Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 90)

- Sự bất cập trong định biên giáo viên cấp Tiểu học của tỉnh tiếp tục gây

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học

Như đã trình bày ở phần thực trạng, mặc dù đã có nhiều cải thiện, song đến nay cơ sở vật chất tại nhiều các trường chưa đáp ứng được yêu cầu của “trường học thân thiện”. Cảnh quan mới chỉ đảm bảo ở mức xanh, sạch còn đẹp, thuận tiện cho hoạt động dạy học thì ít trường có được. Do vậy, một trong những giải pháp cấp bách là phải tăng cường đầu tư xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại. Để làm được điều này, Phòng Giáo dục – Đào tạo và các trường Tiểu học cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

3.2.4.1. Làm tốt công tác tham mưu:

- Phòng Giáo dục – Đào tạo:

+ Tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đưa nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào chương trình công tác, vào Nghị quyết để chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện.

+ Tham mưu với UBND huyện có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các địa phương xây mới nhà học cao tầng cho các trường, hỗ trợ kinh phí cho các trường đăng ký xây dựng “trường chuẩn quốc gia” để các trường có điều kiện cải thiện cơ sở vật chất.

+ Tham mưu với UBND huyện tổ chức hội nghị với Hiệu trưởng các trường, lãnh đạo UBND xã, thị trấn để đăng ký nội dung thực hiện phong trào, từ đó các địa phương sẽ có kế hoạch chỉ đạo, hỗ trợ các trường thực hiện.

+ Tham mưu với UBND huyện tổ chức các đoàn kiểm tra kết quả thực hiện phong trào ở một số nhà trường để nắm bắt thực trạng, đặc biệt là sự chuyển biến về nhận thức và hành động của lãnh đạo địa phương về phong trào. Trên thực tế, nếu không có hoạt động kiểm tra của cấp huyện, chính quyền nhiều địa phương sẽ không thực sự vào cuộc để chỉ đạo các đoàn thể có liên quan phối hợp với nhà trường hay tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các trường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học.

+ Tham mưu với UBND huyện xây dựng tiêu chí đánh giá các xã, thị trấn trong đầu tư kinh phí, chỉ đạo các trường thực hiện phong trào này.

- Trường Tiểu học:

+ Tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đưa nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào chương trình công tác, vào Nghị quyết để chỉ đạo các đoàn thể phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện; kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, thị trấn ủng hộ kinh phí cho các trường.

+ Tham mưu với UBND xã đầu tư kinh phí cho nhà trường xây mới phòng học kiên cố, mua sắm các trang thiết bị dạy học hiện đại như: máy tính, máy chiếu đa năng trên cơ sở trình bày tính cấp thiết của những đồ dùng, thiết bị này trong xây dựng môi trường thân thiện, an toàn cho trẻ.

+ Tham mưu với UBND xã có cơ chế chính sách động viên, khen thưởng những cá nhân điển hình trong phong trào thi đua, động viên trẻ khuyết tật học hoà nhập, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bằng hiện vật là sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng dạy học.

3.2.4.2. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục được hiểu là cả xã hội cùng làm giáo dục, cả xã hội cùng quan tâm, đầu tư chăm sóc cho sự nghiệp trồng người. Đây là một chủ trương, một biện pháp hết sức sáng tạo, công hiệu, đặc biệt khi mà điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia, của địa phương không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Trong thực tế, nhiều năm qua đã có những nhà trường thực hiện hết sức hiệu quả chủ trương này, huy động được sức lực, trí tuệ, của cải của nhân dân, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những đơn vị, những cán bộ quản lý cấp trường chưa có sự hiểu biết thấu đáo về chủ trương này, hiểu sai bản chất khái niệm “xã hội hoá giáo dục”, cho rằng xã hội hoá giáo dục đơn thuần là huy động tiền của của nhân dân vào làm giáo dục nên đã tìm mọi cách huy động sức dân, đặt ra nhiều khoản thu ngoài quy định trái với pháp luật, gây

khó khăn cho nhân dân, tạo sự thiếu tin tưởng của một bộ phận nhân dân vào ngành Giáo dục. Do đó, để thực hiện tốt nội dung này, Phòng Giáo dục–Đào tạo và các trường Tiểu học cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Phòng Giáo dục–Đào tạo:

+ Quán triệt sâu sắc Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để Hiệu trưởng các trường hiểu rõ chủ trương, bản chất của khái niệm này, từ đó có thay đổi về hành động cho phù hợp.

+ Mời các công ty, doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện tham gia các hoạt động lớn của ngành như các Hội thi, Giao lưu, Hội nghị thi đua “Hai tốt” ... tạo cơ hội để các doanh nghiệp, công ty quảng bá các sản phẩm của họ ra thị trường đồng thời hỗ trợ kinh phí để ngành thực hiện các hội nghị hiệu quả hơn.

+ Đề nghị các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hỗ trợ kinh phí trao thưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh xuất sắc, hỗ trợ các nhà trường mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh.

+ Tổ chức hội thảo về vấn đề “Xã hội hoá giáo dục” để các đơn vị học tập, trao đổi kinh nghiệm. Trong những năm qua, Hưng Hà đã có nhiều trường được hỗ trợ hàng tỉ đồng để xây dựng nhà học cao tầng, xây cổng dậu, mua sắm máy tính, thiết bị dạy học.

