Đổi mới hình thức, phương pháp, phương tiện đối với CTTT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 93)

- Nguyên nhân kết quả đạt được và các mặt hạn chế

3.2.4.Đổi mới hình thức, phương pháp, phương tiện đối với CTTT

Hình thức, phương pháp, phương tiện là công cụ, cách thức mà chủ thể công tác tư tưởng dùng để chuyển tải nội dung công tác tư tưởng đến đối tượng. Bởi vậy, nội dung mang bản chất cách mạng và khoa học có đến được đối tượng hay không, thấm sâu vào đối tượng ở mức độ nào là tùy thuộc không nhỏ ở sự kết hợp

bản chất cách mạng - khoa học (nhất là tính khoa học) của hình thức, phương pháp, phương tiện.

Trong CTTT, việc sử dụng hình thức, phương pháp, phương tiện nếu gây được sự chú ý ở đối tượng đã là thành công bước đầu vì đối tượng có chú ý đến nội dung thì ít nhiều tính tư tưởng, tính đảng cũng sẽ để lại dấu ấn. Mặt khác, nếu phát triển được trí sáng tạo ở đối tượng thì tính tư tưởng, tính đảng lại càng được khắc sâu và kết hợp được với tính khoa học, vì năng lực tư duy ở đối tượng được nâng lên, họ càng có khả năng nhận thức hiện thực khách quan, quy luật khách quan một cách chính xác hơn. Sự kết hợp ấy cũng được rút ra từ thực tiễn CTTT qua các giai đoạn cách mạng: trong giai đoạn cách mạng 1930 - 1975, phương pháp nêu gương và hình thức, phương tiện văn học - nghệ thuật phong phú, hấp dẫn đã có tác dụng rất to lớn trong việc đưa tư tưởng cách mạng thâm nhập vào quần chúng và gợi mở trí sáng tạo cách mạng. Ngược lại, giai đoạn 1975-1985, hình thức, phương pháp, phương tiện công tác tư tưởng nhiều khi nghèo nàn, đơn điệu cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác tư tưởng kém hiệu quả. Việc đổi mới hình thức, phương pháp, phương tiện phụ thuộc điều kiện cơ sở vật chất dành cho công tác tư tưởng còn hạn hẹp và những cách làm lâu nay đã trở thành thói quen chưa thể dễ dàng từ bỏ được. Hơn nữa, một số không ít cán bộ làm công tác tư tưởng hạn chế trình độ, năng lực không thể mở rộng trao đổi, đối thoại với đối tượng, cũng như không sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác tư tưởng được.

Điều kiện cách mạng hiện nay đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận cần phải tăng cường phương pháp tổng kết thực tiễn; kết hợp phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử để hướng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hướng phát triển, góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng.

Trong công tác nghiên cứu lý luận hiện nay, cần ''đoạn tuyệt'' với lối nghiên cứu kinh viện, thuần túy tư biện chỉ biết ''giải thích khái niệm bằng khái niệm'', ''chứng minh lý luận bằng lý luận'', đồng thời chống lối tư duy sao chép nguyên xi,

rập khuôn máy móc, thoát ly thực tế của địa phương, của đất nước. Những biến đổi trong đời sống xã hội ngày càng nhiều thì nhu cầu nhận thức lý luận của các đối tượng công tác tư tưởng càng lớn. Công tác nghiên cứu lý luận cần phải đổi mới phương pháp khoa học hơn, để giải đáp một cách có sức thuyết phục những thắc mắc chính đáng của nhân dân. Mặt khác, công tác lý luận phải tăng cường phản kích mạnh mẽ các luận điệu sai trái, nhất là các luận điệu do các thế lực thù địch tung ra. Hội đồng Lý luận Trung ương nên có mạng lưới cộng tác viên lý luận đủ mạnh, có chính sách đặc biệt khuyến khích viết bài của các chuyên gia này, có sự tổng hợp ý kiến, quan điểm để tiếp tục nghiên cứu, đồng thời tuyển chọn những bài sâu sắc, có sức thuyết phục để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là thông tin đối ngoại. Phương pháp nghiên cứu lý luận phải đổi mới theo hướng nâng cao tính thực tiễn, tính chiến đấu làm ra những sản phẩm lý luận mang hơi thở của thực tiễn, chống trả sắc bén với luận điệu thù địch, góp phần hướng dẫn hành động của quần chúng trong cải tạo hiện thực.

