Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm khẳng định đường lối chính sá
Trang 1Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong
điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Lê Thị Thanh Hảo
Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Bá Diến
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận đối với chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
Chỉ rõ thời cơ và thách thức của hội nhập với chủ quyền quốc gia trong điều kiện hiện nay, thực trạng thực hiện nguyên tắc của các nước trên thế giới Đưa ra một số quan điểm
và giải pháp để các nước trên thế giới nghiêm túc thực hiện nguyên tắc và một số biện
pháp giúp Việt Nam hội nhập thành công nhưng vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia
Keywords: Luật Quốc tế; Hội nhập quốc tế; Chủ quyền quốc gia
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do thương mại quốc tế hiện nay, vấn đề tôn trọng chủ quyền quốc gia ngày càng cấp thiết hơn bao giờ hết Chủ quyền quốc gia là tối cao, bất khả xâm phạm, mỗi quốc gia đều bình đẳng trên trường quốc tế và có quyền tài phán tối cao trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình Trong xu thế toàn cầu hóa và đa phương hóa hiện nay chỉ cần
lơ là chút chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm ngay và một khi quốc gia bị mất chủ quyền sẽ dễ dàng bị chi phối trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại Một số siêu cường trên thế giới đang giương cao ngọn cờ nhân quyền, lợi dụng can thiệp nhân đạo và chống khủng bố để thao túng một số quốc gia nhỏ nhằm đạt được lợi ích kinh tế và chính trị từ đó biến những quốc gia này thành thuộc địa kiểu mới, thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới của mình
Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy các quốc gia hội nhập phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tuy nhiên nó cũng bắt buộc các quốc gia phải thích ứng với các điều kiện trên sân chơi chung của nhân loại Vấn đề an ninh quốc phòng, kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại những luồng văn hóa tư tưởng trái với chính sách phát triển, chế độ chính trị của mỗi quốc gia Tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các quốc gia phải chấp nhận giới hạn quyền lực riêng của mình trên một số lĩnh vực Vậy chủ quyền quốc gia sẽ bị ảnh hưởng thế nào trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế? Có hay không vấn đề chủ quyền quốc gia đang bị
Trang 2"thay đổi, thu hẹp", "mài mòn" trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay? Các quốc gia nhận thức về vấn đề này như thế nào và làm thế nào để quốc gia có thể hội nhập quốc tế vẫn đảm bảo chủ chủ quyền quốc gia?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đồng thời mong muốn được đóng góp một phần công sức vào việc nghiên cứu về tác động của hội nhập quốc tế đối với mỗi quốc gia nói chung
và việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam nói riêng Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề
tài: "Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay" để
làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm khẳng định đường lối chính sách của nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập luôn hướng tới những giá trị chung của nhân loại nhưng vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích
Trong khuôn khổ của đề tài, luận văn đã nghiên cứu nguồn, nội dung của nguyên tắc, làm rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nguyên tắc này trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa phương hóa Qua việc phân tích, bình luận để đi tìm câu trả lời cho khẳng định đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, ảnh hưởng nhất đến chủ quyền tối cao của mỗi quốc gia Luận văn cũng đưa ra những kiến nghị, chỉ ra những khó khăn và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập Qua đó, luận văn mong muốn đóng góp tiếng nói khoa học pháp lý trong việc khẳng định việc tham gia vào quá trình hội nhập là tất yếu của các quốc gia trên thế giới nhưng phải hội nhập ra sao để phát triển kinh tế mà vẫn giữ vững chủ quyền quốc gia
Luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Luật nghiên cứu, tìm hiểu
về các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
2.2 Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định gồm:
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về chủ quyền quốc gia, nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
- Đánh giá những tác động của hội nhập quốc tế với chủ quyền quốc gia và thực trạng thực hiện nguyên tắc của Việt Nam và thế giới
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trên thế giới và đưa ra một số giải pháp cụ thể với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 33.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Những trường phái, học thuyết, tư tưởng trong Luật quốc tế hiện đại về nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
- Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN, Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và các quy định hiện hành trong Luật quốc tế, Luật quốc gia liên quan đến nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
