0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Ba là, Nâng cao giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 59 -59 )

Bên cạnh việc giáo dục lý luận chính - trị tư tưởng, Đảng bộ Tiền Giang không ngừng quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong quá trình hội nhập quốc tế. Nội dung giáo dục được nêu lên từ các quy định của điều lệ Đảng, về trách nhiệm, vinh dự người Đảng viên, từ truyền thống của Đảng bộ, nêu gương những người tốt việc tốt...đặc biệt là triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo Cuộc vận dộng ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của tỉnh đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương thức triển khai Cuộc vận động. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là việc làm thường xuyên, để thông qua đó nâng cao nhận thức cho các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lắp đặt panô, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục lộ giao thông chính. Tổ chức các cuộc triển lãm lưu động để trưng bày những hiện vật, hình ảnh về quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ngành cũng đã tổ chức nhiều buổi chiếu phim và chương trình văn nghệ phục vụ bà con vùng sâu; tuyển chọn các quyển sách và tạp chí viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh.

Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện nhiều chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, nội dung Cuộc vận động. Hàng năm, Báo, Đài đã tập trung cao điểm việc tuyên truyền Cuộc vận động nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh duy trì tờ “Thông tin phụ nữ Tiền Giang” phát hành định kỳ 2 tháng/số. Nội dung có nhiều tin, bài về các cấp hội phụ nữ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác về thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống mới trong gia đình... Thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tổ, nhóm… các cấp

hội vận động, tuyên truyền, triển khai Cuộc vận động gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình no ấm tiến bộ, hạnh phúc”...

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú như: phát động sưu tầm hình ảnh tư liệu về Bác; lập tủ sách “Học tập và làm theo lời Bác”; tổ chức mạn đàm với những nhân chứng sống gắn với cuộc đời, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm báo tường, pa-nô nhằm ca ngợi hình tượng của Người; phát động đoàn viên “Học tập và làm theo lời Bác”; thi đua thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy” thanh niên, thiếu niên nhi đồng. Đoàn cũng quan tâm đưa nội dung Cuộc vận động vào tờ “Thông tin tuổi trẻ Tiền Giang” nhằm tuyên truyền giáo dục cho thanh niên, học sinh, sinh viên góp phần nâng hiệu quả việc động viên, giáo dục giới trẻ học tập và làm theo lời Bác.

Nhìn chung, hoạt động tuyên truyền về Cuộc vận động đã tạo được sự quan tâm sâu sắc của của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp quần chúng nhân dân. Kết quả của việc tuyên truyền đã góp phần tạo nên sự thống nhất chung về sự cần thiết, ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động; về sự cao quý, vĩ đại và gần gũi của tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người.

Bốn là, Giữ gìn và phát huy giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế

Từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; đồng thời với việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 27- CT/TW của Bộ chính trị và Chỉ thị 14-CT/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được các Đảng bộ cơ sở triển khai sâu rộng, lãnh đạo thực hiện và đưa các nghị quyết, chỉ thị trên đi vào cuộc sống xã hội.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định được nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa chiến lược, văn hoá cũng là một mặt trận, là nguồn lực nội sinh thúc đẩy quá trình phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giữ vững độc lập, thống nhất và định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, ngày càng nâng cao sự chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ cơ sở về tầm quan trọng của công tác văn hoá văn nghệ trên địa bàn cơ sở.

Sau khi được học tập quán triệt nghị quyết, chỉ thị ở cấp trên cơ sở, 100% các cơ sở Đảng xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh xây dựng chương trình hành động và tổ chức triển khai quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng đến cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Kết quả có 18.148 đảng viên dự học nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đạt 98,1% tổng số đảng viên trong toàn tỉnh và 23.802 đảng viên dự học tập Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) đạt 95,53% tổng số đảng viên toàn tỉnh; đồng thời thông qua các tổ chức đoàn thể, các buổi sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, phương tiện thông tin đại chúng đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nắm được các quan điểm cơ bản của Nghị quyết, chỉ thị và xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện trên địa bàn.