Hiện nay, đa số cán bộ CTTT thường xuyên dùng nhóm phương pháp dùng lời mà ít dùng nhóm phương pháp thực tiễn đặc biệt là nhóm phương pháp trực quan. Điều này có lý do khách quan là, CTTT thường phải chuyển tải nội dung lớn, có tính khái quát, trừu tượng cao trong một thời gian hạn hẹp và sự đầu tư điều kiện phương tiện vật chất còn hạn chế, nhưng cũng có phần chủ quan do chủ thể không mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm trong điều kiện đã thay đổi. Cách làm cũ tỏ ra không phù hợp với đa số nhân dân hiện nay, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều người ''dị ứng'' với CTTT đã ''khó'', lại ''khô''. Hơn nữa, ngày nay trong nhóm phương pháp dùng lời, cũng cần phải tăng cường sử dụng các phương pháp gợi mở sự hứng thú và trí sáng tạo của đối tượng hơn.

Đối với công tác tuyên truyền, cổ động trong bên cạnh những thành tựu to lớn, công tác tuyên truyền, cổ động cũng còn hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Nội dung, hình thức tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn,

thiếu tính thuyết phục. Phương tiện, điều kiện phục vụ tuyên truyền lạc hậu, thiếu thốn

Công tác tuyên truyền - một bộ phận hợp thành của công tác tư tưởng có vai trò, vị trí quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đặt nền móng đầu tiên cho công tác tuyên truyền của Đảng. Qua 80 năm xây dựng và phát triển, công tác tuyên truyền đã góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng nước ta.

Hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế, công tác tuyên truyền đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, cổ vũ động viên nhân dân làm nên những thành tựu vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử. Bên cạnh những thành tựu to lớn, công tác tuyên truyền cũng còn hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Nội dung, hình thức tuyên truyền thiếu sức hấp dẫn, thiếu tính thuyết phục. Phương tiện, điều kiện phục vụ tuyên truyền lạc hậu, thiếu thốn. Công tác chỉ đạo, quản lý và định hướng thông tin còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin, dẫn đến thông tin xấu lan truyền nhanh, tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước đang tiếp tục triển khai trong bối cảnh thời cơ và thách thức, khó khăn và thuận lợi đan xen, biến động phức tạp. Công tác tuyên truyền phải góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, tăng cường sự nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; góp phần giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó, công tác tuyên truyền trong thời gian tới. theo chúng tôi cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hiệu quả hơn nữa và cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong tình hình mới.

Công tác tuyên truyền là công tác cách mạng đầu tiên của bất kỳ giai cấp cách mạng và tổ chức cách mạng nào. Nó truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng, động viên quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng. Vai trò của công tác tuyên truyền chính là làm cho “lý luận thâm nhập vào quần chúng” để qua đó “trở thành lực lượng vật chất”. Thấm nhuần quan điểm đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn xác định công tác tuyên truyền có vị trí “hàng đầu”, có vai trò “đặc biệt quan trọng” trong sự nghiệp cách mạng. Công việc đầu tiên mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành ngay sau khi đã tìm thấy con đường cứu nước chính là công tác tuyên truyền. Người trực tiếp diễn thuyết, viết tài liệu, làm báo, tổ chức lớp huấn luyện cán bộ để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường cách mạng Việt Nam, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà tư tưởng, lý luận của Đảng khẳng định: “Công tác tuyên truyền, bộ phận chủ yếu của công tác tư tưởng, phải được coi là một trong những công tác căn bản của Đảng mà mỗi đảng viên phải có trách nhiệm tiến hành tốt”(2). Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cũng rất coi trọng công tác tuyên truyền. Họ đã từng tổng kết: “Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”; “Một đôla chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với năm đôla chi cho quốc phòng”. Cựu tổng thống Mỹ R.Níchxơn đã nói: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới chỉ rõ vai trò của công tác tư tưởng (trong đó có công tác tuyên truyền) “là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng”, “là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ”, “thể hiện vai trò đi trước,

mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là những quan điểm chỉ đạo mới, rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo của Đảng nói chung và lĩnh vực công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền nói riêng.