- Những sự kiện chính trị, xã hội trong quan hệ khu vực và quốc tế liên quan đến nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các
phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh
- Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong chương 1 của luận văn khi nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của chủ quyền quốc gia nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và hội nhập quốc tế
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phân tích được sử dụng trong chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về hội nhập quốc tế, thời cơ và thách thức với chủ quyền quốc gia
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, sử dụng lý luận khoa học pháp lý được sử dụng
ở chương 2 và chương 3 khi xem xét nghiên cứu và thực tiễn giải quyết những vụ việc liên quan
để đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý luận về nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và
hội nhập quốc tế
Chương 2: Hội nhập quốc tế - thời cơ và thách thức với chủ quyền quốc gia
Chương 3: Thực trạng thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và giải pháp với
Trang 4VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan về chủ quyền quốc gia
1.1.1 Khái quát về chủ quyền quốc gia
Quốc gia được coi là thực thể chính trị pháp lý bao gồm các yếu tố cơ bản: dân cư, lãnh thổ,
bộ máy nhà nước và quyền năng chủ thể Chủ quyền quốc gia được coi là thuộc tính cơ bản của quốc gia, là phạm trù chính trị, pháp lý có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập chính trị, an ninh, kinh tế của quốc gia
1.1.1.1 Sự xuất hiện khái niệm chủ quyền quốc gia trong lịch sử
Khái niệm chủ quyền quốc gia xuất hiện khá sớm trong lịch sử pháp luật quốc tế và được phát triển liên tục cho đến ngày nay Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chủ quyền quốc gia và quan điểm chính trị pháp lý về nó:
- Quan niệm chủ quyền tuyệt đối: Đại diện của quan niệm này cho rằng chủ quyền quốc gia
phải tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt trên mọi quyền lực khác
- Quan niệm chủ quyền độc lập: Chủ quyền quốc gia phải toàn vẹn, chính quyền được phép
can thiệp vào mọi lĩnh vực xét thấy có lợi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của quốc gia
- Một số quan niệm khác về chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia tối đa, quan niệm chủ
quyền đối ngoại, Chủ quyền pháp luật quốc gia và chủ quyền pháp luật quốc tế
1.1.1.2 Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó Quốc gia thể
hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao Chủ
quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền
độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế:
* Quyền tối cao của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ thể hiện ở hai phương diện:
- Quyền sở hữu của mỗi quốc gia dân Quốc gia có quyền sở hữu đầy đủ và trọn vẹn trên cơ
sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản
- Quyền lực của quốc gia dân tộc: Là quyền lực hoàn toàn, riêng biệt và không thể chia sẻ
của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ
* Quyền độc lập của quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế:
Trong quan hệ quốc tế mọi quốc gia dân tộc đều độc lập và bình đẳng, không một chủ thể nào được đứng trên chủ quyền quốc gia, được đưa ra các mệnh lệnh buộc quốc gia khác phải phục tùng
1.1.1.3 Một số đặc tính của chủ quyền quốc gia
Thứ nhất, chủ quyền quốc gia là duy nhất và không thể phân chia
Trang 5Thứ hai, chủ quyền quốc gia có tính tối cao Điều đó có nghĩa là không có quyền lực nào đặt lên
trên quyền lực của quốc gia, buộc các quốc gia phải tuân theo
Thứ ba, chủ quyền quốc gia là bình đẳng Tính bình đẳng của chủ quyền quốc gia được nhìn
nhận trong mối quan hệ tương quan giữa chủ quyền của các quốc gia với nhau
1.1.2 Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
1.1.2.1 Khái niệm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
Tôn trọng quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
1.1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc
Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc xuất hiện sớm trong đời sống quốc
tế Nó được hình thành trong thời kỳ loài người chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa và trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa
1.1.2.3 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc
Nó được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc Hiến chương ASEAN và điều lệ của của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế khu vực trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương, được thể chế hóa rất rõ
ràng trong pháp luật Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
1.1.2.4 Vai trò, ý nghĩa, của nguyên tắc
Thứ nhất, nguyên tắc là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp
luật của Luật quốc tế
Thứ hai, nguyên tắc là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế
