- Nguyên nhân kết quả đạt được và các mặt hạn chế
3.2.3. Quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm
CTTT.
Một là: Đãi ngộ và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng hiện nay.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, chúng ta biết rõ động lực cạnh tranh trên thương trường đã đưa nhiều ngành kinh tế đạt những bước tiến dài. Tuy nhiên không thể tất cả mọi lĩnh vực xã hội đều có thể thương mại hóa. Tư tưởng và CTTT là một trong những lĩnh vực đó. Từ nhiều năm nay, hầu như chúng ta chưa tạo ra một động lực lợi ích thích hợp để động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ làm CTTT. Mô hình người cán bộ làm CTTT phổ biến vẫn là đời sống khó khăn, công việc buồn tẻ. Đó là nguyên nhân chính khiến một số người không tâm huyết với nghề lắm và niềm tin của họ vào lý tưởng của Đảng chưa thực sự sâu sắc. Trong khi đó, một số ngành trước đây cũng có tình trạng chưa yên tâm công tác
như Quân đội, Công an, Sư phạm nhưng do chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc đã được cải thiện rõ nét, nên đã tạo được động lực yêu nghề và nhu cầu xã hội tìm đến ngành này mạnh mẽ hơn trước rất nhiều. Do đó, vấn đề mấu chốt là lợi ích phải được quan tâm một cách thỏa đáng để thu hút người tài, từ đó mới hy vọng công tác này có hiệu quả rõ rệt. Nói cách khác, phải biết phát huy và chăm sóc nhân tố con người, nguồn lực con người thì mới tạo ra các giá trị và nguồn lực khác. Nên chăng, tưởng đội ngũ cán bộ làm CTTT phải tương ứng với mức lương của ngành Giáo dục vì tính chất quan trọng và mức độ khó khăn của công việc mà họ đảm trách. Bên cạnh đó, những điều kiện, phương tiện làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng phải được thay đổi một cách căn bản. Chẳng hạn, phải được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nắm bắt và chuyển tải thông tin kịp thời...
Hai là, Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm CTTT: Nguyên tắc quan trọng trong bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm CTTT là bố trí đúng người, đúng việc, đúng lúc và đúng chỗ; căn cứ yêu cầu công việc mà dùng người, chứ không phải vì người mà đặt ra việc. Cần tránh tình trạng trước đây thường đơn giản hóa nghề CTTT cho rằng, ai cũng có thể làm được nên thường nhận người chưa qua đào tạo hoặc không đúng ngành nghề với lý do ''giải quyết chính sách'', hoặc ''tạo điều kiện'' cho người thân quen. Chẳng hạn, thời gian qua cán bộ tuyên giáo cơ sở thường là cán bộ từ các ngành, đoàn thể hoặc cán bộ phong trào v.v… CTTT nói chung, và công tác tuyên truyền nói riêng, là một hoạt động xã hội đòi hỏi phải có trình độ cao và năng khiếu nghề nghiệp, không phải ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cũng đã từng căn dặn: ''Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy... cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy''. Vì thế, phải sử dụng những người có năng khiếu, có kiến thức cơ bản tối thiểu về nghề và phải yêu nghề.
Việc tuyển dụng cán bộ CTTT vào các cơ quan Đảng và Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, ngoài bằng cấp là tiêu chí bắt buộc, cũng cần phải qua tuyển chọn kỹ càng
về nghiệp vụ, trải qua thời gian tập sự, thử thách trước khi nhận vào biên chế chính thức. Nên thực hiện nghiêm quy chế thải hồi bên cạnh quy chế tuyển dụng, kiên quyết không để những người làm công tác tư tưởng không có hiệu quả tồn tại trong ngành. Những năm gần đây có tình trạng số người đào tạo trong ngành CTTT đã ít, sau khi ra trường lại có một số không muốn phục vụ trong ngành. Do đó để thực hiện tốt quy định này cần chú ý đến khâu tuyển chọn cán bộ lúc đào tạo: cần chọn đúng những người có khả năng và nguyện vọng công tác trong nghề. Mặt khác, việc bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ CTTT là tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng, năng khiếu của mình, nâng cao hiệu quả CTTT, đồng thời bảo đảm CTTT được tiến hành rộng khắp trong toàn xã hội.