Việc lãnh đạo xây dựng môi trường văn hoá, nhất là lãnh đạo thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xây dựng gia đình văn hoá; ấp, khu phố văn hoá, xã, phường văn hoá đã huy động chính quyền, đoàn thể và huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, giữ gìn được các giá trị văn hoá và đạo đức truyền thống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng làng, xã, xóm, ấp ngày càng gắn bó, tiến bộ hơn. Gắn kết, phối hợp thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, cải cách tư pháp ngày càng chặt chẽ hơn.

Tính đến nay có 354.413/356.378 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá chiếm 99,44% và có 316.478/354.413 hộ qua bình xét được công nhận đạt 4 tiêu chuẩn gia đình văn hoá chiếm 98,30%, có 519 gia đình văn hoá tiêu biểu được UBND tỉnh và 1000 gia đình văn hoá tiêu biểu được UBND cấp huyện khen thưởng.

Việc xây dựng ấp, khu phố, xã, phường văn hoá đạt được kết quả tích cực. Tính đến nay đã có 533/1009 ấp (khu phố) được công nhận và tái công nhận là ấp (khu phố) văn hoá. Có 18/169 xã (phường) ở 8/9 huyện, thành phố, thị xã được công nhận xã (phường) văn hoá. Hàng năm đều tổ chức thẩm định để đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh tái công nhận xã, phường văn hóa.

Phong trào này đã làm cho tình hình xã hội ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tốt, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến về ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, giỏi việc nước, đảm việc nhà, đời sống kinh tế phát triển, xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực và giảm đáng kể, gia đình chính sách được chăm lo, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân phong phú, nhiều tụ điểm văn hoá - thể dục thể thao, các câu lạc bộ văn hoá cơ sở, nhà văn hoá, trung tâm giáo dục cộng đồng được hình thành làm cho mối quan hệ gia đình ngày càng tốt đẹp, gắn kết cộng đồng xã hội, các giá trị văn hoá dân tộc được bảo tồn và phát huy, những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các loại văn hoá phẩm độc hại được ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

Trong cuộc vận động này, các đảng bộ cơ sở có sự tập trung lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội theo chiều hướng tích cực. Việc cưới được thực hiện tốt theo Luật Hôn nhân gia đình, phần lớn là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, việc ép buộc cản trở hôn nhân hoặc hôn nhân vì lý do kinh tế chỉ là cá biệt. Việc cưới được tổ chức lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình, truyền thống dân tộc, nét đẹp cộng đồng, hạn chế thủ tục rườm rà lạc hậu, hạn chế uống rượu say. Việc tang có nhiều tiến bộ rõ nét, tổ chức chu đáo, nghiêm trang, phần lớn không để quá 48 giờ, đảm

bảo vệ sinh môi trường, giảm đáng kể thủ tục lạc hậu, coi ngày. Việc tổ chức lễ hội ở các địa phương trang nghiêm, chu đáo, mang đậm nét truyền thống dân tộc và tập quán địa phương. Hệ thống các Nhà Văn hoá, Trung tâm Giáo dục học tập cộng đồng, điểm sinh hoạt văn hoá được xây dựng đáp ứng một phần nhu cầu hoạt động văn hoá, nhất là những xã, phường được công nhận là xã, phường văn hoá, có 13 nhà văn hóa xã, phường được xây dựng với kinh phí từ 100 đến 250 triệu đồng.

Phong trào văn nghệ quần chúng được cấp ủy đảng quan tâm và đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến nay, có 92 câu lạc bộ văn hoá, 52 nhóm ca tài tử, 175 đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, 30 ban nhạc lễ ở các phường, xã, thị trấn đã góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Công tác kiểm tra việc thực hiện công tác văn hoá- văn nghệ được các Đảng bộ quan tâm, coi đó là việc thường xuyên cần tiến hành.

