Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tư tưởng ở Tiền Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 38)

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tư tưởng ở TiềnGiang trong điều kiện hội nhập quốc tế. Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh

Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài trên 120 km. Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2.484,2 km2; dân số toàn tỉnh (đến tháng 12/2009) là 1,75 triệu người.

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố với 169 đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh là thành phố Mỹ Tho - đô thị loại 2, đồng thời là hợp điểm giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

Tiền Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chính quan trọng cả đường bộ lẫn đường thuỷ nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh; là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia; do đó, tỉnh có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch.

Nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,1%/năm, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế hiện nay của tỉnh là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ. Thu nhập

bình quân đầu người năm 2009 là 1.030 USD (Theo Báo cáo chính trị Đại hội Tỉnh đảng bộ Tiền Giang lần IX).

+Về kinh tế: Các huyện ở tỉnh Tiền Giang có tiềm năng về quỹ đất lớn nên là địa bàn chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; là nơi cung cấp chủ yếu các mặt hàng nông, thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Một số giống cây trồng, vật nuôi của các huyện đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè), vú sữa Vĩnh Kim (Châu Thành), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Phước, sơ ri Gò Công, nghêu Gò Công,…Trong cơ cấu kinh tế của các huyện, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang từng bước được cải thiện, nâng lên nhưng chưa chiếm ưu thế, hầu hết các huyện vẫn còn duy trì cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ. Trên địa bàn các huyện đều có quy hoạch khu, cụm công nghiệp và một số dự án đã được triển khai như KCN Long Giang (Tân Phước), KCN Tân Hương (Châu Thành), Cụm công nghiệp Vàm Láng, Soài Rạp (Gò Công Đông)...

+Về văn hóa - xã hội: các huyện ở tỉnh Tiền Giang là những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử được lưu dấu như: di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Châu Thành); mộ, đền thờ và khu căn cứ “đám lá tối trời” của Trương Định; đền thờ và mộ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân (Chợ Gạo), khu di tích đình Long Hưng (Châu Thành), nơi lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1941; di tích chiến thắng Ấp Bắc (Cai Lậy); di chỉ khảo cổ Óc Eo ở Gò Thành (Chợ Gạo)… Cuộc vận động “ Toàn dân đòan kết xây dựng đời sống văn hóa ” được đẩy mạnh trong những năm gần đây giúp cho bộ mặt nông thôn ở trong tỉnh có nhiều đổi mới. Các hoạt động văn hóa - thể thao được duy trì thường xuyên, có bước chuyển biến tốt.

+Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được các huyện tiếp tục đầu tư, phát triển cả về quy mô và chất lượng; 7/8 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập trung học cơ sở (còn huyện Tân Phú Đông chưa đạt); chủ trương xã

hội hóa giáo dục và chương trình kiên cố hóa trường lớp đã tạo bước chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục.

+Về y tế: Các huyện (trừ huyện Tân Phú Đông) đều có bệnh viện huyện; 100% xã, thị trấn có trạm y tế tạo thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế được đầu tư; y đức và tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ của các huyện 84,6 %; trong đó, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo đạt 100%.

+Về quốc phòng - an ninh: tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội chuyển biến theo hướng tích cực. Việc kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh luôn được các Đảng bộ huyện quan tâm; công tác tuyển quân, xây dựng lực lượng, xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang, chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt.

Với những tiềm năng, lợi thế nêu trên và những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định vị trí quan trọng của các huyện trong chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh Tiền Giang hiện nay.

2.1.2 Đặc điểm của tỉnh trong tiến hình hội nhập: thuận lợi, khó khăn và thách thức.