Ba là, Đầu tư kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CTTT: Để việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, một vấn đề không kém phần quan trọng. Do đó Tỉnh ủy và Ủy Ban Nhân dân cần có sự đầu tư thích trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm CTTT. Thời gian qua tuy chế độ, chính sách hỗ trợ người được cử đi đào tào có nâng lên theo Quyết định số 22/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009 - 2015 (thay thế Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ, chính sách trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện; chính sách thu hút và đào tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ cao; Quyết định số 48/2006/QĐ- UBND ngày 20/9/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã). Ngoài ra, việc thực hiện chính sách thu hút đối với người có bằng tốt nghiệp sau đại học trong nước hoặc nước ngoài; người có bằng tốt nghiệp đại học nước ngoài về các cơ quan thuộc tỉnh, huyện công tác; người có bằng tốt nghiệp đại học (hệ chính quy) về công tác tại xã, phường, thị trấn. Người đã trúng tuyển hoặc đang học đại học, sau đại học ở nước ngoài; trúng tuyển hoặc đang học sau đại học trong nước các ngành, nghề phù hợp với ngành nghề tỉnh cần thu hút, có nguyện vọng và cam
kết về tỉnh công tác tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện sau khi tốt nghiệp; người đã trúng tuyển hoặc đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong nước có nguyện vọng, cam kết về xã, phường, thị trấn công tác sau khi tốt nghiệp. Mức hỗ trợ cho các đối tượng đào tạo sau đại học ở trong nước từ 50.000.000 - 80.000.000 đồng/người. Đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài từ 110.000.000 - 550.000.000 đồng/người. Đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong nước từ 5.000.000 - 15.000.000đồng/người, tùy theo trình độ và lĩnh vực đào tạo. Nhưng do cơ chế thị trường quyết định đó hiện nay vẫn chưa đáp ứng được sự khuyến khích, cỗ vũ cán bộ tích cực cán bộ học tập và nghiên cứu nhất là đối với đào tạo đội ngũ làm CTTT.
Tuy nhiên, cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ và chế độ thưởng, phạt nghiêm minh để bảo đảm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, vì tâm ý người học thường không cố gắng lắm nếu như họ không phải trực tiếp chịu phí tổn cho học tập. Mặt khác, một ''nguồn kinh phí'' tốt hữu hiệu lâu nay chưa được chú trọng lắm là tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động thực tiễn (báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên các báo, tạp chí...), vừa tăng thêm thu nhập, vừa mài sắc kiến thức nghề nghiệp. Muốn vậy, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan thực tiễn (viện nghiên cứu, trường Đảng, cơ quan báo chí...) trong việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công tác tư tưởng.
Bốn là, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi đường đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng.
Trong xu thế giảm nhẹ biên chế ở tất cả các cấp, các ngành thì đội ngũ cán bộ làm CTTT hiện nay không thiếu nhiều. Vấn đề là chất lượng của các cán bộ trong ngành CTTT còn nhiều hạn chế, nhất là về trình độ lý luận, chuyên môn. Thêm vào đó, nhiều người không có điều kiện thường xuyên bổ sung kiến thức nên nhận thức và phương pháp đã lão hóa và lạc hậu, trong khi thực tiễn đổi mới hàng ngày, và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Do đó, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hiện có là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết nhất. Cần phải có kế hoạch bồi dưỡng định kỳ đối với tất cả cán bộ CTTT ở tất cả các cấp, các ngành để kịp thời bổ túc kiến thức mới.
Đối với các cán bộ có học hàm, học vị và cán bộ nghiên cứu khoa học Mác - Lênin, hình thức bồi dưỡng có thể thông qua các hội thảo khoa học, tập huấn, tham quan... đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cần được mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế. Nên có chủ trương, quy chế cụ thể tạo điều kiện cho cán bộ của ta chủ động tích cực làm bạn với tất cả các Đảng Cộng sản, công nhân (kể cả các tổ chức chính trị - xã hội cánh tả tiến bộ như các Đảng Dân chủ - Xã hội) trong việc nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin. Đặc biệt, có thể hợp tác với Trung Quốc, Cuba, Lào... trong nghiên cứu, truyền bá, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin dưới tác động của kinh tế thị trường và bối cảnh quốc tế hiện nay. Chúng ta đang ương trong một thế giới đầy mâu thuẫn và đấu tranh phức tạp, theo xu thế vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Vì vậy, cần phải kết hợp nhiều quy mô và hình thức hợp tác, với những thủ tục có tính nguyên tắc chặt chẽ, song cần phải biểu hiện ra một cách linh hoạt và mềm dẻo. Việc giao lưu và hợp tác quốc tế phải nhằm vào việc khai thác được những vấn đề lý luận mới nhất, phục vụ cho việc phát triển và hoàn thiện lý luận chính trị của Việt Nam, đồng thời xác định rõ thêm nội dung, đối tượng, tổ chức nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mình và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Khó khăn lớn nhất của cán bộ ta hiện nay là hạn chế về trình độ ngoại ngữ, và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc giao tiếp, nghiên cứu, trao đổi. Cho nên, cần phải được tạo điều kiện thường xuyên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.