Những quan điểm cơ bản về vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền nêu trên cần được quán triệt sâu, rộng trong Đảng, trong xã hội để mọi người nhận thức đúng và đầy đủ. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm, tự giác, tích cực tham gia công tác tuyên truyền dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, mà trực tiếp là đồng chí bí thư. Các cấp uỷ đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của cấp uỷ. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không, trước hết phải bắt đầu từ công tác tuyên truyền. Mặt khác, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin làm cho thông tin đa dạng, nhiều chiều đến với nhân dân rất nhanh. Cấp uỷ đảng phải kịp thời nắm bắt, xử lý và định hướng thông tin, phát hiện và ngăn chặn những thông tin xấu; thường xuyên nghe báo cáo tình hình, kết quả và định hướng tuyên truyền.

Hai là: Đổi mới nội dung tuyên truyền, đảm bảo tính định hướng, phong phú, hấp dẫn.

Đổi mới nội dung tuyên truyền chính trị: Tiếp tục tuyên truyền sâu, rộng, có sức thuyết phục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; những vấn đề thời sự, chính trị trong nước, quốc tế. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân. Điểm mới cần đặc biệt quan tâm chú ý trong công tác tuyên truyền chính trị trước yêu cầu nhiệm vụ mới đó là: Việt Nam phải giữ vững độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng v.v... Công tác tuyên truyền phải làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời khơi

dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nhân dân, tìm ra những giải pháp và bước đi đúng đắn trên con đường hội nhập và phát triển.

Đổi mới nội dung tuyên truyền kinh tế: Nền kinh tế nước ta ở trình độ phát triển thấp, tiềm lực còn nhỏ yếu, lại đang trong quá trình hình thành cơ chế thị trường định hướng XHCN, do vậy chúng ta gặp rất nhiều khó khăn so với các nước khác khi hội nhập kinh tế. Đổi mới nội dung tuyên truyền lúc này cần phân tích, đánh giá đúng tình hình, thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế. Làm cho nhân dân hiểu rõ các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, ngành; những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, tạo được niềm tin trong nhân dân. Cổ vũ nhân dân vững tin, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công lộ trình hội nhập kinh tế. Gắn tuyên truyền đường lối, chính sách kinh tế với phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, Phát hiện, biểu dương, nhân rộng điển hình, nhân tố mới. Động viên nhân dân nỗ lực sản xuất, kinh doanh, khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước trên lĩnh vực phát triển kinh tế như phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” v.v...

Đổi mới nội dung tuyên truyền văn hoá - xã hội: Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, nhân dân càng có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, nhưng những giá trị văn hoá truyền thống cũng chịu nhiều tác động. Phân hoá và phân tầng xã hội mạnh, khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền ngày càng tăng. Đạo đức lối sống xuống cấp, lý tưởng cách mạng phai nhạt, tiêu cực và tệ nạn xã hội gia tăng. Trước tình hình đó, cần tuyên truyền mạnh mẽ công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam. Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng lối sống văn hoá ở gia đình, nhà trường, cơ quan và xã hội. Phê phán, bài trừ những hiện tượng mê tín, dị đoan, lai căng, phản văn hoá. Đẩy mạnh các hoạt

động sáng tác văn học, nghệ thuật hướng vào ca ngợi những thành tựu, cuộc sống và con người tiêu biểu trong công cuộc đổi mới. Triển khai sâu rộng và hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi đó là những cuộc vận động văn hoá có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Đổi mới nội dung tuyên truyền quốc phòng - an ninh: Tiếp tục tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Giới thiệu những hoạt động hợp tác của Việt Nam với các nước trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nhân dân nhận rõ chiến lược “diễn biến hoà bình” kết hợp bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị mưu toan lợi dụng dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chống phá ta. Nắm tình hình, phát hiện sớm tư tưởng và ngăn chặn các hành động sai trái làm tổn hại đến an ninh, chính trị của đất nước, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm và ở những khu vực trọng điểm.

Đổi mới nội dung tuyên truyền đối ngoại: Tăng cường tuyên truyền chủ trương đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG Ở TIỀN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY (Trang 93)