2.1.2.1 Về Thuận lợi:

Với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ nêu trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên nhiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa du lịch với các tỉnh trong vùng...đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đất đai của tỉnh được quy hoạch hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp với vị trí, hạng tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. Thuận lợi về giao thông thủy bộ và nằm ở vị trí trung chuyển của khu vực Bắc Sông Tiền, Tiền Giang là hợp điểm giao lưu của các tỉnh trong vùng và khu vực miền Đông. Tiền Giang có lợi thế trong việc hình thành các chợ đầu mối, trung tâm phân phối nông

sản, hàng hóa giữa Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh có đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển sản xuất lúa và trồng cây ăn trái, có diện tích trồng cây ăn quả đứng đầu khu vực ĐBSCL. Hiện tỉnh có 7 loại cây ăn trái đặc sản của địa phương và đăng ký nhãn hiệu tập thể. Chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Thêm nữa, Tỉnh có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có 32 km bờ biển và hệ thống sông rạch thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đáng bắt thủy sản; nguồn lợi thủy sản phong phú: tôm cá các loại, nghêu, sò huyết... Ngoài ra tỉnh còn có nghề cá dân gian và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh và có vị trí thuận lợi trong việc trung chuyển hàng hóa với TP Hồ Chí Minh.

Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh có thế mạnh hội tụ của 3 vùng sinh thái: sinh thái miệt vườn, sinh thái biển tự nhiên và sinh thái vùng ngập phèn. Tiền Giang có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái gắn liền với tham quan di tích văn hóa - lịch sử; đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong mối liên kết với du lịch thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững và ổn định. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ phát triển du lịch Mê Kông được ký giữa chính phủ Việt Nam và ngân hàng Phát triển Châu Á (ACB). Tiền Giang được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, nhằm thúc đẩy du lịch cộng đồng và tăng cường hợp tác phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông

2.1.2.2 Về Khó khăn:

Mật độ dân số của tỉnh khá cao, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, qui mô sản xuất manh mún, sau thời gian dài thâm canh và tăng vụ, sản xuất, sản lượng đều đạt đến ngưỡng, độ phì nhiêu của đất canh tác và môi trường sinh thái trong nông nghiệp có biểu hiện suy thoái và giảm năng suất, sản lượng. Thị trường tiêu thụ, giá nông sản bấp bên, thường xuyên biến động, thiên tai, dịch bện luôn là nguy cơ tiềm ẩn. Trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, điều kiện tiếp cận thông

tin của nông dân còn nhiều hạn chế, nhất là về khoa học và công nghệ, thị trường...làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển sản xuất.

- Công nghiệp còn nhỏ và phân tán, công nghệ sản xuất phần lớn còn lạc hậu, sản xuất chưa mang tình ổn định, năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, thiếu những yếu tố và cơ sở cho phát triển bền vững và lâu dài.

- Chất lượng các hoạt động dịch vụ còn thấp, dẫn đến hiệu quả toàn ngành chưa cao. Thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Du lịch còn yếu kém về cơ sở vật chất và phương thức hoạt động, các loại hình dịch vụ khác như tín dụng, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm..chưa phát triển đủ mạnh. Công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế.

- Môi trường đầu tư tuy được quan tâm cải thiện về nhiều mặt, nhưng nhìn chung về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, các dịch vụ hỗ trợ đầu tư và xúc tiến đầu tư...còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên hiệu quả thu hút chưa cao, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỷ thuật còn lạc hậu, vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị thiếu, vốn lưu động thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh. Trình độ năng lực về quản lý kinh tế của doanh nghiệp còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, còn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu.

- Một số tài nguyên như đất đai, nước ngầm...có nguy cơ suy thoái nhanh hơn cùng với vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát triển dân số cao và quá trình thâm canh tăng vụ, phát triển sản xuất nông công nghiệp và đô thị hóa nhanh.

2.1.2.3 Về thách thức.

- Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt không chỉ trên thị trường thế giới mà còn ngay trên thị trường trong nước.

lên, phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn sẽ ngày càng tăng. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn trong xã hội.

- Nguy cơ tụt hậu do chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, thức kinh tế thị trường; thiếu các chuyên gia đầu ngành và đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.

- Hội nhập quốc tế đặt ra những thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Tất cả những thuận lợi, cơ hội và thách thức trên đã tác động nhỏ đến chất lượng CTTT, làm cho CTTT vốn đã còn nhiều hạn chế, lại càng yếu kém, khó khăn hơn nhất là trong giai đoạn chúng ta gia nhập sâu vào WTO. Từ những thuận lợi cũng như thách thức và cơ hội đó đã đặt ra nhiệm vụ cho CTTT phải tích cực đổi mới CTTT để không ngừng nâng cao hiệu quả CTTT trong điều kiện Tiền Giang hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w