Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 80)

- Nguyên nhân kết quả đạt được và các mặt hạn chế

3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Để đổi mới công tác tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết phải có đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, theo V.I.Lênin thì “họ đi trước phong trào tự phát, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết trước người khác, tất cả các vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và các vấn đề tổ chức mà “những yếu tố vật chất của phong trào phải một cách tự phát”. Để giải quyết trước vấn đề đó, cán bộ làm công tác tư tưởng phải nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để góp phần phát triển hệ tư tưởng và xây dựng cương lĩnh, đường lối của Đảng. Những người cán bộ còn phải truyền bá quan điểm đó, phải biết thuyết phục quần chúng để họ hiểu tin và làm theo. Khi nào họ hiểu, tin và được thực tiễn kiểm nghiệm thì mới hình thành giá trị. Người cán bộ tư tưởng còn phải biết cổ động quần chúng nhằm lôi cuốn con người vào hành động tự giác thực hiện các nhiệm vụ chính trị và tự giác rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực giá trị xã hội.

Song, công tác tư tưởng có để đạt được những kết quả tức thì, ví dụ như phát động một phong trào thi đua, lập tức có hàng ngàn người tham gia, kết quả của bài giảng, hiệu quả của một bài báo, một buổi nói chuyện thời sự – có nhiều người hưởng ứng làm theo. Kết quả có thể đo bằng các cuộc điều tra xã hội học, còn kết quả về mặt vật chất thì lấy thước đo bằng hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệu quả của công tác tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc tế phải được xác định bằng : nhận thức – toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ, thống nhất tư tưởng; hành động: chủ động tích cực chuẩn bị và tham gia; kết quả vật chất: sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước ta.

Trong Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị đã nêu rõ những mục tiêu: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”.

“Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền giải thích trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về hội nhập quốc tế, coi đó là nhu cầu bức xúc, vừa cơ bản vừa lâu dài của nền kinh tế nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”.

“Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu cần giữ vững an ninh, quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hoà bình” đối với nước ta.

Xét từ các mục tiêu đó, trong khuôn khổ của đề tài này, để đổi mới công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế cần làm tốt các giải pháp sau:

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tư tưởng

Một là: Đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng ngang tầm với nhiệm vụ công tác tư tưởng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhiệm vụ CTTT ngày càng nặng nề, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay thì việc kết hợp bản chất cách mạng - khoa học trong lãnh CTTT của Đảng càng nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các cấp ủy đảng phải đổi mới phương thức, nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo đối CTTT. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là đổi mới phương pháp và cách thức lãnh đạo sao cho sự lãnh đạo đó thêm phần vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác tư tưởng trong tiến trình đổi mới của đất nước hiện nay. Mọi quyết định và chỉ đạo của Đảng về CTTT phải bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống, hợp với lòng dân thì mới có khả năng đi vào cuộc sống một cách vững chắc. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải căn cứ nhiệm vụ từng lĩnh vực cụ thể mà chỉ đạo CTTT với nội dung và hình thức, phương pháp, phương tiện thích hợp.

Một trong những yếu điểm của CTTT dễ dàng nhận thấy đó là trong khi kẻ địch sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất để chống phá ta về tư tưởng - văn hóa thì sự đầu tư phương tiện và cơ sở vật chất của ta cho CTTT còn quá đơn giản, đời sống cán bộ làm CTTT còn nhiều thiệt thòi so với các cán bộ khác. Nhiều kiến nghị của cán bộ làm CTTT với Đảng tập trung vào ba vấn đề lớn là: cần thường xuyên nâng cao trình độ cán bộ CTTT có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đầu tư điều kiện, phương tiện hoạt động. Do vậy, để CTTT có được sức mạnh cần thiết, Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp quan tâm đầu tư hơn nữa đến cơ sở vật chất cho CTTT , nhất là chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng.

Trong xu thế mở rộng dân chủ trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội được khơi nguồn từ Đại hội VI (đặc biệt Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ra ngày 18-2-1998), phương pháp lãnh đạo của Đảng cũng cần được đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ, sâu sát hơn. Các cấp ủy đảng cần giữ mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, tạo môi trường pháp huy dân chủ trong công tác tư tưởng, tạo không khí cởi mở, tranh luận thẳng thắn về những ý kiến quan điểm khác nhau để đạt được sự nhất trí có sức thuyết phục

trước khi đi đến một quyết định. Mặt khác, các cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền phải đi sâu, đi sát thực tiễn, tìm hiểu tình hình, tiếp xúc và đối thoại với đảng viên và quần chúng, coi trọng việc xem xét, phân tích dư luận xã hội trước khi quyết định các chủ trương công tác. Hiện nay, vai trò tiên phong gương mẫu của nhiều đảng viên đang bị lu mờ trước quần chúng, đòi hỏi công tác tư tưởng trước hết phải được đẩy mạnh ngay trong nội bộ Đảng, ở từng đảng viên, và động viên nhân dân góp phần xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Phương pháp lãnh đạo của Đảng chủ yếu phải là phương pháp thuyết phục bằng các luận cứ khoa học trong các quyết sách của mình, và bằng phương pháp tự nêu gương của đảng viên

''nói đi đôi với làm'' trong quá trình thực hiện các quyết sách đó.

