Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong quá trình hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 86 - 89)

- Nguyên nhân kết quả đạt được và các mặt hạn chế

3.2.2 Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị cho toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong quá trình hội nhập quốc tế.

đảng viên và quần chúng nhân dân trong quá trình hội nhập quốc tế.

Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng góp phần vào việc giác ngộ cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi đ- ường lối, nhiệm vụ của cách mạng do Đảng đề ra.

Công tác giáo dục lý luận chính trị - lý luận cách mạng được thấm sâu vào cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất to lớn. Đúng như C.Mác đã nói : "Cố nhiên là vũ khí phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổi bằng lực lượng vật chất. Nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". V.I.Lê nin cho rằng: không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng... chỉ đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Đối với công việc kháng chiến và kiến quốc, lý luận là rất quan trọng. Không hiểu lý luận thì như người mù đi đêm... Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng; đồng thời, trong quá trình thực hiện, công tác giáo dục lý luận chính trị đã có những tìm tòi, cải tiến, đổi mới cả nội dung và phương pháp tiến hành. Tuy vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót như Văn kiện Đảng đã chỉ ra: tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả chưa cao... Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, Đại hôi X của Đảng yêu cầu cần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận... Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) nhấn mạnh: Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân… Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước; khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung,

phương pháp dạy và học, đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Đây là những định hướng quan trọng để đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục lý luận chính trị.

Việc nghiên cứu, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết vì :

Thứ nhất: Sự nghiệp đổi mới của nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả bề rộng và chiều sâu, được tiến hành trong điều kiện trong nước và quốc tế có những thuận lợi; song khó khăn thách thức cũng rất lớn, nhiều vấn đề mới đặt ra cả lý luận và thực tiễn, chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa nghiên cứu lý luận vừa tổng kết thực tiễn... Tình hình đó đòi hỏi sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong Đảng, sự đồng thuận của toàn xã hội.

Thứ hai: Nội dung chủ yếu của công tác giáo dục lý luận chính trị là giáo dục, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin, với tư cách là một lý luận khoa học, là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, mà linh hồn sống của nó là phép biện chứng duy vật đặt ra yêu cầu phải được bổ sung phát triển, phải được nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện để phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Đường lối của Đảng là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, luôn được bổ sung phát triển và cụ thể hoá ngày càng sâu sắc hơn để phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình tổ chức, giáo dục, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi phải đổi mới một cách toàn diện, cả về nội dung chương trình, phương thức tổ chức, phương pháp giảng dạy....

Thứ ba: Cũng như các hoạt động khác, công tác giáo dục lý luận chính trị do Đảng ta tiến hành tự bản thân nó đòi hỏi phải được đổi mới, có phương pháp thực hiện một cách khoa học. Nhiều năm qua, công tác giáo dục lý luận chính trị đã có

nhiều cố gắng , suy nghĩ tìm tòi, cải tiến đổi mới, nhưng đó mới chỉ là những giải pháp tình thế, chắp vá, thiếu cơ bản đồng bộ, hoạt động giáo dục lý luận chính trị mới chỉ dừng lại ở kinh nghiệm giảng dạy của từng người, từng bộ phận. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả còn có những hạn chế, như nghị quyết của Đảng đã nhiều lần chỉ ra.

Như vậy, đổi mới và tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị được đặt ra xuất phát từ tính mục đích, tính hiệu quả của quá trình truyền bá, giáo dục hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới ở nước ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Vậy, đổi mới bắt đầu từ đâu? Đây là một vấn đề lớn, gồm nhiều nội dung như: xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung, khối lượng kiến thức của các chương trình, biên soạn tài liệu học tập, giáo trình, cách tổ chức, phương pháp thực hiện, đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý… và nhiều vấn đề khác cần được tập trung nghiên cứu, làm rõ.

Tuy nhiên, khi tiến hành đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị cho bộ, đảng viên ở cở sở, cần nắm vững yêu cầu sau:

Trước hết, cần nắm vững quan điểm, yêu cầu và định hướng tư tưởng chỉ đạo đổi mới của Đảng về công tác giáo dục lý luận chính trị:

Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị mà thực chất là tăng cường và mở rộng hệ thống và phương thức giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ , đảng viên và nhân dân. Lấy chất lượng, hiệu quả là một trong những tiêu chí cơ bản và quan trọng để đánh giá kết quả đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, chứ không phải chỉ dựa vào số lượng bài giảng, thời gian thực hiện dài hoặc ngắn trong các chương trình (mặc dù điều này rất quan trọng, nhưng không phải là chủ yếu…).

Đổi mới phải đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống, hiện đại và phù hợp thực tiễn Việt Nam. Định hướng trên đòi hỏi đổi mới công tác cần được nghiên cứu một cách hết sức chu đáo, cẩn thận, toàn diện cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng, đưa vào nội dung các chương trình giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên.

Vấn đề rất quan trọng hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy trong khoa học giáo dục nói chung, cũng như công tác giáo dục lý luận chính trị nói riêng đã và đang đặt ra và đòi hỏi cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, khắc phục tình trạng thuyết trình đơn điệu như hiện nay. Để có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới, đòi hỏi cần xây dựng và tăng cường công tác bồi dưỡng giảng viên.

Tóm lại, để đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị, có nhiều việc phải làm, song việc trước hết cần nâng cao nhận thức về công tác giáo dục lý luận chính trị, đồng thời đổi mới mạnh mẽ phương pháp thực hiện. Đây là những khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục lý luận chính trị.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w