Thứ ba, nguyên tắc là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
Luật quốc tế
1.1.2.5 Tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
* Với phát triển bền vững toàn cầu: Nguyên tắc chính là cơ sở cho sự hợp tác phát triển giữa
các nước
* Với việc giải quyết các tranh chấp trên thế giới và trong khu vực nguyên tắc có ý nghĩa vô
cùng quan trọng và là căn cứ pháp lý trong đường lối giải quyết tranh chấp quốc tế và khu vực
* Với việc bảo toàn lãnh thổ của các quốc gia Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
chính là căn cứ pháp lý quan trọng để các quốc gia vận dụng trong việc giải quyết các tranh chấp
lãnh thổ
1.1.2.6 Mối quan hệ của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia với các nguyên tắc khác
7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không tồn tại một cách độc lập riêng lẻ với nhau, không phân chia theo một trật tự, giá trị pháp lý nào, không nguyên tắc nào cao hơn nguyên tắc nào, vi phạm một nguyên tắc dẫn đến vi phạm những nguyên tắc khác Nguyên tắc tôn trọng
Trang 6chủ quyền quốc gia bao hàm nội dung các nguyên tắc khác, là kim chỉ nam trong ứng xử quốc
tế
1.2 Hội nhập quốc tế
1.2.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và tuân
thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế
1.2.2 Lịch sử quá trình hội nhập quốc tế
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung
1.2.3 Các hình thức hội nhập
* Hội nhập kinh tế quốc tế: Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh
tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình
thức khác nhau
* Hội nhập chính trị: Hội nhập về chính trị là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế
quyền lực tập thể nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các luật chơi chung
* Hội nhập an ninh, quốc phòng: Hội nhập về an ninh, quốc phòng là sự tham gia của quốc
gia vào quá trình gắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh
* Hội nhập về văn hóa-xã hội: Hội nhập về văn hóa, xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn
hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc;
1.2.4 Vai trò, ý nghĩa của hội nhập quốc tế
Thứ nhất, tham gia hội nhập khu vực và quốc tế cho phép quốc gia sử dụng những cơ sở
pháp lý cần thiết như chế độ tối huệ quốc (MFN); đối xử quốc gia (NT);
Thứ hai, hội nhập giúp các nước đang phát triển có cơ hội chuẩn bị mọi mặt, xây dựng, củng
cố các ngành kinh tế mũi nhọn, có được những chuẩn bị cần thiết để tham gia các thiết chế kinh
tế
Thứ ba, tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế, các quốc gia cần điều chỉnh lại cơ chế kinh
tế, sắp xếp, bố trí lại ngành, lĩnh vực kinh tế, sắp xếp, đẩy mạnh các cải cách hành chính, chống tiêu cực, tham nhũng qua đó tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước
Trang 7Thứ tư, hội nhập quốc tế đã xóa đi nhiểu bức tường ngăn cách dân chúng và nối cả thế giới
với nhau, tạo cơ hội cho bất cứ quốc gia hay cá nhân nào trong tiến trình tìm kiếm và khai thác những thị trường tiềm năng để phát triển kinh tế
Chương 2
HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC
VỚI CHỦ QUYỀN QUỐC GIA 2.1 Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia
2.1.1 Nội dung nguyên tắc
Tôn trọng chủ quyền quốc gia là tôn trọng quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và tôn trọng quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền tối cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp Trong quan hệ quốc tế, quyền
độc lập của quốc gia thể hiện ở chỗ quốc gia có quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại
* Các nội dung cụ thể của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia:
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết là tôn trọng quyền lực tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ kinh tế, chính trị và xã hội
- Tôn trọng chủ quyền quốc gia còn có nghĩa là tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
2.1.2 Ngoại lệ của nguyên tắc
Luật quốc tế trong một số trường hợp đã có những quy phạm nhằm trao cho một số quốc gia
nhất định những quyền đặc biệt mà các quốc gia khác không có
Trong một số trường hợp các quốc gia tự hạn chế chủ quyền của mình Đây là trường hợp
các quốc gia tự lựa chọn vì lợi ích của chính mình hoặc họ tự hạn chế chủ quyền của mình bằng cách trao quyền cho một thể chế được thay mặt mình trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của quốc gia
Một số trường hợp khác các quốc gia bị hạn chế chủ quyền Trường hợp này chỉ đặt ra đối
với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, và việc bị hạn chế chủ quyền
là một biện pháp trừng phạt từ phía cộng đồng quốc tế đối với quốc gia đó
2.2 Sự tương tác của nguyên tắc với hội nhập quốc tế
2.2.1 Tác động của hội nhập quốc tế
2.2.1.1 Tác động tích cực của hội nhập quốc tế
- Về kinh tế: Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế
Trang 8Hội nhập giúp các quốc gia mở rộng thị trường từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế, xã hội
Hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia Hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, có
cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
Hội nhập cũng tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và
xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa
- Về chính trị: Hội nhập quốc tế giúp cho việc củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia bảo
vệ sự xâm lấn lãnh thổ của các thế lực thù địch, bảo vệ đất nước
Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế
Hội nhập giúp các quốc gia tạo ra những liên minh chính trị như tương hỗ lẫn nhau, bảo vệ chủ quyền quốc gia cho nhau
- Về văn hóa, xã hội: Hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tạo điều kiện cho việc tiếp thu những thành tựu của văn hóa nhân loại cũng như phổ biến và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Hội nhập giúp giải quyết các vấn đề xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, đảm bảo công bằng về giới, bảo vệ môi trường giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu
2.2.1.2 Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế
- Về kinh tế: Hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành
kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về mặt kinh tế, xã hội
Hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và do vậy khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế
Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong
xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu, nghèo
Trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
Hội nhập có thể làm gia tăng nợ nước ngoài của các quốc gia, cũng làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, làm suy giảm sự độc lập tự chủ về kinh tế của các nước chậm và đang phát triển
- Về chính trị: Hội nhập cũng dẫn các nước chậm phát triển tới nguy cơ xói mòn quyền lực
nhà nước, thu hẹp đáng kể quyền lực, đồng thời từ chỗ phụ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến phụ thuộc
về chính trị
Hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với độc lập, tự chủ và quyền lực nhà nước và phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển, nguy cơ gia tăng của
Trang 9tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
- Về văn hóa: Hội nhập có nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc Thông qua hội
nhập lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân
Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự "xâm lăng" của văn hóa nước ngoài, văn hóa đồi trụy đi ngược lại giá trị truyền thống ảnh hưởng không nhỏ tới giới trẻ
2.2.2 Thời cơ và thách thức của hội nhập với chủ quyền quốc gia
2.2.2.1 Quan điểm các quốc gia về vấn đề hội nhập
Quan điểm hội nhập kinh tế làm xói mòn chủ quyền quốc gia Quan điểm này cho rằng, hội
nhập kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đối với chủ quyền quốc gia làm lung lay cả những quan niệm truyền thống về nhà nước, vai trò chức năng của nhà nước và chủ quyền quốc gia, chủ quyền
kinh tế của mỗi nước dẫn đến sự tiêu vong của nhà nước, làm lu mờ chủ quyền của các quốc gia
Quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế là sự thực hiện chủ quyền quốc gia: Với sự chủ động hội
nhập, các chính phủ không hề từ bỏ hoặc giảm bớt quyền lực nhà nước của mình, thậm chí về một số mặt quyền lực này, nhất là khả năng thực thi quyền lực, còn được củng cố và mở rộng hơn nhờ có sự hợp tác quốc tế
Quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế góp phần củng cố chủ quyền quốc gia Cơ sở của lập
luận này là không hội nhập thì sớm muộn sẽ lệ thuộc vào nền kinh tế nước lớn này hay nước lớn khác Hội nhập giúp tranh thủ được các lợi thế của sự hợp tác, có cơ hội đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững chủ quyền, chủ quyền quốc gia có thể được củng cố và đảm bảo hơn
2.2.2.2 Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và ngược lại
Hội nhập quốc tế và chủ quyền quốc gia có mối quan hệ hữu cơ với nhau Một mặt hội nhập tạo ra những tiền đề hấp dẫn cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, thậm chí mỗi đơn vị kinh tế và cá nhân, mặt khác những yêu cầu của hội nhập cũng thách thức việc thực hiện
và đảm bảo chủ quyền quốc gia, thậm chí chủ quyền quốc gia có thể bị "bào mòn", "gặm nhấm" khi tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Theo chiều ngược lại, Nhà nước với việc nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia cũng tác động đến tiến trình hội nhập
Chủ quyền quốc gia, quá trình "mềm hóa" Quyền lực tuyệt đối của chủ quyền quốc gia dần
bị "mềm" đi bởi tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài Hội nhập quốc tế luôn gắn liền với trách nhiệm quốc tế và để thực hiện được những trách nhiệm này, đôi khi phải chấp nhận
hy sinh một phần lợi ích quốc gia, và sâu xa hơn, là một phần chủ quyền quốc gia
Hội nhập tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra tiền đề vật chất cho tăng cường hiệu quả của nhà nước và giải quyết những vấn đề của xã hội, mang lại kinh nghiệm quản lý cho các nhà nước Tuy nhiên, tham gia vào toàn cầu hóa tức là quốc gia phải chấp nhận hạn chế quyền lực của mình trong các quyết sách vì những lợi ích lớn hơn của quốc gia Hội nhập quốc tế đã,
