- Nguyên nhân kết quả đạt được và các mặt hạn chế
3.1 Phương hướng
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ, trên cơ sở nhận thức ngày càng xuất sắc vị trí, vai trò của CTTT trong quá trình hội nhập quốc tế, CTTT của Đảng bộ Tiền Giang trong những năm tới cần tập trung các vấn đề sau:
Một là, Tập trung tuyên tuyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống và tư tưởng cách mạng; giáo dục đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc; tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đề cao cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của thế lực thù địch.
Nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả CTTT, văn hóa trong tình hình mới nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế -xã hội, tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và dồng thuận trong xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và nghị quyết lần thứ IX của Đảng bộ tinh. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới. Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực thực tiển của đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng theo hướng bám sát thực tiễn, sát đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm và có tính thuyết phục cao; kịp thời tổng kết thực tiễn, làm rõ các vấn đề lý luận do thực tiễn đặt ra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về nhiệm vụ của CTTT, lý luận trong tình hình mới.
Hai là, Tiến hành rộng rãi công tác tư tưởng, tuyên truyền, giải thích trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân để đạt được nhận thức và hành động thống nhất và nhất quán về hội nhập quốc tế, coi đó là nhu cầu vừa bức xúc, vừa cơ bản và lâu dài của nền kinh tế nước ta, nâng cao niềm tin vào khả năng và quyết tâm của nhân dân ta chủ động hội nhập quốc tế.
Các cấp ủy Đảng tiếp tục tuyên truyền, quán triệt trong nội bộ Đảng và nhân dân Nghị quyết 08-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Chương trình hành động số 07-CTr/TU của Tỉnh ủy Tiền Giang về một số chủ trương, chính sách lớn để kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền khi Việt Nam gia nhập WTO; những cơ hội và thách thức khi nước ta gia nhập tổ chức này để ra ra sự đồng thuận trong toàn xã hội, từ đó khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam, xây dựng quyết tâm tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nhiệp hóa đất nước.
- Ba là, Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập.
Xây dựng cơ chế kiểm soát và có chế tài xử lý sự xâm nhậm của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh, gây phương hại đến sự phát triển của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Đẩy mạnh thực thi pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ, tạo môi trường thuận lợi cho sáng tạo các giá trị tinh thần của xã hội.
Khởi dậy mạnh mẽ lòng tự tôn. tự hào về lịch sử, truyền thống của quân và dân Tiền Giang; bảo vệ và làm phong phú thêm các giá trị truyền thống, phát huy
vai trò nền tảng và động lực tinh thần của văn hóa trong phát triển kinh tế -xã hội. Kết hợp hài hòa giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến và tăng cường giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài. Kiên quyết ngăn chặn các hành vi lạm dụng phương tiện thông tin đại chúng làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, nền kinh tế và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bảo vệ có hiểu quả di tích lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn tỉnh, đồng thời có cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực tôn tạo và phát huy di sản văn hóa nhằm giáo dục truyền thống và tạo tiền đề vững chắc cho phát triển và hội nhập.
Thứ tư là, Nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ làm CTTT
Để nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với CTTT trước hết cần nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và nâng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đối với cấn bộ lãnh đạo chủ chốt. Nghị quyết TW lần thứ 3 và Nghị quyết TW lần thứ 6 của Đảng ta nhấn mạnh: Toàn Đảng phải ra sức học tập lý luận chính trị, coi đó là quyền lợi, nghĩa vụ, là chế độ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên. Thực tế CTTT vừa qua cho thấy, không ít đảng viên yếu kém về trình độ nên không đủ trình độ đối thoại với quần chúng, lúng túng trong nhiều việc xử lý các tình huống CTTT đặt ra, hoặc cán bộ làm CTTT kém hiệu quả.
Đối với việc sử dụng và tuyển chọn cán bộ nắm vai trò chủ chốt trong bộ máy Đảng và chính quyền trong tỉnh phải coi trình độ lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn không thể thiếu, và càng ở cương vị cao, càng phải yêu cầu cao về trình độ này. Đối với cán bộ nguồn các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, các ngành trong tỉnh cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về trình độ luận chính trị bằng việc đào tạo chính quy trước khi đề bạc. Mặt khác, cần tạo điều kiện để mọi cán bộ, đảng viên ở mọi cấp tích cực nghiên cứu, học tập kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa lý luận và thực tiễn để họ phát huy tối đa năng lực của mình.
làm công tác tư tưởng.
Cán bộ làm CTTT là lực lượng nống cốt, trực tiếp làm CTTT của Đảng. Đối tượng tác động của họ là tư tưởng, ý thức của con người với tính chất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người làm CTTT phải có trình độ và bản lĩnh; có lý tưởng, tâm huyết với tiền đồ cách mạng; có khả năng thuyết phục, hiểu sâu các đối tượng từ tâm lý, tâm trạng đến quan điểm. Lênin đã chỉ ra, sức lôi cuốn hấp dẫn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với hàng triệu người trên trái đất bởi sự thống nhất bản chất cách mạng – khoa học trong chính bản thân học thuyết và ở chính chủ thể sáng lập (dầu tiên là những người truyền bá nó) "đã kết hợp trong bản thân mình những phẩm chất của bác học và của nhà cách mạng". Đó là bài học, tấm gương để chủ thể tiến hành CTTT lựa chọn nội dung CTTT kết hợp hai tính chất đó, đồng thời chính bản thân mình phải thể hiện được sự kết hợp giữa chẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực, trình độ chuyên môn mới mong nâng cao hiệu quả CTTT. Kết hợp chặc chẽ phẩm và nâng lực trong mỗi cán bộ CTTT là điều kiện để họ kết hợp bản chất cách mạng – khoa học trong CTTT.
Trước yêu cầu như vậy, nhưng thực tế hiện nay không ít cán bộ làm CTTT niềm tin chưa thật sự sâu sắc do nhận thức kém, chưa chịu khó học tập nâng cao trình độ nhất là trình độ lý luận chính trị và trình độ ngoại ngữ; ít đi nghiên cứu thực tiễn cơ sở, do đó năng lực nói và viết cón hạn chế, chưa đủ trình độ đối thoại với đối tượng CTTT, làm CTTT còn kém hiệu quả. Đảng bộ cần mở rộng bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm CTTT đề nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ này.
-Nâng cao tính chiến đấu và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp ủy các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Đội ngũ cán bộ cấp ủy các cấp là những người có ảnh hưởng rất lớn và chịu trách nhiệm cao nhất về CTTT ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Thực tế vừa qua không ít cơ sở Đảng giảm sút tính chiến đấu, yếu kém về năng lực lãnh đạo nên khi xuất hiện "điểm nóng", hoặc quần chúng khiếu kiện đông người thì không
đủ sức lãnh đạo, để cho một số phần tử xấu len lỏi, lôi kéo làm cho tình hình trở nên phức tạp như: tình hình ở xã Tân Lập huyện Tân Phước để nhân dân lợi dụng thời cơ, tình hình đền bù giải phóng mặt bằng kéo biểu tình, thưa kiện vượt cấp kéo dài nhiều năm liền...gây mất ổn định chính trị và mất trật tự an toàn xã hội...Để nâng cao tính chiến đấu và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ các cấp ủy Đảng cần đẩy mạnh phương pháp phê bình và tự phê bình. Ngoài việc định kỳ tự kiểm điểm trong tổ chức Đảng, các cán bộ cấp ủy nên có kế hoạch định kỳ tiếp thu ý kiến phê bình của quần chúng nhân dân.