điệu phản tuyên truyền, phản động của các thế lực thù địch. Cấp uỷ và chính quyền các cấp, trước hết là những cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp phải vững vàng về tư tưởng chính trị, có lối sống trong sáng lành mạnh, tôn trọng và gắn bó mật thiết với quần chúng. Đó là những điều kiện cần và đủ để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu và hoạt động chống phá

của các thế lực thù địch.

Đảng ta luôn coi phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén đã bảo vệ chế độ. Việc đưa ra quyết tâm, giải pháp đúng đắn, hợp lòng dân, cho đến nay vẫn còn ý nghĩa nóng hổi, vẫn là coi những phương châm chỉ đạo chúng ta trong cuộc đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch : "Những người cộng sản phải dũng cảm nhìn vào sự thật. Trong Đảng, không thể dung tha che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, lừa dối cấp trên, thái độ nể nang hoặc đàn áp, trả thù người phê bình" và "với lương tâm của người cộng sản, mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm khắc xem xét mình đã sống lành mạnh, sống bằng lao động của mình hay chưa... cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu trong lối sống. Người có chức vụ càng cao thì yêu cầu về sự gương mẫu càng lớn". Trong quá trình toàn cầu hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, công tác tư tưởng đã coi nội dung trên đây là cựu kỹ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, của công tác giáo dục và tuyên truyền của Đảng và đó cũng là vũ khí hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu phá hoại trên lĩnh vực chính trị tư tưởng của các thế lực thù địch.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 33)