Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, hình thức chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 26 - 30)

tế quốc tế của Việt Nam

1.4.1 Mục tiêu của hội nhập quốc tế

Chủ động hội nhập quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thu hút vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xó hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015.

1.4.2 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong tiến trình hội nhập. Quan điểm thứ nhất: quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX của Đảng là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối

đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xó hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”1.

Quan điểm thứ hai: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn diện; trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai chủ chủ đạo.

Quan điểm thứ ba: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.

Quan điểm thứ tư: Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; tranh thủ những ưu điểm dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.

Quan điểm thứ năm: Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

1.4.3 Nội dung hội nhập quốc tế

Khi nói tới hội nhập quốc tế là nói tới việc tham gia các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới, nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

- Nội dung chủ yếu của các quy định trong WTO là:

+ Về trao đổi thương mại: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi quan thuế. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ được áp dụng trờn cơ sở khoa học và 1

công bằng, không được lạm dụng để cản trở thương mại. Toàn bộ biểu thuế nhập khẩu được ràng buộc ở mức hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận; công nhận quyền kinh doanh của các chủ thể kinh tế nước ngoài trên lãnh thổ mình và được bình đẳng trước pháp luật.

+ Về lĩnh vực dịch vụ: với sự phân loại thành 12 lĩnh vực và 155 tiểu ngành, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ; cung cấp qua biên giới; sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ; hiện diện thương mại thông qua liên doanh, chi nhánh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài...

+ Về đầu tư: WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan thương mại (TRIMS), theo đó, các nước cam kết không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, về cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ…

- Các tổ chức kinh tế quốc tế về cơ bản đều hoạt động theo các nguyên tắc chung của WTO, nhưng mỗi tổ chức có yêu cầu về nội dung, lộ trình, mốc thời gian hội nhập khác nhau.

+ AFTA quy định các thành viên cũ phải giảm thuế quan xuống còn 0,5% vào năm 2003; Việt Nam là năm 2006; Lào và Myanmar là năm 2008. Hiện nay, các nước thành viên cũ của ASEAN đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện AFTA để tới năm 2010, sáu nước thành viên của ASEAN cũ sẽ đạt được mục tiờu thực hiện thuế suất của toàn bộ các mặt hàng giảm xuống bằng 0%. Với các nước mới gia nhập, sẽ thực hiện vào năm 2015.

+ APEC đặt mục tiêu tương tự cho các nước phát triển vào năm 2010 và các nước đang phát triển vào năm 2020. Tuy nhiên, gần đây xu hướng chung là muốn đẩy lên sớm hơn.

+ ASEAN cho đến nay, chưa có quy định cụ thể về mốc thời gian thực hiện tự do hoá mậu dịch. Những hoạt động chủ yếu hiện nay ta có thể tham gia là tìm kiếm khả năng mở rộng hợp tác kinh tế, tăng trưởng hợp tác Á - Âu trong các lĩnh vực văn hoá, thông tin, khoa học - cụng nghệ.

+ WTO thoả thuận các thành viên là nước phát triển cam kết giảm mức thuế hàng cụng nghiệp từ 6,3% năm 1994, xuống cũn 3,9% năm 2000; các nước chuyển đổi tương ứng giảm từ 8,6% xuống còn 6% và các nước đang phát triển từ 15,3% xuống còn 12,3%. Về nông nghiệp, các nước đang phát triển cam kết giảm từ 36% mức thuế quan trung bình trong vũng 6 năm từ 1995 đến 2000, ít nhất giảm 15% cho mỗi sản phẩm; các nước đang phát triển giảm 24% trong vũng 10 năm từ 1995 đến 2004, ít nhất 10% mỗi sản phẩm; các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi phải giảm trung bình 36%.

Những quy định này áp dụng cho các nước đó là thành viiên, còn đối với các nước chưa phải là thành viên và đang đàm phán gia nhập thì được xem xét và thoả thuận trong quá trình đàm phán, ví dụ như nước Nga là một điển hình.

1.4.4 Hình thức hội nhập

Hội nhập cả hình thức đa phương và song phương. Hội nhập quốc tế không chỉ có việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà việc thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật với từng nước có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, các định chế kinh tế đa phương, nhất là đa phương toàn cầu có giá trị hướng dẫn, tạo khuôn khổ khống chế các quan hệ song phương; do đó, hợp tác song phương nhìn chung là phải dựa theo các quy định của hợp tác đa phương. Các quan hệ đa phương không chỉ giới hạn ở các quan hệ lợi ích kinh tế, thương mại trực tiếp, cụ thể, mà còn có các lợi ích khác như liên kết các nước đang phát triển cùng nhau đấu tranh bảo vệ lợi ích chung trên các diễn đàn quốc tế, chống lại việc áp đặt không công bằng, không bình đẳng của các nước phát triển.

1.4.5 Nguyên tắc và phương châm hội nhập

Nguyên tắc cơ bản và bao trùm là chủ động hội nhập trên cơ sở bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xó hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Giữ vững độc lập tự chủ trong quá tránh hội nhập được thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đồng thời đối phó

thắng lợi với các thách thức trong quá trình hội nhập.

- Sự chủ động cần được thể hiện trong việc chọn lựa các tổ chức tham gia, các đối tác nước ta có quan hệ và thời điểm tham gia.

- Tính chủ động còn được thể hiện qua việc xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh pháp luật, chính sách cho phù hợp; chủ động tổ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằm nâng cao không ngừng khả năng cạnh tranh không chỉ trong thị trường hội nhập nội địa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 26 - 30)