Đổi mới cách thức lãnh đạo của Đảng là cải tiến lề lối làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được xác định: Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chịu trách nhiệm chính trị trong mọi hoạt động ở đơn vị và địa phương, nhưng các cấp ủy đảng không bao biện, làm thay chính quyền và đoàn thể, cũng không buông lỏng, hạ thấp vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác tư tưởng. Trong thực tế, có lúc, có nơi, còn bị xem nhẹ CTTT, khi có ''sự kiện, điểm nóng'' mới giật mình nhận ra do quá lơ là, buông lỏng CTTT, khi đó mới chú trọng đến nó thì đã phải trả giá đắt. Tình trạng phức tạp ở các khu công nghiệp Tân Hương, Tân Phước là bài học các cấp ủy cần quan tâm hơn nữa đến CTTT, lường trước những diễn biến tư tưởng có thể xảy ra để có biện pháp, phương án đối phó, xử lý một cách chủ động, kịp thời.

Các cấp ủy nên có chế độ định kỳ hàng tháng nghe báo cáo về tình hình tư tưởng và cho ý kiến chỉ đạo CTTT. Bên cạnh đó cần có kế hoạch chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiện toàn cán bộ lãnh đạo, huy động được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức về mặt tài chính cho các hoạt động CTTT. Nên có sự kết hợp, thống nhất trách nhiệm trước hết ở những người lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Cụ thể cần tạo điều kiện để bí thư.hoặc phó bí thư đảng ủy (chi bộ) hay chí ít là thành viên cấp ủy, kiêm thủ

trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan (đơn vị).

Hai là: Kết hợp CTTT trong Đảng và CTTT trong toàn xã hội, tạo sự thống nhất ý chí và hành động cách mạng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong suốt quá trình hội nhập.

Xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, CTTT không chỉ là việc của toàn Đảng, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trước hết, tất cả mọi đảng viên, nhất là các cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội phải gương mẫu làm CTTT, coi CTTT là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu và phải biết động viên, khuyến khích mọi người cùng tham gia CTTT . Mọi đảng viên đều phải được tác động của CTTT, đồng thời phải chủ động, tự giác tham gia làm CTTT ở những mức độ khác nhau. Thông qua hệ thống công tác tư tưởng, hoặc thông qua những cuộc tiếp xúc hàng ngày với nhân dân, hay trong quan hệ họ hàng, bạn bè, đảng viên nên khêu gợi, trao đổi và truyền bá những nhận định về thời cuộc, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bất kỳ một đảng viên nào cũng đứng trong ít nhất một tổ chức đó là chi bộ. Do đó, CTTT được tiến hành thuận lợi và thường xuyên qua hình thức sinh hoạt chỉ bộ, trong đó phương pháp phê bình và tự phê bình là phương pháp rất quan trọng để giáo dục và rèn luyện đảng viên. Ngoài ra, mỗi đảng viên phải có nghĩa vụ làm CTTT cho quần chúng, tăng cường giác ngộ cách mạng cho quần chúng là tấm gương sống cho quần chúng noi theo. Muốn vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần sâu sát quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu tâm trạng quần chúng (kể cả những người có ý kiến trái ngược với mình), biết tuyên truyền, thuyết phục quần chúng. Đảng viên nên sống giản dị, liêm khiết và gần gũi với dân, nói phải đi đôi với làm thì lời nói mới có sức thuyết phục. Nếu có khuyết điểm, sai lầm vi phạm lợi ích của dân thì phải thành thực kiểm điểm, nghiêm túc sửa chữa, và chân thành xin lỗi trước dân. Mọi công việc cách mạng mà đảng viên làm đều có liên quan đến lợi ích và niềm tin của quần chúng cần phải được quần chúng theo dõi, kiểm tra, góp ý kiến. Đảng viên

phải gương mẫu thực hiện và tạo điều kiện để mọi người cùng thực hiện tất chỉ thị của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở

sở, vừa tạo điều kiện phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của nhân dân phục vụ sự nghiệp cách mạng, vừa tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên. Các dự thảo nghị quyết của đảng ủy cơ sở về những chủ trương, nhiệm vụ có liên quan đến cuộc sống của dân, các dự thảo báo cáo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đảng bộ hàng năm nên đưa ra cho dân biết và góp ý kiến. Các cán bộ chủ chất của đảng bộ và chính quyền cơ sở nên có kế hoạch định kỳ tiếp thu ý kiến phê bình của dân. Giữa đảng viên và quần chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó và công tác tư tưởng trong Đảng không thể tách rời công tác tư tưởng trong toàn xã hội. Diễn biến tình hình tư tưởng ở ta trong những năm qua cho thấy, những nơi mà giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng không có mối liên hệ chặt chẽ hoặc công tác tư tưởng chỉ được tiến hành trong nội bộ Đảng thì thường có nhiều vấn đề nổi cộm, thâm chí là những ''điểm nóng”. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ''Nơi nào công việc kém, là vì cán bộ cách xa dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, không giải thích''. Kết hợp công tác tư tưởng trong nội bộ Đảng với công tác tư tưởng ngoài xã hội không chỉ nhằm giáo dục và rèn luyện đảng viên, gây được ảnh hưởng tư tưởng của Đảng đối với toàn xã hội mà còn nhằm giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho quần chúng, giáo dục tinh thần và năng lực làm chủ, giáo dục ý thức xây dựng Đảng cho quần chúng nhân dân. Hơn nữa, việc kết hợp công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội góp phần tạo sự thật trí cao về tư tưởng và hành động của toàn dân hướng về sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Các mặt trên đây được thực hiện sẽ tạo điều kiện để cấp ủy Đảng có những định hướng, quyết định đúng đắn, kịp thời hơn đối với công tác tư tưởng; kết hợp định hướng tư tưởng của Đảng với phát huy tự do sáng tạo tinh thần, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, góp phần thiết thực kết hợp bản chất cách mạng - khoa học trong lãnh đạoCTTT của Đảng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w