Nhìn chung, công tác tổ chức triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) và Chỉ thị 27- CT/TW của Bộ chính trị (khoá VIII) được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ và đạt yêu cầu đề ra. Các cấp uỷ đảng đã phân công trong Ban Thường vụ Đảng uỷ theo dõi, chỉ đạo sát quá trình triển khai và xây dựng chương trình kế hoạch hành động cụ thể hoá ở đơn vị mình.

Năm là, Công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước:

- Công tác cải cách hành chính được các ngành, các cấp không ngừng quan tâm thực hiện. Tỉnh đã thành lập Tổ công tác thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2008-2010; Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2008 cho cán bộ làm công tác ở bộ phận một cửa của các sở ngành, các cơ quan ngành dọc và các huyện, thành, thị.

thông”, thực hiện ISO của tỉnh trong năm qua đạt kết quả khá tốt, tạo môi trường pháp lý minh bạch, góp phần cho môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh ngày càng thông thoáng.

- Trong quá trình hội nhập, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế là được tỉnh đặc biệt quan tâm. Ngoài việc sắp xếp, kiện toàn, tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ; tỉnh tập trung vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Kết quả trong năm qua đã cử 01 công chức tham gia chương trình Tiếng Anh quốc tế theo chương trình hợp tác Singapore, 02 công chức tham dự Chương trình phát triển hợp tác xã; Sở Nội vụ cũng đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng ngoại ngữ (Anh văn) chương trình Dyned; TOEFL iBT với tổng số tham dự 50 học viên là thành viên Ban chỉ đạo về hội nhập quốc tế, thành viên Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo và cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ giao tiếp, nguồn cán bộ công chức chuẩn bị đào tạo sau đại học, ….phối hợp Trung tâm tin học tổ chức bồi dưỡng tin học cho cán bộ, công chức lãnh đạo các sở ngành; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thường trực Ban chỉ đạo về hội nhập quốc tế cũng đã phối hợp Trường Đại học Tiền Giang tổ chức lớp Anh văn học với tình nguyện viên ngưới Úc tại Tiền Giang.

- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Các sở, ngành; các huyện, thị thành đã tổ chức rà soát các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đơn giản ở mức tối đa các thủ tục, các biểu mẫu, hướng dẫn để dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp với các quy định hiện hành và tạo được thuận lợi cho các đối tượng làm thủ tục.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các quyết định công bố, công khai 19 bộ thủ tục hành chính áp dụng tại các cơ quan hình chính các cấp gồm: 1.451 thủ tục hành chính (không tính ngành dọc), trong đó cơ quan cấp tỉnh có 1.156, cấp huyện có 152, cấp xã có 143 (đã công bố trên Website của tỉnh).

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu hội nhập: Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định cử đi đào tạo sau đại học 100 cán bộ, công chức, viên chức; gồm: 06 nghiên cứu sinh, 65 cao học, 24 chuyên khoa I, 05 chuyên khoa II.

Ngoài ra, Sở Nội vụ đã tổ chức 03 lớp tiếng Anh TOEFL iBT với tổng số tham dự 50 học viên là thành viên Ban chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế, thành viên Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo, nguồn cán bộ công chức chuẩn bị đào tạo sau đại học, ….

Sáu là, Công tác ban hành, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:

Trong năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 07 quyết định, 02 chỉ thị liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật: đã ban hành Quyết định số 2448/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 về việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành và bãi bỏ văn bản không còn phù hợp; trong đó, công bố 31 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực và bãi bỏ 8 văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.

Thực hiện Công văn số 3082/BTP-PLQT ngày 01/9/2010 của Bộ Tư pháp về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương có liên quan đến việc thực thi các cam kết gia nhập WTO, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan rà soát các văn bản do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Kết quả rà soát: Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 59 -59 )

×