Những cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 30 - 33)

Phương châm cơ bản để tiến hành hội nhập là bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đa phương mà nước ta tham gia.

- Phát huy cao độ nội lực (có ý nghĩa quyết định), đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài (có ý nghĩa quan trọng), kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước nói chung và để thực hiện hội nhập kinh tế nói riêng.

- Tranh thủ các thời cơ thuận lợi trong hội nhập.

- Thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế trong hội nhập.

- Luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước âm mưu đen tối của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại để xâm nhập, thực hiện diễn biến hoà bình, phá hoại, lật đổ chế độ ta.

1.5 Những cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình hội nhậpquốc tế quốc tế

1.5.1 Những cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam

Chủ động hội nhập đã tạo cơ hội để nước ta mở rộng thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng thương mại. Nếu vào năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 30 nước thì hiện nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với hơn 167 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó ký kết hiệp định thương mại với 81 quốc gia và vùng lãnh thổ với điều kiện giành cho hàng hoá của nhau quy chế

đối xử tối huệ quốc, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và định chế tài chính quốc tế.

Xuất khẩu đã trở thành trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 50% GDP, nếu tính cả nhập khẩu tỷ trọng này là hơn 90%. Tự do hóa thương mại cùng với qúa trình cải cách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần trực tiếp, tuy chưa thực sự vững chắc, cho tăng trưởng GDP từ 10% đến 20%. Như vậy, chính sách mở cửa và hội nhập đã trở thành nguồn động lực to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong việc phát huy nội lực, tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Quan trọng hơn, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân; đã mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách...

Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn có một số tác động gián tiếp đối với tăng trưởng kinh tế thông qua các nhân tố như: tiếp cận được những thành tựu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, tiếp thị tiên tiến; tạo sức ép cạnh tranh trong nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước; mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu, góp phần làm cho giá thành sản xuất thuyên giảm, năng suất, hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận tiện; mở ra nhiều cơ hội nâng cao trình độ lao động, tiếp cận thông tin qua đó phát triển vốn con người, đến lượt nó tác động tích cực lên tăng trưởng bền vững.

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân từ thành thị đến nông thôn. Những chương trình hợp tác văn hoá song phương và đa phương trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và thế giới đã làm tăng sự giao lưu nước ta với bên ngoài, làm cho nhân dân ta hiểu biết hơn nhân dân các

nước khác, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của thế giới, bổ sung và làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.

1.5.2 Những thách thức, khó khăn đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta gặp không ít khó khăn và đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chưa tạo được động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Hệ quả là năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đứng ở thứ hạng rất thấp và rất bấp bênh trên thế giới. Tính cạnh tranh chưa cao của lực lượng lao động tiếp tục là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải có những cố gắng lớn hơn trong chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của thời đại; cơ hội phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng, từng vùng được mở rộng dẫn đến kết quả tất yếu là tình trạng phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng; những mặt trái của cơ chế thị trường như các tệ nạn xã hội, văn hoá đồi truỵ, tội phạm và buôn lậu quốc tế có cơ hội phát triển và lây lan.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy phân công lao động quốc tế theo hướng mỗi nước tập trung vào các ngành lĩnh vực họ có ưu thế và hiệu quả kinh tế cao, và do vậy nếu không có định hướng chính sách tốt về cơ cấu kinh tế thì chúng ta phải đối mặt với nguy có mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu của nền kinh tế do vậy làm cho nền kinh tế của ta lại càng thiếu độ an toàn, dễ bị tổn thương và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, tác động của hội nhập kinh tế ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, văn hoá như: gây mơ hồ về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, nhân dân ta như sùng bái hội nhập, có những ý nghĩ sai lầm rằng: hội nhập đem lại cho mọi nước, giàu

cũng như nghèo, những vận hội tốt đẹp như nhau, chia đều lợi ích cho nhau...; lợi dụng việc giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, các thế lực thù địch đưa vào nước ta những quan điểm, luận điểm sai trái hòng làm cho một bộ phận cán bộ, nhân dân ta giảm lòng tin ở sự lãnh đạo của Đảng và CNXH, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành tựu cách mạng và đổi mới; tạo ra những mầm mống chống đối, gây bất ổn trong nội bộ ta, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” hòng xoá bỏ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Ngoài ra, bản sắc văn hoá dân tộc bị đe doạ; chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, khuynh hướng văn hoá lai căng, khuynh hướng “thương mại hoá” báo chí, xuất bản phát triển.

Thêm vào đó, công tác hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung triển khai chủ yếu ở các cơ quan Trung ương; sự tham gia của các ngành, các cấp, tuy có được đặt ra nhưng còn rất yếu và chưa đồng bộ, do đó, chưa tạo được sức mạnh cần thiết trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sự phân tích của Đảng về xu thế khách quan của quá trình toàn cầu hoá, các quan điểm chỉ đạo và bước đi của quá trình hội nhập chính là nội dung cơ bản của công tác tư tưởng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 30 - 33)