+ Tham mưu với UBND huyện tổ chức “Hội nghị tôn vinh những tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp, hỗ trợ tinh thần, vật chất cho ngành giáo dục huyện”.

+ Chỉ đạo các trường có nhiều biện pháp để thực hiện công tác này từng bước nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường.

- Các trường Tiểu học:

+ Thường xuyên kiện toàn Hội phụ huynh học sinh, phát huy vai trò tích cực của hội trong thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục.

+ Tìm hiểu kĩ đặc điểm kinh tế xã hội ở địa phương, nắm chắc những doanh nghiệp, tổ chức đóng trên địa bàn, con em địa phương làm việc ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển. Tìm cách tiếp cận các đối tượng này để tranh thủ sự ủng hộ về mặt chủ trương, ủng hộ về kinh tế cho nhà trường trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học.

+ Huy động sự đóng góp của dân trên cơ sở tự nguyện của mỗi người, không được áp đặt đưa ra các mức thu cố định, tạo tâm lý căng thẳng cho phụ huynh học sinh, làm sai lệch bản chất của khái niệm “xã hội hoá giáo dục”. Một nguyên tắc quan trọng khi thu tiền của dân là phải giải thích cho dân rõ mục đích sử dụng của các khoản thu để dân hiểu.

3.2.4.3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính

- Với các nguồn lực tài chính do trên cấp:

Nguồn lực từ trên cấp có thể là kinh phí chi thường xuyên, kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia hay kinh phí từ sự hỗ trợ của UBND xã, thị trấn. Trong những năm qua, mặc dù đầu tư của Nhà nước cho giáo dục từ ngân sách tăng đáng kể lên đến 20% tổng chi ngân sách nhưng do kinh tế xã hội chưa phát triển mạnh nên khoản chi này chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là: làm thế nào để nguồn kinh phí hạn hẹp do trên cấp phát huy hiệu quả góp phần xây dựng đơn vị thành “Trường học thân thiện”?. Để làm được điều này Phòng Giáo dục – Đào tạo cần phải phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện một số nội dung sau:

- Chủ động giao dự toán ngân sách đầu năm cho các trường.

- Chỉ đạo các trường tăng định mức chi cho các hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

- Chỉ đạo các trường sử dụng kinh phí trên cấp, từ các chương trình mục tiêu đầu tư mua sắm máy tính, máy chiếu đa năng, thiết bị, đồ dùng dạy học. Tổ chức thông báo đấu thầu rộng rãi, công khai để nâng cao chất, lượng hiểu quả mua sắm, hạn chế thất thoát kinh phí ở các khâu trung gian.

- Thường xuyên kiểm tra các trường việc sử dụng các nguồn lực tài chính để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Đồng thời kiến nghị với UBND huyện xử lý những trường hợp vi phạm.

Phòng Giáo dục – Đào tạo cũng cần phối hợp chặt chẽ với Kho Bạc Nhà nước huyện kiểm soát các khoản chi của các trường, đảm bảo chi đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Với các nguồn lực tài chính thu được từ “xã hội hoá giáo dục”:

Một điều các trường cần hết sức lưu ý là việc quản lý và sử dụng các nguồn lực kinh tế thu được từ hoạt động xã hội hoá. Trong thực tế, bên cạnh những trường làm tốt công tác này, góp phần nâng cao điều kiện dạy và học cho nhà trường còn có những trường làm chưa tốt, gây mất đoàn kết nội bộ, khiếu kiện từ phụ huynh học sinh, làm mất lòng tin của nhân dân địa phương. Chính vì vậy, một điều đặt ra là phải tổ chức quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn lực này. Để làm được điều này, các trường cần phải:

+ Để Ban đại diện Phụ huynh học sinh đứng ra thu và quản lý các khoản thu trên cơ sở đề xuất của nhà trường. Nhà trường nắm chắc đầu khoản thu, số lượng kinh phí từng khoản thu để định hướng cho Ban Đại diện Phụ huynh chi có hiệu quả, đồng thời có số liệu báo cáo câp trên.

+ Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, đề nghị với Ban Đại diện Phụ huynh học sinh về nội dung chi: Ví dụ: mua sắm máy tính, mua cây xanh về trồng ... nhưng để Hội Phụ huynh đứng ra hợp đồng, và tổ chức chi cho người cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Ban Giám hiệu nhà trường tham gia giám sát, thẩm định chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

+ Tham mưu với Ban Đại diện Phụ huynh học sinh tổ chức chi có hiệu quả, đúng người, đúng việc; tập trung chi cho mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, trồng cây xanh tạo cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp.

+ Nếu Ban đại diện phụ huynh học sinh không đứng ra trực tiếp chi kinh phí được mà nhờ nhà trường thực hiện, thì trong quá trình hợp đồng phải có sự tham gia của Ban, sự chứng kiến của Ban chấp hành Công đoàn trường để hạn chế sự móc ngoặc hoặc sự hiểu nhầm của giáo viên và nhân dân.

Một phần của tài liệu Quản lý trường tiểu học huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đáp ứng mục tiêu xây dựng trường học thân thiện (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)