Trang 10đang và sẽ thách thức độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia của các dân tộc tự quyết một cách hiện thực
Trong quá trình toàn cầu hóa, sự gia tăng ngày càng lớn vị trí, vai trò và quyền lực của các thể chế quốc tế kéo theo sự thu hẹp quyền tự chủ của các quốc gia đang dần mất đi sứ mệnh của mình, quyền lực riêng mối nước ngày càng chuyển sang quyền lực chung của cộng đồng quốc tế; chủ quyền quốc gia ngày nay không còn giữ nguyên giá trị cơ bản như trước đây nữa, địa vị của nhà nước bị hạ xuống hàng thứ yếu
Sự ảnh hưởng của hội nhập với chủ quyền quốc gia cụ thể là đối nội và đối ngoại như sau: Trong hoạch định chính sách kinh tế Các quốc gia sẽ không còn giữ quyền tối cao trong
việc hoạch định các chính sách kinh tế, thương mại của mình như trước đây mà phải căn cứ vào chính sách kinh tế chung của những thiết chế kinh tế mà mình là thành viên
Trong điều chỉnh pháp luật quốc gia: Các thiết chế kinh tế đều yêu cầu các quốc gia thành
viên phải có những điều chỉnh thích hợp các quy định, luật lệ quốc gia cho phù hợp, tiến hành những cải cách, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới cách thức quản lý và điều hành nền kinh tế
Trong thực thi chính sách: Các chính sách của quốc gia từ đây sẽ phải phù hợp với những
chính sách chung của các thiết chế Điều này sẽ tác động đến phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trong lĩnh vực hành pháp
Trong thực hiện chính sách đối ngoại: Việc ký kết điều ước quốc tế phải phù hợp với những
nguyên tắc và quy định của mỗi thiết chế, các quốc gia xin gia nhập phải chủ động đưa ra những
"nhượng bộ" cần thiết thậm chí phải tham gia những thỏa thuận không có tính bắt buộc
2.2.2.3 Ảnh hưởng của việc thực hiện nguyên tắc với hội nhập quốc tế
Việc các quốc gia nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia sẽ khiến các quốc gia cùng tồn tại trong trạng thái hòa bình Tuy nhiên, hội nhập quốc tế lại thường bị coi như
là "con dao hai lưỡi", chỉ có những người biết sử dụng nó thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn
Mối quan hệ giữa hội nhập và chủ quyền quốc gia đã chỉ ra thời cơ và thách thức của hội nhập và đảm bảo chủ quyền quốc gia Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa cả trong phạm vi quốc gia lẫn quan hệ quốc tế, một trong những biểu hiện cụ thể của việc thực hiện chủ quyền quốc gia cũng có tác động đến xu thế toàn cầu hóa, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo sự lựa chọn của quốc gia
2.3 Sự lựa chọn của các quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế
Có những quốc gia theo đuổi toàn cầu hóa nửa chừng một số khác theo đuổi với tiêu chí phù hợp với bản sắc văn hóa của họ, một số khác lại nói không với hội nhập, có một số xu hướng sau đây
2.3.1 Xu hướng nói không với hội nhập
Trang 11Ngày nay, sự phản ứng chống đối nhằm vào hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đã trở lên tràn lan hơn, có nhiều lý do khác nhau
2.3.2 Xu hướng hội nhập không quan tâm đến chủ quyền quốc gia
Những quốc gia theo quan điểm này hội nhập và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hoàn toàn
2.3.3 Xu hướng hội nhập vì mục tiêu quốc gia
Để dung hòa mọi lợi ích trong xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia thì quốc gia đó cần có những quyết sách hợp lý, lựa chọn con đường phát triển bền vững và không quá lệ thuộc vào các quốc gia khác Quốc gia cần phát triển nền kinh tế theo thị trường nhưng có định hướng và có những công cụ kiểm soát, điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả để kinh tế phát triển đúng hướng
Chương 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ GIẢI PHÁP VỚI VIỆT NAM
3.1 Vấn đề thực thi nguyên tắc của các quốc gia trên thế giới
3.1.1 Thực trạng thực hiện nguyên tắc
3.1.1.1 Thực trạng thực hiện nguyên tắc các quốc gia trên thế giới
Đại đa số các quốc gia trên thế giới tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và đặc biệt là tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia Các tổ chức quốc tế, các quốc gia luôn đấu tranh lên án các hành vi vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia Tuy nhiên, một
số nước luôn lợi dụng các chiêu bài vi phạm nguyên tắc
3.1.1.2 Thực trạng thực hiện nguyên tắc trong khu vực ASEAN
Các nước trong khu vực ASean đã nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia ASean còn thành lập ra cơ quan nhân quyền ASEAN nhưng hoạt động của cơ quan này hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trong khối
3.1.2 Một số biến tướng của việc vi phạm nguyên tắc
3.1.2.1 Một số dân tộc thiểu số đòi có nhà nước riêng
Hiện nay nảy sinh một vấn đề một số dân tộc thiểu số nằm trong quốc gia nào đó đòi có nhà nước riêng Đa số các quan điểm không đồng ý với việc các dân tộc thiểu số đòi có nhà nước
riêng và có chủ quyền
3.1.2.2 Lợi dụng can thiệp nhân đạo để thực hiện mưu đồ chính trị
Một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã lợi dụng can thiệp nhân đạo để can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia Nhìn chung dư luận